Tiếng việt: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI
I. Mục tiêu : Giúp HS:
- Nắm được hệ thống từ ngữ thường được dùng để xưng hô trong hội thoại.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô trong hội thoại.
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị :
-GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.Chuẩn bị nón.
- HS: Đọc và xem bài trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1.Ôn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Tuần 17 Ngày soạn: 30/11/2010 Tiết 5 Ngày dạy: 6 /12/2010 Tiếng việt: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI I. Mục tiêu : Giúp HS: - Nắm được hệ thống từ ngữ thường được dùng để xưng hô trong hội thoại. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô trong hội thoại. - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. Chuẩn bị : -GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.Chuẩn bị nón. - HS: Đọc và xem bài trước. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1.Ôn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : Hoạt động Nội dung HĐ 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình. HĐ 2:Phương pháp vấn đáp - H: Trong tiếng việt chúng ta thường gặp những từ ngữ xưng hô nào ? cách sử dụng chúng ra sao ? -HS trình bày. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét ,bổ sung. (Trong tiếng việt chúng ta thường ngặp những từ ngữ xưng hô như : Tôi, Tao, Tớ, mình, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, chúng mình, mày, mi, nó, hắn, gã, chúng mày, chúng nó, họ, anh, em, chú, bác, cô, dì, cậu, mợ, ông ấy, bà ấy, anh ấy, cô ấy.) - H: Hãy tìm những từ ngữ xưng hô tương ứng với các từ xưng ấy trong tiếng Anh? Từ đó em có nhận xét gì về từ xưng hô trong tiếng Việt? HĐ 3 :Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não. - HS đọc yêu cầu bài tập 2. - GV gọi 2 HS lên bảng làm. - HS nhận xét, sửa chữa. GV bổ sung. - HS đọc yêu cầu bài tập 3 . -Học sinh thảo luận theo cặp (5 phút) -Đại diện các cặp trả lời - HS nhận xét, sửa chữa. -GV bổ sung - HS đọc yêu cầu bài tập 4 - HS suy nghĩ và độc lập trả lời. -GV nhận xét ,bổ sung I-Nhắc lại kiến thưc về từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô 1. Ví dụ: - Ngôi thứ 1 : Tôi, tao... chúng tôi. - Ngôi thứ 2 : Mày, mi, chúng mày. - Ngôi thứ 3 : Nó, hắn, chúng nó, họ. - Suồng sã: mày, tao - Thân mật : Anh, chị, em - Trang trọng : Quý ông, quý bà, quý cô, quý vị → Từ xưng hô trong tiếng Việt phong phú,người nói cần căn cư vào đối tượng và các đặc điểm của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp II. Luyện tập: * Bài tập 2: Khi tác giả xưng hô là chúng tôi,chứ không xưng hô là tôi là để thể hiện tính khách quan và sự khiếm tốn. * Bài tập 3: - Chú bé gọi người sinh ra mình bằng mẹ là bình thường. - Chú bé xưng hô với sứ giả là ta - ông là khác thường, mang màu sắc của truyền thuyết. * Bài tập 4 : - Vị tướng gặp thầy vẫn xưng là em → lòng biết ơn và thái độ kính cẩn đối với thầy.=> Truyền thống Tôn sư trọng đạo. 4.Củng cố: -GV củng cố lại bài 5.Dặn dò: - Nắm được hệ thống từ ngữ thường được dùng để xưng hô trong hội thoại. - Chuẩn bị “Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp” IV.Rút kinh nghiệm: . Tuần 4. Ngày soạn:04/9/08 Tiết 18 Ngày dạy: 10/9/08 KIỂM TRA 15 PHÚT – PHẦN TIẾNG VIỆT – LỚP 9 A. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố kiến thức tiếng Việt đã học từ đầu năm - Rèn kĩ năng nhớ, hiểu và trình bày nhanh - Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ đúng với hoàn cảnh giao tiếp, lựa chọn từ ngữ khi giao tiếp. B. Chuẩn bị: - GV: Ra đề, đáp án - HS: Ôn tập kiến thức tiếng Việt đã học. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1:GV chép đề lên bảng: Đề bài: 1. Có mấy phương châm hội thoại? Đó là những phương châm nào? 2. Phương châm hội thoại có phải là có tính chất bắt buộc không? Vì sao? Lấy ví dụ minh họa? 3. Dựa vào yếu tố nào để người nói lựa chọn từ ngữ xưng hô? HĐ 2: HS tiến hành làm bài - GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc. HĐ 3: Thu bài: - Hết giờ, GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra - Tiến hành học bài mới. * Đáp án – Biểu điểm. 1. Có 5 phương châm hội thoại: - Phương châm về lượng. - Phương châm về chất - Phương châm cách thức - Phương châm quan hệ - Phương châm lịch sự (2,5 điểm) 2. Phương châm hội thoại không phải là những quy định có tính chất bắt buộc trong mọi tình huống (1 điểm) - Tùy vào tình huống giao tiếp mà người nói có thể ưu tiên cho phương châm này mà vi phạm phương châm khác. (1 điểm) - HS lấy ví dụ đúng (3 điểm) 3. Dựa vào đối tượng và tình huống giao tiếp để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho thích hợp. (1,5 điểm) - Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, không sai lỗi chính tả(1 điểm) BGH duyệt Tổ trưởng duyệt Tuần 4. Ngày soạn:04/9/08 Tiết 18 Ngày dạy: 10/9/08 KIỂM TRA 15 PHÚT – PHẦN TIẾNG VIỆT – LỚP 9 A. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố kiến thức tiếng Việt đã học từ đầu năm - Rèn kĩ năng nhớ, hiểu và trình bày nhanh - Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ đúng với hoàn cảnh giao tiếp, lựa chọn từ ngữ khi giao tiếp. B. Chuẩn bị: - GV: Ra đề, đáp án - HS: Ôn tập kiến thức tiếng Việt đã học. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: HĐ 1:GV chép đề lên bảng: * Đề bài: 1. Có mấy phương châm hội thoại đã học? a. 3 phương châm. b. 4 phương châm. c. 5 phương châm. d. 6 phương châm. 2. “Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.” Là nội dung của phương châm nào? a. Phương châm về chất. b. Phương châm về lượng. 3. Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi: Hỏi thăm sư Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi thăm: - A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khở chứ? Được mấy chấu rồi? Sư đáp: - Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi chuyện mấy con. - Thế sư ông già có chết không? - Ai già lại chẳng chết! - Thế sau này lấy đâu ra sư con? (Truyện cười dân gian VN) Anh học trò đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp? a. Phương châm về chất. b. Phương châm về lượng. 4. Trong giao tiếp, nói lạc đề là vi phạm phương châm hội thoại nào? a. Phương châm về chất. b. Phương châm về lượng. c. Phương châm cách thức. d. Phương châm quan hệ. 5. Những câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? 1. Ai ơi chớ vội cười nhau Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười. 2. Một câu nhịn chín câu lành. 3. Hoa thơm ai nỡ bỏ rơi Người khôn ai nỡ nặng lời làm chi. a. Phương châm về chất. b. Phương châm cách thức. c. Phương châm lịch sự. d. Phương châm quan hệ. 6. Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? a. Phương châm về chất. b. Phương châm cách thức. c. Phương châm lịch sự. d. Phương châm quan hệ. 7. Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì? a. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. b. Hiểu rõ nội dung mình định nói. c. Biết im lặng khi cần thiết. d. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau. 8. Các phương châm hội thoại là những quy định: a. Bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. b. Không bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. 9. Những câu nói sau đã vi phạm phương châm hội thoại nào? - Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. - Ngựa là một loài thú bốn chân. a. Phương châm về lượng. b. Phương châm quan hệ. 10. Điền vào chỗ trống để câu văn sau đây đúng ngữ pháp và có ý nghĩa trọn vẹn: Trong câu “Gà, vịt là loài gia cầm nuôi ở nhà”, người nói đã không tuân thủ phương châm . 11. Phải vận dụng các phương châm hội thoại như thế nào đối với tình huống giao tiếp? - Việc vận dụng các phương châm hội thoại phải 12. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống: - Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là... 13. Nối câu nội dung ở cột B với phương châm hội thoại ở cột A sao cho thích hợp. A B 1. Phương châm về lượng a. Dây cà ra dây muống. 2. Phương châm về chất b. Lời nói đọi máu. 3. Phương châm lịch sự c. Ông nói gà bà nói vịt. 4. Phương châm quan hệ d. Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. 5. Phương châm cách thức 14. Nối nội dung ở cột B phù hợp với phương châm hội thoại ở cột A . A B 1. Phương châm về chất a. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. 2. Phương châm lịch sự b. Khi giao tiếp, đừng nói những điều không tin là đúng và không có bằng chứng xác thực. 3. Phương châm quan hệ c. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. 4. Phương châm cách thức d. Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ. e. Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. HĐ 2: HS tiến hành làm bài - GV quan sát, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc. HĐ 3: Thu bài: - Hết giờ, GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra - Tiến hành học bài mới. * Đáp án + Biểu điểm Mỗi lựa chọn đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đáp án c b b d c c a b a Câu 10: phương châm về lượng. Câu 11: phù hợp với tình huống giao tiếp. Câu 12: nói móc. Câu 13: 2 – d; 3 – b; 4 – c; 5 – a Câu 14: 1 – b; 2 – e; 3 – c; 4 - d BGH Tổ chuyên môn
Tài liệu đính kèm: