A. Mục tiêu cần đạt:
Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức ngữ pháp đã học về câu.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
Hệ thống kiến thức về câu (các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
2. Kĩ năng:
- Tổng hợp kiến thức về câu.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học.
3. Thái độ: Cảm nhận được sự giàu và đẹp của Tiếng Việt, từ đó tích cực giữ gìn sự giàu, đẹp và trong sáng của Tiến g Việt.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề,
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng (P .,KP . .)
2. Bài cũ : GV kiểm tra vở soạn của 5 HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ngoài từ loại và cụm từ thì trong chương trình Tiếng Việt bậc THCS, cụ thể là ngữ pháp ở THCS chúng ta còn tìm hiểu về câu ( các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) . TCT này chúng ta sẽ tổng kết về nội dung này.
TUẦN 33 Ngày soạn: 20/04/2013 TIẾT 158,159 Ngày dạy: 22/04/2013 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP (TIẾP) Hướng dẫn làm bài kiểm tra Tiếng Việt A. Mục tiêu cần đạt: Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức ngữ pháp đã học về câu. B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : 1. Kiến thức : Hệ thống kiến thức về câu (các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) đã học từ lớp 6 đến lớp 9. 2. Kĩ năng: - Tổng hợp kiến thức về câu. - Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học. 3. Thái độ: Cảm nhận được sự giàu và đẹp của Tiếng Việt, từ đó tích cực giữ gìn sự giàu, đẹp và trong sáng của Tiến g Việt. C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng (P..,KP...) 2. Bài cũ : GV kiểm tra vở soạn của 5 HS. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ngoài từ loại và cụm từ thì trong chương trình Tiếng Việt bậc THCS, cụ thể là ngữ pháp ở THCS chúng ta còn tìm hiểu về câu ( các thành phần câu, các kiểu câu, biến đổi câu) . TCT này chúng ta sẽ tổng kết về nội dung này. * Tiến trình bài học: Hoạt động của Gv & HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn về thành phần câu: * Ôn tập về thành phần chính và phần chính phụ. CKể tên các thành phần chính? Nêu dấu hiệu nhận biết từng thành phần? C Trong câu thường có những thành phần phụ nào? Dấu hiệu nhận biết (đặc điểm) của từng thành phần ? * Thảo luận bài 2/145: CHãy phân tích thành phần của các câu trong sgk? - HS thảo luận , đại diện một nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv chữa bài. * Ôn tập về thành phần biệt lập. C Kể tên và nêu dấu hiệu để nhận biết các thành phần biệt lập của câu? - Hướng dẫn HS thực hành làm bài tập 2 sgk/145. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS ôn tập về câu, cách biến đổi câu: - GV hướng dẫn Hs trả lời miệng. C Người ta phân loại câu dựa trên những cơ sở nào ? C Hãy lần lượt kể tên và trình bày khái niệm của các kiểu câu được phân loại theo cấu tạo ? C Việc rút gọn câu hay sử dụng câu đặc biệt có mục đích gì? C Nếu phân loại theo mục đích nói thì ta có những kiểu câu nào? Trình bày khái niệm, chức năng của những kiểu câu ấy ? C Có mấy cách biến đổi câu ? Đó là những cách nào ? - Gv lần lượt treo bảng phụ ghi ví dụ ( mục I), gọi 3 HS lên bảng làm 3 ví dụ phần ( 1), 2 HS lần lượt lên làm bài 2 a,2b. HS khác nhận xét, bổ sung. Gv sửa bài. - Gv chia nhiệm vụ theo nhóm để HS hoàn thành phần luyện tập: Nhóm 1,2: Bt mục (II), nhóm 3,4 : BT ( mục III), nhóm 5,6: BT mục (IV. Các nhóm lần lượt nhận xét, bổ sung cho nhau. Gv chữa bài. Hoạt động 3 :Hướng dẫn tự học: Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài kiểm tra Tiếng Việt. Gv hướng dẫn, HS lắng nghe và ghi những nội dung trọng tâm cần ôn tập để làm bài kiểm tra. A. TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP: I. Thành phần câu : 1.Thành phần chính và thành phần phụ: 1.1 Ôn lí thuyết a. Thành phần chính - Chủ ngữ - Vị ngữ b. Thành phần phụ và dấu hiệu nhân biết. - Trạng ngữ: - Vị trí: thường đứng ở đầu câu,giữa câu,cuối câu. - Tác dụng: Cụ thể hoá thời gian,không gian, cách thức, phương tiện,được diễn đạt ở nòng cốt câu. - Dấu hiệu nhận biết: ngăn cách với nòng cốt câu bởi dấu phẩy. - Khởi ngữ: - Vị trí: thường đứng trước CN. - Tác dụng: Nêu lên đề tài của câu. - Dấu hiệu: Có thể thêm QHT về, đối với vào trước khởi ngữ. 1.2. Bài tập: - BT1 ( mục 2/ 145): * Chủ ngữ: a. đôi càng tôi b. mấy người học trò cũ c. nó * Vị ngữ: a. mẫm bóng b. đến sắp hàng dưới hiên, đi vào lớp c. vẫn là người bạn trung thực .độc ác * Trạng ngữ: b. sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi. * Khởi ngữ: c. (còn) tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc 2. Thành phần biệt lập. 2.1 Ôn lí thuyết: a. Khái niệm : * Thành phần tình thái:Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói, viết đối với sự việc được nói đến trong câu. * Thành phần cảm thán: Là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói,viết. * Thành phần gọi đáp: Là thành phần tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. * Thành phần phụ chú: Là thành phần được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. b. Dấu hiệu để nhận biết: Chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói đến trong câu. 2.2 Bài tập: a. Có lẽ: thành phần tình thái. b. Ngẫm ra: thành phần tình thái c. dừa xiêm thấp lè tè . vỏ hồng: thành phần phụ chú. d. bẩm: thành phần gọi – đáp, có khi: thành phần tình thái e. ơi: thành phần gọi – đáp. II. Ôn tập các kiểu câu, biến đổi câu: 1. Ôn lí thuyết: 1.1 Câu phân loại theo cấu tạo: a. Câu đơn. * Khái niệm : Là câu do một cụm C- V tạo thành, dùng để giới thiệu, kể hoặc tả về một sự vật, sự việc hay để nêu một ý kiến. * Phân loại : - Câu trần thuật đơn có từ là + Câu miêu tả + Câu giới thiệu + Câu định nghĩa + Câu đánh giá - Câu trần thuật đơn không có từ là : + Câu miêu tả + Câu tồn tại b. Câu ghép: * Khái niệm: Là câu có cấu tạo từ 2 kết cấu C- V trở lên. * Phân loại: - Câu ghép đẳng lập: Là câu có cấu tạo từ 2 kết cấu C - V trở lên không bao chứa nhau. - Câu hép chính phụ : Là câu có cấu tạo từ 2 kết cấu C - V trở lên bao chứa nhau. c. Câu rút gọn: Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn. d. Câu đặc biệt: là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. 1.2 Câu phân loại theo mục đích nói: b. Câu trần thuật: Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến; thường dùng để thông báo, nhận định, miêu tả. Ngoài ra, câu trần thuật còn được dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc. Khi viết thường kết thúc bằng dấu châm, nhưng đội khi kết thúc bằng dấu chấm than hoặc đấu chấm lửng. b. Câu nghi vấn: Là câu có những từ nghi vấn ( ai, gì, nào, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ừ, hả, chứ, có, không( đã), chưa,). Chức năng chính dùng để hỏi. Khi viết, câu nghi vấn được kết thúc bằng dấu chấm hỏi. c.Câu cầu khiến : Là câu có những từ cầu khiến:hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiên; dùng để ra ệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo. d. Câu cảm thán: Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi ( ơi), trời ơi, thay, biết bao, biết chừng nào, ; dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người viết ( người nói ). Xuất hiện chủ yếu ttrong ngôn ngữ hàng ngày và trong văn chương. Khi viết, thường kết thúc bằng dấu chấm than. 1.3 Biến đổi câu: a. Rút gọn câu b. Tách thành phần phụ thành một câu riêng (b dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu). c. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại. 2. Bài tập: Bài 1/146: CN: Nghệ sĩ; VN: ghi lại cái mới mẻ. CN: lời gửi của .nhân loại; VN: phức tạp. CN: nghệ thuật; VN: là tiếng nói của tình cảm. Bài 2/147. - có tiếng người léo xéo ở gian trên. - Tiếng mụ chủ. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Bài 1/147: Các câu ghép: Anh gửi vào .chung quanh. Nhưng vì bom nổ .. choáng. Ông lão cả lòng. Còn nhà ..kỳ lạ Để người con gái.cô gái. Bài 2/147: Xác định kiểu quan hệ. quan hệ bổ sung quan hệ nguyên nhân quan hệ bổ sung quan hệ nguyên nhân quan hệ mục đích Bài 2/149: Các bô phận của câu đứng trước được tách thành câu độc lập. và làm việc có khi suốt đêm. Thường xuyên Một dấu hiệu chẳng lành Tách như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phân được tách ra. Bài 3/149.Biến đổi câu thành câu bị động. III Hướng dẫn tự học: - Học bài, nắm nội dung bài tổng kết. -Viết đoạn văn nghị luận ngắn ( 7 đến 10 câu), chủ đề tự chọn và chỉ ra các kiểu câu trong đoạn văn ấy. - Ôn tập phần truyện để tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết. B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT. - Nội dung ôn tập : Trọng tâm kiến thức về Tiếng Việt các em đã học ở ọc kì II, lớp 9. - Hình thức kiểm tra: 6 câu trắc nghiệm + 2 câu tự luận. Thời gian làm bài 45 phút. E. Rút kinh nghiệm TUẦN 33 Ngày soạn: 24/04/2013 TIẾT 160 Ngày dạy: 26/04/2013 LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG A. Mục tiêu cần đạt: Củng cố lại lí thuyết của hợp đồng và cách viết hợp đồng. B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : 1. Kiến thức : Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng. 2. Kĩ năng: Viết một hợp đồng ở dạng đơn giản, đúng quy cách. 3. Thái độ: Có ý thức viết những yêu cầu củahợp đồng. C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, D. Tiến trình dạy học : 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng (P..,KP...) 2. Bài cũ : Nêu đặc điểm của hợp đồng và cách làm hợp đồng? 3. Bài mới: . * Giới thiệu bài: Ở TCT 155, các em đã nắm được những kiến thức cơ bản về hợp đồng, cách viết hợp đồng. TCT này chúng ta sẽ củng cố lại nội dung trên * Tiến trình bài học: Hoạt động của Gv & HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết về hợp đồng: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong Sgk. - HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt ý. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm phần luyện tập. * Hướng dẫn HS làm bài tập 1, SGK Hướng dẫn HS giải bài tập: lựa chọn kiểu diễn đạt, giải thích a. Cách 1 b. Cách 2 c. Cách 2 d. Cách 2 * Hướng dẫn làm bài tập 2, SGK HS đọc các thông tin cần thiết để lập hợp đồng và cho biết các nội dung đó đã đủ chưa, cần bổ sung thông tin gì? HS thảo luận nhóm (7’): Thống nhất nội dung, bố cục. HS viết bản hợp đồng hoàn chỉnh (10’) HS trình bày bản hợp đồng của mình, HS khác nhận xét, sửa chữa. GV điều khiển, hướng dẫn hoạt động. GV tổng kết, rút kinh nghiệm, HS ghi lại vào vở. Hoạt động 3 :Hướng dẫn tự học: - Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe. I. Ôn tập lý thuyết : - Dùng để ghi lại kết quả đã được thoả thuận về một sự việc nào đó. Trong đó quy định rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên - Là văn bản có tính chất pháp lí. II.Luyện tập : Số 1:Căn cứ vào yêu cầu diễn đạt, chọn cách diễn đạt bảo đảm chính xác nghĩa. a-Chọn cách 1. b-Chọn cách 2. c-Chọn cách 2. d-Chọn cách 2. Số 2: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tư do - Hạnh phúc. HỢP ĐỒNG CHO THUÊ XE ĐẠP Tôi tên là: Nguyễn Văn A, tại số nhà X, phố Y, phường Z, thành phố Huế. Tôi có một chiếc xe đạp mi-ni Nhật, màu tím, trị giá 1000 000 đ. Nay đồng ý cho Lê Văn C ở tại khách sạn Y, mang giấy chứng minh nhân dân số do công an thành phố cấp ngày tháng năm thuê. - Thời gian cho thuê : Ba ngày đêm. - Gía cho thuê : 10.000 đ/ ngày đêm. - Nếu xe bị mất hoặc hư hại thì người thuê xe phải bồi thường. Người cho thuê xe Người thuê xe (Kí, ghi rõ họ tên) (Kí, ghi rõ họ tên) III. Hướng dẫn tự học: - Tiếp tục ôn tập nắm cách viết hợp đồng. - Tập viết hợp đồng ở dạng đơn giản. - Soạn bài : Bắc Sơn E. Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: