Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 61 đến tiết 90

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 61 đến tiết 90

LÀNG

( Kim Lân)

A – MỤC TIÊU:

Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước và tinh thần k/c ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó, hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì k/c chống Pháp. Nắm được những đặc sắc nghệ thuật truyện xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng và ngôn ngữ nhân vật quần chúng.

Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.

Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.

B – CHUẨN BỊ:

 GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án

HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.

C – TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Tổ chức lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ:

? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Ánh trăng”, nêu ý nghĩa của bài thơ ?

 

doc 53 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 934Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết 61 đến tiết 90", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 	 Ngày soạn: 21/11/2006.
Tuần:13 . Tiết 61 .
	 Làng
( Kim Lân)
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước và tinh thần k/c ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó, hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì k/c chống Pháp. Nắm được những đặc sắc nghệ thuật truyện xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng và ngôn ngữ nhân vật quần chúng.	
Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ ánh trăng”, nêu ý nghĩa của bài thơ ?
3/ Bài mới: 
I – Giới thiệu chung:
?6
?5
Đọc chú thích dấu sao sgk. 
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân?
? Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Làng?
? Em hãy tóm tắt truyện?
? Truyện viết, nói về điều gì ở người nông dân, trong hoàn cảnh nào?
1. Tác giả:
- Kim Lân- Nguyễn Văn Tài, 1920 quê Phù Lưu, Từ Sơn, Bắc Ninh.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.
- Am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.
2. Văn bản : 
- Truyệnn ngắn viết trong thời kì đầu của cuộc khnág chiến chống Pháp. In trên báo văn nghệ 1948.
- Diễn tả chân thực và sinh động tình yêu làng quê ở ông Hai- một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kì chống Pháp.
II - Đọc - Hiểu văn bản:
1. Đọc:
?6
?5
 G/v lưu ý học sinh cách đọc.
Học sinh đọc văn bản .
2. Tìm hiểu chú thích:
Tìm hiểu chú thích sgk. 
H/sinh tìm hiểu chú thích sgk. 
3. Bố cục văn bản:
? Em hãy nêu bố cục của văn bản ?
2 phần.
4. Phân tích:
? Ông Hai là người ntn?
? Trong văn bản tác giả đã diễn tả được điều gì ở nhân vật ông Hai?
? Truyện ngắn đã xây dựng được một tình huống truyện làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng quê và lòng yêu nước ở nhân vật ông Hai. Đó là tình huống nào?
- Nghe tin làng theo Tây làm Việt gian, lập tề mà chính ông nghê được từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
? Khi nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai có tâm trạng ntn?
- Khi nghe tin từ những người tản cư lên ông Hai quá đột ngột, sững sờ, ông không thể ngờ làng mình lại theo Tây làm Việt gian.
? Ông Hai có tin không?
- Ông cố trấn tĩnh, cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng những người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ vừa ở dưới ấy lên làm ông Hai không thể không tin.
? Từ lúc ấy tâm trí ông Hai ntn?
? Khi về đến nhà ông làm gì?
? Tâm trạng của ông Hai ntn? Vì sao ông Hai lại có tâm trạng như vậy?
- Ông yêu làng, gắn bó với làng,niềm tin, niềm tự hào của ông về làng bị sụp đổ.
? Nghệ thuật chính trong đoạn văn này là gì?
a. Nhân vật ông Hai:
- Là một nông dân: hay lam hay làm, hay chuyện.-> Cần cù, chăm chỉ.
- Tình yêu làng quê, tinh thần kháng chiến ở người nông dân tản cư trong kháng chiến chống Pháp.
- “ Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây”.
- “ Cổ ông nghẹ ắng lại, da mặt tê rân rân”.
- “Lặng đi tưởng như không thở được”.
-> Quá đột ngột, sững sờ.
- Tủi hổ: Cúi gằm mặt xuống mà đi.
- Về nhà: Nằm vật ra giường, nước mắt giàn ra., không giám đi đâu.
-> Nỗi ám ảnh nặng nề, dằn vặt đau khổ, tủi nhục, lo sợ
- Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sợ hãi thường xuyên trong ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của trước cái tin làng mình theo giặc.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	? Trước khi nghe tin làng mình theo giặc ông Hai đang ở đâu?
	? Khi nghe tin làng mình theo giặc ông Hai có tâm trạng ntn?
	2. Hướng dẫn:
	Về nàh đọc kĩ lại văn bản .
	Trả lời các câu hỏi sgk để giờ sau học tiếp.
 +++++@+++++ 
 Tuần:13 . Tiết 62 .
	 LàNG
( Kim Lân)
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước và tinh thần k/c ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó, hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kì k/c chống Pháp. Nắm được những đặc sắc nghệ thuật truyện xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng và ngôn ngữ nhân vật quần chúng.	
Rèn kĩ năng phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lí nhân vật.
Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước.
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
 ? Trước khi nghe tin làng mình theo giặc ông Hai đang ở đâu?
	? Khi nghe tin làng mình theo giặc ông Hai có tâm trạng ntn?
3/ Bài mới: 
II - Đọc - Hiểu văn bản:
4. Phân tích:
? Khi nghe tin làng theo giặc, hai tình cảm yêu làng, yêu nước ấy đã dẫn đến một cuộc xung đột nội tâm ở ông Hai. Ông đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông? Đó là cách nào?
- Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù xác định được như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà ông càng đau xót tủi hổ.
? Đồng thời với tâm trạng đó, ông Hai gặp bế tắc gì? Ông nghĩ gì?
? Trong sự bế tắc đó ông Hai có niềm tâm sự gì?
? Vì sao ông Hai lại trò chuyện như thế với đứa con nhỏ?
? Cụ thể lời trò chuyện ấy là gì? Nhằm mục đích gì?
- Muốn con ghi nhớ sâu hơn về làng mình. Thực chất là lời tự nhủ, tự giãi bày nỗi lòng mình, minh oan cho mình. Tìm thấy sự an ủi, một niềm tin mới.
? Em cảm nhận được gì về tấm lòng của ông Hai?
? Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai?
? Tâm lí nhân vật được thể hiện qua những phương diện nào?
- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua các ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữđặc biệt, diễn tả rất đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ về sự ám ảnh day dứt trong tâm trạng nhân vật. Chứng tỏ tác giả am hiểu sâu sắc và tinh tế về con người và thế giới tinh thần của người nông dân.
- Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ và lời ăn tiếng ní của nhân dân..
- Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất về sắc thái, giọng điệu, do truyện được trần thuật chủ yếu theo điểm nhìn của nhân vật ông Hai.
- Ngôn ngữ của nhân vật ông Hai vừa có nét chung của người nông dân, lại mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.
? Nhận xét của em về ngôn ngữ nhân vật?
? Nêu giá trị nghệ thuật của văn bản ?
? Giá trị nội dung của văn bản ?
b. Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
- Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.
-> Mâu thuẫn nội tâm sâu sắc. Thể hiện sâu sắc tình yêu làng, tình yêu nước sâu sắc.
- Chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi .
- Đi đâu bây giờ?
- Không thể quay về làng.
-> Mâu thuẫn nội tâm bế tắc.
+ Tâm sự với đứa con .
+ Thể hiện nỗi lòng sâu xa, tình cảm chân thành của ông với làng.
- Tình yêu sâu nặng với cái làng chợ Dầu của ông.
- Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ. Tình cảm ấy sâu nặng, bền vững thiêng liêng.
=> Tình yêu sâu lắng với làng chợ Dầu, yêu nước mãnh liệt. Tin tưởng thuỷ chung với kháng chiến với cách mạng, với cụ Hồ.
c. Nghệ thuật:
- Tác giả đặt nhân vật vào tình huống thử thách bên trong để bộc lộ chiều sâu tâm trạng.
- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm.
- Ngôn ngữ mang đậm tính khẩu ngữ.
- Lời trần thuật và lời nhân vật có sự thống nhất.
- Ngôn ngữ của người nông dân.
III. Tổng kết:
SGK tr 174. 
IV. Luyện tập:
Bài tập 1: 
	G/v gợi ý học sinh lựa chọn những đoạn diễn tả tâm lí nhân vật khá sinh động trong văn bản như: đoạn tả ông Hai vừa nghe tin làng mình theo giặc; đoạn ông Hai ở lì trong buồng vừa lo lắng vừa đau đớn, buồn tủi, đoạn ông Hai trò chuyện với thằng con út.
Bài tập 2:	G/v gợi ý học sinh làm.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	? Tình huống nào đã làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước ở ông Hai?
	? Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Hai?
	2. Hướng dẫn:
	 Về nhà học bài, nắm chắc nội dung, nghệ thuật của bài.
	 Làm bài bài tập số 2.
	Phân tích tình yêu làng của nhân vật ông Hai?
	Soạn bài: “ Lặng lẽ Sa Pa”.
	Tiết sau học bài: - Chương trình địa phương phần tiếngViệt.
	 - Luyện nói tự sự nghị luận, miêu tả nội tâm.
 +++++@+++++ 
Tuần:13 . Tiết 63 .
	Chương trình địa phương - phần tiếng việt
A – Mục tiêu:
Giúp HS hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền đất nước.
Rèn kĩ năng giải thích ý nghĩa của từ ngữ địa phương và phân tích giá trị của nó trong văn bản .
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Kiểm tra vở bài tập của học sinh .
3/ Bài mới: 
1. Từ ngữ địa phương:
?6
?5
 ? Hãy tìm trong phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết có những từ chỉ các sự vật, hiện tượngkhông có trong ngôn ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân?
? Em hãy tìm những từ đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân?
a. Chỉ các sự vật, hiện tượng không có trong ngôn ngữ khác và ngôn ngữ toàn dân:
- Nhút: món ăn làm bằng sơ mít trộn với một vài thứ khác được dùng phổ biến ở một số vùng Nghệ Tĩnh.
- Bồn bồn: một loại cây thân mềm, sống ở nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu phổ biến ở một số vùng Tây - Nam Bộ.
- Chẻo: một loại nước chấm.( Nghệ- Tĩnh)
- Tắc: một loại quả họ quýt. ‘’
- Nốc: chiếc thuyền. ‘’
- Nuộc chạc: mối dây. ‘’
- Mắc: đắt. ( Nam Bộ) 
- Reo: kích động.
- Sương: gánh. ( Thừa- Thiên - Huế)
- Bọc: cái túi áo.
b. Từ đồng nghĩa khác âm:
- Mẫu:
PN Bắc
PN Trung
PN Nam
- Cá quả
- Lợn
- Ngã
- Bố
- Mẹ
- Mũ
- Giả vờ
..
- Cá tràu
- Heo
- Bổ
- Bọ
- Mạ
- Mũ
- Giả đò
.
- Cá lóc
- Heo
- Té
- Ba
- Má
- Nón
- Giả đò
.
c. Từ đồng âm khác nghĩa:
- Mẫu:
PN Bắc
PN Trung
PN Nam
- ốm: bị bệnh.
- Hòm:đựng đồ.
-Sương:hơi nước.
- Trái: bên trái.
- Bắp: bắp chân.
- Nỏ: cái nỏ
- ốm: gầy.
-Hòm:quan tài
- Sương: gánh
- Trái: quả
- Bắp: ngô
- Nỏ: không
- ốm: gầy
- Hòm:q.tài.
-Sương:gánh
- Trái: quả
- Bắp: ngô
- Nỏ: không
2. Vai trò của từ ngữ địa phương:
?6
?5
? Vì sao những từ ngữ địa phương như trong bài 1 a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân, sự xuất hiện những từ ngữ đó để thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng, miền của đất nước ta ntn?
- Có những từ ngữ địa phương như trong mục 1a vì có những sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện trong địa phương khác. Điều đó chứng tỏ: Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán.Nhưng sự khác biệt ấy không quá lớn vì những từ ngữ này không nhiều.
- Một số từ ngữ địa phương trong phần này có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì những sự vật, hiện tượng mà những từ ngữ này gọi tên vốn chỉ xuất hiện ở một địa phương, nhưng sau đó dần dần phổ biến trên c ... . Trong cuộc đối thoại trên nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại nào? (Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất?).
A. Phương châm về lượng.
B. Phương châm về chất.
C. Phương châm lịch sự.
D. Phương châm quan hệ.
2. Trong đoạn thơ trên Mã Giám Sinh đã vi phạm phương châm hội thoại? Vì sao em xác định được như vậy?
3. Trong đoạn thơ trên Nguyễn Du đã sử dụng cách dẫn gián tiếp?
 A. Đúng.
B. Sai.
4. Hãy điền tên phương châm hội thoại ở cột B tương ứng với mỗi câu thành ngữ, ca dao ở cột A.
A
B
1. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Phương châm. . . . . . .  . . . . . .
2. Nói như dùi đục chấm mắm cáy.
Phương châm . . . . . . .  . . . . . .
3. Biết thì thưa thốt, không biết tựa cột mà nghe.
Phương châm . . . . . . .  . . . . . .
4. Nói nửa úp nửa mở.
Phương châm . . . . . . .  . . . . . . 
 B. Phần tự luận:
1. Hãy giải thích nghĩa của những thuật ngữ sau đây và nói rõ nó được dùng trong lĩnh vực khoa học nào?
a. ẩn dụ; b. So sánh; c. Đơn chất; d. Trọng lực.
2. Hãy viết một đoạn văn ngắn về chủ đề học tập trong đó có sử dụng một số biện pháp tu từ đã học. 
	II. Đáp án - Biểu điểm:
Phần trắc nghiệm:
Câu 1 (1 điểm): Đáp án C.
Câu 2 ( 1điểm): Mã giám Sinh vi phạm phương châm lịch sự. Vì lời nói, cacha trả lời cộc lốc của Mã Giám Sinh.
Câu 3 (1 điểm): Đáp án B.
Câu 4 (2 điểm): 1:( lịch sự- 0,5); 2: ( lịch sự - 0,5); 3:(về chất - 0,5); 4: (cách thức- 0,5).
Phần tự luận:
1. Học sinh giải thích được nghĩa của các từ đã cho và nói rõ các từ ấy được dùng trong lĩnh vực nào, mỗi từ được 0,5 điểm.
IV. Nhận xét:
G/v nhận xét bài làm của học sinh 
a. Ưu điểm:
- Nội dung: 
+ Đa số các em làm bài tốt, trả lời tốt các câu hỏi phần trắc nhiệm khách quan.
+ Phần tự luận các em làm tốt.
- Hình thức:
+ Bài làm sạch sẽ, ít mắc lỗi.
b. Nhược điểm:
- Nội dung:
+ Một số bài làm còn sai về phương châm hội thoại.
- Hình thức:
+ Một số bài chữ xấu, cẩu thả, viết tắt.
+ Bài làm bẩn, gạch xoá.
V. Chữa lỗi, trả bài:
- Lỗi bài học sinh -> đáp án => sửa.
- G/v chốt.
- Trả bài, gọi điểm vào sổ.
?7
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	- Học sinh sửa lỗi mắc phải trong bài làm của mình.
	- Đọc một bài làm tốt.
	2. Hướng dẫn:
	- Về nhà ôn lại chương trình tiếng Việt 9 kì I.
	- Chuẩn bị bài sau học sang học kì II.
	- Tiết sau trả bài: “ Kiểm tra Văn”.
 +++++@+++++ 
 Tuần: 18. Tiết 87 .
Trả bài kiểm tra văn
A – Mục tiêu:
Qua giờ trả bài giúp học sinh: củng cố kiến thức cơ bản về Văn học qua các tác phẩm thơ, truyện hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình SGK Ngữ văn 9 tập I. Củng cố kĩ năng làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận . Tự rút ra được ưu điểm, nhược điểm của bài viết để viết cho đúng hơn ở bài làm lần sau.	
Rèn kĩ năng tự nhận xét và sửa chữa bài làm của bản thân.
Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập và làm bài kiểm tra.
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, sửa lỗi trong bài làm.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Tác giả bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là ai? Sáng tác năm nào?
? Nội dung chính của bài thơ “ ánh trăng”.
? Nghệ thuật chính trong truyện ngắn “ Làng” là gì?
3/ Bài mới: 
I. Đề bài:
Trắc nghiệm:
Câu 1: Nối các đơn vị kiến thức ở các cột Avới B và điền thêm năm sáng tác vào cột C sao cho đúng.
STT
Cột A
Cột B
Cột C
1
Đồng chí
Huy Cận
2
Bếp lửa
Nguyễn Thành Long
3
Đoàn thuyền đánh cá
Nguyễn Quang Sáng
4
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Chính Hữu
5
Chiếc lược ngà
Kim Lân
6
ánh trăng
Phạm Tiến Duật
7
Làng
Bằng Việt
8
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Duy
Câu 2:
Chọn phương án đúng cho câu hỏi sau: Chủ đề của bài thơ “Đồng chí” là gì?
A. Ca ngợi tình đồng chí keo sơn gắn bó giữa những người lính Cụ Hồ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Tình đoàn kết gắn bó giữa hai anh bộ đội cách mạng.
C. Vẻ đẹp của hình ảnh đầu súng trăng treo.
Câu 3:
Vì sao Nguyễn Duy lại giật mình khi nhìn vầng trăng im phăng phắc?
Câu4: 
Trong truyện ngắn Làng, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ của quần chúng nhân dân: mộc mạc, dễ hiểu.
 A. Đúng B. Sai.
 Phần tự luận:
Sau khi học song truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, em có những cảm xúc và suy nghĩ gì về nhân vật bé Thu và tình cảm cha con trong chiến tranh.
II. Yêu cầu:
1. - Học sinh nối được đúng tên tác giả với tác phẩm, điền đúng năm sáng tác. Nắm chắc được nội dung này khi hỏi đến tác phẩm, tác, sáng tác.
 - Nắm được nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của một số văn bản đã học để trả lời cho đúng.
2. Phần tự luận :
- Học sinh bộc lộ năng lực cảm thụ thơ văn và kĩ năng viết bài.
- Nội dung: Nêu được cảm xúc riêng của bản thân về tình cảm cha con của bé Thu và ông Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh.
- Hình thức: Một bài viết ngắn có đủ ba phần. Không mắc lỗi chính tả.
III. Đáp án:
Câu 1: (2 điểm): nối đúng mỗi ý và điền đúng năm sáng tác được 0,25 điểm.
STT
Cột A
Cột B
Cột C
1
Đồng chí
Chính Hữu
1948
2
Bếp lửa
Bằng Việt 
1963
3
Đoàn thuyền đánh cá
Huy Cận 
1958
4
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật 
1969
5
Chiếc lược ngà
Nguyễn Quang Sáng
1966
6
ánh trăng
Nguyễn Duy 
1978
7
Làng
Kim Lân 
1948
8
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long 
1970
Câu 2 (1 điểm): Đáp án : A.
Câu 3 (1điểm):
Đó là sự ân hận, tự trách mình đã sớm quên quá khứ. Tự rthấy mình bội bạc với những đồng đội đã hi sinh cho những ngày hoà bình, hannhj phúc hôm nay. Lương tâm nhà thơ đã thức tỉnh, đã giày vò bản thân : có đèn quên trăng, có mới nới cũ.
Câu 4 (1 điểm): Đáp án: A.
Phần tự luận:
- Yêu cầu học sinh làm nổi bật được mấy ý cơ bản sau đây:
+ Bé Thu là một đứa trẻ hồn nhiên, đáng yêu, tuy có phần bướng bỉnh, ương ngạnh.
+ Tình cảm mãnh liệt mà bé Thu dành cho người cha trước lúc lên đường.
+ Hình ảnh bé Thu và tình yêu cha sâu sắc của Thu đã gây xúc động mạnh trong lòng người đọc.
+ Tình cảm cha con trong chiến tranh có những xa cách trắc trở nhưng rất thiêng liêng và sâu sắc.
+ Người đọc thật sự xúc động về tình cảm của họ.
IV. Nhận xét :
G/v nhận xét về bài làm của học sinh :
1. Ưu điểm:
a. Nội dung: 
- Đa số các em làm bài tốt. Trả lời tốt các câu hỏi phần trắc nghiệm khách quan. Các tác giả, tác phẩm, năm sáng tác được các em nối đúng và điền đúng.
- Bài làm phần tự luận tương đối tốt, các em hiểu bài nên viết khá.
b. Hình thức:
- Bài làm sạch, đẹp.
- Bài viết ít mắc lỗi diễn đạt.
2. Nhược điểm:
a. Nội dung:
- Một số bài viết phần tự luận sơ sài và mắc một số lỗi diến đạt.
b. Hình thức:
- Một số bài viết còn bẩn, gạch xoá.
V. Chữa lỗi:
- G/v gọi học sinh sửa lỗi sai.
- Học sinh sửa lỗi.
- G/v chốt.
VI. Trả bài, gọi điểm:
1. Trả bài.
2. Gọi điểm.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	Học sinh chữa lỗi trong bài làm của mình.
	? Nội dung cơ bản của truyện ngắn Chiếc lược ngà là gì?
	2. Hướng dẫn:
	- Về nhà đọc, học lkĩ các tác phẩm văn học hiện đại.
	- Chuẩn bị bài của tuần sau.
	- Tiết sau: Tập làm thơ tám chữ.
 +++++@+++++ 
Tuần:18 . Tiết 88+ 89 .
Tập làm thơ tám chữ
A – Mục tiêu:
Giúp học sinh nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ.
Tập làm thơ tám chữ theo đề tài tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào một bài thơ cho trước.
b – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
? Số chữ trong mỗi dòng thơ em định làm là bao nhiêu? Cách gieo vần ởe mỗi đoạn thơ ntn? Cách ngắt nhịp?
3/ Bài mới: 
I - Thực hành làm thơ tám chữ:
1. Viết thêm một số câu thơ để hoàn thiện khổ thơ:
a. Yêu cầu:
- Câu mới phải đủ 8 chữ.
- Đảm bảo sự lôgic về ý nghĩa với những câu phía trước.
- đảm bảo cách gieo vần: vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho.
b. Thực hành:
b1. Cành mùa thu đã mùa xuân nảy lộc
	 Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
	 Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước
	 . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . . . . . . . ?
	( Đỗ Bạch Mai- Trước dòng sông).
b2. 	Biết làm thơ chưa hẳn đã là thi sĩ
	Như người yêu khác hẳn với tình nhân
	Dù biển nhỏ không phải là ao rộng
	. . . . . . . . . . . . .. . . . .. . . . .. . . . . . .. ?. 
	( Phạm Công Trứ- Vô đề).
b3. 
	Có lẽ nào để tuột khỏi tay em
	Những trái chín chắt chiu từ đát mẹ
	Những trái chín lấn buồn vui tuổi trẻ
	. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .?
	( Hoàng Thế Sinh- Có một đêm như thế mùa xuân).
b4.
	Nhưng sớm nay tôi chợt đứng sững sờ
	Phố Hàng Ngang dâu da xoan nở trắng
	Và mưa rơi thật dịu dàng, êm lặng
	.. . . . . . .. . . . . . . . . . . . .. . . . . .. ?
	( Bế Kiến Quốc- Dâu da xoan).
 b5..
2. Gợi ý ví dụ cho các khổ thơ:
- Khổ 1: Mà sông xưa vẫn chảy.
 Hoặc: - Mà sông bình yên nước chảy theo dòng.
- Khổ 2: - Một cành hoa đâu đã gọi mùa xuân. 
 Hoặc : - Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân.
	- Khổ 3: Tôi nắm cành táo trong tay chặt hơn.
	 Hoặc: - Tôi nắm chặt hơn cành táo nhọn gai !
	- Khổ 4: Sao bâng khuâng trước những cánh hoa rơi.
	Hoặc: - Cho một người nào đó ngạc nhiên hoa.
	Học sinh có thể tìm những câu thơ khác hợp lôgic với nội dung của các khổ thơ đã cho. 
II. Tập làm thơ tám chữ theo đề tài:
a. Về trường học:
b. Về bạn bè:
c. Về cánh đồng:
d. Về dòng sông:
* G/v chia lớp làm bốn nhóm
- Mỗi nhóm làm một đề tài.
- Đọc thơ trước nhóm.
- Cử đại diện trình bày thơ của nhóm mình trước lớp.
* Yêu cầu: 
- Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng, một thư kí nói to, ghi rõ ràng.
- trình bày khi được yêu cầu.
* Chia nhóm cụ thể:
- Nhóm 1: đề tài mái trường. Hoặc các em có thể chọn một đề tài khác cũng được.
- Nhóm 2: đề tài bạn bè. Hoặc các em có thể chọn một đề tài khác cũng được.
- Nhóm 3: đề tài cánh đồng. Hoặc các em có thể chọn một đề tài khác cũng được.
- Nhóm 4: đề tài dòng sông. Hoặc các em có thể chọn một đề tài khác cũng được.
* Các nhóm làm thơ, trình bày, nhận xét:
- Về số chữ.
- Về vần, nhịp.
- Về kết cấu.
- Về nội dung.
* G/v tổng kết.
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	? Thể thơ tám chữ có đặc điểm gì? Cách nhận diện.
	? Muốn làm thơ tám chữ ta phải làm gì? Làm ntn?
	2. Hướng dẫn:
	- Về nhà mỗi học sinh làm một bài thơ thể tám chữ về đề tài mùa xuân.
	- Học bài.
	- Chuẩn bị bài của học kì II.
	- Tiết sau trả bài kiểm tra học kì I.
 +++++@+++++ 
Tuần:18 . Tiết 90 .
Trả bài kiểm tra học kì I
A – Mục tiêu:
Qua giờ trả bài giúp học sinh củng cố kiến thức về Văn + tiếng Việt+ Tập làm văn qua các tác phẩm thơ, truyện hiện đại, các kiến thức tiếng Việt, cách làm văn, tự rút ra được ưu điểm của bài viết để tìm cách khắc phục, phát huy ở những bài kiểm tra trong học kì II.
B – Chuẩn bị:
	GV: Sgk, Sgv, Stk. Soạn giáo án 
HS: Sgk, đọc văn bản, trả lời câu hỏi Sgk.
C – Tiến trình dạy học:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới: 
I. Đề bài:
D - Củng cố- Hướng dẫn:
	1. Củng cố:
	2. Hướng dẫn:
 +++++@+++++ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9 Ki II(3).doc