Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11 năm 2011

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11 năm 2011

 BẾP LỬA (Bằng Việt)

A.Mục tiêu cần đạt :

1. Kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời cuả tác phẩm

- Những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà đầy yêu thương, giàu đức hi sinh

- Việc sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong tác phẩm trữ tình

2. Kĩ năng:

- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ

- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với tình cảm quê hương, đất nước

3. Thái độ:

- GD tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước

B.Chuẩn bị:

 *Thầy: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sgk và tài liệu sgv. Soạn bài

 *Trò: Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi ở sgk và chuẩn bị theo sự h¬ướng dẫn của gv.

C.Tiến trình lên lớp:

 1.Ôn định tổ chức: GV nắm sĩ số hs

 2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra vở soạn của HS

 

doc 8 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 11 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	Ngày soạn: 30/10/2011
Tiết 51,52 	Ngày dạy: 31/10/2011
 BẾP LỬA 	 (Bằng Việt)
A.Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời cuả tác phẩm
- Những cảm xúc chân thành của tác giả và hình ảnh người bà đầy yêu thương, giàu đức hi sinh 
- Việc sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong tác phẩm trữ tình
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận trong bài thơ
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với tình cảm quê hương, đất nước
3. Thái độ:
- GD tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước
B.Chuẩn bị:
 	*Thầy: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sgk và tài liệu sgv. Soạn bài
 	*Trò: Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi ở sgk và chuẩn bị theo sự hướng dẫn của gv.
C.Tiến trình lên lớp:
 	1.Ôn định tổ chức: GV nắm sĩ số hs
 	2.Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra vở soạn của HS
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Khởi động
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
? Dựa vào chú thích /sgk , em hãy nêu những đặc điểm chính về tác giả Bằng Việt ?
 GV: Giới thiệu thêm
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 ( 1963 khi tác giả đang là s/viên du học tại Liên Xô và mới bắt đầu đến với thơ ( là tác phẩm đầu tay ) .
 GV hướng dẫn đọc : Giọng tình cảm, chậm rãi, lắng đọng , xúc động, bồi hồi, tha thiết( 5 khổ thơ đầu ), trầm lắng ( khổ 6 ) ; tự hào ( khổ 7 ) .
 GV: đọc 3 khổ đầu , 2 hs đọc tiếp .
Gv nêu câu hỏi 1 ( sgk/145):
(? Bài thơ là lời của nhân vật nào ? Nói về ai và điều gì ?
 ( Lời người cháu nói về bà về tình bà cháu sâu sắc , thiêng liêng .)
? Người cháu nhớ về bà theo mạch cảm xúc nào ?
 ( Hồi tưởng từ quá khứ đến hiện tại ; từ kỷ niệm đến suy ngẫm )
? Dựa vào mạch cảm xúc đó , em hãy tìm bố cục của bài thơ ?)
Hs trao đổi, trả lời
Hoạt động 3:* Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề
 HS: đọc khổ thơ đầu :
? H/ảnh nào đã khơi nguồn cảm xúc của t/giả về bà ? Vì sao lại là h/ảnh đó ?
? H/ảnh bếp lửa được hình dung ntn trong kí ức t/g?
 ? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt trong 2 câu thơ trên ? ( Về từ ngữ? )
? Bếp lửa ấy khơi nguồn nhớ thương của cháu dành cho bà. Nỗi nhớ ấy thể hiện qua câu thơ nào?
? Em hiểu gì về câu thơ: “ Cháunắng mưa” ? ( Gợi ý : “ nắng mưa” có nghĩa là gì ? )
? Như vậy đoạn thơ đầu đã hé mở một tình cảm bà cháu như thế nào 
 ( Tình bà cháu gắn bó với bếp lửa bền bỉ sâu nặng )
GV chuyển ý: Đoạn thơ đầu hé mở về tình cảm bà cháu. Vậy, tình cảm dó phát triển ntn trong toàn bài? => Hs đọc 4 khổ tiếp
? ?H/ảnh bếp lửa đã kéo về từ trong ký ức những kỷ niệm nào về thời thơ ấu của t/g?
? Theo em , năm t/giả muốn nhắc tới là năm nào qua ngữ “ Đói mòn, đói mỏi” ? 
? Nhưng ấn tượng sâu đậm nhất của “Bếp lửa” hồi ấy còn mãi trong tác giả bây giờ là “ Sống mũi còn cay” . Em hiểu ntn về câu thơ đó?
( Xưa: Mùa đông miền Bắc sương nhiều, tiết trời ẩm ướt => Củi ướt, khó cháy mà chỉ toàn khói => Cay mắt do khói nhiều => Nước mắt giàn giụa vì khói khi ngồi bên bà nhóm bếp vào mỗi sáng đã trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi
 Nay: Mắt cay do nỗi xúc động, bùi ngùi, nhớ thương bà)
? Như vậy, kí ức về thời thơ ấu là c/s ntn của hai bà cháu?
HS:đọc : “ Tám năm ròng .bình yên” 
?Những chi tiết nào tái hiện c/sống của hai bà cháu trong tám năm ròng?
? Khổ thơ đã sử dụng những BPNT nào ? Em có nhận xét gì về giọng điệu ở khổ thơ này?
 ( 4 cặp từ bà cháu liên tục trong hai câu thơ )
 ? Từ đó giúp em cảm nhận gì về c/sống và t/ cảm bà cháu ? 
? Ngoài hình ảnh bếp lửa, còn h/ả nào hiện lên trong kí ức của t/g khi nhớ về bà nữa?
? Lời trò chuyện của t/g với con chim tu hú giúp em hiểu gì về t/c của t/g đối với bà và quê hương?
GV: chuyển ý - Hs đọc khổ thơ thứ 4
? Khổ thơ là lời của ai? Bà đã dặn dò cháu những gì?
? Từ đó, em hiểu gì về phẩm chất của bà ? Bà là h/ả điển hình cho những ai? 
( H/ả bà hiện lên rõ nét, cụ thể với những phẩm chất cao quí: Bình tĩnh, vững vàng vượt qua mọi thủ thách khốc liệt của chiến tranh, làm tròn nhiệm vụ hậu phương để người đi xa công tác được yên lòng. Lời dặn của bà thể hiện rõ đức hi sinh thầm lặng của người mẹ VN yêu nước, thương con)
Hoạt động 4:* Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, nêu vấn đề 
HS: đọc khổ thơ 6 ? 
? Theo em , công việc quen thuộc suốt đời của bà là gì ?Chi tiết nào minh họa điều đó ?
? Bây giờ những gì được nhóm lên từ bếp lửa của bà ? 
?.Phép tu từ nào được t/giả sử dụng trong đoạn thơ trên? 
? Tác giả cảm nhận gì về hình ảnh bếp lửa của bà ?
? Em hiểu gì về điều kỳ lạ và thiêng liêng này ? 
Gv giảng bình: Bếp lửa thật giản dị , bình thường và phổ biến trong mỗi g/đ VN.Nhưng bếp lửa cũng thật cao quý, kỳ diệu, thiêng liêng. Vì nó luôn gắn với bà : người giữ lửa , nhóm lửa , truyền lửa .. Bà làm cái việc khởi đầu của một ngày mới và cũng là khởi đầu của một tâm hồn non trẻ: Cháu đón nhận tình yêu thương , sự dạy dỗ của bà để rồi trưởng thành hơn, sống nhân ái, yêu thương mọi người hơn. Vì vậy, bếp lửa trở thành mạch tâm hồn, một phần không thể thiếu trong đ/s tinh thần của cháu ) .
GV chuyển ý: Kỉ niệm về bà và bếp lửa đã lùi sâu vào dĩ vãng nhưng mỗi lần nhớ lại, tình cảm của cháu dành cho bà lại trỗi dậy tinh khôi. Vậy, t/g dành cho bà t/c ntn?
 Hoạt động 5:* Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm
 HS: đọc khổ cuối .
 GV Những câu thơ là lời tự bạch của người cháu đi xa khi trưởng thành .
? Vậy người cháu tự bạch với bà điều gì ? 
? Theo em, nhớ đến bà, t/giả muốn nhắc nhở mình điều gì ? 
? Câu thơ cuối bài có gì độc đáo trong cách diễn đạt và ý nghĩa của cách diễn đạt đó?
? Ngoài ra tình cảm bà cháu còn gắn liền với tình cảm nào khác ?
 ( Tình yêu quê hương , xứ sở, cội nguồn)
 .HS THẢO LUẬN NHÓM (3’):
Bài thơ không chỉ nói về tình bà cháu mà còn nói về triết lí cuộc sống. Em hãy chỉ ra triết lí đó?
 (-Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt cả cuộc đời
-Tình yêu thương, biết ơn bà là biểu hiện của tình yêu thương, gắn bó gia đình -> Là điểm khởi đầu của tình yêu nước
- Ta phải biết trân trọng , biết ơn chị ,mẹ, bà- những người phụ nữ nhóm lên bếp lửa, nhóm niềm vui, hạnh phúc cho gia đình)
*Hoạt động 6 : * Sử dụng phương vấn đáp
? Em hãy chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ?
( Hình ảnh ? Phương thức biểu đạt và giọng điệu ? ) 
? Em hãy chỉ rõ sự kết hợp của các phương thức biểu đạt và tác dụng của nó ?
? Nội dung bài thơ đề cập vấn đề gì ?
? “Bếp lửa” làm xao động lòng ta những tình cảm gì ?
 ( Tình cảm bà cháu ấm áp bền bỉ – Lòng yêu quí gia đình, quê hương, đất nước được thường trực trong mỗi con người VN ) .
? Nêu ý nghĩa của bài thơ.
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
2.Đọc, tìm hiểu chú thích
3.Mạch cảm xúc của bài thơ:
- Đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm
- Bài thơ là lời của người cháu nhớ về bà và những kỉ niệm bên bà, nói lên lòng kính yêu và suy ngẫm về bà
4.Bố cục:
Khổ 1: bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà
4 khổ tt: Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn kiền với bếp lửa
Khổ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
Khổ cuối: người cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà
II.Phân tích
1) Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu 
- Bếp lửa: 
+ chờn vờn sương sớm 
 + ấp iu nồng đượm 
-> Điệp ngữ , từ láy gợi hình , gợi cảm 
=> Hình ảnh thân thương ấm áp gợi mở tình bà cháu .
-Năm 4 tuổi :
+ Đói mòn đói mỏi
+Khói hun nhèm mắt cháu 
+ Bây giờ sống mũi còn cay 
=> Cuộc sống nghèo khổ của hai bà cháu
-Tám năm ròng: 
+Giặc đốt làng 
+Cháu ở cùng bà 
+Bà bảo, bà dạy, bà chăm cháu học 
-> Phép liệt kê , điệp ngữ , giọng thơ nhỏ nhẹ , tâm tình, thủ thỉ.
=> Cuộc sống nhọc nhằn gian khổ nhưng ấm áp nồng đượm tình bà cháu .
* Tiếng chim tu hú :
 -Tu hú ơi !
 - Kêu chi hoài .. đồng xa ?
=> Tiếng lòng của tác giả đang hướng về bà và quê hương.
2, Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà :
- Nhóm lửa
 + ấp iu nồng đượm 
 + tình yêu thương khoai sắn ngọt bùi
 + nồi xôi gạo mới xẻ chung vui 
 + cả tâm tình tuổi nhỏ 
=> Điệp ngữ, hình ảnh thực và trừu tượng .
=> Bếp lửa của lòng bà nhân ái , giàu đức hi sinh .
-Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa
=>Bếp lửa trở thành biểu tượng thiêng liêng của tình bà cháu
3. ,Tình cảm của người cháu với bà :
- Cuộc sống có : khói trăm tàu,lửa trăm nhà,niềm vui
-Không quên nhắc nhở 
 Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa
->Câu hỏi tu từ => Khẳng định tình cảm luôn nhớ dến bà .
III. Tổng kết :
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng
- Thể thơ 8 chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm
2. Nội dung ( Ghi nhớ/sgk)
3. Ý nghĩa: Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, người mẹ, về nhân dân nghĩa tình
4.Củng cố: -Nêu cảm nhận của em về bài thơ này
5.Dặn dò: -Học thuộc lòng bài thơ và đọc diễn cảm bài thơ
- Phân tích sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận ở một đoạn tự chọn trong bài thơ
 -Soạn bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” .
D.Rút kinh nghiệm: 	
**************************
Tuần 11	Ngày soạn: 30/10/2011
Tiết 53 	Ngày dạy: 01/11/2011
	 TỔNG KẾT TỪ VỰNG (TT)
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Các khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình, các biện pháp nghệ thuật tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ
- Tác dụng của việc sử dụng các từ tượng thanh và từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng trong các văn bản nghệ thuật
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Nhận diện từ tượng thanh và từ tượng hình và phân tích giá trị của các từ tượng thanh và từ tượng hình trong văn bản
- Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.
b. Kĩ năng sống:
	- Ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp mục đích giao tiếp
3. Thái độ:
- Giáo dục hs có ý thức dùng đúng từ vựng nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
	*Thầy : Nghiên cứu kĩ bài học ở SGK +SGV và các tài liệu có liên quan để soạn bài.
	*Trò: Ôn lại các khái niệm có liên quan đến bài học. Đọc kĩ các bài tập xác định yêu cầu và làm bài tập.
C. Tiến trình các hoạt động:
	1. ổn định tổ chức:	GV nắm sĩ số HS
	2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Vai trò của thuật ngữ?
 3.Bài mới:
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
?Thế nào là từ tượng thanh? Từ tượng hình?
- Cho hs đọc bài tập 3, xác định yêu cầu và làm bài tập.
? Tìm những từ tg hình trong đoạn trích và nêu giá trị của chúng?
*Hoạt động 3: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
(so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.)
- Cho hs đọc bài tập 2 và 3, xác định yêu cầu và làm theo nhóm
? Em hãy phân tích nét nghệ thuật độc đáo được t/g sử dụng trong các câu thơ ở bài tập 2 và 3.?(tổ 1 và 2 làm bài 2. Tổ 3 và 4 làm bài 3.)
-Đại diện các tổ lên trình bày
- Lớp nhận xét và bổ sung(nêu có)
- GV nhận xét và thống nhất
I.Từ tượng hình, từ tượng thanh
 1.Khái niệm 
 * BT 3 
 a. Những từ tượng hình: Lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ
 b. Tác dụng: mô tả hình ảnh đám mây một cách sinh động.
II.Một số biện pháp tu từ
 1.Khái niệm: -So sánh,ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, nói quá, nói giảm nói tránh
 2.Bài tập:
 a. ẩn dụ: Từ hoa, cành dùng để chỉ Thuý Kiều và đời sống của nàng.Từ cây, lá dùng để chỉ gia đình của Kiều và cuộc sống của họ. Kiều bán mình để cứu gia đình.
b. So sánh: Tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng ,tiếng mưa.
c. Ẩn dụ: Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Nhân hoá: Hoa ghen, liễu hờn
Nói quá: Nghiêng nước nghiêng thành
-> Đặc tả vẻ đẹp của Thuý Kiều
d.Nói quá: Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh
e. Chơi chữ : Tài và tai
3. a. Điệp từ: Còn 
Chơi chữ:dùng từ ngữ đa nghĩa say sưa =>chàng trai vì uống nhiều rượu mà say vừa diễn tả chàng say đắm vì tình. Nhờ đó mà chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ, kín đáo.
b. Nói quá=>sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
c. So sánh: Tiếng suối với tiếng hát xa
d. Nhân hoá: trăng nhòm, ngắm, biến trăng thành người bạn tri kỉ=>Thiên nhiên sống động, có hồn và gắn bó với con người hơn.
4.Củng cố: Nếu biêt sử dụng khéo léo từ tượng thanh , từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng sẽ có tác dụng như thế nào? (GD KNS/ PP vấn đáp)
 5. Dặn dò: -Về nhà học bài và vận dụng những kiến thức đã học khi viết văn, để bài văn sinh động.
	 - Chuẩn bị bài Tập làm thơ tám chữ
D. Rút kinh nghiệm: 	
************************************
Tuần 11	Ngày soạn: 30/10/2011
Tiết 54 	Ngày dạy: 04/11/2011
TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
	- Đặc điểm thể thơ tám chữ.
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết thơ tám chữ
	- Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ tám chữ
3. Thái độ:
	- Giáo dục cho hs yêu thích văn học
	- Liên hệ:khuyến khích làm thơ về đề tài môi trường
B.Chuẩn bị
	*Thầy: Nghiên cứu kĩ Sgk và Sgv để soạn bài
	*Trò: Đọc kĩ các đoạn thơ suy nghĩ và trả lời các câu hỏi, làm các bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên
C.Tiến trình các hoạt động
	1.ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số học sinh
	2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của HS
 3.Bài mới:
*Hoạt động 1: : Khởi động
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
	- Cho hs đọc ba đoạn thơ ở Sgk
	? Em có nhận xét gì về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên?
	? Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân,vần lưng,vần liền,vần gián cách đã học nhận xét cách gieo vần của từng đoạn?
? Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên?
? Từ ví dụ trên em hiểu thế nào là thơ tám chữ?
*Hoạt động 3 * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
	- Cho hs đọc bài tập 1 và 2.Xác định yêu cầu để làm
	? Điền từ vào các chỗ trống vào các dòng thơ ở bài tập 1 và 2
	- Cho hs đọc bài tập 3, xác định yêu cầu và làm
? Hãy chỉ ra chỗ sai, nói rõ lí do và sửa lại cho đúng?
	- Cho hs lên làm một bài hoặc một đoạn thơ theo thể tám chữ với nội dung và vần ,nhịp tự chọn (2 em)
*Hoạt động 4.* Sử dụng phương pháp hoạt động nhóm
	- Cho hs đọc bài tập 1 và 2 trang151,152.Xác định yêu cầu và làm theo nhóm ( gv chia lớp thành 2 nhóm ) theo yêu cầu câu hỏi ở Sgk
	- Mỗi nhóm cử đại diện lên đọc và bình
	- Lớp nhận xét
	- Gv nhận xét và thống nhất
 Các nhóm trao đổi về bài thơ đã chuẩn bị ở nhà của nhóm mình để trình bày trước lớp (chọn một bài hay)
	- Đại diện nhóm lên trình bày
 - Lớp nhận xét ,bổ sung 
 - GV nhận xét và thống nhất
I.Nhận diện thể thơ tám chữ
	1.Đọc các đoạn thơ trong SgK
	2.Nhận xét
	a. Mỗi dòng đều gồm tám chữ
	b. Đoạn 1: Các tiếng bắt vần nhau : tan-ngàn, bừng-rừng, gắt-mật--->Gieo vần liên tiếp.
 - Đoạn 2: Các tiếng bắt vần nhau : Về-nghe, học nhọc, bà-xa
->gieo vần liên tiếp
	- Đoạn 3: Các tiếng bắt vần nhau :
Non-son, ngát-hát, đứng-dựng, tiên- nhiên->gieo vần gián cách
	c.Đoạn 1: Ngắt nhịp 3/5 ; 2/6 ; 4/4
	Đoạn 2: Ngắt nhịp 3/5 ; 4/4 
->Nhận xét: Cách ngắt nhịp linh hoạt, đa dạng, diễn tả các trạng thái cảm xúc khác nhau
Ghi nhớ: SgK
II.Luyện tập
	Bài tập 1.Điền từ vào chỗ trống cuối các dòng thơ
Ca hát ; Ngày qua ; bát ngát ; muôn hoa
	Bài tập 2.Điền từ vào chỗ trống cuối các dòng thơ
	cũng mất ; tuần hoàn; đất trời.
 Bài tập 3.- Câu chép sai ở chỗ: rộn rã
	 -Lý do sai: Đây là khổ thơ gieo vần chân liên tiêp.Lẽ ra 2 chữ cuối của dòng 3 phải hợp vần với 2 chữ cuối của dòng thứ 2.
	 -Sửa lại là: vào trường
	Bài tập 4 :Làm 1 bài thơ tám chữ
	(Hs tự làm)
III. Thực hành :
 Bài 1: Tìm các từ thích hợp điền vào chỗ trống
 vờn; qua.
 Bài 2: -Câu thơ còn thiếu “Dáng tung tăng,những em nhỏ tới trờng”
Bài 3: Đọc và bình bài thơ của nhóm mình đã làm
 4. Củng cố: Khi làm thơ tám chữ em cần chú ý những gì?
 5. Dặn dò: -Về nhà tập làm thơ tám chữ với chủ đề tự chọn
	 - Chuẩn bị dàn ý bài viết số 2 để tiết sau sẽ trả bài 1 tiết
D. Rút kinh nghiệm:	
***********************************
Tuần 11	Ngày soạn: 30/10/2011
Tiết 55 	Ngày dạy: 04/11/2011
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, TẬP LÀM VĂN SỐ 02
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: -Củng cố kiến thức về văn bản thông qua việc chữa lỗi trong bài làm đánh giá bài làm, 
 - Rút kinh nghiệm trong việc làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận
B.Chuẩn bị
	*Thầy: Chấm , chữa bài
 *Trò: 
C.Tiến trình các hoạt động
	1.ổn định tổ chức: Gv nắm sĩ số học sinh
	2.Kiểm tra: Sự chuẩn bị bài của HS
 3.Bài mới:
*Hoạt động 1:Khởi động
A.Trả bài kiểm tra văn
*Hoạt động 2:Xây dựng đáp án (* Sử dụng phương pháp vấn đáp)
- Nhắc lại đề bài trước. Chỉnh sửa và nêu những lưu ý.
- Cho học sinh pt đề : chỉ ra các yêu cầu về nội dung , hình thức.
- Tổ chức cho học sinh thảo luận , xây dựng đáp án
- Gv nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh đáp án và các yêu cầu cần đạt.
*Hoạt động 3: Nhận xét và đánh giá bài làm(* Sử dụng phương pháp thuyết trình)
Gv nêu nhận xét, đánh giá của mình về bài làm của học sinh: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục 
+Ưu điểm: 
+Hạn chế:
B. Trả bài Tập làm văn số 2
* Hoạt động 4: HDHS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý
Gv ghi đề bài lên bảng
Gv y/c HS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý
GV hdhs lập dàn bài
* Hoạt động 5:Nhận xét
- Gv nêu ưu điểm và hạn chế trong bài làm của HS
+ Ưu điểm: Hs xác định đúng y/c về kiểu bài và nội dung
 Bố cục rõ ràng
 1 số bài làm hay, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc
+Hạn chế: Sai quá nhiều lỗi chính tả
 Mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu
 Đa số bài làm nghèo cảm xúc, nội dung sơ sài
 Bố cục lộn xộn
* Hoạt động 6:Trả bài
- Gv trả bài cho HS, y/c HS đọc kĩ lời phê của Gv
- Vào điểm
- Thu bài
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài : “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
D. Rút kinh nghiệm:	
**********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuàn 11.doc