Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 51 đến tiết 70

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 51 đến tiết 70

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.

ã Ở tiết1:

- HS đọc chính xác, diễn cảm bài thơ.

- Nắm được nét chính về tác giả Huy Cận.

- Hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

ã Ở tiết2:

- Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lòng yêu lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.

B. Tài liệu và thiết bị dạy học:

- SGK, SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 9.

- Chân dung Huy Cận. Tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng.

- Tranh, ảnh về cảnh bình minh hoặc hoàng hôn trên vịnh Hạ Long.

- Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

 

doc 32 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 794Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 51 đến tiết 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 9/ 11 / 2008
Tiết 51– 52: Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá
 ( Huy Cận )
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
ở tiết1:
HS đọc chính xác, diễn cảm bài thơ.
Nắm được nét chính về tác giả Huy Cận.
Hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
ở tiết2:
Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lòng yêu lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
 Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật ( hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học:
SGK, SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 9.
Chân dung Huy Cận. Tập thơ Trời mỗi ngày lại sáng.
Tranh, ảnh về cảnh bình minh hoặc hoàng hôn trên vịnh Hạ Long.
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
C. Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài cũ: - Đọc thuộc lòng và diễn cảm Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Chứng minh giọng thơ tươi trẻ, ngang tàng rất phù hợp với không khí chiến trận, với tính cách của những người lính Trường Sơn?
Em hiểu như thế nào về câu thơ: Chỉ cần trong xe có một trái tim?
3. Bài mới: GV giới thiệu vào bài.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
?. Theo em, văn bản này cần đọc với giọng như thế nào?
- HS đọc bài.
?. Em hãy nhận xét cách đọc của bạn?
- GV đọc mẫu bài.
?. Dựa vào chú thích ở sgk. Em hãy nêu nét chính về tác giả Huy Cận?
?. Bài thơ được viết vào năm nào?
?. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
?. Bài thơ được bố cục theo trình tự nào?
?. Từ trình tự đó, em hãy chia bố cục bài thơ?
?. Hãy nêu ý chính ở mỗi phần?
?. Hãy nêu thời gian và không gian được miêu tả trong bài thơ?
?. Bài thơ là sự kết hợp mấy nguồn cảm hứng?
?. Hình ảnh người lao động và công việc của họ được miêu tả trong không gian
 nào?
?. Người dân lao động đi đánh cá trong
 thời gian nào? Không gian được diễn tả
 ra sao?
?. Hình ảnh người lao động trong bài thơ 
được sáng tạo như thế nào?
?. Cảnh biển vào đêm được tác giả giới
 thiệu như thế nào?
?. Ba hình ảnh được tác giả chú ý trong
 cảnh vào đêm là hình ảnh nào?
?. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển được tác giả giới thiệu như thế nào?
?. Qua phân tích, em hãy nêu nội dung chính của bài thơ?
?. Hãy chỉ ra những nét nghệ thuật tiêu 
biểu của bài thơ?
 GV khái quát lại nội dung bài học nên
 ghi nhớ ở sgk.
- HS đọc.
I. Đọc, chú thích:
Đọc: Giọng phấn chấn, hào hùng, chú ý các nhịp 4/3, 2 – 2/3. 
Chú thích:
a.Tác giả:
- Một nhà thơ lớn, có tên tuổi trong phong
 trào thơ mới.
- Hoà cùng cuộc sống mới của nhân dân.
- Nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại.
 Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).
 b. Bài thơ:
- Sáng tác năm 1958. Khi đất nước đã kết thúc
thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, miền Bắc được giải phóng và đi vào xây dựng cuộc sống mới.
- Bố cục: Ba đoạn.
+ Hai khổ đầu: Đoàn thuyền đánh cá xuất phát
 trong hoàng hôn đỏ rực, trong tiếng hát mê say.
+ Bốn khổ tiếp: Ngợi ca cảnh đánh bắt cá trong
 đêm trăng trên biển.
+ Khổ cuối: Đoàn thuyền đầy cá trở về trong
 ánh bình minh chói lọi.
- Thời gian và không gian được miêu tả trong
bài thơ: Không gian rộng lớn bao la; thời gian là nhịp tuần hoàn vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến
bình minh. -> Điểm nhịp thời gian cho công việc của đoàn thuyền đánh cá là nhịp tuần hoàn
của thiên nhiên vũ .
II. Hiểu văn bản:
1. Hình ảnh con người lao động trong sự hài hoà của thiên nhiên:
- Bài thơ là sự kết hợp hai nguồn cảm hứng: về
lao động và thiên nhiên, vũ trụ. Vũ trụ không đối lập với con người, làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của con người trong sự hài hoà đẹp đẽ với khung cảnh thiên nhiên.
+ Người lao động và công việc đánh cá: không
gian rộng lớn. 
- Nghệ thuật: phóng đại, liên tưởng -> Sáng tạo hình ảnh về người lao động.
+ Mặt trời xuống biển -> Đoàn thuyền ra khơi
+ Bình minh lên -> Đoàn thuyền trở về 
“ Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”
- Hình ảnh người lao động trong bài thơ được sáng tạo bởi cảm hứng lãng mạn, thể hiện niềm tin, niềm vui trước cuộc sống mới. Thiên nhiên đẹp, tráng lệ nhưng vẫn gần gủi với con người.
2. Vẻ đẹp của những hình ảnh thơ về thiên nhiên và lao động:
a.Cảnh biển vào đêm:
- Cảnh vừa rộng lớn lại vừa gần gũi với con người do một liên tưởng so sánh thú vị của bài thơ.
- Hình ảnh khoẻ, lạ, thật: cánh buồm, gió khơi, câu hát. -> Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động.
b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển:
- Vẻ đẹp của cảnh đánh cá giữa biển đêm,
trong niềm vui phơi phới, khoẻ khoắn của người lao động làm chủ công việc của mình.
- Con người muốn hoà hợp với thiên nhiên và chinh phục thiên nhiên bằng công việc của mình.
Tổng kết:
a. Nội dung:
b. Nghệ thuật:
Âm điệu vang khoẻ, bay bổng, tràn đầy cảm hứng lãng mạn.
Cách gieo vần biến hoá linh hoạt: vần trắc xen lẫn vần bằng, vần liền xen với vần cách.
Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo, âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan.
* Ghi nhớ: ( SGK ).
 III. Luyện tập:
 Bài tập1: - HS đọc yêu cầu bài tập.
 - GV hướng dẫn cho HS làm.
 Học sinh làm bài vào giấy nháp.
 GV gọi học sinh học khá văn trình bày bài làm của mình.
 Cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
 HS làm tốt, GV ghi điểm vào sổ.
D. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Đọc thuộc lòng bài thơ.
 - Học thuộc ghi nhớ sgk.
 - Soạn bài “ Tổng kết từ vựng” (tiếp theo).
 - GV hướng dẫn soạn:
 + Đọc kĩ yêu cầu bài tổng kết. Nhớ lại khái niệm thuộc các phần 
 trong giờ học này. 
 + Làm các bài tập thêm ở sách Bài tập Tiếng Việt nâng cao. 
 + Chuẩn bị cho tiết học “Tập làm thơ tám chữ”. 
Ngày 12/11/ 2008
Tiết 53: Tổng kết từ vựng ( Tiếp theo)
 (Từ tượng thanh, tượng hình. Một số phép tu từ từ vựng.)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9
 (Từ tượng thanh và Từ tượng hình, một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ ).
B. Tài liệu và thiết bị dạy học:
SGK, SGV, sách tham khảo, sách bài tập Ngữ văn 9.
Bảng phụ, phiếu học tập .
Giáo án .
C. Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài cũ :
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
Nhận xét cụ thể .
Bài mới : GV giới thiệu vào bài .
Hoạt đông của GV và HS
Kiến thức cần đạt
?. Hãy nêu khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình?
?. Hãy xác định từ tượng thanh và từ tượng hình trong các từ sau: ào ào, gập ghềnh, liêu xiêu, choang choang, lanh lảnh, lảo đảo, hừ hừ?
?. Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh?
- HS đọc đoạn trích ở sgk.
?. Tìm từ tượng hình trong đoạn trích em vừa đọc?
?. Nêu tác dụng của các từ tượng hình đó ?
 GV chia lớp thành 4 nhóm.
 Nhóm1: Ôn khái niệm So sánh. ẩn dụ.
 Nhóm2: Ôn khái niệm Nhân hoá. Hoán dụ.
 Nhóm3: Ôn khái niệm Nói quá. Nói giảm nói tránh.
 Nhóm4. Ôn khái niệm Điệp ngữ. Chơi chữ.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS đọc đoạn trích ở sgk.
 ?. Hãy tìm phép tu từ từ vựng trong các đoạn trích ở sgk?
- HS đọc mục 3 ở sgk.
 GV chia lớp thành 2 nhóm.
 Yêu cầu: Chỉ ra phép tu từ và phân tích tác dụng của nó?
Nhóm1: Phần a, b.
Nhóm2: Phần c, d, e.
 Các nhóm thảo luận.
 Đại diện nhóm trình bày.
 Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
I.Từ tượng thanh và từ tượng hình:
Ôn lại khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình .
Ví dụ: + ào ào ,choang choang, hừ hừ
 + lắc lư, liêu xiêu, lảo đảo
Tên loài vật là từ tượng thanh:
 Bò, mèo, tắc kè, tu hú, chèo bẻo
Xác định từ tượng hình trong đoạn trích:
 lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
Tác dụng: miêu tả đám mây một cách cụ thể, sinh động.
II. Một số phép tu từ từ vựng:
Ôn lại các khái niệm:
* Nhóm1: So sánh.
 ẩn dụ.
* Nhóm2: Nhân hoá.
 Hoán dụ.
* Nhóm3: Nói quá.
 Nói giảm nói tránh.
* Nhóm4: Điệp ngữ.
 Chơi chữ.
Phép tu từ từ vựng trong các đoạn trích:
ẩn dụ.
So sánh.
Nói quá.
Nói quá.
Chơi chữ: Tài – Tai.
Vận dụng kiến thức đã học xác định phép tu từ:
* Nhóm1: Cần đạt.
a.Điệp ngữ: (còn). Dùng từ đa nghĩa: (say sưa).
 b. Nói quá- Để nói sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
* Nhóm2: Cần đạt.
 c. So sánh – Miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối, cảnh rừng dưới đêm trăng.
d. Nhân hoá - ánh trăng thành người tri âm tri kỉ. Thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động, có hồn và gắn bó với con người hơn.
e. ẩn dụ – Sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
Hướng dẫn học ở nhà:
 Xem lại các bài tổng kết từ vựng.
Soạn bài “ Tập làm thơ tám chữ”.
 GV hướng dẫn soạn:
Đọc kĩ mục I, II, III sgk.
Nhận diện được thể thơ tám chữ.
Sưu tầm một số bài thơ tám chữ.
Tập làm thơ tám chữ. Chủ đề về “Tình bạn; Tình yêu; Gia đình; Nhà trường; Quê hương; Dòng sông La; ”.
Mỗi học sinh chọn một đề tài và làm một bài thơ tám chữ để trình bày.
Ngày 14/ 11 / 2008
Tiết 54: Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
Qua hoạt động tập làm thơ tám chữ mà phát huy tinh thần sáng tạo, sự hứng thú trong học tập, rèn luyện thêm năng lực cảm thụ thơ ca.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học:
SGK, SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 9.
Giáo án, Phiếu học tập.
Một số bài thơ tám chữ ( HS sưu tầm ).
C.Các hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài mới: GV giới thiệu mục tiêu giờ học.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- HS đọc các đoạn thơ ở sgk.
?. Em hãy nhận xét số chữ trên mỗi dòng ở các đoạn thơ trên?
?. Số câu trong mỗi bài?
?. Mỗi khổ thơ thường có mấy dòng?
?. Cách ngắt nhịp ở mỗi khổ thơ trên có giống nhau không?
?. Hãy tìm ra cách gieo vần ở mỗi đoạn thơ trên?
?. Tìm và gạch dưới những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn?
 - HS chỉ ra vần ở mỗi đoạn.
GV khái quát nên ghi nhớ ở sgk.
HS đọc ghi nhớ.
I. Nhận diện thể thơ tám chữ:
Mỗi dòng thơ có tám chữ.
Số câu trong mỗi bài không hạn định.
Mỗi khổ thường có bốn dòng.
Cách ngắt nhịp đa dạng.
Cách gieo vần: vần chân, vần lưng,
gieo liền hoặc gieo gián cách -> phổ biến là vần chân.
* Đoạn1:
 tan - ngàn.
 bừng - rừng. -> Vần chân 
ép vần
 mới - gội.	 liền
 gắt - mật 
* Đoạn2:
 về - nghe.
 học - nhọc. -> Vần chân liền.
 bà - xa. 
* Đoạn3: 
 ngát - hát.
 non - son.	-> Vần chân
 đứng - dựng. gián cách.
 tiên - nhiên.
* Ghi nhớ: ( SGK ).
Luyện tập làm thơ tám chữ:
Hoạt động theo tổ – nhóm.
GV chia lớp thành 3 nhóm.
Nhóm1: Bài1.
Nhóm2: Bài2.
Nhóm3: Bài3.
Các nhóm làm việc, thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
Bài1: Cần đạt.
. ca hát.
 . ngày qua.
 . bát ngát.
 . muôn hoa.
Bài2: Cần đạt. Điền từ thích hợp vào chổ trống.
 .. tôi cũng mất.
 .. xuân vẫn tuần hoàn.
 .. cả đất trời.
Bài3: 
- Cho HS nêu.
 - GV gợi ý: Chữ cuối có âm “ ương” hoặc “ a” mang thanh bằng.
Th ... t chính về
 nhà văn Nguyễn Thành Long?
?. Hãy nêu những tác phẩm chính
 của nhà văn Nguyễn Thành Long?
?. Truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” được ra 
đời vào năm nào?
?. Truyện này có cốt truyện như thế nào?
 Đơn giản hay phức tạp?
GV hướng dẫn tóm tắt bằng một số câu hỏi.
?. Truyện viết về những chuyện gì là chính?
?. Nhân vật chính của truyện là ai?
?. Nổi bật lên trong truyện là những hình ảnh nào?
?. Truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?
?. Qua đọc, em thấy nhân vật anh thanh niên có xuất hiện ngay đầu truyện không?
?. Điều đó nói lên điều gì?
?. Nhân vật anh thanh niên được
 hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ,
đánh giá của ai ?
Giáo viên tiểu kết -> hết tiết 1.
Tiết 2
?. Em hãy nêu hoàn cảnh sống và 
làm việc của anh thanh niên ?.
?.Theo em, cái gian khổ nhất của
anh là gì?
 Công việc ?
 Cô đơn ?
 Vừa công việc, vừa cô đơn?
?. Cái gì đã giúp anh vượt qua hoàn cảnh ấy?
?. Khi buồn, anh ta làm gì?
?. Qua đó, em thấy anh thanh niên là con người như thế nào?
?. Khi bác hoạ sĩ vẽ anh, anh như thế nào ?
?. Tóm lại, anh thanh niên là con người như thế nào?
Đọc, tìm hiểu chú thích:
1.Đọc: Giọng nhẹ nhàng, diễn cảm, lột tả niềm vui, sung sướng của anh thanh niên khi gặp bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư.
 2.Tìm hiểu chú thích:
a.Tác giả:
- Nguyễn Thành Long (1925- 1991) quê ở Duy Xuyên – Tỉnh Quảng Nam.
- Là nhà văn chuyên viết về truyện ngắn và kí.
- Truyện ngắn của ông không gân guốc, gai góc mà thường pha chất kí, mang vẻ đẹp trong trẻo và thơ mộng.
b. Tác phẩm:
Bát cơm Cụ Hồ (1955)
Gió bấc gió nồm (1956)
Trong gió bão (1963)
Lặng lẽ Sa Pa (1970) 
-> Là kết quả của chuyến đi Lào Cai.
c. Tóm tắt truyện:
- Chuyện viết về một chuyến nhà hoạ sĩ đi Lào Cai. Chuyện Sa Pa nhưng trung tâm nhất là chuyện anh thanh niên.
- Cảnh đẹp Sa Pa, những con người đáng yêu như bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên.
- Nhân vật: Anh thanh niên.
Hiểu văn bản:
1. Nhân vật anh thanh niên:
a. Vị trí nhân vật anh thanh niên và cách miêu tả của tác giả:
- Truyện có bốn nhân vật: bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường và anh thanh niên.
- Anh thanh niên không xuất hiện ngay đầu truyện mà chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ chốc lát giữa các nhân vật: ông hoạ sĩ và cô kĩ sư.
-> Trong cái im lặng của Sa Pa - Có những con người làm việc và lo nghĩ cho nước.
- Nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của: bác lái xe, ông hoạ sĩ, cô gái. Qua cách nhìn của mọi người hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn.
b. Những nét đẹp về nhân vật anh thanh niên:
Hoàn cảnh sống và làm việc:
+ Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa.
+ Công việc: Đo gió, đo mưa, đo nắng việc dự báo thời tiết -> Đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác, trách nhiệm cao.
+ Gian khổ nhất là vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ
 -> Hoàn cảnh đặc biệt.
+ ý thức về công việc, lòng yêu nghề .
+ Khi buồn: anh đọc sách, trồng hoa, nuôi gà => yêu đời, quan tâm tới mọi người, đem lại lợi ích cho đất nước.
+ Khi bác hoạ sĩ vẽ anh, thì anh từ chối --> Anh là một người khiêm tốn.
=> Anh thanh niên là con người lao động mới,
hết mình với công việc, biết cải tạo hoàn cảnh sống, lạc quan, yêu đời --> Một mẫu người lao động mới lý tưởng.
?. Em hãy xác định vai trò của ông hoạ sĩ ?
?. Ngay khi gặp anh thanh niên, ông hoạ sĩ đã như thế nào ?
bất ngờ ?
xúc động, bối rối?
bình thường?
?. Qua nhân vật ông hoạ sĩ, gợi thêm cho em điều gì về anh thanh niên?
?. Qua các nhân vật phụ, anh thanh niên được hiện lên như thế nào ?
?. Dựa vào lời kể của bác lái xe, em thấy anh thanh niên có đáng yêu không ? Vì sao?
?. Theo em, từ cuộc gặp gỡ tình cờ đã tạo nên chất trữ tình của truyện như thế nào? Nó có ý nghĩa gì?
?. Tên các nhân vật trong truyện này có khác tên của nhân vật trong các truyện mà các em đã học không? vì sao?
- HS lý giải.
- GV khái quát lên phần tổng kết.
- GV khái quát nên ghi nhớ.
- HS đọc ở SGK.
2. Các nhân vật khác:
a. Nhân vật ông hoạ sĩ:
- Ông hoạ sĩ có vai trò tái hiện nhân vật anh thanh niên.
- Ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên – người hoạ sĩ đã xúc động bối rối.
- Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ .
=> Qua ông hoạ sĩ, ta thấy anh thanh niên thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng. 
b. Bác lái xe – cô kỹ sư:
- Nhân vật cô kỹ sư :nghe anh thanh niên kể, cô bàng hoàng --> hàm ơn vì nhờ anh cô hiểu sâu hơn về cuộc sống, về con đường cô sẽ lựa chọn.
- Nhân vật bác lái xe: qua lời kể của bác --> anh thanh niên hấp dẫn, hiện lên rõ nét và đẹp hơn.
 Chủ đề tác phẩm được mở rộng cũng chính là thủ pháp thành công của truyện .
 Phong cảnh đẹp của SaPa * Chất trữ tình : 
 Nội dung truyện.
=> ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện.
3. Tổng kết:
Nội dung:
Nghệ thuật:
Ghi nhớ: (SGK)
III. Luyện tập:
1. GV hướng dẫn cho HS làm.
- Thay đổi ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Hình dung tâm trạng cô kỉ sư trong truyện.
2. GV hướng dẫn cho HS về nhà làm.
D.Hướng dẫn học ở nhà:
 - Đọc lại truyện, nắm chắc nội dung, chủ đề
 - Tóm tắt truyện trong vòng 10 dòng.
 - Ôn tập phần Tập làm văn để chuẩn bị cho bài víêt số 3.
 + Đọc lại yêu cầu của một bài văn tự sự có sử dựng yếu tố 
 miêu tả nội tâm và nghị luận.
 + Chọn một vấn đề nào đó để viết thực hành trước.
Ngày 6 / 12 / 2008
Tiết 68: Người kể chuyện trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện trong văn bản tự sự, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.
Rèn luyện kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn cũng như khi viết văn.
B. Tài liệu và thiết bị dạy học:
SGK, SGV, Sách bài tập, Sách tham khảo Ngữ văn 9.
Phiếu học tập.
Giáo án.
C. Hoạt động dạy học:
ổn định lớp:
Bài mới: GV giới thiệu mục tiêu tiết học.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Gọi HS đọc đoạn trích ở SGK.
GV nêu câu hỏi.
 - HS trả lời.
?. Chuyện kể về ai? Và về việc gì?
?. Ai là người kể câu chuyện trên?
?. Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện ?
?. Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
?. Những câu: “ Giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “ những người con gái sắp xa ta hay nhìn ta như vậy” là nhận xét của người nào? Về ai?
?. Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét: “ Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết tất cả mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật”?
Từ ví dụ vừa phân tích – GV khái quát nên ghi nhớ SGK.
HS đọc ghi nhớ.
GV tổng kết phần I để chuyển sang phần luyện tập.
?. Người kể chuyện ở đây là ai?
?. Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì so với ngôi kể ở đoạn trên?
HS nêu.
Cả lớp theo dõi, nhận xét câu trả lời của bạn.
GV khái quát những ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này.
HS chú ý nghe và ghi vào vở.
GV chia lớp thành 3 nhóm.
Nhóm1: Đóng vai ông hoạ sĩ để kể lại câu chuyện?
Nhóm2: Đóng vai cô gái để kể lại chuyện?
Nhóm3: Đóng vâiônh thanh niên để kể lại chuyện?
Các nhóm thảo luận.
Đại diện nhóm trình bày.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
I . Vai trò của người kể chuyện trong 
 văn bản tự sự:
Đọc đoạn trích ở SGK.
Trả lời câu hỏi:
- Chuyện kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên
- Người kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải là một trong ba nhân vật được nói đến.
- Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể phải thay đổi – xưng “ tôi” hoặc xưng tên.
-> Người kể: ngôi thứ ba.
- Những câu đó chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. ở câu thứ hai người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện.
- Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn để có thể nhận xét: người kể câu chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật
* Nhân vật mà kể chuyện: ngôi thứ nhất. Xưng “ tôi” hoặc xưng tên.
* Người kể kể chuyện: ngôi thứ ba.
Ghi nhớ: (SGK).
II. Luyện tập:
Đọc đoạn trích: ( SGK)
Trả lời câu hỏi:
Yêu cầu: So sánh đoạn văn của Nguyên Hồng và đoạn văn của Nguyễn Thành Long.
a. Người kể chuyện trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “ tôi” ( ngôi thứ nhất) – chú bé trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ sau những ngày xa cách.
Ưu điểm:
 Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư, tình cảm, miêu tả được diễn biến tâm lý, tinh vi, phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật 
“ tôi”.
Hạn chế: 
Thiếu bao quát đối tượng khách quan, sinh động, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, gây ấn tượng đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
b. HS làm việc theo nhóm:
D. Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc lại bài, học thuộc ghi nhớ.
Ôn tập phần Tập làm văn để chuẩn bị viết bài số 3.
Ngày 6 / 12 / 2008
Tiết 69 +70: Viết bài tập làm văn số 3
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày
B. Hoạt động dạy học :
ổn định lớp:
Đọc và chép đề lên bảng:
Đề ra: Hãy tưởng tượng mình gặp lại người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Đáp án và biểu điểm :
I/ Đáp án:
1) Thể loại : Văn bản tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm và nghị luận .
2) Nội dung bài viết :
Tưởng tượng mình gặp người lính lái xe – viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ đó.
Bài viết phải làm rõ được các nội dung sau:
 + Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ: những suy nghĩ, tình cảm, đặc điểm, phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ trong chiến tranh?
 + Kể lại cuộc gặp gỡ: tình huống gặp? Miêu tả người lái xe sau nhều năm gặp lại: 
giọng nói, nụ cười, trang phục,?
 + Yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận cần kết hợp là: miêu tả những suy nghĩ? Tình cảm của mình khi gặp gỡ người chiến sĩ ? Suy nghĩ của mình về chiến tranh?
Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với cha anh? Đối với hiện tại?
Làm thế nào để không có chiến tranh? Để giữ gìn hoà bình ?
Có tính hợp lý giữa ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Biết liên kết đoạn văn với đoạn văn.
Đảm bảo một bài văn tự sự có kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm.
II/ Biểu điểm:
Nội dung : (8 điểm) Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu trên.
Hìn thức: (2 điểm) – Chữ đẹp, trình bày sạch sẽ, ít lỗi chính tả.
 - Bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ phù hợp với thể loại.
Động viên HS làm bài:
Thu bài:
C. Hướng dẫn học ở nhà:
Lập dàn ý chi tiết cho đề văn trên.
Viết lại bài văn sau khi đã lập dàn ý.
Soạn bài “Chiếc lược ngà”.
GV – Hướng dẫn: 
 + Đọc kỹ văn bản. Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn
 + Trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van tiet 51- 70.doc