Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 21 đến 30

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 21 đến 30

Ngữ văn- Bài 5

Tiết 21: Sự phát triển của từ vựng

I.Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.

- Hai phương thức phát triển của từ ngữ.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.

- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ.

3. Thái độ:

- Có ý thức trong việc sử dụng cũng như gìn giữ vốn từ vựng trong tiếng Việt.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

1.Kn giao tiếp

2/Kn xác định giá trị bản thân.

III. Chuẩn bị

- GV: Nội dung bài dạy.Bảng phụ.

- HS: Soạn bài, trả lời câu hỏi Sgk.

IV.Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Phân tích tình huống, Động não, thực hành có hướng dẫn, học theo nhóm.

V.Các bước lên lớp

1. ổn định tổ chức. (1)Sĩ số: 9 a: 9b:

2.Kiểm tra bài cũ: (15)

Hỏi:Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ? Cho ví dụ về lời dẫn trực tiếp?

Đáp án :

- Dẫn trực tiếp tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

- Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật, có điều chỉnh cho phù hợp ; Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

 VD : HS tự làm.

 

doc 53 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 21 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/9/2011
Ngày giảng:../.../2011
Ngữ văn- Bài 5
Tiết 21: Sự phát triển của từ vựng
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Hai phương thức phát triển của từ ngữ.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ. 
3. Thái độ: 
- Có ý thức trong việc sử dụng cũng như gìn giữ vốn từ vựng trong tiếng Việt.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
1.Kn giao tiếp
2/Kn xác định giá trị bản thân.
III. Chuẩn bị
- GV: Nội dung bài dạy.Bảng phụ.
- HS: Soạn bài, trả lời câu hỏi Sgk. 
IV.Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Phân tích tình huống, Động não, thực hành có hướng dẫn, học theo nhóm.
V.Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức. (1’)Sĩ số: 9 a: 9b:
2.Kiểm tra bài cũ: (15’) 
Hỏi:Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp ? Cho ví dụ về lời dẫn trực tiếp?
Đáp án : 
- Dẫn trực tiếp tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.
- Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hay nhân vật, có điều chỉnh cho phù hợp ; Lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. 
 VD : HS tự làm.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Khởi động (2’): Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội. Sự phát triển của tiếng Việt cũng như ngôn ngữ nói chung được thể hiện trên cả ba mặt : Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp. Song ở bài học này chỉ đề cập tới sự phát triển của tiếng Việt về mặt từ vựng ( có đơn vị là “từ” và “ngữ cố định” thường được gọi chung là “từ ngữ”.
Sự phát triển của từ vựng diễn ra theo hai cách:
- Phát triển nghĩa của từ
- Phát triển số lượng các từ ngữ
Chúng ta sẽ được học hai lĩnh vực này ở hai tiết học riêng. 
Hoạt động của thầy va trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: HD hình thành kiến thức mới
Mục tiêu:HS biết và phân tích được sự biến đổi nghĩa của từ theo hai cách ẩn dụ và hoán dụ.
Đồ dùng: Bảng phụ: Ngữ liệu bài tập.
Cách tiến hành:
- GV treo bảng phụ, gọi hs đọc
Hỏi: Bài thơ có câu: 
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế.”
 Vậy từ “kinh tế” trong bài thơ này có nghĩa là gì?
- HS nêu ý kiến, GV chốt
Hỏi: Ngày nay chúng ta có hiểu từ này theo nghĩa như Phan Bội Châu Đã dùng hay không ?
- HS trả lời
- GV kl
Hỏi: Qua đó em có nhận xét gì về sự biến đổi nghĩa của từ?
- HS trình bày
- GV kl
(có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành)
- GV treo bảng phụ gọi học sinh đọc bài tập
Hỏi : Trong ví dụ a các từ “xuân” có nghĩa gì? Nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển ?
- HS trình bày ý kiến
- GV kl
Hỏi: Hiện tượng chuyển nghĩa này dựa trên mối quan hệ nào?
- HS trả lời
- G chốt: dựa trên mối quan hệ có những nét tương đồng. Người ta gọi đó là chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.
Hỏi : Hãy lấy các ví dụ tương tự?
- Chân mây, chân trời.
- Mũi tên, mũi đất
- Tay tre, tay mướp, mắt mía, mắt na
Hỏi : Từ tay ở ví dụ b có nghĩa là gì ? Tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển ?
- HS trả lời
- GV chốt: Tay 2-> chuyên hoạt động, giỏi một môn, một nghề nào đó.
Hỏi : Hiện tượng chuyển nghĩa này dựa trên mối quan hệ nào?
Hỏi : Hãy lấy ví dụ tương tự?
- Tay đàn giỏi.
- Chân bóng cừ khôi.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs rút ra nội dung cần ghi nhớ :
Mục tiêu :
 -Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.
- Hai phương thức phát triển của từ ngữ.
Cách tiến hành : 
Hỏi : Qua bài tập 1 và 2 em hãy cho biết từ ngữ có sự biến đổi và phát triển như thế nào và có mấy phương thức phát triển từ ngữ ?
HS Trả lời-> Gvnhận xét.
- HS đọc ghi nhớ, GV chốt.
GV đưa ra ví dụ để phân biệt hiện tượng chuyển nghĩa của từ và biện pháp tu từ từ vựng.
VD1: Thuyền về ...(chứa biện pháp tu từ ẩn dụ)
VD2: áo chàm đưa... (chứa biện pháp hoán dụ)
 Tuy đều là hiện tượng gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng (ẩn dụ) hoặc có quan hệ tương cận( hoán dụ) nhưng ẩn dụ và hoán dụ tu từ ( các biện pháp tu từ) chỉ làm xuất hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ. Còn ẩn dụ, hoán dụ từ vựng ( các phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ) làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển, nghĩa chuyển này được đông đảo người bản ngữ thừa nhận. Vì thế có thể được giải thích trong từ điển.
GV tích hợp với môi trường: Hầu hết các từ ngữ khi mới hình thành chỉ có một nghĩa. Theo thời gian, sự thay đổi của môi trường sống, của xã hội thì từ ngữ có thêm nghĩa mới để đáp ứng yêu cầu giao tiếp. Khi nghĩa mới hình thành mà nghĩa cũ không bị mất đi thì kết cấu nghĩa của từ trở nên phong phú hơn, phức tạp hơn và xuất hiện cái gọi là từ ngữ nhiều nghĩa ( ví dụ ở bài tập 2 ) (xuân – tay)
 Nhờ đó từ ngữ có khả năng biểu đạt nhiều khái niệm hơn ( nghĩa là từ vựng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người bản ngữ)
Hoạt động 3: HD luyện tập
Mục tiêu: HS phân tích được nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ. 
- Có khả năng sử dụng từ ngữ thích hợp trong giao tiếp.
Cách tiến hành:
- GV gọi một em đọc và nêu yêu cầu bài tập 1
- HS làm bài tập và trình bày- nhận xét-KL
- HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm bài tập cá nhân, trình bày.
GV yêu cầu hs đọc và xác định yêu cầu bài tập .
Hỏi: Nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ ?
- HS nêu, nhận xét
- GV chốt
 GV yêu cầu hs đọc và xác định yêu câu bài tập.
Hỏi: Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là những từ nhiều nghĩa?
- HS trình bày, nhận xét
- GV chốt
- GV: Tương tự HS về nhà làm hai từ còn lại
*. Sốt: 
- Cháu sốt cao quá, phải cho đi viện ngay(một dạng ốm, thân nhiệt tăng không bình thường)
- Cơn sốt giá vẫn chưa thuyên giảm(giá cả các mặt hàng tăng liên tục, chưa dừng lại)
- Chưa vào hè mà đã sốt tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ( hiện tượng khan hiếm hàng hoá)
*. Vua
- Vua mỉm cười nói “ Các khanh bình thân” (Vua là người đứng đầu triều đình trong xã hội phong kiến)
- Vua chiến trường ( loại pháo lớn nhất, nòng dài, cỡ nòng 175 li)
- Vua toán( người học giỏi toán nhất nước)
*Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Có thể coi đây là một hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao?
- HS trình bày
- GV chốt
18’
3’
10’
I. Sự biến đổi và phát triển của từ ngữ
1.Bài tập:
Bài tập 1: 
- Kinh tế (Trong thơ Phan Bội Châu) là hình thức nói tắt của kinh bang tế thế nghĩa là trị nước cứu đời (nghĩa rộng)
- Kinh tế (ngày nay) chỉ toàn bộ hoạt động của con người trong lao động sản xuất, trao đổi, phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra (nghĩa hẹp) 
* Nghĩa của từ không phải là bất biến, nó có thể biến đổi theo thời gian và sự phát triển của xã hội.
 Bài tập 2:
a, Nghĩa của từ “xuân” 
- Xuân 1: Chỉ mùa xuân là mùa mở đầu, mùa đẹp nhất trong năm (nghĩa gốc)
- Xuân 2: được hiểu như tuổi trẻ, thể hiện sự tươi đẹp, tràn đầy sức sống, nhiều cống hiến đóng góp cho đời (nghĩa chuyển)
* Trên cơ sở nghĩa gốc có sự chuyển nghĩa dựa trên mối quan hệ tương đồng (giống nhau về một khía cạnh nào đó)-> Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
b, Nghĩa của từ “tay”
-Tay 1: là bộ phận của cơ thể dùng để cầm, nắm ... (nghĩa gốc)
- Tay 2: Chỉ kẻ buôn người (nghĩa chuyển)
*Chuyển nghĩa dựa trên phương thức: lấy tên một bộ phận để chỉ toàn thể dựa vào mối quan hệ gần gũi, luôn đi đôi giữa hai sự vật) -> Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
II. Ghi nhớ( SGK-56)
II. Luyện tập
Bài tập 1: Nhận xét từ “chân”
a. Nghĩa gốc: Một bộ phận của cơ thể của con người.
b. Nghĩa chuyển: Một vị trí trong đội tuyển (hoán dụ)
c. Nghĩa chuyển: Vị trí tiếp xúc với đất của cái kiềng (ẩn dụ)
d. Nghĩa chuyển:Vị trí tiếp súc với đất của mây
 Bài tập 2:
Những cách dùng như: Trà Atíô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua.
- Giống “Trà” (Từ điển tiếng việt) ở nét nghĩa đã chế biến để pha nước uống.
- Khác “Trà” (từ điển tiếng Việt) ở nét nghiã dùng để chữa bệnh.
“Trà”được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
Bài tập 3:Nêu nghĩa chuyển của từ.
Nghĩa chuyển của từ đồng hồ :
- Đồng hồ điện: Dùng để đếm số đơn vị điện đã tiêu thụ để tính tiền.
- Đồng hồ nước: Dùng để đếm số đơn vị nước đã tiêu thụ để tính tiền.
- Đồng hồ xăng: Dùng để đếm số đơn vị xăng đã tiêu thụ để tính tiền.
Bài tập 4: 
Hội chứng
- Hội chứng chiến tranh Việt Nam (Nỗi ám ảnh sợ hãi của các cựu chiến binh và nhân dân Mĩ sau khi chiến tranh Việt Nam đã kết thúc)
- Hội chứng “kính thưa” (hình thức dài dòng rườm rà vô nghĩa...)
- Hội chứng “Bằng rởm” (một hiện tượng tiêu cực, mua bán bằng cấp)
 Ngân hàng:
- Ngân hàng nhà nước VN (cơ quan phát hành và lưu trữ giấy bạc cấp quốc gia)
- Ngân hàng máu:( lượng máu dự trữ dùng để cấp cứu các bệnh nhân)
- Ngân hàng đề thi( Số lượng đề thi dùng để bốc thăm cho mỗi kì thi cụ thể )
Bài tập 5.
+ Từ mặt trời1( nghĩa gốc): Chỉ sự vật, một hành tinh trong vũ trụ, chiếu sáng, sưởi ấm cho trái đất.
+ Từ mặt trời 2: Chỉ Bác Hồ là phép ẩn dụ tu từ, không có nghĩa ổn định, không thể đưa vào giải thích trong từ điển.
4. Củng cố(1’) 
 - GV chốt lại những đơn vị kiến thức cơ bản của tiết học.
5. Hướng dẫn HS học bài(1’)
- Học để nắm vững ghi nhớ, xem lại cách giải các bài tập. Làm tiếp bài tập 4
- Chuẩn bị bài: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)
Ngày soạn: 8/9/2011
Ngày giảng: //2011 
 Bài5
tiết 22 VB: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
(Trích Vũ trung tuỳ bút)- Đọc thêm
 Phạm Đình Hổ
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Sơ giản về văn tuỳ bút thời trung đại.
- Cuộc sống xa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.
- Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút thời kì trung đại ở “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” .
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu một văn bản tuỳ bút thời trung đại.
- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê – Trịnh. 
3. Thái độ: 
- Phê phán thói xa hoa hưởng lạc của giai cấp thống trị thời Lê Trịnh, đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân dưới thời kì này.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
1.Kn giao tiếp
2. Kn suy nghĩ sáng tạo.
3/ Kn xác định giá trị bản thân.
III. Chuẩn bị
- GV: Nội dung bài dạy, Bảng phụ.
- HS: Soạn bài, trả lời câu hỏi Sgk. 
IV.Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: Động não, học theo nhóm.
V.Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức. (1’)Sĩ số: 9 a: 9b:
2.Kiểm tra bài cũ: (5’) Nêu nội dung và nghệ thuật đặc sắc của văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.
- HS trả lời
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Khởi động (1’): Cùng viết về những năm tháng cuối cùng của triều đình Lê- Trịnh, cùng phê phán sự xa hoa, hưởng lạc của chúa, sự tham nhũng, lộng hành, thối nát của đám quan lại thừa cơ đục nước béo cò, nếu Hoàng Lê nhất thống chí chọn thể loại tiểu thuyết lịch sử, Lê Hữu Trác chọn thể kí sự thì Phạm Hổ chọn thể tuỳ bút với cố ... ồ các cách phát triển của từ vựng.
- GV yêu cầu HS lên bảng lập sơ đồ tư duy hình cây.
- HS lên bảng làm
- GV gọi học sinh khác nhận xét và GV nhận xét, ghi điểm.
Sự phát triển của từ vựng
Phát triển nghĩa của từ Phát triển về số lượng
Phát triển theo Phát triển nghĩa theo Tạo từ mới Mượn từ tiếng
phương thức ẩn dụ phương thức hoán dụ nước ngoài
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Khởi động (1’): Lần đầu tiên vấn đề thuật ngữ được đưa vào sgk ở THCS. Việc đưa vấn đề thuật ngữ vào thể hiện xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, khi khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với con người.
 Vậy thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm gì, có đặc điểm gì, chúng ta học bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
Hoạt động 1: HD hình thành kiến thức mới
Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm thuật ngữ và biết rõ đặc điểm của thuật ngữ.
Đồ dùng: Bảng phụ chép ngữ liệu bài tập SGK
Cách tiến hành:
- GV.Treo bảng phụ cho học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập.
 Hỏi: Cách giải thích nào ai cũng hiểu được? Cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức hoá học?
- HS trả lời
- GV:
+ Cách 1: Chỉ dừng lại ở những đặc tính bên ngoài của sự vật -> Đây là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm, có tính chất cảm tính.
+ Cách 2: Thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật-> những đặc tính này không thể nhận biết được qua kinh nghiệm và cảm tính mà phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học, qua sự tác động vào sự vật để sự vật bộc lộ những đặc tính của nó. Do đó, nếu không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có liên quan (Cụ thể là lĩnh vực hoá học) thì người tiếp nhận không thể hiểu được cách giải thích này.
Hỏi: Em có nhận xét gì về hai cách giải thích trên?
- HS trả lời
- GV kl
GV. Chỉ định 1 em trình bày bài tập
Hỏi: Em đã học những định nghĩa này ở những môn học nào?
- HS trả lời
 Hỏi: Những thuật ngữ chủ yếu dùng trong loại văn bản nào?
- HS trả lời
- GV kl
Hỏi: Từ việc giải bài tập em hiểu thế nào là thuật ngữ?
- HS trả lời
- GV chốt kiến thức.
- GV. Yêu cầu học sinh đọc lại các thuật ngữ ở phần 1.
Hỏi:Những thuật ngữ ấy còn có nghĩa nào nữa không?
- HS: Các thuật ngữ ở bài tập 1 chỉ có một nghĩa như sgk đã giải thích, ngoài ra không còn nghĩa nào khác.
Hỏi: Từ đó em rút ra nhận xét về nghĩa của một thuật ngữ?
HS 
- GV. Chỉ định 1 em đọc bài tập 2
Hỏi: Trong 2 ví dụ thì ví dụ nào từ “muối” chứa sắc thái biểu cảm?
- HS trả lời
- GV chốt
Hỏi: Qua hai bài tập 2 em rút ra kết luận gì?
Hãy nêu đặc điểm của thuật ngữ?
GV. Cho hs lấy ví dụ
Hỏi:Tìm những thuật ngữ về môi trường sống của chúng ta?
- Hs trả lời
- GV tích hợp môi trường: Cần biết bảo vệ môi trường sống của chúng ta bởi môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi chúng ta và tương lai nhân loại.
Hoạt động 2 HD luyện tập
Mục tiêu: HS xác định đúng được các thuật ngữ, biết cách sử dụng thuật ngữ.
- HS thấy được sự phong phú của Tiếng Việt, yêu quý, tự hào về ngôn ngữ dân tộc.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu hs đọc bài tập 1
Hỏi : Mỗi thuật ngữ vừa tìm được thuộc lĩnh vực khoa học nào?
- HS suy nghĩ và trả lời cá nhân
- GV chốt
- GV gọi học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập 2
Hỏi :“Điểm tựa” có được dùng như một thuật ngữ vật lí hay không? ở đây, nó có ý nghĩa gì?
- HS trả lời
- GV chốt
-HS nêu yêu cầu
- Hoạt động nhóm bàn 3’
- Trả lời, nhận xét.
- GV chốt
- GV gọi hs đọc và nêu yêu cầu bài tập
- GV cho HS thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày kết quả
- HS, GV nhận xét, kết luận
10’
10’
16’
I. Thuật ngữ là gì?
1. Bài tập 1,2
a. Bài tập 1
- Cách thứ nhất: Ai cũng hiểu
- Cách thứ hai: Yêu cầu phải có kiến thức về hoá học.
* Cách 1 là cách giải thích nghĩa thông thường.
- cách 2 là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.
b. Bài tập 2:
- Thạch nhũ: Môn Địa lí
- Ba dơ: Môn Hoá học
- ẩn dụ: Môn Ngữ văn
- Phân số thập phân: Môn Toán
* Những từ ngữ trên chủ yếu được dùng trong loại văn bản khoa học, công nghệ.
2. Ghi nhớ 1(SGK-88)
II. Đặc điểm của thuật ngữ.
1. Bài tập 1,2
a, bài tập 1
- Trong một lĩnh vực khoa học công nghệ nhất định mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ( Tính chính xác)
b. Bài tập 2
+ “Muối” trong câu ca dao có sắc thái biểu cảm nó là một ẩn dụ chỉ những khái niệm về một thời hàn vi, gian khổ mà những người cung cảnh ngộ đã gắn bó với nhau, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau.
+ Muối trong VD a không chứa sắc thái biểu cảm- > Thuật ngữ.
* Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
2. Ghi nhớ 2(SGK- 89)
III. Luyện tập
 Bài tập 1: Xác định thuật ngữ
- Lực ... (Vật lí)
- Xâm thực ...(Địa lí)
- Hiện tượng hoá học ...(Hoá học)
- Trường từ vựng ... (Ngữ văn)
- Di chỉ ...(Lịch sử)
- Thụ phấn ...(Sinh học)
- Lưu lượng ... (Địa lí)
- Trọng lực ...(Vật lí)
- Khí áp ...(Địa lí)
- Đơn chất ... (Hoá học)
- Thị tộc phụ hệ ... (Lịch sử)
- Đường trung trực ...(Toán học)
 Bài tập 2
- Điểm tựa (thuật ngữ Vật lí): Điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản .
- Điểm tựa: (Trong khổ thơ của Tố Hữu) nó không dùng như một thuật ngữ. ở đây điểm tựa chỉ nơi gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ (thời kì chông Mĩ)
Bài tập 3
a. Từ “hỗn hợp’ được dùng như một thuật ngữ.
b. Từ “hỗn hợp” được dùng như một từ ngữ thông thường.
c. Đặt câu dùng từ hỗn hợp theo nghĩa thông thường
- Thức ăn gia súc hỗn hợp
- Phái đoàn quân sự hỗn hợp 4 bên.
- Lực lượng hỗn hợp của liên hợp quốc.
Bài tập 5
- Hai thuật ngữ “thị trường” không vi phạm nguyên tắc “một thuật ngữ - một khái niệm” vì chúng được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt là kinh tế học và khoa học.
- Có thể coi đây là một hiện tượng đồng âm do sự trùng hợp ngẫu nhiên về vỏ âm thanh của 
4. Củng cố (1’)
Hỏi: Thế nào là thuật ngữ? Nêu đặc điểm của Thuật ngữ.
5. HD học bài: (1’)
- Học, nắm vững ghi nhớ, xem lại cách giải các bài tập, làm bài tập 4.
 -Chuẩn bị : Trau dồi vốn từ
Ngày soạn: 25/9/2011
Ngày giảng: //2011
 Bài 5-Tiết 30 :Trả bài tập làm văn số 1
I.Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
 HS được ôn tập, củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh.
2.Kĩ năng:
 HS đánh giá được ưu,nhược điểm của một bài viết cụ thể về các mặt: Kiểu bài, nội dung, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí, có hiệu quả không?
3. Thái độ: 
 Biết đánh giá đúng đắn trước một sự việc, hiện tượng, có ý thức sửa chữa những nhược điểm.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
1.Kn giao tiếp
III. Chuẩn bị
- GV: Nội dung trả bài
- HS: Vở,
IV.Phương pháp/ kỹ thuật dạy học: 
V.Các bước lên lớp
1. ổn định tổ chức. (1’)Sĩ số: 9 a: 9b:
2.Kiểm tra bài cũ: (5’) Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
*Khởi động (1’): Để củng cố một số kiến thức về văn bản thuyết minh đồng thời các em nhận thấy những ưu nhược điểm trên bài viết của mình, có thái độ đúng đắn trước những nhược điểm, sửa chữa, khắc phục cho những bài viết tiếp theo
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
 Hoạt động 1 Tiến hành trả bài
Mục tiêu: HS HS được ôn tập, củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh.Biết tự đánh giá được ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về các mặt: Kiểu bài, nội dung, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và miêu tả một cách hợp lí, có hiệu quả không?
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của đề, GV chép đề lên bảng.
Hỏi: Em hãy xác định thể loại, nội dung, phạm vi của đề?
- HS trả lời
- GV chốt
-Hs dựa vào dàn bài ở nhà trả lời câu hỏi
Hỏi : Mở bài cần đạt yêu cầu gì?
HS
Hỏi: Thân bài cần trình bày những nội dung nào?
HS
Hỏi: Kết bài cần nêu nội dung nào?
HS
- Yêu cầu hs đối chiếu dàn ý với bài viết của mình và nêu nhận xét
- Gọi 3 hs thuộc 3 đối tượng tự đánh giá, nhận xét ưu nhược điểm bài viết của mình.
+Lớp 9A: .
+Lớp 9B :
- GV: Nhân xét chung bài viết của học sinh
1. Ưu điểm
- Ưu điểm: Một số em có bài viết rõ ràng, biết dùng từ đặt câu, dựng đoạn, xác định đúng yêu cầu của đề, chữ tương đối sạch sẽ: 
+Lớp 9A: Đặng Chế, Lượng, Tâm
+Lớp 9B: Phạm Ninh, 
2. Nhược điểm
- Nhược điểm: Một số em chưa biết trình bày một bài văn hoàn chỉnh, kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn còn yếu, bài viết còn sơ sài: 
+Lớp 9A: Đặng Quân, Triệu Cam
+Lớp9B: Tiến Long, Giang
GV: Cho hs hoạt động nhóm lớn (7’) để tổng hợp các lỗi, tìm hướng sửa chữa và trình bày trước lớp.
- GV tổng hợp, nhận xét và kết luận
- Cho hs tham khảo bài viết tốt nhất lớp và bài viết yếu để HS khác rút kinh nghiệm.
- Hs cùng GV nhận xét.
- HS xem lại bài, nêu ý kiến thắc mắc
- GV giải đáp thắc mắc (nếu có)
5’
6’
5’
10’
3’
I. Đề bài
 Giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam.
 1. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Thuyết minh (kết hợp với yếu tố nghệ thuật và miêu tả)
- Nội dung: Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam.
- Phạm vi: con Trâu ở làng quê Việt Nam.
2. Tìm ý: 
- Gíơí thiệu về nguồn gốc,đặc điểm của con trâu.
- Vai trò của con trâu đối với đời sống con người, người nông dân, lễh hội, tuôỉ thơ 
II. Dàn ý
1. Mở bài: Giới thiệu về con trâu ở làng quê Việt Nam.
2. Thân bài:
 a, Nguồn gốc , đặc điểm sinh học của con trâu:
 Trâu là động vật thuộc họ bò,phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú.
 Trâu VN có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy
 Lông màu xám đen, thân hình vậm vỡ, thấp ngắn.
 Trâu 3 tuổi có thể đẻ lứa đầu.............
 b, Con trâu gắn liền với đời sống của ngưòi dân VN
 b1, Con trâu gắn liền với việc đồng áng:
 Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày: lực kéo trung bình trên ruộng đồng 70 đến 75 kg ....ngoài ra trâu dùng làm sức kéo chở gỗ, chở lúa...
 b2, Con trâu ở một số lễ hội:
 Tây Nguyên: lễ hội đâm trâu.
 Đồ Sơn: Lễ hội chọi trâu.
 b3, Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:
 Hình ảnh những đưa trẻ chăn trâu thổi sáo trên lưng trâu
 Trẻ lấy những chiếc lá đa, lá mít làm thành con trâu chơi trò chọi trâu.
3. Kết bài:
 Cảm nghĩ chung về con trâu trong đời sống của người Việt Nam.
III. Nhận xét chung
IV. Sửa lỗi: 
Tên lỗi
Lối hay mắc
Sửa lại
Lỗi chính tả:
Châu , dủ, giơm, trọi, riều .
 Trâu, rủ , rơm, chọi, diều..
Lỗi diễn đạt 
1.Con trâu nhà em to đùng.
2. Họ chọn những con trâu đực to để đánh nhau.
3.Trâu không chỉ lá làm rưộng 
1.Con trâu nhà em rất vạm vỡ.
2.Họ chọn những con trâu đực vạm vỡ để thi chọi .
3. Trâu không chỉ là phương tiện đắc lực trên đồng ruộng mà ...
Dẫn chứng chưa chính xác
Trâu ơi ta bảo trâu này..... Trời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
 Trâu ơi ta bảo trâu này..... Thời còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
V. Đọc bài mẫu
Bài viết khá: 
+Lớp 9A: Nguyệt
+Lớp 9B: Hồng
4. Củng cố: (2’)
*Qua tiết trả bài em rút ra được những kinh nghiệm gì cho bản thân?
5. HD học bài (1’)
*/ Bài cũ: - Về nhà sửa lỗi ra vở bài tập
*/ Bài mới: Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn bản tự sự

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_21_den_30.doc