Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh

Tập làm văn :

TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – VĂN THUYẾT MINH – LỚP 9

 A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Ôn tập củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh.

- Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm chung về bài làm của học sinh cụ thể về các mặt như kiểu bài, nội dung, các biện pháp nghệ thuật và miêu tả.

- Sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra sau.

 B. Chuẩn bị:

- GV: bài kiểm tra chấm sẵn.

- HS : nhớ lại nội dung bài làm, sửa các lỗi sai.

 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 HĐ 1 : Khởi động.

a. Kiểm tra bài cũ :

- H: Thế nào là văn thuyết minh ?

- H: Cách làm bài văn thuyết minh ?

- H: Tại sao trong văn thuyết minh lại phải kết hợp các yếu tố miêu tả ?

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tập làm văn: Trả bài tập làm văn số 1 – Văn thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	Ngày soạn: 20/9/08
Tiết 30	Ngày dạy: 27/9/08
Tập làm văn :
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 – VĂN THUYẾT MINH – LỚP 9
 A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn tập củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Đánh giá các ưu điểm, nhược điểm chung về bài làm của học sinh cụ thể về các mặt như kiểu bài, nội dung, các biện pháp nghệ thuật và miêu tả.
- Sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài kiểm tra sau.
 B. Chuẩn bị:
- GV: bài kiểm tra chấm sẵn.
- HS : nhớ lại nội dung bài làm, sửa các lỗi sai.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
 HĐ 1 : Khởi động.
a. Kiểm tra bài cũ : 
- H: Thế nào là văn thuyết minh ?
- H: Cách làm bài văn thuyết minh ?
- H: Tại sao trong văn thuyết minh lại phải kết hợp các yếu tố miêu tả ?
b. Bài mới:
Hoạt động
Nội dung
HĐ 2:Hướng dẫn sửa đề kiểm tra
- H: Đọc lại đề và xác định yêu cầu của đề?
- H: Em đã xây dựng dàn ý (bố cục) bài viết như thế nào?
- Gọi 2 học sinh trình bày
-Giáo viên chốt, thống nhất (bảng phụ)
HĐ 3:Hướng dẫn nhận xét, đánh giá bài
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung bài làm
- Ưu điểm: 
+Đa số bài tập đúng kiểu bài, xác định đúng đổi tượng Thuyết minh: Cây lúa
+ Nhiều em biết bám sát yêu cầu của đề, Thuyết minh rõ được 1 số đặc điểm cơ bản cần có 
+ Một số bài đã chú ý kết hợp yếu tố tự thuật, miêu tả 
+ Đa số bài làm có bố cục 3 phần rõ ràng; Sắp xếp ý theo trình tự, mỗi ý lớn trình bày thành đoạn văn
+ Một số em viết văn mạch lạc, chặt chẽ
(Huyền, Hương, Lân, Anh Quốc, Biển,)
 - Tồn tại
+ Về nội dung: 
* Đa số học sinh thiếu hiểu biết kiến thức thực tế về cây lúa, giá trị của cây lúa. chỉ nắm chung chungà một số em thuyết minh không rõ ràng, không cụ thể hoặc sai 
* Một số bài viết đơn giản, sơ sài, mới chỉ giới thiệu liệt kê 
* Một số chưa chú ý vận dụng kết hợp yếu tố miêu tả hoặc 1 số BPNT
+Về hình thức
* Một vài em chưa biết thuyết minh (Tập trung chủ yếu ở các em học sinh địa phương); Làm bài không bám sát yêu cầu của đềà không làm rõ trọng tâm
* Nhiều em diễn đạt lũng cũng, viết câu sai nghĩa, chưa rõ ý, sai chính tả nhiều
- Giáo viên đọc 1 bài làm đạt yêu cầu để học sinh tham khảo, so sánh với bài của mình
- Giáo viên Hướng dẫn học sinh tự nhận xét, đánh giá: Đọc kĩ bài của mình, đối chiếu nhận xét của Giáo viên so sánh với bài tham khảoàđánh giá
- Gọi 2,3 học sinh trình bày phần nhận xét, đánh giá
- Giáo viên thông báo kết quả chung cả lớp
Đề: Cây lúa Việt Nam
 I. Sửa đề kiểm tra
1. Yêu cầu của đề:
- Kiểu bài: Thuyết minh+yếu tố miêu tả, một số BPNT
- Đối tượng: Cây lúa Việt Nam
- Nội dung thuyết minh: Cây lúa trong đời sống người Việt Nam.
2. Dàn ý 
a. Mở bài: Giới thiệu cây lúa Việt Nam
b. Thân bài:
- Giới thiệu đặc điểm chung về cây lúa(họ, giống, các bộ phận, môi trường sống, quá trình sinh trưởng, chăm sóc, các giống lúa, vụ mùa
- Miêu tả: Những đặc điểm chung về cây lúa (các loại bánh, cốm) miêu tả, tự sự
- Cây lúa với người nông dân, với sự phát triển của đất nước
c. Kết bài: Cây lúa trong tình cảm, đời sống của người Việt Nam
II. Nhận xét, đánh giá bài làm
* Ưu điểm:
- Khi lúa ra bông, từng hạt bám trụ lại với nhau, nặng trĩu, tạo thành hình cong
- Cây lúa được hình thành nhiều loại giống khác nhau
- Lúa được trồng từ tháng đầu, đến 3, 4 tháng sau là người dân đã được thu hoạch lúa.
* Tồn tại:
- Thân cây lúa tròn, hình trụ vươn lên như những trụ cột.
→ Cây lúa thân nhỏ, có lớp vỏ bên ngoài bao quanh còn bên trong là thân rất bé nhưng khỏe.
- Cây lúa là nguồn thu nhập lớn nhất trong gia đình em và là bạn đồng hành của nhà nông là lương thực chính không thể thiếu, như lúa nàng Hương, lúa Bạc giao,
→ Cây lúa là cây lương thực hàng đầu và là một trong những loại cây tiêu biểu của đất nước Việt Nam.
 HĐ 4: Củng cố - dặn dò
 - Về nhà xem lại kiến thức văn thuyết minh.
 - Xem lại bài làm. Chuẩn bị “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
 * Thống kê chất lượng:
Lớp
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9A
9B
TC

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 30 tuan 6.doc