Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 115

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 115

BÀN VỀ ĐỌC SÁCH.

I. Mục tiêu.

 * Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc giầu tính thuyết phục. Hiểu được Cách lập luận trong văn bản.

 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc văn nghị luận và luyện tập thêm cách viết văn bản nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn mẫu.

II. Chuẩn bị.

 * Giáo viên : Nội dung văn bản, hệ thống câu hỏi đọc hiểu, hướng khai thác văn bản và hướng dẫn học sinh trao đổi bài.

 * Học sinh: Đọc và tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi hướng dẫn. Làm các baì tập trong SGK& SBT.

III. Tiến trình dậy- học.

 A. Ổn định lớp.

 B. Kiểm tra bài cũ.

 Kiểm tra bài soạn của học sinh: 3 học sinh( Trình bầy các câu hỏi được đặt ra trongbài, nêu vấn đề chủ yếu của văn bản).

 

doc 57 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 115", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5-1/ 09 
Ngày dạy: 9, 12-1/09
 Tiết 91+92 
 Bàn về đọc sách.
I. Mục tiêu.
 * Kiến thức: Hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận sâu sắc giầu tính thuyết phục. Hiểu được Cách lập luận trong văn bản.
 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc văn nghị luận và luyện tập thêm cách viết văn bản nghị luận qua việc lĩnh hội bài văn mẫu.
II. Chuẩn bị.
 * Giáo viên : Nội dung văn bản, hệ thống câu hỏi đọc hiểu, hướng khai thác văn bản và hướng dẫn học sinh trao đổi bài.
 * Học sinh: Đọc và tóm tắt văn bản, trả lời các câu hỏi hướng dẫn. Làm các baì tập trong SGK& SBT.
III. Tiến trình dậy- học.
 A. ổn định lớp.
 B. Kiểm tra bài cũ.
 Kiểm tra bài soạn của học sinh: 3 học sinh( Trình bầy các câu hỏi được đặt ra trongbài, nêu vấn đề chủ yếu của văn bản).
C. Tổ chức hoạt động.
 Tiết 91
Hoạt động dậy- học
Nội dung kiến thức cơ bản.
* Học sinh trình bầy những nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm. 
* Giáo viên trao đổi thêm một số nội dung về tác giả và nội dung văn bản:
- Việc đọc sách được coi trọng từ xưa: 
Thiên tử trọng hiền hào
(Nhà vua coi trọng người hiềnđức)
Văn chương giáo nhĩ tào
(Văn chương giáo dục con người)
 Vạn ban giai hạ phẩm
(Trên đời mọi nghề đều thấp kém)
Duy hữu độc thư cao
(Chỉ có đọc sách là cao quí nhất)
* Trong đoạn trích tác giả muốn nói với mấy điều: Tầm quan trọng của việc đọc sách; Cái hại khi sách vở quá nhiều; Phương pháp đọc sách.
* Học sinh nêu cách đọc văn bản và đọc một phần văn bản. Các học sinh nhận xét và đọc từng phần.
- Nêu rõ văn bản trình bầy những luận điểm nào?( 3 luận điểm).
* Từ hệ thống luận điểm hãy trao đổi và nêu một số nội về bố cục:
- ? Hãy nêu bố cục văn bản?
- ? Có cách bố cục khác cho văn bản này không ?
-* Học sinh đọc từng đoạn văn bản và nhận xét về phương thức biểu đạt của từng đoạn.
 * Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh trao đổi làm rõ luận điểm I:
- ? Trong phần I tác giả cho biết trên con đường học vấn của mỗi người, đọc sách có tầm quan trọng như thế nào?( có mấy ý cơ bản để làm rõ để làm rõ luận điểm này?)
-- ? Tác giả dùng phép nghị luận nào để trình bầy rõ điều đó ?
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả: (1897- 1986).
- Ông là giáo sư, tiến sĩ, là nhà nghiên cứu lí luận văn học, là nhà mĩ học của Trung Quốc ở thế kỉ XX.
2. Tác phẩm.
-+ Vị trí đoạn trích: Trích trong “ Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” ( Trần Đình Sử dịch)
+ Thể loại: Nghị luận
+ Nội dung: Văn bản là những lời bàn tâm huyết của của ông về việcđọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm về việc đọc sách mà ông tích luỹ được qua quá trình học tập và nghiên cứu.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc văn bản.
 + Đọc giọng chậm, mạch lạc, chú ý các hình ảnh so sánh được sử dụng.
+ Hệ thống luận điểm:Tầm quan trọng của việc đọc sách; Cái hại khi sách vở quá nhiều; Phương pháp dọc sách.
2. Chú thích.
- Giải thích học vấn khác học thuật
3. Bố cục: 3 phần 
+ Phần I: Từ đầu....đến thế giới mới.
- Tầm quan trọng của việc đọc sách.
+ Phần II: tiếp đến....lực lượng.
- Cái hại khi sách vở quá nhiều.
+ Phần III: Còn lại.
- Phương pháp đọc sách.
4. Phân tích.
a. Tầm quan trọng của việc đọc sách.
+Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn:
- Học vấn là thành tựu do toàn nhân loại tích luỹ ngày dêm mà có; các thành tựu đó sở dĩ không bị lấp vùi đi là do sách vở ghi chép lại, lưu truyền lại.
- Sách là kho tàng quí báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại; là cái mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loaị.
- Nếu muốn tiến lên thì nhất định phải lấy thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ làm điểm xuất phát.
- Đọc sách sẽ có được thành quả nhân loại trong quá khứ( Kinh nghiệm, kiến thức, tư tưởng, lời dậy). “ Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”
b. Cái hại khi sách vở nhiều
D. Củng cố.
- Đọc phần văn bản và tầm quan trọng của đọc sách? 
- Nêu các luận điểm của văn bản ?
E. Hướng dẫn học bài.
- Đọc lại văn bản, nhận biết các phép phân tích đã được sử dụng .
- Chuẩn bị phần II, III
Tiết 92.
A. ổn định tổ chức
B. Bài cũ: Nêu bố cục của văn bản và tầm quan trọng của việc đọc sách.
C. Bài mới:
Hoạt động dậy- học
Nội dung kiến thức cơ bản.
* Giáo viên đọc phần II và nêu tiếp các nội dung cho học sinh trao đổi:
-Trong cuộc sống sách vở càng nhiều càng thuận tiện cho tiếp cận tri thức. Nhưng tại sao trong văn bản này tác giả lại cho rằng: “ Sách vở tích luỹ càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ”?
 ? Và tác giả đã lập luận vấn đề đó như hế nào?( Nêu rõ cụ thể cách trình bầy cho từng cái hại của việc có nhiều sách và lấy dẫn chứng minh hoạ cho từng cách lập luận)
- Tác giả đã so sánh như thế nào để thấy rõ tầm quan trọng của cách đọc sách.
- So sánh hai cách lập luận.
* Bằng cách diễn đạt giầu hình ảnh tác giả đã làm rõ việc đọc sách không có chất luợng , đã tạo ra tính thuyết phục cao cho văn bản.
* Học sinh đọc phần III của văn bản và trao đổi một nội dung: 
- ? rong phần văn bản này tác giả đã truyền cho ta những kinh nghiệm gì về phương pháp đọc sách?.( Chọn sách để đọc; phân loại sách để đọc; đó là đọc sách để có kiến thức phổ thông và đọc sách để trau dồi chuyện môn)
- ? Cách phân tích của tác giả như thế nào?
* Giáo viên nêu vấn dề cho bọc sinh trao đổi rút ra bài học cho việc đọc sách:
- Từ lời bàn của tác giả về việc đọc sách của tác giả, em thu hoạch được được gì về phương pháp đọc sách cho riêng mình
* Học sinh đọc ghi nhớ.
* Học sinh tự nêu cách cảm nhận về bài tập 1
* Học sinh trao đổi và đọc những câu văn, các học sinh khác bổ sung và nhận xét.
b. Cái hại khi sách vở nhiều
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
- Sách nhiều dề khiến người ta lạc hướng.
c. Phương pháp đọc sách.
- Đọc sách không cần đọc nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
- Sách đọc nên chia làm mấy loại , một loại là sách đọc có kiến thức phổ thông, một loại là đọc để trau dồi học vấn chuyên môn.
+ Bằng phép giải thích phân tích kết hợp lối so sánh giầu hình ảnh tác giả đẫ giúp cho ta thấy được muốn đọc sách cần có phương pháp. Cách trình bầy của tác giả dễ hiểu, gần gũi, có sức thuyết phục người nghe.
5. Tổng kết
 1. Nghệ thuật:
 - Lập luận chặt chẽ
 - ý kiến nhận xét xác thực
 - Bố cục chặt chẽ, hợp lý.
 - cách viết giàu hình ảnh
 2. Nội dung. SGK
III.Luyện tập.
Bài tập 1: Nêu điều em cảm thấy thấm thía nhất khi đọc văn bản Bàn vể đọc sách của tác giả Chu Quang Tiềm
Bài tập 2: Đọc những câu văn hay nhất có lời khuyên về chọn sách để đọc.
D. Củng cố.
- Đọc phần III văn bản và nêu lại phuơng pháp đọc sách của tác giả? Nêu luận điểm của văn bản?
 - Nêu các luận điểm của văn bản?
E. Hướng dẫn học bài.
- Đọc lại văn bản, nhận biết các phép phân tích đã được sử dụng 
- Chuẩn bị văn bản Khở ngữ( Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn).
Ngày soạn: 10-1
Ngày dạy: 
Tiết 93
Khởi ngữ
I. Mục tiêu.
 * Kiến thức: Nắm được thế nào là khởi ngữ, nhận diện được khởi ngữ, vận dụng khởi ngữ trong giao tiếp, tạo lập văn bản.Phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ. Nhận diện được công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó( bằng cách dùng câu hỏi: Cái gì là đối tượng được nói đến trong câu này?)
 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết câu văn có thêm thành phần khởi ngữ, tạo thói quen dùng câu có khởi ngữ nhằm tăng hiệu qủa giao tiếp.
II. Chuẩn bị.
 * Giáo viên: Nội dung. Phương pháp và một số ví dụ có khởi ngữ trong các văn bản và trong giao tiếp thường ngày.
 * Học sinh: Đọc và trả lời các câu hòi trong SGK và làm bài tập. Tập vận dụng khởi ngữ trong giao tiếp.
III. Tiến trình dậy- học.
 A. ổn định lớp.
 B. Kiểm tra bài.
- Trong chương trình TV THCS em đã học những thành phần nào của câu?( 2 thành phần chính và trạng ngữ của câu,..). Lấy ví dụ và phân tích?
C. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động dậy- học
Nội dung kiến thức cơ bản.
*Học sinh trình bầy các ví dụ và đọc các từ in đậm.
* Hãy quan sát các ví dụ và trao đổi làm rõ các nhận xét sau:
- ? Xác định nòng cốt các câu văn?( học sinh đọc các thành phần chủ- vị)
-? Các từ in đậm có vị trí như thế nào so với nòng cốt câu?
-? Quan hệ giữa các từ in đậm với thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong các câu?
- nhận xét phần in đậm với thành phần câu , xem có điểm gì giống nhau và khác nhau( có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với nòng cốt câu)
- Hày cho biết mối quan hệ trực tiếp và quan hệ gián tiếp có điểm gì chung?( Hãy dùng thêm các từ về, với, đối với,.. vào trước các phần in đậm để phân biệt)
+ Với quyển sách này tôi đọc rồi.
+ Về giầu tôi cũng giàu rồi.
- có thể thêm vào trước thành phần in đậm những từ; với, đối với, hoặc sau thành phần in đậm từ thì.
- ? Vậy làm thế nào dề nhận diện được các yếu tố có mối quan hệ như vậy với nòng cốt câu?
- Phần in đậm có những đặc điểm trên được gọi là khởi ngữ. Vậy hãy nêu cách hiểu về khởi ngữ?
* Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh thảo luận đề có kết luận chặt chẽ về khởi ngữ:
-? Phân biệt điểm giống và khác nhau của phần in đậm trong câu sau:
Tôi đọc quyển sách này rồi.
Quyển sách này tôi đọc rồi.
- Trong câu A, thành phần in đậm là bổ ngữ.
- Trong câu B, thành phần in đậm là khởi ngữ vì đứng trước chủ ngữ, nêu đề tài dược nói đến trong câu, và không thể thay đổi vị trí .
* Học sinh đọc ghi nhớ; nêu từng ý.
- Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ, phần khởi ý,...
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từng câu và nhận diện khởi ngữ bằng cách có thể thêm vào trước hoặc sau những từ; về, với, thì để có câu trả lời đúng:
- Học sing trình bày từng câu và lập
 luận.( vị trí, từ có thể thêm để nhận diện,...)
* Học sinh trao đổi cách làm bài tập và tự chuyển thành câu có dùng khởi ngữ, bằng cách đưa một yếu tố trong câu làm thành yếu tố phụ trong câu: Mỗi học sinh có thể đưa ra những câu khác nhau.
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
1. Ví dụ: Các ví dụ: a, b,c- chú ý các từ in đậm.
2. Nhận xét:
* Nòng cốt câu:
- Quyển sách này tôi //đọc rồi.
- Giàu, tôi //cũng giầu rồi. Sang, tôi// cũng sang rồi.
*Vị trí các từ in đậm:
- Đứng trước chủ ngữ và ngăn cách với chủ ngữ bằng dấu phẩy.
* Quan hệ của từ in đậm với nòng cốt câu:
+ Quan hệ trực tiếp với một thành phần câu nào đó:
- Yếu tố in đậm lặp lại y nguyên một phần câu còn lại; Giàu, thì tôi cũng giầu rồi.
- Yếu tố in đậm có thể lặp lại bằng một từ thay thế; Quyển sách này tôi đọc nó rồi.
+ Quan hệ gián tiếp với phần câu còn lại; Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới xử cho được.
* Cách nhận diện:
- Thêm vào trước đó những từ: với, đối với, về, về việc.
-Thêm vào sau phần in đậm từ : thì.
3. Kết luận:
- Đứng trước chủ ngữ. Nêu đề tài được nói đến trong câu.
- Có quạn hệ trực tiếp hoặc gián tiếp nòng cốt câu. Nhưng không có quan bệ chủ- vị với vị ngữ.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập.
Bài tập 1: Nhận diện khởi ngữ.
a. Điều này,... ... . Tác giả: SGK
 2. Tác phẩm
- Sáng tác năm 1962
- Thể thơ: Tự do
3. Bố cục: 3 phần.
 -Phần 1: Đoạn I.
- Phần 2: Đoạn II.
- Phần 3: Đoạn III
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh, biểu tượng con cò.
- Con cò đi và lời ru một cách tự nhiên.
- Con cò đến với trẻ thơ một cách vô thức.
- Cách vận dụng, sáng tạo: Ca dao, lời ru, lời thơ 
ị Hình ảnh trung tâm giàu tính biểu tượng (Lời ru người mẹ).
2.. Hình ảnh con cò trong đoạn thơ II
-Con cò gắn liền với tuổi thơ gần gủi thân thiết với mỗi con người suốt cuộc đời.
- Hình ảnh con cò trong ca dao qua sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú và độc đáo của tác giả luôn sống trong tâm hồn con người và nấng đỡ cuộc đời của mỗi con người.
- Hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự chở che, bao dung, dìu dắt, nâng đỡ của người mẹ.
3. Hình ảnh con cò trong đoạn thơ III
-Hình ảnh con cò: Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ bên con suốt cả cuộc đời.
- Quy luật triết lí về tình cảm, có ý nghĩa bền vững và sâu sắc:
 Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
Hoạt đông 2: Tổng kết - Luyện tập
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
HS: Làm bài tập
III.Tổng kết.
 1. Nội dung:
 2. Nghệ thuật.
IV. Luyện tập.
- Làm bài tập 1 SGK.
 D. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc bài thơ “con cò”
 - Làm các bài tập còn lại
 - Soạn bài: “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
 + Đọc kĩ văn bản rồi trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản.
Ngày soạn: / 02/2009 Ngày dạy: /02/2009
Tiết 112, 113
Cách làm bài nghị luận
 về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Mục tiêu
Ôn tập kiến thức về văn nghị luận nói chung, nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí nói riêng.
Tích hợp các kiến thức văn, tiếng việt, tập làm văn đã học.
Rèn luyện kỹ năng làm một bài văn về một vấn đề tư tửng, đạo lí tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề bài.
II. Thiết bị, tài liệu.
Máy chiếu
Phiếu học tập
Các tài liệu liên quan.
III. Tiến trình bài dạy.
 A. ổn định lớp.
 B. Bài cũ:
Thế nào là bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
 C. Bài mới: GV giới thiệu vào bài mới.
Tiết: 112
Hoạt động 1: Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV: chiếu các đề bài.
GV: Yêu cầu tìm hiểu 10 đề bài trong SGK và trả lời các câu hỏi.
? Các đề bài trên có điểm gì giống và khác nhau?
? Dựa và các mẫu trên, hãy tự nghĩ ra một số đề tương tự?
HS: Thảo luận và tự ra một số đề bài.
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung.
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1.Các đề bài.
2. Thảo luận.
- Giống nhau: Yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Khác nhau:
+) Dạng đề có kèm theo mệnh lệnh: Đề 1, đề 3, đề 10.
+) Dạng đề không kèm theo mệnh lệnh: Đề 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
- Tự ra một số đề bài.
Hoạt động 2: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
GV: chiếu đề bài.
?. Xác định yêu cầu của đề bài (Kiểu bài, nội dung).
?. Hãy tìm ý cho đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
GV: Hướng dẫn HS tìm ý theo nghĩa đen, nghĩa bóng.
HS: Thảo luận, tìm ý.
HS: Trả lời, nhận xét, bổ sung.
GV: chiếu bổ sung.
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.
1)Tìm hiểu đề và tìm ý.
-Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.
- Tri thức cần có: 
+ Hiểu biết về tục ngữ Việt Nam.
+ Vận dụng các tri thức đời sống.
- Tìm ý: 
 Giải thích nghĩa đen:
+ Nước là sự vật tự nhiên, thể lỏng, mền, mát, cơ động, linh hoạt trong mọi địa hình, có vai trò đặc biệt trong cuộc sống.
+ Nguồn: Nơi bắt đầu của mọi dòng chảy.
 Giải thích nghĩa bóng:
+ Nước: Những thành quả mà con người được hưởng thụ (cơm, áo, nhà, phương tiện giao thông, văn học nghệ thuật, lễ hội...)
+ Nguồn: Tổ tiên, tiền nhân, tiền bối, những người vô danh và hữu danh có công tạo dựng nên đất nước, làng xã, dòng họ bằng mồ hôI, lao động và xương máu.
+ Bài học đạo lí: 
ã Biết ơn những người có công làm ra.
ã Biết trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và phát huy thành quả đó. 
ã Hưởng thụ và phát triển.
+ ý nghĩa của đạo lí:
ã Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc.
ã Là một trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẽ đẹp văn hoá của dân tộc.
Hướng dẫn học bài
Nắm vững nghĩa đen, nghĩa bóng
Lập dàn bài chi tiết
Viết các phần theo nhóm
Tiết: 113
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và lập dàn bài.
?. Nhiệm vụ của phần mở bài?
?. Nhiệm vụ của phần thân bài?
?. Nhiệm vụ của phần kết bài?
HS: Trình bày theo nhóm phần dàn bài.
GV: Nhận xét, kết luận.
- Hướng dẫn học sinh viết theo từng phần
Hướng đẫn học sinh tìm hiểu ghi nhớ
2) Lập dàn bài.
a) Mở bài:
- Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của câu tục ngữ.
b) Thân bài.
- Giải thích câu tục ngữ.
+ Nghĩa đen.
+ Nghĩa bóng.
- Nhận định, đánh giá
+ Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người.
+ Khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
+ Khẳng định một nguyên tắc đói nhân xử thế.
+ Nhắc nhở trách nhiệm của mọi người...
c) Kết bài:
-Khẳng định vẻ đẹp của câu tục ngữ.
- Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đối với đời sống hiện nay.
3. Viết bài
Đọc lại và sửa chữa
D. Hướng dẫn về nhà:
 - Nắm vững nội dung bài học.
 - Làm bài tập.
 - Tìm hiểu tiếp phần viết bài văn nghị luận.
Soạn bài: Mùa xuân nho nhỏ
	+ Đọc kĩ bài thơ, trả lời câu hỏi SGK
Ngày soạn: / 02/2009 Ngày dạy: /02/2009
Tiết 114,115
Mùa xuân nho nhỏ
I. Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS: Cảm nhận được xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống, của cá nhân là sống có ích, sống để cống hiến cho cuộc đời chung.
 Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
II. Chuẩn bị bài học
- Chân dung nhà thơ Thanh hải.
- Đèn chiếu, giấy trong
- Phiếu học tập
- Các tài liệu liên quan.
III. Tiến trình bày dạy.
 A. ổn định lớp.
 B. Kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc lòng bài thơ “Con cò”, nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản?
 Từ hình ảnh của con cò, nhà thơ đã khái quát lên quy luật mang tính triết lí nào về lòng mẹ?
 C. Bài mới: GV giới thiệu vào bài mới.
Tiết 114.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
GV: Gọi HS đọc chú thích (SGK).
?. Hãy xác định thể thơ, nhịp thơ?
GV: Đọc mẫu và gọi HS đọc văn bản (2 – 3 HS đọc).
?. Bố cục của bài thơ?
?. Nêu ý chính của từng phần?
?. Xác định mạch cảm xúc của bài thơ?
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả:
 2. Tác phẩm
 - Stác 11/1980
 -Thể thơ: Tự do, nhịp 3/2, 2/3.
 3. Bố cục: 4 phần.
+ Mùa xuân trong thiên nhiên (6 câu đầu).
+ Mùa xuân đất nước (10 câu tiếp).
+ Suy nghĩvà ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước (8 câu tiếp).
+ Lời ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế (4 câu cuối).
- Mạch cảm xúc: Tình cảm, cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước đ Mùa xuân con người.
Hoạt động 2: Tìm chi tiết văn bản
GV: Gọi HS đọc 16 câu thơ đầu.
?. Tác giả đã phác hoạ mùa xuân thiên nhiên như thế nào? (Hình ảnh, màu sắc, âm thanh)
?. Em có cảm nhận gì về mùa xuân thiên nhiên mà tác giả phác hoạ?
?. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
?. Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên ra sao? Hãy tìm những câu thơ thể hiện điều đó?
II. Tìm hiểu chi tiết
1.Mùa xuân thiên nhiên, đất nước.
Động từ “Mọc”
Đảo vị ngữ
(2 câu đầu)
- Dòng sông xanh
- Hoa tím biếc
- Tiếng chim
ị Không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh rộn rã.
 - Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng
- ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
-> Cảm xúc: Say sưa, ngây ngất.
 D. Hướng dẫn học bài
	- Đọc thuộc bài thơ
	- Nắm vững phần 1
	 Soạn phần 2,3
	+ Mùa xuân đất nước
	+ Ước nguyện của tác giả
Tiết 115:
ổ định lớp
Bài cũ: Đọc thuộc khổ thơ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân đất nước?
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu chi tiết
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- Hs đọc đoạn 2
?Nhà thơ cảm nhận về mùa xuân đất nước ra sao?
? Em có suy nghĩ gì về hai hình ảnh trên?
? Sức sống của mùa xuân đất nước được tác giả miêu tả như thế nào?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
? Cảm nhận chung của em về hình ảnh mùa đất nước?
? Suy ngẫm của tác giả về đất nước?
HS: đọc 8 câu thơ tiếp (SGK).
? Em có cảm nhận gì về cách chuyển đổi xưng hô của tác giả?(Tôi đ ta).
?.Tác giả có tâm niệm gì trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước?
? Hãy nêu những tâm niệm cụ thể của nhà thơ?
?. Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì? tác dụng?
? Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh: Chim hót, nhành hoa, nốt nhạch?
? Từ tâm niệm đó tác giả đã ước nguyện điều gì cụ thể, tổng quát?
? Nhận xét của em về ước nguyện của nhà thơ?
? Em hãy nhận xét và so sánh mùa xuân của đất nước và mùa xuân của nhà thơ?
GV: Gọi HS đọc 4 câu thơ cuối.
? Bài thơ được kết thúc như thế nào?
? Cách gieo vần, phối âm trong 4 câu thơ cuối ra sao?
? Nhắc đến những câu dân ca Nam ai, Nam bằng, nhịp phách tiền có dụng ý gì?
? Hãy nêu những nét nghệ thuật của bài thơ?
HS: Tự phát biểu (khái quát).
? Bài thơ đem đến cho em hiểu biết gì?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK).
2. Mùa xuân của đất nước
- Chiến đấu và sản xuất
Người cầm súng
 Người ra đồng
- Lộc...lưng, ...mạ: Họ đã mang mùa xuân đến mọi nơi cho đất nước
- Sức sống: 
 Tất... hả
 Tất .... xao
-> Nhộn nhịp, khẩn trương, tràn đầy sức sống
- Suy ngẫm về đất nước:
 Đất.....................
 Cứ ....................trước
-> Có bề dày lịch sử, không ngừng phát triển.
3. Tâm niệm của nhà thơ.
-Tôi: cá nhân.
- Ta: (số ít + số nhiều) đ hài hoà giữa riêng và chung.
- Khát vọng hoà nhập với cuộc sống, tự guyện dâng hiến tất cả tâm sức cho đất nước.
Điệp
Từ
 ã Con chim hót
-Ta làm ã nhành hoa
 ã Nốt nhạc xao xuyến
đ Nguyện làm “mùa xuân nho nhỏ”
đ Chân thành, tha thiết, khiêm nhường (khát vọng hoà nhập, cống hiến).
- HS tự do phát biểu.
4. Lời ca ngợi quê hương qua làn điệu dân ca Huế
-Kết thúc: Điệu dân ca xứ Huế.
- Phối âm độc đáo: Vần bằng, vần trắc.
đ Cái hồn của âm nhạc dân ca xứ Huế (âm thanh mùa xuân đất nước trẻ trung, xao xuyến lòng người).
IV. Tổng kết
 1. Nghệ thuật 
- Thể thơ: 5 chữ (Tự do).
- Nhạc điệu: Dân ca xứ Huế.
- Giọng điệu: Nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hình ảnh thơ: Giản dị, thực, tự nhiên, biểu tượng, khái quát.
- Mạch cảm xúc: Tự nhiên đ chặt chẽ, lôgic.
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, điệp từ, so sánh.
2. Nội dung:
Ghi nhớ (SGK).
Hoạt động 3: Luyện tập
? Viết một đoạn văn bình luận khổ thơ đặc sắc trong bài thơ?
HS: Tự chọn khổ thơ.
HS: Viết đoạn văn.
HS: Trình bày, nhận xét.
GV: Đánh giá, nhận xét.
D. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc bài thơ
 - Nắm vững nội dung, nghệ thuật.
 - Soạn bài mới: Trả bài số 5
	Ôn lại văn nghị luận về một sự việc hiện tương
	Suy nghĩ lại làm của mình
	Tự đánh giá bài làm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9 ki 2 0809(1).doc