Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 147 + 148: Tổng kết về ngữ pháp

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 147 + 148: Tổng kết về ngữ pháp

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS .

 - Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về ngữ pháp đã học (từ loại, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu).

 - Tích hợp với các văn bản văn và tập làm văn đã học.

 - Rèn luyện kĩ năng vân dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài tập làm văn.

B.CHUẨN BỊ: - Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.

 - Trò: Đọc kĩ câu hỏi, soạn bài.

C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG.

 1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số

 2. Kiểm tra bài cũ:

 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 147 + 148: Tổng kết về ngữ pháp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/4/06 Tiết147 + 148
Dạy Ngày :12/4/06 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS . 
 - Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về ngữ pháp đã học (từ loại, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu).
 - Tích hợp với các văn bản văn và tập làm văn đã học.
 - Rèn luyện kĩ năng vân dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài tập làm văn.
B.CHUẨN BỊ: - Thầy: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn bài.
 - Trò: Đọc kĩ câu hỏi, soạn bài. 
C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG.
 1. Ổn định tổ chức: GV nắm sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới 
Phương pháp
Hoạt động I : Hệ thống hoá về danh từ, động từ, tính từ.
- GV hướng dẫn Hs làm bài tập 1.
- Xác định danh từ, động từ, tính từ trong các câu in đậm?
- Gọi Hs lên bảng trình bày, Hs nhận xét bổ sung, GV chốt lại.
- Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 2.
- Timh hiểu khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ ?
-GV hướng dẫn Hs làm bài tập 3.
- Tìm hiểu sự chuyển loại của từ.
- GV hướng dẫn Hs làm bài tập 4.
Từ các kết quả đạt được của bài tập trước hướng dẫn HS điền từ vào bảng tổng kết theo mẫu trong SGK
-Tìm hiểu sự chuyển loại của từ ở bài tập 5.
Hoạt động II.Hướng dẫn hệ thống hoá về các từ loại khác.
 - Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 1 mục II. SGK: Xếp các từ in đậm trong câu vào cột thích hợp theo bảng mẫu.
- Hướng dẫn Hs làm bài tập 2 tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn? Cho biết từ loại?
Hoạt động III.Hướng dẫn Hs ôn tập về cum từ.
- GV hướng dẫn HS cấu tạo của các cụm từ ở bài tập 1,2,3.
trong SGK trang 133-134.
 -Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cum danh từ ?
-Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cum động từ ?
-Tìm phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm. Chỉ ra những yếu tố phụ đi tìm với nó?
 Nội dung
A. TỪ LOẠI:
 I.Danh từ, động từ ,tính từ.
 1.Trong số các từ in đậm sau đây, từ nào là danh từ, động từ, tính từ ?
a. Một... hay.... đọc.....lần...được.
b. Mà ông.. nghĩ ngợi..tí nào.
c. Xây cái lăng...phục dịch, cả làng....đập... cho nó.
d. Đối với cháu, thật là đột ngột.
e. Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với... sung sướng.
-Danh từ: Lần, lăng, làng,
-Động từ : Đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
-Tính từ: Hay, đột ngột, phải, sung sướng.
 2. Thêm các từ cho sau đây vào trước những từ thích hợp với chúng. Cho biết mỗi từ đó thuộc từ loại nào? 
a. Danh từ có thể kết hợp với các từ: Những, các, một + lần, cái lăng, ông giáo, làng.
b. Động từ có thể kết hợp với các từ: Hãy, đã, vừa + Đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
c. Tính từ có thể kết hợp với các từ: Rất, hơi, quá + Hay, đọt ngột, phải, sung sướng.
 3. Từ những kết quả đạt được ở bài tập 1 và bài tập 2, hãy cho biết: Danh từ, động từ, tính từ có thể đứng sau những từ nào?.
- Danh từ có thể đứng sau: Những, các, một.
- Động từ có thể đứng sau: Hãy, đã, vừa.
- Tính từ có thể đứng sau: Rất, hơi, quá.
 4. Hướng dẫn Hs làm bài tập 4 mục I (SGK).
 5. Tìm hiểu sự chuyển loại của từ.
a. Nghe gọi..... tròn...xúc động.
b. Làm khí tượng....lí tưởng chứ.
c. Những băn khoăn..trước mặt đằng kia.
- Tròn là tính từ, ở đây nó được dùng như động từ.
- Lí tưởng là danh từ được dùng như tính từ.
- Băn khoăn là tính từ được dùng như danh từ.
 II. Các từ loại khác.
 1.Xếp các từ loại in đậm trong những câu sau: 
- Số từ: Ba, năm.
- Đại từ: Tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ.
- Lượng từ: Những.
- Chỉ từ: Đâu, ấy.
- Phó từ: Đã, mới, đã, đang.
- Quan hệ từ: Của, ở, nhưng, như.
- Trợ từ: Chỉ, cả, ngay, chỉ.
- Tình thái từ: Hả.
- Thán từ: Trời ơi!
 2.Tìm những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn. Cho biết các từ ấy thuộc từ loại nào?
- À, ư, hử, hở, hả, ........chúng thuộc loại tình thái từ.
B. CỤM TỪ:
 1.Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm. Chỉ ra những dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ.
a.Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó, Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương đông nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
 ->Ảnh hưởng nhân cách, lối sống là phần trung tâm của các cụm danh từ in đậm trên.
 -> Các dấu hiệu là những lượng từ đứng trước: Những, một, một.
b. Ngày (khởi nghĩa) dấu hiệu là những.
c. Tiếng(cười nói) dấu hiệu là có thể thêm những vào trước.
 2.Xác định và phân tích các cụm động từ:
a. Đến, chạy, ôm: Dấu hiệu là đã, sẽ, sẽ.
b. Nên(cải chính): Dấu hiệu là vừa.
 3.Xác định và phân tích cụm tính từ.
a. Việt Nam, bình dị, Việt Nam, phương Đông, mới, hiện đại.
->Là phần trung tâm của cụm tính từ in đậm. 
->Dấu hiệu là rất.
b. Êm ả: Dấu hiệu là có thể thêm rất vào phía trước.
c. Phức tạp, phong phú, sâu sắc: Dấu hiệu là có thể thêm rất vào phía trước.
 4. Củng cố: - Viêt một đoạn văn ngắn với đề tài tự chọn có cụm danh từ, động từ, tính từ ?
 5. Dặn dò: Soạn bài “Tổng kết về ngữ pháp” Thành phần câu: (Thành phần chính và thành phần phụ, thành phần biệt lập). Ôn tập về câu đơn, câu ghép, biến đổi câu, các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau..
D.RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 30 tiet 147+148.doc