Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 83, Bài 18: Khởi ngữ - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 83, Bài 18: Khởi ngữ - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngư với chủ ngữ của câu.

- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.

2. Kỹ năng:

- Nhận diện khởi ngữ trong câu.

- Đặt câu có khởi ngữ.

3. Thái độ: GD HS ý thức đặt câu đúng, hay.

4. Năng lực cần đạt: HS có năng lực hợp tác khi giải quyết vấn đề. Có năng lực đoán biết và sử dụng khởi ngữ có hiệu quả trong học tập cũng như trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: SGV- SGK- Soạn giáo án

2. Học sinh: SGK- học bài cũ- tìm hiểu trước bài mới

 

docx 7 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 83, Bài 18: Khởi ngữ - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21/12/2021
Ngày giảng: 27 /12/2021
Tiết 83
KHỞI NGỮ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngư với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.
2. Kỹ năng: 
- Nhận diện khởi ngữ trong câu.
- Đặt câu có khởi ngữ.
3. Thái độ: GD HS ý thức đặt câu đúng, hay.
4. Năng lực cần đạt: HS có năng lực hợp tác khi giải quyết vấn đề. Có năng lực đoán biết và sử dụng khởi ngữ có hiệu quả trong học tập cũng như trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: SGV- SGK- Soạn giáo án
2. Học sinh: SGK- học bài cũ- tìm hiểu trước bài mới 
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH.
1. Các hoạt động đầu giờ (3 phút)
HĐCN. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và thành phần phụ của câu trongnhững câu sau:
Hôm qua, trời/mưa rất to.
trạng ngữ CN VN
Quyển sách này, tôi /đọc nó rồi.
 CN VN
HS:Phân tích cấu tạo CN-VN của câu.
(có thể HS chỉ phát hiện được trạng ngữ ở câu a, hoặc kết luận cả hai câu là trạng ngữ)
* GV dẫn vào bài:
Thành phần phụ của câu, ngoài trạng ngữ đã học còn có thành phần phụ nào? Thành phần phụ ở câu b được gọi là gì, đặc điểm và công dụng ra sao?Đó là nội dung bài học ...
2. Nội dung bài học:
I - Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu (17 phút') 
*Ví dụ 
- Mời 1 HS đọc ví dụ trong SGK
HĐCN: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và thành phần phụ trong các câu có chứa những chữ in đậm đã cho. 
a) Nghe gọi.....Còn anh, anhkhông ghìm nổi xúc động.
CN VN
 b) Giàu,tôicũng giàu rồi.
 CN VN
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng tacó thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp CN VN
PHIẾU HỌC TẬP
Thảo luận nhóm (5 phút)
Yêu cầu: Hoàn thiện vào phiếu học tập nội dung: Phân biệt các từ ngữ được in đậm với chủ ngữ trong những câu trên về các phương diện sau:
Phân biệt
Vị trí
Quan hệ với VN
Công dụng
Chủ ngữ
đứng trước VN
Quan hệ C-V
Nêu tên sự vật, hiện tượng, có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,...được miêu tả ở vị ngữ
Các TN in đậm
đứng trước CN
Không
Nêu lên đề tài được nói đến trong câu
-Đại diện 1 nhóm báo cáo.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, khái quát: Như vậy ta thấy giữa chủ ngữ và các từ in đậm có sự khác biệt, cụ thể:
+ Chủ ngữ: Anh, tôi, chúng ta đứng trước vị ngữ, nó có quan hệ chủ vị với vị ngữ bởi vì nó tham gia thành phần chính của câu, nêu tênsự vật, hiện tượng có đặc điểm, hoạt động, trạng thái, được miêu tả ở chủ ngữ.
+ Các từ in đậm: Anh, Giàu, Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệđứng trước chủ ngữnó không có quan hệ chủ- vị với vị ngữ, vì nó không phải là thành phần chính của câu. không miêu tả hoạt động, đặc điểm, trạng thái ở vị ngữ mà nó chỉ nêu tên đề tài được nói đến trong câu. Cụ thể:Chúng ta có thể đặt câu hỏi thăm dò: Đối tượng được nói đến trong câu là gì?
a. Anhnêu lên đề tài được nói đến ở trong câu, (sự việc anh không ghìm nổi súc động khi nhìn thấy con gái). 
b. Giàunêu lên đề tài của câu nói, (sự giàu có của đối tượng tôi)
c. Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ nêu lên nội dung của vấn đề mà đối tượng chúng tađang bàn luận (về sự giàu và đẹp của tiếng Việt qua các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ.)
Tóm lại các từ in đậm trên nêu lên đề tài được nói đến ở trong câu chứ nó không gọi tên sự vật, hiện tượng hay miêu tả đặc điểm, hoạt động ,trạng thái trạng thái của đối tượng được nêu ở vị ngữ.
HĐCN: Gọi thành phần in đậm trên là khởi ngữ.Vậy em hiểu thế nào là khởi ngữ?
* Khởi ngữ : là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.( Khởi là bắt đầu, ngữ là từ ngữ. Khởi ngữ là từ ngữ bắt đầu cho ý, cho câu. Khởi ngữ cũng có thể được gọi là đề ngữ hay thành phần khỏi ý.)Dấu hiệu để nhận biết là khởi ngữ đứng trước chủ ngữ, được ngăn cách với chủ ngữ bởi dấu phẩy.
HĐCN:Trước khởi ngữ có những quan hệ từ nào? Ngoài ra có thể thêm các quan hệ từ gì?Từ đó em rút ra bài học gì về sự kết hợp của khởi ngữ với các quan hệ từ?
HS: 
+ Trước khởi ngữ câu (a) có từ còn, câu (c) có từ về.
 + có thể thêm các QHT về, với, còn, đối với.
=> Trước khởi ngữ, thường có một số quan hệ từ: về, đối với, còn, với. 
GV mở rộng thêm: Trong một số trường hợp dấu phẩy đằng sau khởi ngữ có thể thay thế bằng trợ từ “thì”
Ví dụ:
Môn Toán(thì) tôi học không giỏi lắm.
Quay lại ví dụ phần khởi động. 
 HĐCN:Trong ví dụ b ở phần khởi động cụm từ “Quyển sách này” là thành phần gì của câu?Vì sao em xác định như vậy?
a) Hôm qua, trời mưa rất to.(trạng ngữ)
	b) Quyển sách này, tôi đọc nó rồi.(Khởi ngữ)
Ở ví dụ b: Quyển sách này là khởi ngữ, đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Quan hệ trực tiếp với phần câu còn lại qua từ nó, nó ở đâychính là Quyển sách này
Ở ví dụ a. Hôm qua là trạng ngữ, nêu lên thời gian được nói đến trong câu. (Trạng ngữ thường bổ sung cho câu về mặT thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức)
Thảo luận cặp đôi (3 phút)
Em hãyso sánh sự khác nhau giữa thành phần trạng ngữ và khởi ngữ
-HS báo cáo
- HS nhận xét
- GV đánh giá, khái quát 
HĐCN: Từ bài tập trên em rút ra lưu ý gì khi đặt câu có khởi ngữ?
Lưu ý: Cần phân biệt khỏi ngữ với trạng ngữ của câu
* Ghi nhớ (SGK)
II - Luyện tập(23)
Bài 1 : Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây. (10 phút)
* GV hướng dẫn:
Để tìm khởi ngữ trước tiên chúng ta hãy xác định chủ, vị của câuvà dựa vàođặc điểm chức năng và dấu hiệu nhận biết khởi ngữ: 
	+ Đứng trước CN.
	+ Nêu đề tài được nói đến trong câu
	+ Có thể có (hoặc có thể thêm) về, đối với, và ,với vào trước khởi ngữ hoặc trợ từ thì sau khởi ngữ
* Tiến hành thực hiện
Thảo luận cặp đôi
- Cặp đôi thực hiện trong 2 phút trên phiếu học tập
- Các nhóm trao đổi phiếu 
- GV công bố đáp án.
- HS chấm điểm cho nhóm bạn. để các nhóm tự kiểm tra, chấm diểm cho bạn. (có 5 câu, mỗi ý đúng 2 điểm, tổng 10 điểm)
- Trả lại vở để HS rà soát, xem bài đã được chấm đúng chưa.
- Báo cáo điểm: 10,8,6,4,2
- GV kiểm tra xác xuất, chọn hai bài một bài cao nhất, một bài thấp nhất để nhận xét.
- Tuyên dương nhóm có điểm cao.
Đáp án:
a. Điều này
b. Đối với chúng mình
c. Một mình
d. Làm khí tượng
e. Đối với cháu
(GV lưu ý cho HS ví dụ c và e khởi ngữ có trợ từ “thì” kèm theo)
Sơ kết: Cô đã hướng dẫn các em làm xong bài tập 1, ở bài tập này các em không chỉ được củng cố kiến thức về khởi ngữ mà chúng ta còn vận dụng kiến thức để nhận diện khởi ngữ trong một câu văn cụ thể. 
Bài 2. Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần in đậm thành khỏi ngữ ( có thể thêm trợ từ “thì”) ( 8 phút)
GV: Để làm dạng bài này, em cần xác định chủ đề mà câu văn nói đến là gì? Sau đó đưa chủ đề lên đầu câu, chú ý dùng dấu phẩy để ngăn cách khởi gữ với chủ ngữ hoặc sau khởi ngữ có thể dùng trợ từ thì.
lúc này có thể thêm trợ từ “thì” để câu mạch lạc hơn. Ta cũng có thể thêm dấu phẩy sau khởi ngữ để tránh biến thành chủ ngữ của câu.
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm
Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm
Hoặc : Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm
b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được
Đây là một câu ghép, câu này có hai từ in đậm nên ta phải chuyển sao cho xuất hiện hai khởi ngữ
Hiểu, tôi hiểu rồi nhưng giải, tôi chưa giải được 
Hoặc : Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
 Về hiểu, tôi hiểu rồi nhưng về giải, tôi chưa giải được.
Bài tập 3.Đặt câu có khỏi ngữ(5 phút)( Bài tập bổ sung, nếu còn thời gian)
- Về các môn tự nhiên, Nam là người học rất giỏi.
-  Đối với chúng tôi, điều này thật bất ngờ.
- Chiếc bút này, tôi dùng lâu rồi
- Bộ phim này thì tôi xem nó rồi.
GV gọi HS trả lời, ghi nhanh câu trả lời của hS lên bảng, nhận xét, động viên, khuyến khích.
Lời kết của giáo viên:Trong giao tiếp hoặc viết văn, người Việt thường rất ít khi đi thẳng ngay vào vấn đề chính. Họ thường sử dụng các cụm từ phụ để dẫn dắt dần đến câu chuyện chính, bắt đầu câu chuyện một cách khéo léo bằng trạng ngữ, khởi ngữTrong đó có khởi ngữ đóng vai trò nêu lên chủ đề của sự việc, hiện tượng, từ đó giúp cho câu chuyện bắt đầu một cách hấp dẫn hơn. Vì vậy khi các em biết sử dụng thành phần khỏi ngữ sẽ khiến cho câu nói, câu văn của mình trở nên sinh động, hấp dẫn, tăng hiệu quả giao tiếp.
3. Củng cố luyện tập, hướng dẫn HS tự học (2')
- GV củng cố lại kiến thức toàn bài.
- Yêu cầu học sinh học thuộc ghi nhớ SGK.
- Đặt câu có khởi ngữ và tập viết đoạn văn có khởi ngữ.
- Soạn bài “ Phép phân tích và tổng hợp”
=============================

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_tiet_83_bai_18_khoi_ngu_nam_hoc_2021_2.docx