Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 33

Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 33

Văn bản : BỐ CỦA XI-MÔNG

 (Mô-pa-xăng)

I.Mục tiêu : Giúp HS :

1. Kiến thức:

 - Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khát khao của em.

2. Kĩ năng:

 - Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.

 - Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.

 - Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.

3. Thái độ:

- Qua đó giáo dục cho HS lòng thương yêu bạn bè và mở rộng ra là lòng thương yêu con người .

II.Chuẩn bị:

-GV:Đọc bài học ,SGV,Sách chuẩn kiến thức và các tài liệu có liên quan .

 -HS: Đọc bài học +soạn câu hỏi tìm hiểu.

III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS

2.Kiểm tra bài cũ:

a.Câu hỏi : Qua văn bản “Rô bin xơn ngoài đảo hoang” , em cảm nhận được gì về tinh thần của Rô bin xơn ?

b.Đáp án : có ý trí nghị lực, dũng cảm ,lạc quan , có ý thức vươn lên trong khó khăn để sống và tồn tại.

 

doc 17 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9, kì II - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Soạn ngày: 13/ 04/2012
Tiết 155+166 Dạy ngày: 16 /04/2012
	 Văn bản : BỐ CỦA XI-MÔNG
	(Mô-pa-xăng)
I.Mục tiêu : Giúp HS :
1. Kiến thức:
	- Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khát khao của em.
2. Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
	- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
	- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.
3. Thái độ:
- Qua đó giáo dục cho HS lòng thương yêu bạn bè và mở rộng ra là lòng thương yêu con người .
II.Chuẩn bị: 
-GV:Đọc bài học ,SGV,Sách chuẩn kiến thức và các tài liệu có liên quan .
 -HS: Đọc bài học +soạn câu hỏi tìm hiểu.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ:
a.Câu hỏi : Qua văn bản “Rô bin xơn ngoài đảo hoang” , em cảm nhận được gì về tinh thần của Rô bin xơn ?
b.Đáp án : có ý trí nghị lực, dũng cảm ,lạc quan , có ý thức vươn lên trong khó khăn để sống và tồn tại...
3.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Sử dụng PP vấn đáp, thuyết trình.
- Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
 - GV chốt lại những ý cơ bản về tác giả
*Hoạt đông 2: Sử dụng PP thuyết trình, thảo luận
- GV giới thiệu cách đọc, đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc.
 - Nêu diễn biến sự việc của câu chuyện diễn ra như thế nào ?
 - Văn bản này có mấy nhân vật chính ?
 - GV yêu cầu HS thảo luận cả lớp trình bày.
*Hoạt động 3: Sử dụng PP nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận, thuyết trình
Vì sao Xi-mông lại đau đớn ? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, tâm trạng và cách nói năng của em ?
 - Em ước muốn gì , ước muốn đó mãnh liệt như thế nào ?
 - Đọc đoạn trích ,em hãy chia sẻ những gì với nỗi đau và ước muốn của em bé Xi-mông ?
 *GV liên hệ thực tế để giáo dục HS : Bé Xi-mông có lỗi gì không ? Các bạn của Xi-mông có những hành động treu chọc, đáng đập Xi-mông như vậy có đáng trách không ? vì sao ?
 - Lớp nhận xét ,bổ sung (nếu cần)
 - GV thống nhất để HS ghi .
 - Đại diện nhóm 3 trình bày : Nhân vật chị Blăng-sốt chỉ hiện lên qua phần ba của đoạn trích và không nói một lời nào, nhưng tính cách và bản chất lại rất rõ . Theo em , chị Blăng-sốt là người như thế nào ?
 - Em hãy chứng minh qua hình ảnh ngôi nhà của chị , thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói. Tác giả đã diễn tả tâm trạng của nhân vật chân thật và xúc động như thế nào ? 
 - Lớp nhận xét ,bổ sung (nếu cần)
 - GV thống nhất để HS ghi .
 - Đại diện nhóm 6 trình bày: Diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn : khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng –sốt; lúc đối đáp với Xi-mông ?
 - Em có tin rằng câu nói như đùa của bác “muốn làm bố” Xi-mông sẽ thành sự thật ở cuối truyện ? Vì sao có thể tin như thế, có chi tiết nào gợi lên điều này không ? (nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh”+bản chât của người đàn ông tốt bụng ,thương người đã cho ta tin rằng câu nói đó sẽ thành sự thật )
 - Đại diện nhóm 5 trình bày: Qua phần trích em cảm nhận được gì về nghệ thuật?
*Hoạt động 4: Sử dụng PP vấn đáp,khái quát 
- Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của truyện ?
 - HS đọc ghi nhớ SGK
I.Tác giả, tác phẩm (sgk) 
- Mô-pa-xăng là nhà văn hiện thực trong văn học Pháp thế kỉ XIX. Ông nâng nghệ thuật truyện ngắn lên trình độ cao, nội dung cô đọng , sâu sắc, hình thức giản dị trong sáng .
- Văn bản được trích nằm ở phần đầu của truyện ngắn cùng tên.
II.Đọc - Hiểu văn bản 
 1.Đọc
 2.Diễn biến sự việc (bố cục)
 - Phần 1 (Từ đầu đến khóc hoài) : Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.
 - Phần 2 (từ Bỗng một bàn tay đến một ông bố) : Xi-mông gặp bác Pi-líp.
 - Phần 3( từ Hai bác cháu lên đường đến bỏ đi rất nhanh) : Bác Pi-líp đưa Xi-mông về nhà .
 - Phần 4 (phần còn lại ): Ngày hôm sau ở trường .
III.Phân tích 
1.Nhân vật Xi-mông
 - Độ 7; 8 tuổi , hơi xanh xao, rất sạch sẽ ,có vẻ nhút nhát gần như vụng dại.
 - Em mang tiếng là đứa trẻ không có bố ,thường bị các bạn trêu chọc .
 =>Hoàn cảnh đau đớn của em .
 - Có ý nghĩ và hành động : bỏ nhà nhảy xuống sông cho chết đuối . Nhìn cảnh vật, chú nhái con ánh nắng êm đềm khiến em nghĩ đến nhà nghĩ đến mẹ.
 - Khóc hoài người em run lên, những cơn nức nở lại kéo đến ,em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em chỉ khóc hoài .
 - Em trả lời ,mắt đẫm lệ ,giọng nghẹn ngào. ôm lấy cổ mẹ lại òa khóc.
 - Chúng nó đánh cháu ...vì...cháu...cháu. ..không có bố ...không có bố .
 =>Liệt kê, dùng dấu chấm lửng, lặp từ ngữ => Nỗi tuyệt vọng quá lớn của Xi-mông .Nỗi đau bộc lộ qua lời nói, hành đọng và suy nghĩ .
2.Nhân vật chị Blăng – sốt
 - Là một trong những cô gái đẹp nhất vùng
 - Ở trong một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng ,hết sức sạch sẽ 
 =>Tuy nghèo nhưng sống đứng đắn, nghiêm túc .
 - Đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình như muốn cấm đàng ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà .
 - Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tủy...nước mắt tuôn rơi.
 - Lặng ngắt và quằn quại, dựa người vào tường,hai tay ôm ngực .
 =>Bản chất tốt được bộc lộ qua thái độ và nỗi lòng khi con nói bị bạn đành vì không có bố.
3.Nhân vật Phi - Líp
 - Người thợ cao lớn, râu tóc đen quăn, vẻ mặt nhân hậu.
 - Lúc đầu có thể đùa cợt nhưng sau hiểu chị Blăng- Sốt là người đứng đắn,tốt không đừa nữa.
 - Thương Xi - mông và cảm mến chi Blăng -sốt vui lòng làm bố của Xi -mông
 =>Nhân hậu, tử tế ,hiểu và thông cảm cho nỗi đau của người khác. Sẵn sàng đem lại niềm vui cho người khác , có tấm lòng vị tha đáng kính.
4.Nghệ thuật :
 - Miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật . đặc biệt là tâm lí trẻ thơ.
 - Câu chuyện kết thúc có hậu không dễ dãi, đơn giản.
 - Diễn biến theo thời gian song vẫn gây hứng thú 
IV.Tổng kết
Ghi nhớ : SGK
4.Củng cố:
 - Qua văn bản này ,em nên học tập ai ? chê trách ai ?
5.Dặn dò : 
 - Kể tóm tắt câu chuyện
 - Học bài nắm chắc nội dung và nghệ thuật , phân tích diễn biến tâm trạng của ba nhân vật trong truyện .
 - Soạn bài Ôn tập về truyện . trả lời các câu hỏi ở sgk
IV.Rút kinh nghiệm :
***********************************
Tuần 33 Soạn ngày: 13/ 04/2012
Tiết 155+166 Dạy ngày: 16 /04/2012
	 Văn bản : BỐ CỦA XI-MÔNG
	(Mô-pa-xăng)
I.Mục tiêu : Giúp HS :
1. Kiến thức:
	- Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, khát khao của em.
2. Kĩ năng:
	- Đọc – hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự.
	- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật.
	- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.
3. Thái độ:
- Qua đó giáo dục cho HS lòng thương yêu bạn bè và mở rộng ra là lòng thương yêu con người .
II.Chuẩn bị: 
-GV:Đọc bài học ,SGV,Sách chuẩn kiến thức và các tài liệu có liên quan .
 -HS: Đọc bài học +soạn câu hỏi tìm hiểu.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Gv kiểm tra sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ:
a.Câu hỏi : Qua văn bản “Rô bin xơn ngoài đảo hoang” , em cảm nhận được gì về tinh thần của Rô bin xơn ?
b.Đáp án : có ý trí nghị lực, dũng cảm ,lạc quan , có ý thức vươn lên trong khó khăn để sống và tồn tại...
3.Bài mới 
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
**Hoạt động 1: Khởi động / Kĩ thuật tạo tâm thế
-GV dẫn dắt từ văn bản :" Những ngày thơ ấu" đến vb " Bố của Xi_mông".
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp,thuyết trình ,vấn đáp tái hiện 
?Em hiểu biết gì về tác giả Mô-pa-xăng?
-Học sinh trả lời ,gv chốt lại 
?Em hiểu gì về đoạn trích ?
--Học sinh trả lời ,gv bổ sung thêm 
GV:Tác phẩm là 1 truyện ngắn tiêu biểu của tác giả .Tác phẩm chạm vào đến một vấn đề xã hội đời thường rất nhạy cảm và sâu sắc:thái độ của mọi người đối với những người phụ nữ lầm lỡ, đặc biệt là những đứa trẻ không có bố, nạn nhân của những người đàn ông vô trách nhiệm, bạc tình, bạc nghĩa
HS tóm tắt phần đầu truyện theo chú thích */sgk
GV:Hướng dẫn đọc:Rõ ràng, rành mạch, chú ý phân biệt lời kể chuyện, tả cảnh,giọng nói, lời thoại của Xi-mông, bác Phi-líp với chị Blăng –sốt
-GV Đọc Từ đầu-> “khóc hoài”
-2 HS đọc phần còn lại
?Đoạn trích gồm 4 sự việc, em hãy tìm giới hạn và những sự việc đó?
?Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?Gồm có mấy nhân vật ?ai là nhân vật chính?-gv dẫn vào mục III
*Hoạt động 3: Sử dụng PP nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận, thuyết trình
Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật Xi-mông
?Em hiểu gì về hoàn cảnh Xi-mông? 
 - Độ 7; 8 tuổi , hơi xanh xao, rất sạch sẽ ,có vẻ nhút nhát gần như vụng dại.
 - Em mang tiếng là đứa trẻ không có bố ,thường bị các bạn trêu chọc .
?Nỗi đau khổ ấy được thể hiện qua suy nghĩ và hành động gì của em khi ở bờ sông ?
?Vì sao em lại có suy nghĩ và hành động đó?
?Suy nghĩ như vậy nhưng tại sao em lại không hành động?
GV giải thích thêm
?Nhưng rồi em lại tiếp tục rơi vào tâm trạng đau khổ qua chi tiết nào?
?Nỗi đau khổ của Xi-mông được tác giả miêu tả chủ yếu ở chi tiết nào?Em hãy chỉ ra những chi tiết đó?
?Xi-mông quỳ xuống đọc kinh cầu nguyện. Theo em Xi-mông cầu nguyện điều gì?
?Tất cả những cử chỉ ấy làm hiện lên một cậu bé Xi-mông ntn?
(Đúng là d/biến tâm lý của 1 em bé trong 1 hoàn cảnh thật đáng thương. Tiếng khóc nức nở, triền miên k dứt là chi tiết được tô đậm rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi và cá tính Xi-mông)
GV chuyển ý :Vậy khi gặp bác Phi-líp tâm trạng Xi-mông ntn?
HS đọc đoạn “Bỗng một bàn taybỏ đi rất nhanh”
?Xi-mông có thái độ ntn khi bất ngờ gặp bác Phi-líp ở bờ sông?
?Câu trả lời nghẹn ngào trong tiếng nấc chứng tỏ tâm trạng gì của Xi-mông lúc này?
GV:giảng thêm
?Nhưng rồi thái độ của em ra sao sau khi nghe bác Phi-líp khuyên bảo?
?Khi gặp mẹ tại sao Xi-mông lại khóc?
 GV giảng thêm
?Em đã nói gì với bác Phi-líp?
?Những lời nói đó thể hiện điều gì?
GV bình thêm những lời nói và tình cảm của Xi-mông
 HS đọc đoạn cuối
?Em đọc được tâm trạng gì của Xi-mông qua cử chỉ đó?
?Trước những lời trêu ghẹo và tiếng cười ác ý của bọn bạn ở trường thì Xi-mông có những cử chỉ, thái độ ra sao?Vì sao em lại có thái độ đó?
?Qua đây, em hiểu tình yêu thương của cha mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của những đứa trẻ như Xi-mông?
GV bình thêm
?Tóm lại em có suy nghĩ gì về nhân vật Xi-mông?
(Xi-mông là nhân vật đáng thương, đáng yêu. Trong hoàn cảnh gia đình bất hạnh, đáng buồn lại thêm lũ bạn bè bất trị hằng ngày trêu chọc đã làm em tủi thân buồn muốn chết. Nhưng bất ngờ cuộc sống đã mang lại hạnh phúc cho em. Em đã có 1 ông bố chân chính, thực sự. Niềm vui lớn đã cho em sức mạnh để sống và học tập 1 cách tự tin và vững vàng hơn)
 TIẾT 2
Tìm hiểu nhân vật chị Blăng-sốt
?Nhân vật chị Blăng-sốt chỉ hiện lên qua phần ba của đoạn trích và không nói một lời nào, nhưng tính cách và bản chất lại rất rõ . Theo em , chị Blăng-sốt là người như thế nào ?
 ? Em hãy chứng minh qua hình ảnh ngôi nhà của chị , thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói. Tác giả đã diễn tả tâm trạng của nhân vật chân thật và xúc ... ng phải đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến
 - Anh thanh niên : Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, một mình trên đỉnh núi cao, có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
 - Bé Thu : Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
 - Ông Sáu: Tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
 - Ba cô gái thanh niên xung phong: Dũng cảm không sự hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
Câu 4: Nêu cảm nghĩ về nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc
 (HS tự nêu)
Câu 5: Phương thức trần thuật :
 - Trần thuật ở ngôi thứ nhất : Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi.
 - Trần thuật chủ yếu theo cái nhìn và giọng điệu của một nhân vật ,thường là nhân vật chính : Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Bến quê.
Câu 6 : Tình huống truyện : 
 - Làng, 
 - Bến quê ,
 - Chiếc lược ngà .
4.Củng cố : qua tiết học này các em cần nắm những gì ?
5.Dặn dò : 
- Học kĩ bài ôn tập truyện để hôm sau kiểm tra 1 tiết ( phần truyện)
D.Rút kinh nghiệm :
*********************************** 
Tuần 33 Soạn ngày: 02/4/2011
 Tiết 164 Dạy ngày: /4/2011
TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (TT)
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
1. Kiến thức:
- Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức về câu:(các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu ) đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
2. Kĩ năng:
	- Tổng hợp kiến thức về câu.
	- Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức viết đúng các loại câu .
B.Chuẩn bị :
 *Thầy : Nghiên cứu kĩ bài ở SGK + SGV để soạn bài .
 *Trò : Đọc kĩ các câu hỏi và bài tập để trả lời và làm bài tập
C.Tiến trình các hoạt động:
 	1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs .
 Phần kiến thức sẽ kiểm tra luôn khi tổng kết và cho điểm các em.
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề
GV hướng dẫn HS ôn tập thành phần chính và thành phần phụ
-Kể tên các thành phần chính trong câu và nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần ?
HS trả lời: ?(Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái...được miêu tả ở vị ngữ . Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi “Ai ?” “Con gì ?” “Cái gì ?”
Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi “Làm gì ?” “Làm sao ?” “Như thế nào?”
-Cho ví dụ để minh họa ?
-Hãy kể tên các thành phần phụ của câu và nêu cách nhận biết các thành phần ấy ?( a.Trạng ngữ : Đứng ở đầu, cuối hoặc đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ , nêu hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích...diễn ra sự việc nói trong câu.
 b.Khởi ngữ : Thường đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài của câu nói, có thể thêm quan hệ từ về , đối với vào trước .)
-Cho ví dụ trạng ngữ đứng đầu câu ?
-Cho ví dụ có khởi ngữ ?
-Hướng dẫn HS làm bài tập 2 : Hãy phân tích thành phần của các câu sau ?
- Hãy kể tên và nêu dấu hiệu nhận biết các thành phần biệt lập?
-Hướng dẫn HS làm bài tập 2 
-Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau ?
*Hoạt động 3: Sử dụng PP vấn đáp, nêu vấn đề.
Hướng dẫn HS ôn tập về câu đơn
-HS đọc các bài tập xác định yêu cầu của bài tập .
-Hướng dẫn HS tìm chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau
-Tìm câu đặc biệt trong các đoạn trích ?
HS ôn tập câu ghép
-HS đọc các bài tập xác định yêu cầu của bài tập .
-Tìm câu ghép trong các đoạn trích ?
-Em hãy chỉ ra mối quan hệ về nghĩa của mỗi câu ghép mà em đã tìm ra ở bài tập 1?
-Từ những câu có sẵn em hãy tạo câu ghép có kiểu quan hệ mới : Nguyên nhân, điều kiện, tương phản, nhượng bộ ?
Hướng dẫn HS ôn tập về biến đổi câu
-HS đọc các bài tập xác định yêu cầu của bài tập .
-Tìm những câu rút gọn trong đoạn trích ?
-Tim những câu vốn là bộ phận trước được tách ra thành một câu ?
-Từ những câu có sẵn là câu chủ động ,em hãy tạo thành câu bị động cho hợp lí ?
Hướng dẫn HS ôn tập về các kiểu câu ứng với mục đích nói
-Tìm những câu nghi vấn và cho biết được dùng với mục đích như thế nào ?
-Tìm câu cầu khiến , chúng được dùng để làm gì ?
-Câu nói của ông Sáu “Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?” là kiểu câu nào ? vì sao em cho đó là câu nghi vấn ?
C.Thành phần câu
I.Thành phần chính và thành phần phụ.
 1.Thành phần chính : Chủ ngữ và vị ngữ
 2.Thành phần phụ : 
 a.Trạng ngữ : 
 b.Khởi ngữ : 
Bài tập 2 : Phân tích thành phần câu 
 a. Đôi càng tôi / mẫm bóng .
 C V
 b.Sau một hồi thúc vang dội cả lòng tôi, 
 	TN
mấy người học trò cũ / 
 C 
đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp
 V
II.Thành phần biệt lập
 -Thành phần tình thái
 -Thành phần cảm thán
 -Thành phần gọi - đáp
 - Thành phần phụ chú
*Dấu hiệu để nhận biết : Chúng không trực tiếp tham gia vào việc diễn đạt nghĩa các sự việc được nói đến trong câu.
Bài tập 2 : Tìm thành phần biệt lập thích hợp
 a.Có lẽ : tình thái
 b. Ngẫm ra : tình thái
 c. dừa xiêm thấp lè tè...vỏ hồng ...: phụ chú
 d.-Bẩm : gọi - đáp
 -có khi : tình thái
 e. Ơi : gọi – đáp
D- Các kiểu câu
I.Câu đơn 
1.Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau :
 a. Những người nghệ sĩ : Chủ ngữ
 không những ghi ....mới mẻ : Vị ngữ
 b.Không, lời gửi...cho nhân loại : Chủ ngữ
 phức tạp hơn...sâu sắc hơn : Vị ngữ
 c. Nghệ thuật : Chủ ngữ
 tiếng nói của tình cảm : Vị ngữ
2.Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích
Có tiếng nói léo nhéo ở gian trên.
Tiếng mụ chủ...
Một anh thanh niên hai mươi bẩy tuổi!
Những ngọn đèn ...thần tiên .
Hoa trong công viên
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
II.Câu ghép
1.Tìm câu ghép trong đoạn trích
 a .Anh gửi vào tác phẩm...chung quanh .
 b. Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng.
 c .Ông lão vừa nói...hả hê cả lòng .
2.Chỉ ra quan hệ về nghĩa trong các câu ghép tim ở bài tập 1
 a.Quan hệ bổ sung
 b. Quan hệ nguyên nhân
Quan hệ bổ sung
4.Tạo câu ghép có kiểu quan hệ mới trên cơ sở các câu cho sẵn
 -Vì quả bom nổ tung lên và nổ trên không nên hầm của Nho bị sập . (Nguyên nhân )
 -Nếu quả bon nổ tung lên và nổ trên không thì hần của Nho bị sập . (Điều kiện )
 -Quả bom nổ quá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập . (Tương phản )
 -Hầm của Nho không bị sập,Tuy quả bom nổ quá gần. (Nhượng bộ )
III. Biến đổi câu
1.Câu rút gọn:
 -Quen rồi .
 -Ngày nào ít : ba lần .
2.Câu vốn là bộ phận trước tách ra 
 a.Và làm việc có khi suốt đêm
 b.Thường xuyên.
*Tách câu như vậy nhằm nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.
3. Tạo câu bị động từ câu có sẵn
 a. Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm
 b. Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh bắc qua tại khúc sông này
IV.Các kiểu, câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau.
1.Câu nghi vấn
 - Ba con, sao con không nhận ? (Dùng để hỏi)
 - Sao con biết là không phải ? (Dùng để hỏi)
2.Câu cầu khiến
Ở nhà trông em nhá ! (Dùng để ra lệnh )
 Đừng có đi đâu đấy ! (Dùng để ra lệnh )
Thì má cứ kêu đi . ( Dùng để yêu cầu)
Vô ăn cơm ! (Dùng để mời)
3.Xác định câu nói của ông Sáu
 -Sao mày cứng đầu quá vậy , hả ? (câu nghi vấn nó dùng để bộc lộ cảm xúc đã được xác nhận trong câu đứng trước của tác giả )
4.Củng cố :
-Qua tiết học này các em cần nắm những gì ? Cho HS nhắc lại ý cơ bản.
5.Dặn dò :
	- Viết một đoạn văn rồi chỉ ra các kiểu câu có trong đoạn văn ấy.
-Học lại toàn bộ phần ngữ pháp lớp 9 để tuần sau kiểm tra 1 tiết . Chú ý học kĩ lí thuyết và làm các bài tập.
D.Rút kinh nghiệm:
*********************************** 
Tuần 33 Soạn ngày: 02/4/2011
 Tiết 165 Dạy ngày: /4/2011
KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN)
A.Mục tiêu cần đạt : 
-Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập các tác phẩm truyện đã học ở chương trình lớp 9 .
-Rèn luyện kĩ năng cảm nhận, phân tích nhân vật trong truyện .
-Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước , sống có ích .
B.Chuẩn bị :
*Thầy : Ra đề và đáp án , biểu điểm.
*Trò : học lại các truyện đã học ở lớp 9 ( chủ yếu ở học kì 2)
C.Tiến trình các hoạt động :
1.Ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ : Không
	GV kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của HS
3.Bài mới:
Câu 1 : ( 2.5điểm )
 Thống kê các truyện hiện đại Việt Nam mà em đã học trong chương trình Ngữ Văn 9 
	( Thứ tự từ 1 đến 5 : Tên tác phẩm, tên tác giả, năm sáng tác )
Câu 2: (2,5 điểm )
 Nêu tình huống truyện trong truyện ngắn Bến quê ? Tác giả muốn lưu ý người đọc điều gì qua những tình huống đó ?
Câu 3: ( 1,5 điểm )
Cho đoạn văn:” Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay trên những ngã đường mặt trận. Tôi thích quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu -sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng:” Về đây khi mái tóc còn xanh xanh”
 «Những  ngôi sao xa xôi  - Lê Minh Khuê “
 Đoạn truyện trên được thuật từ nhân vật nào ? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?
Câu 4: ( 1,0 điểm ) 
 Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
Câu 5: ( 2.5 diểm )
 Viết đoạn văn ngắn( từ 5 đến 7 câu ) phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua ba nhân vật nữ TNXP trong truyện Những ngôi sao xa xôi  của Lê Minh Khuê 
ĐÁP ÁN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1
( 2.5điểm)
TT
Tác phẩm
Tác giả
Năm st
1
Làng
Kim Lân
1948
2
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
3
Lặng lẽ Sa pa
Nguyễn Thành Long
1970
4
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1971
5
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
1985
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
Câu 2
( 2,5điểm)
Tình huống truyện:
- Nhĩ bị liệt toàn thân nằm trên giường bệnh.
- Nhĩ phát hiện ta vẻ đẹp của bãi bồi bên sông và người thân.
Tác giả muốn lưu ý người đọc
- Nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận của con người chứa đựng vô vàn những bất ngờ.
- Qua những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ truyện có ý nghĩa tổng kết sự trải nghiệm của cả đời người
0,75 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
( 1,5điểm)
- Đoạn tuyện trên được trần thuật từ ngôi thứ nhất cũng là nhân vật chính nhân vật Phương Định
 -Việc chọn vai kể đó có tác dụng :
 Cách này tạo điều kiện thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật tạo ra điểm nhìn phù hợp để tác giả miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật
0,5 điểm
1,0 điểm
Câu 4
( 1,0điểm)
Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật người kể chuyện, giọng điệu tự nhiên, trẻ trung đầy mơ mộng, tạo nên sức hấp dẫn và lôi cuốn.
0,5điểm
0,5điểm
Câu 5
(2.5 điểm)
Học sinh tự viết
-Đảm bảo cấu trúc của đoạn văn, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy
-Nêu được các ý sau:
 + Họ là những người thanh niên hồn nhiên, yêu đời
 + Họ là những thanh niên dũng cảm, có tinh thần đồng đội
 + Nêu được cảm nhận của bản than : yêu mến hoặc khâm phục
01 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
LƯU Ý: 
Trừ điểm tối đa đối với đoạn văn không đúng bố cục( 0,5 điểm) 
Trừ điểm tối đa đối với đọan văn không đúng nội dung ( 1 điểm) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 33.doc