Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 159: Kiểm tra Tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 159: Kiểm tra Tiếng Việt

Tiết 159

 Kiểm tra tiếng việt

I. Mục đích kiểm tra:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh kiểm tra lại những KT đã học về Tiếng Việt đã học trong chương trình.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ sử dụng KT đã học vào hoạt động giao tiếp xã hội.

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác làm bài.

II. Hình thức kiểm tra: Kiểm tra trắc nghiệm + Tự luận.

III. Sơ đồ ma trận

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 159: Kiểm tra Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 159
 Kiểm tra tiếng việt
I. Mục đích kiểm tra :
 1. Kiến thức: Giúp học sinh kiểm tra lại những KT đã học về Tiếng Việt đã học trong chương trình.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hệ sử dụng KT đã học vào hoạt động giao tiếp xã hội.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác làm bài. 
II. Hình thức kiểm tra : Kiểm tra trắc nghiệm + Tự luận.
III. Sơ đồ ma trận
Nội dung chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổngsố
TN
TL
TN
TL
CĐT
CĐC
 Khởi ngữ 
Câu 1
 (0,5 )
C8
(2đ )
C9
 (4đ )
6,5
Các thành phần biệt lập
Câu 2,3
 (1đ )
1
Liên kết câu, liên kết đoạn văn
Câu 5
 (0,5 )
0,5
Nghĩa tường minh và hàm ý
Câu 4
 (0,5 )
 C7
(1 đ )
1,5
Kiểu câu 
 Câu 6
 (0,5 )
0,5 
 Tổng cộng
1 điểm
 2 điểm
3 đ 
 4 đ
10,0
IV. Biên soạn câu hỏi:
 I. trắc nghiệm: (3đ) Lựa chọn và ghi đáp án em cho là đúng nhất.
Câu 1: Nhận định nào nói chính xác nhất đặc điểm của khởi ngữ?
A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
B. Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu và có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ. 
C. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 
D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.
Câu 2: Từ có lẽ” trong câu “Nho lim dim mắt, dễ chịu, có lẽ không đau lắm” (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê) giữ vai trò NP gì trong câu? 
A. TP cảm thán C. TP tình thái.
B. TP gọi đáp D. TP phụ chú.
Câu 3: Câu nào sau đây không chứa thành phần biệt lập cảm thán?
A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá.
B. ồ, ngày mai là chủ nhật rồi.
C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi píc-níc. 
D. Kìa, trời mưa.
Câu 4: Nghĩa tường minh được hiểu ntn?
A. Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu.
B. Là nghĩa tạo nên bằng cách nói ẩn dụ. 
C. Là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ liên quan song có thể được hiểu suy ra từ những từ ngữ ấy.
Câu 5: Đoạn văn, câu văn trong văn bản liên kết với nhau bằng các phép liên kết nào?
A. Phép lặp từ ngữ C. Phép nối.
B. Phép thế. D. Cả 3 ý trên.
Câu 6: Câu văn Vì bom nổ gần, Nho bị choáng” là kiểu câu gì? 
A. Câu đơn bình thường C. Câu ghép
B. Câu phức thành phần D. Câu đơn đặc biệt.
II .Tự luận: (7 đ)
Câu 7: (1 điểm) Cho câu sau: Hôm nay, trời đẹp.
 a. Hãy đặt một tình huống giao tiếp có sử dụng câu trên.
 b. Xác định hàm ý của câu trong tình huống sử dụng đó.
(Hoặc thay bằng câu sau: Xác định và giải nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý của hai từ “mưa nắng” trong 2 câu sau đây:
 - Tháng 7 trời mưa nắng thất thường.
 - áo mẹ bạc sờn qua những năm dài mưa nắng.
Câu 8 (2 điểm) Viết lại các câu sau, chuyển phần in đậm thành khởi ngữ: 
 a. Nó làm bài tập rất cẩn thận. 
 b. Bức tranh đẹp nhưng cũ. 
Câu 9: (4 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng từ 5 đến 6 câu) giới thiệu về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ và thành phần tình thái. Nêu rõ sự liên kết về ND –HT giữa các câu trong đoạn văn.
Đáp án
I. Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
 1.B 2.C 3. C 4.A 5.D 6.C
II .Tự luận: (7 đ)
Câu 1: (1 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
 A => Bài tập thì nó làm rất cẩn thận.
 B => Đẹp thì đẹp nhưng bức tranh đã cũ.
Câu 2 (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
Có thể xảy ra tình huống sau: 
 a. Nam muốn rủ Dũng đi chơi. Nam nói với Dũng: - Hôm nay, trời đẹp.
 b. Hàm ý của câu trong tình huống này là: Chúng mình cùng đi chơi đi.
Câu 3 (4 điểm)
* Viết được đoạn văn hoàn chỉnh có sử dụng thành phần khởi ngữ và tình thái (3 điểm). Cụ thể:
- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn và cảnh ngộ, tâm trạng, suy ngẫm của nhân vật Nhĩ về cảnh thiên nhiên ở bến quê và con người ở bến quê.
- Trong đoạn văn có sử dụng các từ ngữ nhận biết thành phần khởi ngữ (Đối, đối với, với ....) ; Một số các từ ngữ thuộc TP biệt lập tình thái(Dường như, hình như, có lẽ, có thể, chắc chắn, chắc hẳn ....)
* Chỉ rõ sự liên kết về ND và HT của đoạn văn (1 điểm)
 + Về ND: Các câu văn đều tập trung hướng vào chủ đề, làm sáng rõ cho chủ đề của đoạn văn.
 + Về HT: Sử dụng một số phương tiện liên kết như phép lặp, phép thế, phép nối.
* Hướng dẫn về nhà (1’) Ôn tập KT tiếng Việt. Đọc và soạn bài “ Bắc Sơn”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_159_kiem_tra_tieng_viet.doc