Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 17: Chuyện người con gái Nam xương (Nguyễn Dữ)

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 17: Chuyện người con gái Nam xương (Nguyễn Dữ)

4. Tiến trình dạy học:

 4.1.Ổn định tổ chức v kiểm diện : 9A1: / ; 9A2: /

 4.2.Kiểm tra miệng:

 _Vũ Nương là người thế nào?(8đ)

 _Đẹp nết đẹp người: thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp, đảm

đang, hiếu thảo, thuỷ chung

 _Chuyện người con gái Nam Xương được viết vào thế kỉ nào?(2đ)

A. Thế kỉ 14. B. Thế kỉ 15.

C. Thế kỉ 16. D. Thế kỉ 17.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 899Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 17: Chuyện người con gái Nam xương (Nguyễn Dữ)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:4
Bài : 4
Tiết:17
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG(tt)
(Nguyễn Dữ) 
4. Tiến trình dạy học:
 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : 9A1: / ; 9A2: / 
 4.2.Kiểm tra miệng:
 _Vũ Nương là người thế nào?(8đ)
 _Đẹp nết đẹp người: thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp, đảm 
đang, hiếu thảo, thuỷ chung
 _Chuyện người con gái Nam Xương được viết vào thế kỉ nào?(2đ)
A. Thế kỉ 14. 	B. Thế kỉ 15. 
C. Thế kỉ 16. 	D. Thế kỉ 17.
 4.3 Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học 
 ÅHoạt động 1:Vào bài Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết nhưng số phận của nàng lại rất nghiệt ngã .Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về điều đó trong tiết học này.
 ÅHoạt đông’2: Hướng dẫn phân tích văn bản (tt)
 _Khi chồng hết hạn lính trở về thì gia đình nàng thế nào?
 _Không vui vẻ và hạnh phúc,chàng buồn vì mẹ mất ,con không theo.
 _Khi nghe lời con trẻ nói thì thái độ của Trương Sinh thế nào?
 _La um lên cho hả giận, một mực cho rằng vợ thất tiết nên la mắng và đuổi đi.
 _Trước tính cách đó của Trương Sinh,Vũ Nương đã có thái độ như thế nào?
 _Hết lời phân giải nhưng chồng vẫn không tin,hàng xóm đến biện bạch chàng vẫn không tin. Cuối cùng nàng tìm đến cái chết để giải oan cho mình.
 _Cái chết của Vũ Nương tố cáo điều gì?
 _Chế độ phong kiến phụ quyền bất công, vô lí trước số phận của người phụ nữ.
 _Điều gì đã đẩy câu chuyện lên đến đỉnh điểm rồi thắt chặt ở đó và cũng gỡ được cái nút mâu thuẫn đó?
 _Cái bóng và lời nói của trẻ thơ.
 _Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng tình huống ở chi tiết này của Nguyễn Dữ?
 _Rất độc đáo.
 _Vậy cái chết của Vũ Nương xuất phát từ đâu?
 _Từ đó, ta có thể rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
 _Mọi chuyện phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và không nên nóng giận.
 _Qua câu chuyện, em thấy Trương Sinh là người như thế nào?
 _Qua tìm hiểu văn bản em hãy cho biết: chủ đề của văn bản này là gì?
 _Em có nhận xét gì về cách dẫn dắt các tình tiết trong câu chuyện?
 _Nghệ thuật dẫn truyện thật đặc sắc, tác giả đã đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác , cái bóng lời nói có tác dụng mở nút, thắt nút.
 _Nhận xét về những lời trần thuật và đối thoại trong truyện?
 _Khắc hoạ rõ tâm lí và tính cách nhân vật, lời con trẻ hồn nhiên ngây thơ; lời Trương Sinh tức giận; lời mẹ chồng nhân hậu, từng trải; lời Vũ Nương chân thành có tình, có lí
 _Theo em truyện có thể kết thúc ở phần 2 được chưa?
 Được. 
 _Em thấy nội dung ở phần 3 có yếu tố gì?
 _Yếu tố kì ảo.
 _Điều đó thể hiện điều gì ở nhân dân?
 _Ước mơ của nhân dân.
 _Tìm những yếu tố thần kì ở phần cuối truyện?
 _Vũ Nương  đầy sông( trang 48).
 Phan Lang mộng: thả rùa xanh được Linh Phi đền ơn- gặp Vũ Nương- Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng về cho Trương Sinh- Trương Sinh lập đàn giải oan- Vũ Nương hiện ra mờ ảo giữa sông rồi biến mất.
 _Yếu tố thần kì nhưng có kết hợp thực tế với những địa danh thực (Hoàng Giang) về thời điểm (quân Minh xâm lược ) tạo nên nét riêng giữa truyền thuyết và cổ tích.
 _Yếu tố kì ảo mang ý nghĩa gì?
 _Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết của Vũ Nương. “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện điều gì?
 _Ý 1, ghi nhớ SGK.
 _Văn bản có nét gì đặc biệt về nghệ thuật?
 _Ý 2, ghi nhớ SGK.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
II/ Tìm hiểu văn bản:
 2/ Nỗi oan của Vũ Nương và tính cách của Trương Sinh.
- Cái chết của Vũ Nương xuất phát từ lời nói ngây thơ của con trẻ và sự ghen tuông ngờ vực thiếu niềm tin của chàng Trương.
 - Trương Sinh: độc đoán, bảo thủ, ghen tuông quá mức.
*. Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và lên án chế độ phụ quyền
- NT : Mạch truyện được dẫn dắt rất tự nhiên nhưng cũng đầy kịch tính.
- Kết hợp tự sự với trữ tình.
- Ngôn ngữ khắc hoạ rõ tâm lí, tính cách nhân vật.
3.Vũ Nương được giải oan.(ước mơ của nhân dân)
- Yếu tố kì ảo làm hoàn chỉnh thêm vẻ đẹp của Vũ Nương, thể hiện ước mơ của nhân dân và sự công bằng
*Ghi nhớ SGK trang 51.
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
 _Văn bản “Chuyện người con gái NamXương” thể hiện điều gì?
 _Niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến và khẳng định vẻ đẹp của họ 
 _Nhận định nào nói đúng nhất thành về nghệ thuật của “Chuyện người con gái Nam Xương”.
-Xây dựng cốt truyện li kì, hấp dẫn.
 - Khắc hoạ tâm lí nhân vật sâu sắc.
 - Kết hợp tự sự với trữ tình.
* Viết đoạn văn sau khi Vũ Nương biến mất , chàng Trương và bé Đản sẽ ra sao theo tưởng tượng của em ?
 4.5. Hướng dẫn tự học:
- Tóm tắt nội dung chính của văn bản.
Học thuộc phần ghi nhớ SGK trang 51.
Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.
Đọc bài đọc thêm.
Chuẩn bị bài tiết sau.: Xưng hô trong hội thoại
 + Tìm hiểu kĩ về từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô. 
 + Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi ở SGK
 +Chuẩn bị một số bài tập .
5. Rút kinh nghiệm 
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 17.doc