Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 122: Nói với con (Y Phương)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 122: Nói với con (Y Phương)

 Tiết 122 :

Nói Với Con

 ( Y Phương )

A. Mục tiêu cần đạt :

Học sinh cảm nhận được :

- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái,tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mìnhqua lời thơ của Y Phương.

- Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể , gợi cảm.

 B.Chuẩn bị :

 Giáo viên : Giáo án, Bảng phụ, phiếu học tập

 Học sinh : Soạn bài

 C.Tiến trình lên lớp :

 - Giới thiệu giáo viên dự giờ , ổn định lớp

- Bài cũ :

1. Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh ? Cho biết nội dung chính của bài thơ ?

2. Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả những hình ảnh, hiện tượng gì?

 Hương ổi, gió se, sương chung chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, mây vắt nữa mình sang thu .

 

doc 6 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 901Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 122: Nói với con (Y Phương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 122 : 
Nói Với Con
 ( Y Phương )
Mục tiêu cần đạt :
Học sinh cảm nhận được :
Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái,tình yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mìnhqua lời thơ của Y Phương.
Bước đầu hiểu được cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh cụ thể , gợi cảm.
 B.Chuẩn bị :
 Giáo viên : Giáo án, Bảng phụ, phiếu học tập 
 Học sinh : Soạn bài
 C.Tiến trình lên lớp :
 - Giới thiệu giáo viên dự giờ , ổn định lớp
Bài cũ :
Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh ? Cho biết nội dung chính của bài thơ ?
Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả những hình ảnh, hiện tượng gì?
Hương ổi, gió se, sương chung chình, sông dềnh dàng, chim vội vã, mây vắt nữa mình sang thu .
Giới thiệu bài mới : 
Các em đã gặp biết bao tác phẩm viết về tình cảm cha mẹ dành cho con cái trong văn học Việt Nam cũng như nước ngoài như “ Mây và sóng ” ( Ta Go ), thơ Xuân Quỳnh. Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các em một văn bản nói về tình yêu thương con cái và mong ước thế hệ mai sau tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhưng điều đặc biệt của bài thơ này là có những hình ảnh mới lạ, lời nói mộc mạc chân tình, thể hiện được cái chất của người dân tộc – mời các em cùng học bài
Giáo viên ghi mục bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 :
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc:
Đọc với một giọng điệu tha thiết, trìu mến, ấm áp và tin cậy
- Giáo viên đọc mẫu -> Gọi học sinh đọc -> nhận xét cách đọc của học sinh
- Học sinh đọc chú thích SGK ( giới thiệu một số từ khó )
H. Em hãy giới thiệu một vài nét chính về tác giả Y Phương ?
H. Em thấy bài thơ này có nét gì mới lạ hơn so với những bài thơ em đã học?
H. Vì sao lại có sự mới lạ đó ?
=> Đây là cách nói của người dân tộc miền núi mà tác giả vốn là người dân tộc Tây Bắc => Vì vậy bài thơ mộc mạc nhưng gợi cảm, khi tìm hiểu chúng ta không phân tích cái trắng, cái đen của nó mà phải nắm bắt cái hồn, cái thần bài thơ vừa cụ thể nhưng lại có sức khái quát, rất mơ hồ nhưng lại mơ hồ có lý => tạo nên cái thú vị cho bài thơ .
Hoạt động 2 : 
H. Văn bản thuộc thể loại thơ gì ? vì sao em nhận ra ?
=> Nhân vật trữ tình : Người cha mượn lời nói với con để thể hiện tình cảm quê hương, tình cảm ruột thịt của mình
H. Để thể hiện được điều đó tác giả đã sử dụng phương thức biểu đat nào ?
( cho học sinh lấy một số câu thơ thể hiện các phương thức biểu đạt )
H. Tình cảm quê hương, tình cảm ruột thit được trình bày theo một bố cục như thế nào
=> Bây giờ mời các em cùng đi nghiên cứu vào từng phần
H.Người cha nói với con về những tình cảm cội nguồn nào ?
=> tình cảm gia đình, làng xóm.
H.Lời thơ nói về tình gia đình có gì đặc biệt ?
H. Em cảm nhận ý thơ này như thế nào ?
=> Bước chân của con chạm vào tiếng nói của cha, tiếng cười của mẹ 
H. Từ đó một cảnh tượng như thế nào được hiện lên ?
=> Một không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, từng tiếng cười bước đi của con đều được cha mẹ chăm chút và mừng vui đón nhận
H. Tại sao lời đầu tiên người cha nói với con là tình gia đình ? 
H. “ Người đồng mình” có nét gì riêng các em ?
- nét riêng 1
H. Em hiểu gì về hình ảnh “ Đan lờ nan hoa ” ?
( Học sinh bộc lộ dựa vào phần chú thích )
H. Hình ảnh này gợi nên một cuộc sống như thế nào ?
- Nét riêng 2
H. Em cảm nhận như thế nào về lời thơ này ?
=> Vẻ đẹp đó tự nguyện, sẵn có ở nới đây
H. Người cha nói “ ngày cưới đầu tiên đẹp nhất trên đời ” gợi một cuộc sống như thế nào ở quê hương ?
H. Vì sao người cha muốn nói với con về quê hương như vậy ?
H. Từ đó cho thấy người cha có tình cảm như thế nào đối với quê hương và con mình
H. Trong lời thơ người cha đã nêu đặc điểm nào của cuộc sống quê hương ?
-Học sinh trình bày 2 đặc điểm 
- Chia lớp học thành 2 nhóm
- Phát phiếu học tập
I. Đọc và tiếp xúc văn bản :
1. Đäc :
2. Chú thích :
a. Tác giả :
+ Tên thật là Hứa Vĩnh Sước, sinh năm 1948
+ Quê : Dân tộc Tày, Cao Bằng
+ Từng gia nhập quân ngũ, chủ tịch hội văn học nghệ thuật Tỉnh Cao Bằng.
b.Tác phẩm :
- Thể thơ : tự do, ít vần gần với lời nói hàng ngày
+ Mộc mạc , chân thành
+ Hình ảnh mới lạ
II. Hiểu văn bản :
-Thể loại : Trữ tình
- Phương thức biểu đạt : Biểu cảm, tự sự và miêu tả
- Bố cục : 2 đoạn
Đoạn 1 : Từ đầu -> ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
( con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và cuộc sống lao động nên thơ của quê hương )
Đoạn 2 : còn lại
( Lòng tự hào về sức sống truyền thống quê hương và mong ước con kế tục truyền thống ấy )
1. Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con : ( nói với con về tình cảm cội nguồn )
* Tình gia đình :
Chân ..tới cha . tiếng nói
Chântới mẹ tiếng cười
=> người con được nuôi dưỡng và lớn lên trong tình yêu thương, che chở của cha mẹ.
=> Mái ấm gia đình hạnh phúc
=> Nhắc nhở con về tình cảm ruột thịt, cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người
* Tình làng xóm :
- Hình ảnh mộc mạc : 
Đan lờ cài nan hoa Động từ =>
Vách nhà ken câu hát gắn bó ,quất quýt
=> vẻ đẹp cuộc sống lao động, sinh hoạt, truyền thống dân tộc
- Lời nói chân tình :
Rừng .hoa – đẹp thiên nhiên
Con đường..tấm lòng – đẹp tình người 
=> vùng quê giàu tình yêu thương, có truyền thống văn hoá vật chất và tinh thần
- Dạy con về tình cảm cội nguồn
- Yêu quý và tự hào về tình cảm quê hương
2. Sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương :
Nhóm 1 : Cho đoạn thơ : “ Người đồng mình thương lắm con ơi
 .không lo cực nhọc ”
Em hãy phân tích những chi tiết điển hình gợi nhắc cuộc sống gian khổ và ý chí của con người ? Từ đó cho biết người cha muốn nói với con điều gì ?
Nhóm 2 : Cho đoạn thơ : “ Người đồng mình thô sơ da thịt
 .nghe con”
Gợi cho em một hình ảnh con người nơi đây như thế nào ? vì sao người cha nói điều này ? 
Gv cho các nhóm làm việc trong vòng 3 phút
Đại diện các nhóm trình bày
Gv bổ sung, kết luận 
Hoạt động GV & HS
 Trình bày bảng
 Trả lời của nhóm 1
 Trả lời của nhóm 2
- Giáo viên gọi nhóm 1 trả lời
=> Muốn con không quên mảnh đất gian khổ quê hương.
H. ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ?
- Giáo viên gọi nhóm 2 trả lời
=> Người kinh thường nói “ ăn chắc mặc bền, chém to kho mặn, chân đất lưng trần ” thì người Tày “ thô sơ gia thịt ”
* Cuộc sống gian khổ và ý chí con người vượt lên gian khổ :
- Gian khổ : 
+ Sống trên đá => cằn 
 cỗi,
+ Sống trên thung hiểm 
 trở
- Ý chí :
Sống không chê 
Sống không lo =>
Người đồng mình
Xa nuôi chí lớn
Cao đo nỗi buồn
=>Lặp từ ngữ
 Dũng cảm , ý chí vượt lên gian khổ, yêu quý gắn bó quê hương.
* Sức sống mãnh liệt, bền bỉ của con người quê hương :
- Con người :
Tự đục đáquê hương =>
Quê hương...phong tục
Thô sơ gia thịt
=> Chân chất, khoẻ mạnh, mộc mạc, tự chủ trong cuộc sống
=> Lao động để tồn tại, giữ gìn truyền thống dân tộc, ý chí can trường dũng cảm, không chùn bước trước khó khăn, gian khổ
- Nhắc con không quên cội nguồn dân tộc
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi bài tập trắc nghiệm :
Bài tập : Hãy khoanh tròn chữ cái đầu dòng vào phương án em cho là đúng
Từ “nhỏ bé ” trong câu thơ : “ Người đồng mình thô sơ da thịt
 Chẳng có ai nhỏ bé đâu con ”
Được dùng theo nghĩa nào ?
A. Nghĩa thực C. Nghĩa so sánh
B. Nghĩa cụ thể D .Nghĩa ẩn dụ
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
H. Người cha nói người đồng mình không ai nhỏ bé, em hiểu được ý muốn người cha là gì ? 
H.Qua đoạn thơ phân tích em hiểu gì về tình cảm của người cha đối với quê 
hương ?
=> + Thương quê hương gian lao vất vả
+ Tự hào về ý chí, khí phách vươn lên của người đồng mình
+ Yêu quý bản sắc văn hoá riêng
+ Hy vọng thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống tốt đẹp của quê hương 
Hoạt động 3 : 
H. Em cảm nhận được điều gì qua văn bản “ Nói với con ” ?
H. Em cảm nhận được những vẻ đẹp riêng nào của thơ miền núi ?
H. Từ bài thơ em hiểu thêm gì về con người vùng rẻo cao ?
=> Đầy gian khổ nhưng tốt đẹp, sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, tâm hồn gắn bó với quê hương với dân tộc .
- Con người không nhỏ bé, có khí phách, ý chí vươn lên.
III. Ý nghĩa văn bản :
- Cuộc sống đầy gian khổ nhưng giàu tình nghĩa. Con người có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ . Tác giả tự hào về quê hương mình.
- Cảm xúc chân thật
- Cách nói hồn nhiên, mộc mạc
Củng cố : Giáo viên treo bảng phụ có ghi bài tập
Khoanh tròn chữ cái đầu dòng vào phương án em cho là đúng 
Cảm xúc và chủ đề bài thơ “Nói với con” gần gũi với cảm xúc và chủ đề của bài thơ nào sau đây :
Bếp lửa
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Con Cò
Cả 3 phương án trên đều đúng
Dặn dò : 
 - Học thuộc lòng bài thơ “ Nói với con ”
 - Soạn bài “ Mây và sóng ” của Ta Go

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_122_noi_voi_con_y_phuong.doc