Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 16 năm 2010

Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 16 năm 2010

KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIÊN ĐẠI

A.Mục tiêu cần đạt :

 -Qua bài kiểm tra, GV đánh giá đ¬ược kết quả học tập của HS về tri thức, kĩ năng, thái độ, để có định hướng giúp HS khắc phục những điểm còn hạn chế.

 -Vận dụng đ¬ược những hiểu biết ấy cùng với kiến thức và kĩ năng làm văn, Tiếng Việt để giải quyết những câu hỏi và bài tập kiểm tra tại lớp.

 -Giáo dục HS tính tự giác khi làm bài kiểm tra.

B.Chuẩn bị

 GV: Ra đề và đáp án.

 HS: Ôn tập

C.Tiến trình các hoạt động

 1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số của HS

 2.Kiểm tra :

 3.Bài mới.

A.Đề bài

I. Trắc nghiệm: (3 điểm)

Câu 1. Bài thơ " Đồng chí" của tác giả nào?

A. Chính Hữa B. Phạm Tiến Duật C. Nguyễn Khoa Điềm D. Huy Cận

Câu 2: Các câu thơ sau được viết theo những phương thức biểu đạt nào?

"Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo"

 (Đồng chí )

 

doc 13 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì I - Tuần 16 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16	Ngày soạn: 22/11/2010
Tiết 76	Ngày dạy: /11/2010
	 KIỂM TRA VỀ THƠ VÀ TRUYỆN HIÊN ĐẠI
A.Mục tiêu cần đạt :
	-Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả học tập của HS về tri thức, kĩ năng, thái độ, để có định hướng giúp HS khắc phục những điểm còn hạn chế.
	-Vận dụng được những hiểu biết ấy cùng với kiến thức và kĩ năng làm văn, Tiếng Việt để giải quyết những câu hỏi và bài tập kiểm tra tại lớp.
	-Giáo dục HS tính tự giác khi làm bài kiểm tra.
B.Chuẩn bị 
	GV: Ra đề và đáp án.
	HS: Ôn tập 
C.Tiến trình các hoạt động
	1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số của HS
	2.Kiểm tra :
	3.Bài mới.
A.Đề bài 
Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1. Bài thơ " Đồng chí" của tác giả nào?
A. Chính Hữa	B. Phạm Tiến Duật	C. Nguyễn Khoa Điềm	D. Huy Cận
Câu 2: Các câu thơ sau được viết theo những phương thức biểu đạt nào?
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
 (Đồng chí )
A. Tự sự và nghị luận	B. Miêu tả và tự sự	C. Nghị luận và miêu tả	D. Thuyết minh và tự sự
Câu 3: Bài thơ "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" giống nhau ở điểm nào?
A. Cùng viết về đề tài người lính	B. Cùng viết theo thể thơ tự do
C. Cùng nói lên sự hi sinh của người lính	D. Cả A, B đúng.
Câu 4: Nhận định nào nói đúng nhất vẻ đẹp của hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ?
A. Có tư thế hiên ngang và tinh thần dũng cảm	B. Có ý chí chiến đấu vì miền Nam ruột thịt
C. Có những niểm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội gắn bó	D. Cả A, B, C đúng
Câu 5: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá” là gì?
A. Cảm hứng về lao động	B. Cảm hứng về thiên nhiên	
C. Cảm hứng về chiến tranh	D. Cả A, B đúng
Câu 6: Hai câu thơ "Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 	 Sóng đã cài then đêm sập cửa" sử dụng những biện pháp tu từ nào?
A. So sánh và nhân hóa	B. So sánh và ẩn dụ	C. Nói quá và liệt kê	D. Ẩn dụ và hoán dụ
Câu 7: Nhân vật trữ tình trong bài thơ "Bếp lửa" là ai?
A. Người bà	B. Người cháu	C. Cả A, B đúng	D. Cả A, B sai
Câu 8: Bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ" có mấy khúc ru?
A. Hai	B. Ba	C. Bốn	D. Năm
Câu 9: Bố cục bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy có đặc điểm gì?
A. Bố cục theo trình tự xuất hiện của vầng trăng từ lúc mọc cho đến lúc lặng
B. Bài thơ như một vở kịch có nhiều mâu thuẫn, xung đột
C. Bài thơ như một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian
D. Cả A, B, C đúng
Câu 10: Hình ảnh "Trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho điều gì?
A. Hạnh phúc viên mãn, tràn đầy	B. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn
C. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng	D.Quá khứ nghĩa tình luôn tròn dầy, bất diệt
Câu 11: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm: 
Truyện ngắn (1)................................. thể hiện tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân.
Câu 12:Cốt truyện của "Lặng lẽ Sa Pa" là gì?
A. Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kỹ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.
B. Cuộc nói chuyện dầy thú vị giữa người lái xe trên Sa Pa với cô kỹ sư và ông họa sĩ già.
C. Anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn tự kể chuyện về cuộc đời mình
D. Cả A, B, C đúng.
II.Tự luận:(7 điểm)
Câu 1( 3đ): Tóm tắt truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng (khoảng 10 - 15 câu) theo ngôi thứ 3.
Câu 2 ( 2 đ): Trình bày hiểu biết của em về tác giả Kim Lân.
Câu 3 (3 đ): Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “ Đồng chí”.
ĐÁP ÁN
I.Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
B
D
D
D
B
Câu
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
B
C
D
làng
A
II.Tự luận:(7 điểm)
Câu 1: (3đ)
Hs làm bài đảm bảo các ý sau: ( 3đ)
Ông Sáu về thăm nhà, mong mỏi được gặp con nhưng bé Thu nhất định không chịu nhận cha chỉ vì ông có vết sẹo trên mặt (không giống như trong ảnh chụp với mẹ.) 0.5 đ
Ngày ngày ông quanh quẩn ở nhà để được gần gũi bé Thu nhưng càng gần gũi thì nó càng xa lánh . 0.5 đ
Khi bị ông Sáu phát vào mông vì sự ương ngạnh, bé Thu đã giận dỗi bỏ về nhà ngoại. Ở đây nó đã hiểu vì sao ba nó có vết sẹo trên mặt như bây giờ. 0.5 đ
Ngày hôm sau, ông Sáu lên đường. Bé Thu nhận cha, nhất quyết không cho ông Sáu đi nữa. Ông Sáu đã hứa khi nào về sẽ tặng con một chiếc lược. 0.5 đ
Vào chiến trường ông dồn hết tình yêu và nỗi nhớ con vào việc làm chiếc lược bằng ngà nhưng chưa kịp trao chiếc lược cho con gái thì ông đã hi sinh. Ông đã gửi gắm tâm nguyện cuối cùng ấy cho bác Ba 0.5 đ
Bác Ba sau nhiều năm đã gặp lại Thu – giờ đã là cô giao liên dũng cảm và trao cho cô món quà của ông Sáu. 0.5 đ
(Kể theo ngôi thứ 3, đảm bảo hình thức bài văn)
Câu 2: (2 đ)
HS làm đảm bảo các ý sau:
- Kim Lân (1920), tên thật là Nguyễn Văn Tài quê ở Bắc Ninh (0.5 đ)
- Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.(0.5 đ)
 - Am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân , ông chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân. (1 đ)
Câu 3: (2 đ)
 - Nội dung: Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh. Nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng (1 đ)
 - Nghệ thuật: chi tiết, hình ảnh ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm(1 đ)
 4. Củng cố : GV thu bài .
 5. Dặn dò :
 -Soạn bài Cố hương (Tóm tắt tác phẩm, tìm bố cục, trả lời các câu hỏi SGK và làm luyện tập )
-Mỗi nhóm chuẩn bị 1 câu hỏi ra bảng phụ.
D. Rút kinh nghiệm : 	
**************************************
Tuần 16 Ngày soạn:22/11/2010
Tiết 77,78,79 	Ngày dạy: /11/2010
Văn bản: CỐ HƯƠNG
	 ( Lỗ Tấn )
A.Mục tiêu cần đạt :Giúp HS:
1. Kiến thức:
	- Những đóng góp của Lỗ Tấn vào nền văn học Trung Quốc và văn học nhân loại
	- Tinh thần phê phán sâu sắc xã hội cũ và niềm tin vào sự xuất hiện tất yếu của cuộc sống mới, con người mới
	- Màu sắc trữ tình đậm đà trong tác phẩm
	- Những sáng tạo về nghệ thuật của nhà văn trong truyện
2. Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu văn bản truyện nước ngoài
	- Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để cảm nhận một văn bản truyện hiện đại
	- Kể và tóm tắt được truyện
3. Thái độ:
	- Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.
B.Chuẩn bị :
	GV: nghiên cứu văn bản ở SGK + SGV và tài liệu liên quan, tranh Lỗ Tấn.
	HS : Đọc văn bản, tóm tắt tác phẩm, tìm bố cục, trả lời các câu hỏi SGK.
C. Tiến trình các hoạt động
	1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
	2.Kiểm tra bài cũ :
- Nêu cảm nhận của em về truyện ngắn Chiếc lược ngà ?
	 3 Bài mới
Hoạt động 1 :Khởi động
 GV giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Tác giả, tác phẩm
? Em hãy khái quát những nét chính về cuộc đời tác giả? ( lai lịch , sự nghiệp )
? Em có cảm nhận gì về mục đích sống của nhà văn ?
GV: g/thiệu thêm về gia đình,cuộc đời tác giả 
?Sự nghiệp văn chương của ông ntn?
(Công trình ghiên cứu và văn chương rất đa dạng và phong phú:gồm 17 tập tạp văn, 2 tập truyện ngắn xuất sắc là ‘Gào thét” (1923) và “Bàng hoàng” (1926)
? Em hiểu gì về truyện ngắn “Cố hương” ?
*Hoạt động 3: Đọc , tìm hiểu bố cục , nhân vật văn bản :
? Theo em “Cố hương” nghĩa là gì ? (quê cũ)
GV: T/giả trở về thăm quê với tâm trạng như thế nào ? Mục đích chuyến thăm quê lần này là gì ? Các em tìm hiểu văn bản .
GV: hướng dẫn đọc ( xen kẽ tóm tắt những đoạn chữ nhỏ )
 Đọc : giọng chậm rãi , buồn hơi bùi ngùi khi tả và kể ; giọng ấp úng của Nhuận Thổ ; chua chát của thím Hai Dương; suy ngẫm , triết lý ở một số câu , đoạn 
GV: Tóm tắt phần VB ( chữ nhỏ + chú thích 1/sgk )
( Thực tế không phải t/giả trở lại thăm quê sau 20 năm xa cách , bởi trong 20 năm ấy , t/giả có về quê một số lần . Đặc biệt từ 1909 -> 1911 , tác giả dạy học tại các trường trung học và sư phạm tại quê nhà . Do đó, thời gian, không gian trong t/p vừa có tác dụng là nổi bật sự thay đổi của quê hương vừa tô đậm thêm tình cảm của n/v “tôi” đối với cố hương )
 HS: Đọc : 
+“Tinh mơ sáng hôm sau -> gặp mặt nhau nữa, xem sao” 
+ “Một hôm” -> hết
HS: tóm tắt phần chữ nhỏ ( tt)
? Em hãy tóm tắt nội dung của “Cố hương” ?
? Theo hành trình chuyến về thăm quê đó, hãy tìm bố cục văn bản ?
? Em có nhận xét gì về bố cục văn bản ? ( Gợi ý: không gian , thời gian phần đầu , cuối như thế nào ?)
? Theo em , trong VB có mấy nhân vật chính ? Ai là nhân vật trung tâm ? Vì sao ?
 ( hai nhân vật chính : “tôi” và Nhuận Thổ )
? Qua nhân vật “tôi” em hiểu gì về ngôi kể và người kể trong văn bản này ? 
( Ngôi thứ nhất – nhân vật “tôi” , là n/v trong truyện làm tăng tính chất trữ tình của truyện (tôi trực tiếp quan sát, cảm xúc, suy ngẫm, phát biểu quan niệm) nhưng không thể đồng nhất “tôi” và t/giả mặc dù nhiều chi tiết trong t/p là sự việc trong đời tác giả => đây là truyện ngắn- (với những sáng tạo hư cấu nghệ thuật -> “Cố hương” không phải là hồi ký mà chỉ có yếu tố hồi ký ) .
GV: chuyển ý sang : TIẾT 2
* Hoạt động 4: Tìm hiểu cảm xúc, tâm trạng của n/v “tôi” khi về thăm quê cũ 
? Cảm xúc, tâm trạng của n/v “tôi” được thể hiện qua mấy thời điểm ? 
? Sau 20 năm xa cách, n/v “tôi” mới có dịp trở lại thăm quê . Vậy ông trở lại thăm quê vào thời điểm nào trong năm ? 
? Vào thời điểm này cảnh làng quê hiện lên trước mắt n/v như thế nào ?
? Cảnh đó dự báo một cuộc sống như thế nào đang diễn ra ở cố hương ?
 ( tàn tạ, nghèo khổ, thê lương )
? Lúc này, tiếng nói gì vang lên trong nội tâm người trở về ? 
 ( A! đây.. trong ký ức không ? )
? Em đọc được cảm xúc gì của nhân vật từ tiếng vọng nội tâm ấy?
.? Mục đích chuyến về quê của n/v lần này là gì ? 
? Cảnh vật q/hương được tái hiện qua phương thức biểu đạt nào ? Tác dụng của nó ?
( kể kết hợp tả, biểu cảm trực tiếp, so sánh đối chiếu cảnh h/tại với cảnh trong ký ức do đó vừa tái hiện được cảnh( tiêu điều, xơ xác) vừa bộc lộ cảm xúc n/v)
GV: chuyển ý những ngày lưu lại ở quê , tâm trạng n/v như thế nào .
? Trong những ngày lưu lại ở quê, n/v “tôi”làm gì, gặp gỡ, trò chuyện với ai ?
( -Gặp mẹ, bàn chuyện giao nhà, thu dọn đồ đạc chuẩn bị lên đường .
 -Gặp Nhuận Thổ 
 -Gặp và trò chuyện cùng thím Hai Dương 
 -Gặp gỡ dân làng )
? Trong số đó, cuộc gặp gỡ với ai đã để lại cho n/v nhiều ấn tượng nhất ?
? Mối quan hệ giữa n/v với NThổ được thể hiện ở những thời điểm nào ?
GV: Khi mẹ vừa nhắc đến NT thì trong ký ức nhân vật, hình ảnh NT chợt hiện lên .
? Hình ảnh N Thổ xưa gắn với cảnh tượng nào ?
“Một vầng trăng tròn ... chạy mất”
? Lúc đó, hình ảnh NT hiện lên với những biểu hiện cụ thể nào về hình dáng, trang phục, tính tình, hiểu biết ?
 ? Những chi tiết trên giúp em hình dung một cậu bé NT ntn trong ký ức nhân vật ?
? Chi tiết “tôi và Nhuận Thổ cùng khóc trong buổi chia tay” nói gì về tình cảm 2 người ?
GV: giới thiệu thêm hoàn cảnh gặp gỡ giữa n/v “tôi” với NThổ 
? Nhuận Thổ ngày xưa là vậy, còn NT sau 20 năm xa cách hiện lên trước mắt  ...  học tập được gì ở tác giả về cách viết văn tự sự ?
5.Dặn dò :
-Học bài, phân tích các nội dung đã học. 
D. Rút kinh nghiệm : 	
*******************************
Tuần 16 Ngày soạn: 22/11/2010
Tiết 80 	Ngày dạy: /12/2010
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Tự đánh giá mức độ chân thật và sáng tạo qua bài viết hoàn chỉnh tại lớp 
- Biết sửa lỗi sai và học tập những bài viết tốt.
II. Chuẩn bị:
	- G. giáo án.
- Bảng phụ.
	- H. Soạn bài
III. Thực hiện các hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra:
3.Bài mới:
HĐ CỦA GV - HS
NỘI DUNG
* HĐ 1: Yêu cầu hs bằng trí nhớ cảu mình hãy đọc lại đề TLV đã làm? 
* HĐ 2: HDHS tìm hiểu yêu cầu của đề bài
H? Em hãy xác định thể loại, nội dung của đề bài?
H? Theo em, bài kể chuyện đời thường có những yêu cầu và đặc điểm gì?
* HĐ 3: Nhận xét bài làm
GV nhận xét bài làm của hs.
1/ Phần lớn Hs nắm được phương pháp làm văn kể chuyện 
2/ Bố cục bài rõ ràng cân đối
3/ xếp sắp ý trong thân bài hợp lý
4/ Một số bài diễn đạt lưu loát, có cảm xúc
Nhược điểm:
1/ Còn 1 số hs chưa nắm vững phương pháp làm bài văn kể chuyện
2/ Bài làm sơ sài vì mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sự việc mà chưa biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận ..
3/ Lỗi diễn đạt vụng về, chưa biết chuyển ý từ ý này sang ý khác.
4/ 1 số bài vẫn còn mắc lỗi chính tả.
I/ Đề bài:
II/ Tìm hiểu yêu cầu đề bài:
III/ Nhận xét bài làm
1/ ưu điểm:
2/ Nhược điểm
4. Củng cố - Dặn dò:
D.Rút kinh nghiệm: 	
***************************
Tuần 17 Ngày soạn: 04/12/2010
Tiết 81 	Ngày dạy: /12/2010
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Nhận ra những ưu , khuyết điểm trong bài làm của mình
Hệ thống lại những kiến thức đã học 
II/ Chuẩn bị:
 - GV:chấm, chữa bài 
 - HS: 
III/Tiến trình tổ chức các hoạt động: 
 1) ổn định:
 2) Kiểm tra bài cũ:
 3) Bài mới:
Hđ của GV
Hđ của Hs
Ghi bảng
ÚHoạt động 1:Giới thiệu bài mới 
*Hoạt động 2: Kiểm tra: 
Gv yêu cầu hs nhớ lại đề kiểm tra 
Đọc lại bằng trí nhớ của mình.
*Hoạt động 3: Bài mới:
GV trình bày những ưu , khuyết điểm của HS
1/ ưu điểm: Phần lớn hs nắm được bài.
- Nắm được các kiến thức về văn bản, kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
- Nắm được các kiến thức về các phương châm hội thoai, phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp,các biện pháp NT tu từ..
2/ Nhược điểm:
Còn tồn tại một số em lười học bài,lý thuyết chưa thuộc, mắc nhều lỗi diễn đạt
- mắc nhiều lỗi diễn đạt, chưa biét chuyển đổi linh hoạt ngôi kể từ thứ nhất sang thứ 3, chữ viết xấu
GV trả bài trước khi kết thúc giờ học 15 phút
GV ghi điểm
HS nhắc lại đề bài
HS xem bài của mình
I/ Đề bài:
II/ Nhận xét bài làm:
1/ ưu điểm:
2/ Nhược điểm:
4) Củng cố: Gv củng cố bài
5) Dặn dò: Hs về coi lại bài
D.Rút kinh nghiệm: 	
**************************
Tuần 17 	Ngày soạn: 04/12/2010
Tiết 82,83,84 	Ngày dạy: /12/2010
 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A . Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
	- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
	- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
	- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
2. Kĩ năng:
	- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
	- Vận dụng kiến thức đã học để đọc hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
3. Thái độ:
	- Tích cực, chủ động học tập	
	B. Chuẩn bị :
 	GV: nghiên cứu các câu hỏi ở SGK, sách hướng dẫn GV soạn bài, bảng phụ.
	HS : Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
C.Tiến trình các hoạt động: 
	1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS.
 2.Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 	 3.Bài mới
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Hoạt động 2: HDHS ôn tập
Câu 1:
? Phần tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập 1 có những nội dung lớn nào? Nội dung nào là trọng tâm ?
Câu 2:
?Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh như  thế nào? Cho ví dụ để minh họa ?
Câu 3:
? Văn bản thuyết minh khác với văn bản miêu tả ở chỗ nào?
Thảo luận nhóm (4’), trình bày, bổ sung
Gv chốt
Hết tiết 1:
Câu 4:
-Sách Ngữ văn 9 tập 1 nêu lên những nội dung gì về văn bản tự sự ?
? Vai trò ,vị trí, tác dụng của các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận trong văn bản tự sự như thế nào? cho ví dụ ?
Câu 5:
? Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm ?
HS cho ví dụ ...
Câu 6:
? Tìm 2 đoạn văn tự sự , trong đó 1 đoạn người kể theo ngôi thứ nhất, 1 đoạn người kể theo ngôi thứ ba?
Câu 7:
-Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới?
Gv yêu cầu HS cho VD bằng văn bnả đã học
Hết tiết 2:
Câu 8:
-Giải thích vì sao trong 1 văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn bản tự sự. Theo em, có văn bản nào chỉ vận dụng 1 phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
Thảo luận cả lớp (2’), trình bày, bổ sung
Gv chốt
Câu 9:
- HS lên bảng điền dấu (X) vào ô trống.
-Cho HS đọc câu hỏi 10.
-Gọi 1 HS lên trình bày.
-HS khác nhận xét, bổ sung
Câu 10:
-Kiến thức tự sự ở tập làmvăn có giúp được gì trongviệc đọc-hiểu các văn phẩm văn học tương ứng không?
Câu 11,12
-Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc-hiểu văn bản
và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp em những gì trong việc viết bài văn tự sự 
Hoạt động 3: Phân tích 1 ví dụ để làm sáng tỏ.
*Nội dung ôn tập
1.Phần tập làm văn lớp 9 tập 1 đã các nội dung lớn sau:
 a.Văn bản thuyết minh : Luyện tập kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả
 b.Văn tự sự với 2 trọng tâm:
 -Tự sự kết hợp biểu cảm và miêu tả nội tâm , lập luận
 -Đối thoại ,độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện, vai trò của người kể chuyện trong tự sự
*Trong đó phần văn bản tự sự là trọng tâm
2.Vai trò , vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh làm cho bài văn thêm sinh động , hấp dẫn
3.Sự khác nhau giữa văn thuyết minh với văn miêu tả 
Miêu tả: đối tượng: là các con vật, con người, hoàn cảnh cụ thể
- Có hư cấu tưởng tượng, không nhất thiết phải trung thành với sự vật
- Dùng nhiều so sánh, liên tưởng
- Mang nhiều cảm xúc chủ quan của người viết
- ít số liệu cụ thể, chi tiết
- Dùng nhiều trong sáng tác văn chương, nghệ thuật.
- ít có tính khuôn mẫu.
- Đa nghĩa
Thuyết minh: Đối tượng là các loài vật, đồ vật 
- Trung thành với đặc điểm của đối tượng, sự vật
- Đảm bảo tính khách quan khoa học.
- ít dùng tưởng tượng, so sánh
- Dùng nhiều số liệu cụ thể, chi tiết
- ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hóa, khoa học...
-Thường theo một số yêu cầu giống nhau
-Đơn nghĩa
4.
a Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự giúp người viết đi sâu phân tích trình bày diễn biến tâm lí, cảm xúc, ý nghĩ...các nhân vật trong câu chuyện. (ví dụ truyện Làng)
 b. Nghi luận trong văn bản tự sự : Giúp người viết có thể trình bày về những vấn đề về nhân sinh, về lí tưởng, về triết lí sống...rút ra từ diễn biến câu chuyện, từ cuộc đời nhân vật 
5.Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
-Đối thoại : cuộc trò chuyện giữa hai hay nhiều người về một đề tài nhất định. HS cho ví dụ...
-Độc thoại : là lời nhân vật tự nói với mình. HS cho ví dụ...
-Độc thoại nội tâm: diễn ra trong tâm trí, trong đầu óc nhân vật . 
6.-Truyện Cố hương được kể theo lời của một nhân vật trong truyện và dùng ngôi thứ nhất để kể (tôi rủ hắn đi bẫy chim...)
-Truyện Lặng lẽ Sa Pa kể theo ngôi thứ ba người dẫn truyện
7.Giống và khác nhau của kiểu bài tự sự lớp 9 và lớp dưới
*Giống : Tự sự kết hợp biểu cảm, miêu tả nội tâm, lập luận
*Khác : Lớp 9 nâng cao hơn tự sự với đối thoại, độc thoại độc thoại nội tâm, người kể và vai trò của ngời kể.
8. Trong văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự .Vì các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm chỉ là những yếu tố hỗ trợ nhằm làm nổi bật phương thức chính là phương thức tự sự . Khi gọi tên một văn bản , người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Trong thực tế khó có 1 văn bản nào chỉ vận dụng 1 phương thức biểu đạt duy nhất.
9. Đánh dấu (X) vào ô trống
 (HS lên đánh dấu vào bảng phụ )
10. Bài văn của HS vẫn phải đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường ,HS đang trong giai đoạn luyện tập, phải rèn luyện theo yêu cầu “chuẩn mực”của nhà trường, sau khi đã trưởng thành ,HS có thể viết tự do, “phá cách” như các nhà văn
11.Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc-hiểu văn bản-tác phẩm văn học tương ứng trong SGK ngữ văn .Chẳng hạn khi đọc về các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân.
12.Những kiến thức và kĩ năng về các tác phẩm tự sự của phần đọc- hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã giúp HS học tốt hơn khi làm bài văn kể chuyện. chẳng hạn, các văn bản tự sự trong sách Ngữ văn đã cung cấp cho HS các đề tài, nội dung và cách kể chuyện, cách dùng các ngôi kể, người kể chuyện, cách dẫn dắt, xây dựng và miêu tả nhân vật, sự việc,...
Củng cố :
-Qua các tiết học em cần nắm những gì? Tập làm văn lớp 9 so với tập làm văn ở các lớp dưới như  thế nào?
Dặn dò : Nắm chắc hai thể loại trên , nhất là kiểu văn bản tự sự chuẩn bị tôt để kiểm tra học kì.
D. Rút kinh nghiệm :	
****************************
Tuần 17 	Ngày soạn: 04/12/2010
Tiết 85,86	Ngày dạy: /12/2010
 ÔN TẬP TỔNG HỢP
A . Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức:
	- Hệ thống kiến thức tổng hợp về văn bản, tiếng việt và phần tập làm văn trong chương trình
2. Kĩ năng:
	- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự
	- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra học kì
3. Thái độ:
	- Tích cực, chủ động học tập	
	B. Chuẩn bị :
 	GV: GV soạn bài, tham khảo Sách 
	HS : Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
C.Tiến trình các hoạt động: 
	1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS.
 2.Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 	 3.Bài mới
Tuần 18 Ngày soạn: 10/12/09
Tiết 85,86
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I/ Mục tiêu: Giúp HS
	- Đánh giá khả năng tạo lập văn bản của HS theo kiểu văn bản được học với nội dung nâng cao bằng hình thức tự luận( kể chuyện).
	 - Hệ thống kiến thức cơ bản của hs ở cả 3 phân môn, biết vân dụng kiến thức và kĩ năng đã đc học một cách tổng hợp
 - GD thái độ trung thực, tự giác trong học tập
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Ôn tập, hệ thống kiến thức cho HS
2. Học sinh: 
Ôn tập theo sự hướng dẫn của Gv
III/ Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
Gv phát đề(ĐỀ CỦA PHÒNG GD)
4. Thu bài
5. Dặn dò: HS về chuẩn bị "Tập làm thơ tám chữ" (tiếp tiết 54);
********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 16, 17, 18.doc