Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 143: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 143: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

TIẾT 143: LUYỆN NÓI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ BÀI THƠ

I. Mục tiêu bài dạy

1. Kiến thức

 Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Kĩ năng

- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.

3. Giáo dục

 Ý thức trong việc lập dàn ý, tự tin khi nói tr¬ước đám đông.

II. Một số kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài luyện nói

- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.

III. Chuẩn bị

 1.Gv phiếu học tập, nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ.

 2.Hs đọc, soạn bài.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 143: Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/ 3/ 13
Ngày dạy: 25/ 3/ 13
TIẾT 143: LUYỆN NÓI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ BÀI THƠ
I. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
 Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kĩ năng 
- Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Giáo dục 
 Ý thức trong việc lập dàn ý, tự tin khi nói trước đám đông.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài luyện nói
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.
III. Chuẩn bị 
 1.Gv phiếu học tập, nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ.
 2.Hs đọc, soạn bài.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung của bài để giới thiệu
I. Lập dàn ý
 1. Mở bài
 - Giới thiệu tác giả, bài thơ
 2. Thân bài
 a, Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước
 - Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc
 Con chim chiền chiện,hót vang lừng
 Từng giọt long lanh rơi....tôi hứng.
 => NT đảo trật tự cú pháp(câu 1), miêu tả màu sắc âm thanh, cách chuyển đổi cảm giác(tôi hứng)
 - Cảnh gợi không gian phóng khoáng nhưng lại đằm thắm , dịu dàng, tươi mát. Mùa xuân Việt Nam thật là tươi đẹp.
 Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy quanh lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ
 => NT điệp từ, điệp cấu trúc, hình ảnh độc đáo(Lộc xuân)
 Mùa xuân đến với con người: người cầm súng, người ra đồng.
 - Họ là hai lực lượng tiêu biểu bảo vệ và dựng xây đất nước. Họ đem lộc xuân về, họ gieo lộc xuân, góp vào mùa xuân đất nước 
 - Tất cả: Hối hả, xôn xao.
 (Điệp ngữ, từ láy, so sánh)
 => Nhịp điệu khẩn trương, náo nức. Đó là nhịp điệu của lịch sử, của thời đại, của đất nước đi lên phía trước không ngừng, không nghỉ.
 B, Mùa xuân nho nhỏ của mỗi người
 - Ta làm :
 Con chim hót
 Một cành hoa
 Một nốt trầm xao xuyến
 => Ao ước được góp phần vào làm tươi đẹp mùa xuân.
“Ta” : Số ít mang sắc thái trang trọng, vừa là số nhiều, vừa nói được niềm riêng, vừa diễn đạt được cái chung. Đó là tâm sự ước vọng của nhiều cuộc đời, của một cuộc đời muốn gắn bó, cống hiến cho đất nước.
 + Liên tưởng : Từ mùa xuân đất nước đến mùa xuân nho nhỏ của mỗi người.
 + Điệp cấu trúc :
 Ta làm...
 Ta nhập...
 Dù là....
 => Tất cả làm cho bài thơ có một sức sống riêng.
 3.Kết bài
 Cảm nghĩ của bản thân
 4.Củng cố: GV : Nhấn mạnh việc lập dàn ý. Khả năng liên kết giữa các câu, các đoạn trong văn bản.
 5. Hướng dẫn học bài: - HS Chuẩn bị tiết 2
==============================================================
Ngày soạn: 23/ 3/ 13
Ngày dạy: 26/ 3/ 13
 TIẾT 144: LUYỆN NÓI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ BÀI THƠ
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức 
 Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 2. Kĩ năng 
 - Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
 - Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
 3. Giáo dục 
 Ý thức trong việc lập dàn ý, tự tin khi nói trước đám đông.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung bài luyện nói
- Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.
III. Chuẩn bị 
 1. Phương tiện, kĩ thuật: 
 Gv phiếu học tập, nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ.
 Hs đọc, soạn bài.
 2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. Ổn định : 
 2. Kiểm tra:  Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung của bài để giới thiệu
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
- Hs: Luyện nói trong tổ
- Cử đại diện trình bày
Hs: Trình bày trước lớp
Hs: Nhận xét
Gv: Nhận xét cho điểm
II.Trình bày trước nhóm
III. Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp
- Yêu cầu:
Trình bày đung theo dàn ý.
Giọng to, lưu loát, rõ ràng, diễn cảm.
Tự tin, làm chủ bài nói.
Có mở đầu và kết thúc.
4. Củng cố: GV : Biểu dương tinh thần chuẩn bị và ý thức buổi luyện nói.
5. Hướng dẫn học bài: 
 Soạn bài tiếp theo
 ============================================================== 
Ngày soạn: 23/ 3/ 13
Ngày dạy: 29 / 3/13
TIẾT 145: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 Lê Minh Khuê 
I. Mục tiêu bài dạy 
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên, trong cuộc sống hiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kĩ năng 
- Đọc - hiểu một tác phẩm tự sáng tác trong thời kì kháng hiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3. Giáo dục 
 - Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, lòng biết ơn vô hạn với các thế hệ đã đi trước, tình cảm cách mạng.
II. Một số kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ của bản thân thông qua nội dung, nghệ thuật tác phẩm
 - Suy nghĩ sáng tạo: bày tỏ nhận thức và hành động của bản thân mỗi học sinh thông qua nội dung bài học.
III. Chuẩn bị 
1. Phương tiện, kĩ thuật: 
 Gv phiếu học tập, nghiên cứu soạn bài, viết bảng phụ, tranh chân dung tác giả.
 Hs đọc, soạn bài.
2. Phương pháp: Đặt vấn đề, thảo luận nhóm, đọc sáng tạo.
IV. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra:  Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới : Gv dựa vào nội dung của bài để giới thiệu
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
GV hướng dẫn HS đọc, kể tóm tắt nội dung truyện.
- Đọc với giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại
- Kể tóm tắt nội dung đoạn trích.
Hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
? Hoàn cảnh sáng tác truyện?
?Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?
Xác định bố cục của đoạn trích, nêu ý mỗi phần?
? Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong được kể, tả qua những chi tiết nào? 
? Đó là một công việc như thế nào?
? Không gian trong hang đá là cảnh sinh hoạt thường nhật của ba cô thanh niên xung phong. Không gian ấy hiện lên qua những chi tiết nào?
?Em có nhận xét gì về cuộc sống của họ? Có sự tương phản nào giữa hai không gian này không? Đó là một hiện thực như thế nào?
Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ?
?Cảm xúc của em trước những cô gái ấy?
?Liên hệ với người lính trong: Bài thơ về tiểu đội xe k kính...
I. Đọc, hiểu văn bản
1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả
Lê Minh Khuê sinh năm 1949 quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Là cây bút nữ chuyên viết về truyện ngắn. 
b. Tác phẩm
Văn bản Những ngôi sao xa xôi (1971) 
3. Thể loại
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Ngôi kể : ngôi thứ nhất.
4. Bố cục: 3 phần
P1 ...ngôi sao trên mũ - Phương Định kể về công việc và cuộc sống của cô và tổ trinh sát mặt đường.
P2... là buổi trưa. Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng chăm sóc.
P3còn lại .Sau giây phút nguy hiểm, hai chị em nối nhau hát, niềm vui của ba cô trước trận ma đá đột ngột.
II. Đọc, hiểu văn bản
1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu và tính cách của tổ nữ thanh niên xung phong trinh sát mặt đường
+ Họ sống và chiến đấu trong hoàn cảnh rất đặc biệt.
- Ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trờng Sơn. Tức là ở nơi tập trung nhất bom đạn và sự nguy hiểm ác liệt.
+ Công việc hằng ngày:
- Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất, đếm bom chưa nổ, thậm chí là phải phá bom luôn.
- Có khi bị bom vùi luôn.
- Chạy trên cao điểm cả ban ngày.
- Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu. 
=> Đó là việc nguy hiểm đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh , khôn ngoan, khéo léo, sẵn sàng hi sinh.
2. Những phẩm chất chung của ba cô gái thanh niên xung phong
- Họ là những cô gái còn rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung:
- Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó.
- Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thíc làm đẹp dù cuộc sống khó khăn ác liệt: Thích thêu thùa, thích hát, chép bài hát, thích nhớ về những người thân và quê hương.
=> Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp, vừa bình dị, hồn nhiên, lạc quan 
4.Củng cố : ? Em hãy nêu chủ đề của tác phẩm ? 
5.Hướng dẫn học bài: 
Soạn tiết 146: Những ngôi sao xa xôi (tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 31(1).doc