Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 140: HDĐT bến quê

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 140: HDĐT bến quê

 TIẾT 140: HDĐT BẾN QUÊ

 Nguyễn Minh Châu

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu t¬ượng trong truyện.

- Những bài học mang tính triết lí về con ng¬ười và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quí giá từ những điều gần gũi xung quanh.

2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.

- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng,. trong truyện.

3. Giáo dục

- Tình yêu quê hương đất nư¬ớc, biết trân trọng nâng niu những gì là mộc mạc giản dị nhưng lại hết sức ý nghĩa.

II. Một số kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung, ý nghĩa văn bản.

- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.

III. Chuẩn bị

1. Gv : Nghiên cứu soạn bài.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 951Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 140: HDĐT bến quê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :17/ 3/13
Ngày dạy : 18/ 3/ 13
 TIẾT 140: HDĐT BẾN QUÊ 	
 Nguyễn Minh Châu
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quí giá từ những điều gần gũi xung quanh.
2. Kĩ năng 
- Đọc - hiểu văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng,... trong truyện.
3. Giáo dục 
- Tình yêu quê hương đất nước, biết trân trọng nâng niu những gì là mộc mạc giản dị nhưng lại hết sức ý nghĩa.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung, ý nghĩa văn bản.
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Gv : Nghiên cứu soạn bài.
2. Hs : đọc, soạn bài.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra:  Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung của bài để giới thiệu.
Gv hướng dẫn học sinh đọc và kể tóm tắt cốt truyện.
? Hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn?
*Kể tóm tắt:
Hãy tìm hiểu bố cục văn bản này theo cốt truyện?
Hãy nhận xét về thể loại , phương thức biểu đạt của truyện? 
? Trong truyện, nhân vật Nhĩ đã được đặt trong tình huống như thế nào?
? Tại sao nói đó là tình huống trớ trêu, nghịch lí nhưng cũng không trái tự nhiên, không phải là hoàn toàn bịa đặt vô lí?
? Qua cái nhìn và cảm nhận của Nhĩ, cảnh vật, thiên nhiên hiện lên ở những chi tiết nào?
? Cảnh vật được miêu tả theo trình tự nào? Có tác dụng gì?
Gv: Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa. Tạo thành không gian có chiều sâu, rộng.
?Nhĩ đã hỏi Liên những gì? Thái độ của Liên ra sao?
-Chị âu yếm , vuốt ve bên vai chồng.
?Nhĩ đã cảm nhận được điều gì với mình?
-Tìm hiểu cuộc đối thoại giữa Liên với Nhĩ, qua thái độ, cử chỉ của chị với chồng, qua suy tư của Nhĩ với vợ->Liên là người vợ như  thế nào? Nhĩ đã cảm nhận về vợ như thế nào?
? Khao khát cuối cùng của Nhĩ là gì? vì sao anh lại có khao khát đó? Nhận xét gì về tâm trạng của Nhĩ lúc này?
Để thực hiện khao khát đó, Nhĩ đã làm gì? Điều đó có thực hiện được không? 
Từ đây anh đã rút ra một qui luật nào nữa trong cuộc đời mỗi con người?
? Hành động kì quặc của Nhĩ là gì? ý nghĩa của hành động ấy?
Gv: Anh muốn giục đứa con nhưng qua đó thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn trương, sống có ích đừng la cà, chùng chình dềnh dàng, vô bổ. Hãy dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
Gv: hướng dẫn học sinh tổng kết.
- Nhận xét về nghệ thuật ,nội dung của truyện?
- Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm.
Gv hướng dẫn học sinh luyện tập.
I. Đọc, hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích(sgk)
3. Thể loại :truyện ngắn
4. Bố cục: 2 phần
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
- Tình huống trớ trêu như một nghịch lí vì Nhĩ là một người làm công việc phải đi nhiều, vậy mà cuối đời anh lại bị buộc chặt vào giường bệnh.
=> Dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
2. Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ
* Cảnh vật, thiên nhiên
- Những chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng đậm sắc hơn.
- Dòng sông màu đỏ nhạt mặt sông như rộng thêm ra.
- Vòm trời như cao hơn.
- Bờ bãi màu vàng thau xen màu xanh non.
=> Cảnh vật được cảm nhận một cách tinh tế, vừa quen, vừa lạ, tưởng chừng như lần đầu tiên Nhĩ cảm thấy tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
*Với Liên- vợ anh
- Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc vuốt ve vai anh.
- Anh nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo, đức hi sinh thầm lặng của vợ anh.
=> Nhĩ đã tìm thấy chỗ dựa và sức mạnh tinh thần chính là từ tổ ấm gia đình. 
* Khao khát của Nhĩ:
- Được một lần đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng -> Đây chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, sâu xa trong cuộc sống chen vào những ân hận, xót xa. Như có cái gì không phải với quê hương, với tuổi trẻ của mình.
3. Câu chuyện của anh với cậu con trai và sự chiêm nghiệm của anh về một qui luật đời người.
+ Nhờ con sang sông
- Đứa con bị cuốn hút .....lỡ chuyền đò duy nhất trong ngày.
=>Nhĩ k giận con vì biết nó chưa hiểu ý mình. Anh rút ra quy luật: con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.
Hành động kì quặc của Nhĩ:
- Giơ cánh tay gầy khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho một ai đó.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng.
2. Nội dung
Ghi nhớ SGK
IV. Luyện tập
Bài tập SGK
4. Củng cố: 
- Tóm tắt nội dung đoạn trích.
- Chủ đề của truyện này là gì?
5. Hướng dẫn học tập: 
Học bài, chuẩn bị tiết tiếp theo
==============================================================
Ngày soạn: 17/ 3/ 13
Ngày dạy : 19/ 3/ 13
 TIẾT 141: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
 Hệ thống hoá kiến thức về Khởi ngữ và các thành phần biệt lập; liên kết câu và liên kết đoạn văn; nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý. 
2. Kĩ năng 
 Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.
3. Giáo dục 
 Ý thức trong việc ôn tập, củng cố kiến thức bài học.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài ôn tập.
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.
III. Chuẩn bị 
1.Phương tiện, kĩ thuật: 
Gv phiếu học tập, nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ.
 Hs đọc, soạn bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung của bài để giới thiệu
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
Gv: hướng dẫn học sinh ôn tập phần lí thuyết, phần bài tập.
Hs: ôn tập phần lí thuyết, làm các bài tập sách giáo khoa.
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày làm trên bảng ấng nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
GV: Yêu cầu HS lập bảng theo mẫu.
GV : Gợi ý HS viết
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày làm trên bảng nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
Gv: hướng dẫn học sinh ôn tập phần lí thuyết, phần bài tập.
Hs: ôn tập phần lí thuyết, làm các bài tập sách giáo khoa.
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày làm trên bảng nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
I. Khởi nghữ và các thành phần biệt lập
A. Lí thuyết
1. Khởi ngữ
2. Các thành phần biệt lập
B. Bài tập
1. Gọi tên các thành phần câu
a, Xây cái lăng ấy---) Khởi ngữ.
b, Dường nh ----) Tình thái từ.
c, Những người con gái..nhìn ta như vậy---) thành phần phụ chú.
d, Tha ông---) gọi đáp. 
Vất vả quá ---) Thành phần cảm thán.
2. Lập bảng theo mẫu
3. Đoạn văn 
Bến quê là một câu chuyện về cuộc đời - Cuộc đời vốn rất bình lặng quanh ta. Với những nghịch lí không dễ gì hoá giải. Hình như trong cuộc sống hôm nay, chúng ta có thể gặp gỡ ở đâu đó giống như hoặc gần như số phận của nhân vật Nhĩ trong câu chuyện của Nguyễn Minh Châu? Người ta có thể mải mê kiếm danh kiếm lợi để rồi rong ruổi hết cuộc đời. Vì một lí do nào đó phải nằm bẹp dí một chỗ, con ngừơi mới chợt nhận ra rằng ; gia đình chính là nơi cuối cùng tiễn đa ta về nơi vĩnh hằng của cuộc đời mình.
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
A. Lí thuyết
- Ôn tập về các phép liên kết câu về cả nội dung và hình thức.
B. Bài tập
1. Bài tập 1:
a, Sử dụng phép nối: nhưng, nhng rồi, và.
b, Sử dụng phép lặp từ vựng: cô bé; 
Phép thế đại từ : cô bé- nó. 
c, Sử dụng phép thế đại từ.
 2. Bài tập 2: ghi kết quả vào bảng phụ (theo mẫu ở SGK)
3. Bài tập 3
Phân tích sự liên kết giữa nội dung và hình thức ở đoạn văn đã làm trong bài tập 2 mục I
4. Củng cố : 4Em hãy cho biết thế nào khởi ngữ? Cho ví dụ?
5. Hướng dẫn học bài: Soạn và huẩn bị tiết tiếp theo.
Ngày soạn: 17/ 3/ 13
Ngày dạy : 21/ 3/ 13
 TIẾT 138 - 139 : VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
 Bài tập làm văn số 7 nhằm đánh giá HS ở các phương diện chủ yếu sau:
- Biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó. 
2. Kĩ năng 
 Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh,..trong quá trình làm bài.
3. Giáo dục 
 Có kỹ năng làm bài tập làm văn nói chung (bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả, )
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua bài viết. 
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài làm.
III. Chuẩn bị 
1. Gv: Phương tiện, kĩ thuật: phiếu học tập, nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ. 
 Phương pháp: Đặt vấn đề
2. Hs: chuẩn bị vở viết văn, kiến thức làm bài.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 1
2. Kiểm tra: 4 Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : Gv nêu nội dung kiểm tra.
Ngày soạn: 17/ 3/ 13
Ngày dạy : 22/ 3/ 13
TIẾT 142: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (TIẾP)
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
 Hệ thống hoá kiến thức về Khởi ngữ và các thành phần biệt lập; liên kết câu và liên kết đoạn văn; nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý. 
2. Kĩ năng 
 Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.
3. Giáo dục 
 Ý thức trong việc ôn tập, củng cố kiến thức bài học.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài ôn tập.
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật:Gv phiếu học tập, nghiên cứu soạn bài. 
2.Hs đọc, soạn bài.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung của bài để giới thiệu
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
Gv: hướng dẫn học sinh ôn tập phần lí thuyết, phần bài tập.
Hs: ôn tập phần lí thuyết, làm các bài tập sách giáo khoa.
- HS trao đổi thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày làm trên bảng nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV kết luận. 
Gv hướng dẫn học sinh viết đoạn văn.
Hs: Trình bày, nhận xét
Gv; Nhận xét
II. Nghĩa tường minh và hàm ý
Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
B.Bài tập 1. Bài tập 1
 Chuyện Chiếm hết chỗ
- Hàm ý câu: “ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!” là: Địa ngục mới chính là nơi giành cho các ông nhà giàu.
2. Bài tập 2
a, Câu : Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp hàm ý là:
- Đội bóng chơi không hay.
- Tôi không muốn bình luận về việc này.
b, Câu: Tớ báo cho Chi rồi hàm ý là:
- Tôi chưa báo cho Nam và Tuấn.
- Tôi không muốn nhắc đến Nam và Tuấn.
=> Người nói đã cố ý vi phạm phương châm về lượng.
III. Luyện tập
Viết đoạn văn khoảng 5 - 7 câu, có sử dụng ít nhất 2 phép liên kết câu, 2 thành phần biệt lập.
4. Củng cố : 
5. Hướng dẫn học bài: Soạn và huẩn bị tiết tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docg an van 9 tuan 30.doc