Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 13 năm học 2012

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 13 năm học 2012

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN

I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - Củng cố lại kiến thức văn tự sự kết hợp miêu tả.

 - Nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, sửa chữa và rút kinh nghiệm.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Chấm và sửa chữa bài làm của HS.

 - HS: Xem lại kiến thức phần văn học trung đại.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ

3.Bài mới

HĐ 1: GV phát bài kiểm tra của học sinh

- GV nêu đáp án phần trắc nghiệm. HS đối chiếu với kết quả bài làm.

- GV gọi 2 HS lên bảng trình bày câu 1 và dàn ý câu 2 phần tự luận.

 - HS dưới lớp quan sát, nhận xét.

 - GV nhận xét và rút ra dàn ý chung cho câu 2. HS sửa bài vào vở.

HĐ 2: Nhận xét

 * Ưu điểm:

 - HS đã có sự chuẩn bị bài ở nhà.

 - Đa số học sinh nắm được yêu cầu của đề, bài viết đúng thể loại, yêu cầu.

 - Đã có sự đầu tư vào bài làm

 - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch sẽ, khoa học

 -Một số em làm bài tốt:YNang ,YGiang ,A Trí,Y Tiếng

 * Tồn tại:

 - Một số em chưa nắm được yêu cầu của đề,chưa chuẩn bị bài như:A Đứng ,A Mãnh

 - Bài viết còn lan man, lung tung, diễn đạt sơ sài (Y Thể ,Y Thả ,Y Phể ,Y Ven

 - Một số bài viết chữ không rõ ràng, trình bày cẩu thả, sai chính tả nhiều (A Thủy ,A Du –Xê ,A Hợp )

 

doc 25 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 13 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11	Ngày soạn: 30/10/2011
Tiết 55	Ngày dạy: 04/11/2011
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố lại kiến thức văn tự sự kết hợp miêu tả.
 - Nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, sửa chữa và rút kinh nghiệm.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Chấm và sửa chữa bài làm của HS.
 - HS: Xem lại kiến thức phần văn học trung đại.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới
HĐ 1: GV phát bài kiểm tra của học sinh 
- GV nêu đáp án phần trắc nghiệm. HS đối chiếu với kết quả bài làm.
- GV gọi 2 HS lên bảng trình bày câu 1 và dàn ý câu 2 phần tự luận.
 - HS dưới lớp quan sát, nhận xét.
 - GV nhận xét và rút ra dàn ý chung cho câu 2. HS sửa bài vào vở.
HĐ 2: Nhận xét
 * Ưu điểm:
 - HS đã có sự chuẩn bị bài ở nhà.
 - Đa số học sinh nắm được yêu cầu của đề, bài viết đúng thể loại, yêu cầu.
 - Đã có sự đầu tư vào bài làm
 - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch sẽ, khoa học
 -Một số em làm bài tốt:YNang ,YGiang ,A Trí,Y Tiếng 
 * Tồn tại:
 - Một số em chưa nắm được yêu cầu của đề,chưa chuẩn bị bài như:A Đứng ,A Mãnh 
 - Bài viết còn lan man, lung tung, diễn đạt sơ sài (Y Thể ,Y Thả ,Y Phể ,Y Ven 
 - Một số bài viết chữ không rõ ràng, trình bày cẩu thả, sai chính tả nhiều (A Thủy ,A Du –Xê ,A Hợp )
* - GV yêu cầu HS đọc một số bài tiêu biểu :A Trí 
* - GV tiến hành sửa sai cho HS.
4.Củng cố :
 -Giáo viên nhắc nhở học sinh về cách làm bài
 5. Dặn dò:-Về xem lại bài làm.
 - Chuẩn bị “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ”; Vẽ tranh minh họa cho văn bản.
IV. Rút kinh nghiệm.
..
Tuần 13	Ngày soạn: 10/11/2012
Tiết 62 	Ngày dạy:12/11/2012
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2+VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 
I.Mục tiêu : Giúp hs:
- Nắm vững cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, nhận ra ưu và khuyết điểm của bài viết 
-Củng cố kiến thức về văn bản thông qua việc chữa lỗi trong bài làm đánh giá bài làm.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý.
- GD thái độ tích cực tự giác học tập.
II.Chuẩn bị
	GV :Chấm, chữa bài
	HS:Nhớ lại bài làm ,chuẩn bị phần dàn ý của đề bài đã cho 
II.Tiến trình các hoạt động :
1.ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra 
 3.Bài mới :
* Hoạt động 1: Gv nêu yêu cầu của tiết học
* Hoạt động 2: Trả bài loàm văn số 2
 HDHS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý
Gv ghi đề bài lên bảng
Gv êu cầu HS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý
GV hướng dẫn học sinh lập dàn bài
Nhận xét
- Gv nêu ưu điểm và hạn chế trong bài làm của HS
+ Ưu điểm: Hs xác định đúng yêu cầu về kiểu bài và nội dung
 Bố cục rõ ràng
 1 số bài làm hay, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc
+Hạn chế: Sai quá nhiều lỗi chính tả
 Mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu
 Đa số bài làm nghèo cảm xúc, nội dung sơ sài
 Bố cục lộn xộn
Trả bài
- Gv trả bài cho HS, yêu cầu HS đọc kĩ lời phê của Gv
- Vào điểm.Thu bài
* Hoạt động 3: Trả bài kiểm tra văn học trung đại .
- Nhắc lại đề bài trước. Chỉnh sửa và nêu những lưu ý.
-Nhận xét và đánh giá bài làm
-Gv nêu nhận xét, đánh giá của mình về bài làm của học sinh: ưu, nhược điểm; những lỗi cơ bản cần khắc phục ở mỗi lớp
4.Dặn dò: Hs về soạn bài :Làng 
IV.Rút kinh nghiệm:	
Tuần 13 Ngày soạn : 11/11/2012
Tiết 63,64 Ngày dạy : 13/11/2012
Văn bản : LÀNG
	 (Kim Lân)
I Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
-Nhân vật,sự việc cốt truyện trong một tác phẩm hiện đại .
-Đối thoại ,độc thoại và độc thoại nội tâm ;sự kết hợp các yếu tố miêu tả ,biểu cảm trong
 văn bản tự sự hiện đại .
-Tình yêu làng ,yêu nước,tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời 
kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
 2. Kĩ năng:
-Đọc –hiểu văn bản truyện Việt Nam hiện đại được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
-Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm truyện để cảm nhận một văn bản tự sự hiện đại .
 3. Thái độ: 
 - Giáo dục lòng yêu nước cho học sinh bằng cách ra sức học tập và rèn luyện để trở thành người tốt sau này góp phần phục vụ đất nước.
II. Chuẩn bị :
 -GV: Nghiên cứu kĩ văn bản ở sách chuẩn kiến thức,SGK + SGV để soạn bài.
 - HS: Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích, trả lời câu hỏi trong bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
 1.Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - ?Đọc thuộc lòng bài ánh trăng . Nêu nghệ thuật bài thơ?
 3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ 1: Khởi động:Phương pháp thuyết trình.
HĐ 2:Phương pháp vấn đáp
- HS đọc chú thích sgk
-? Nêu hiểu biết của em về Kim Lân?
- ? Nêu vài nét về tác phẩm?
-GV nhấn mạnh những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu , gọi học sinh đọc .
- HS tìm hiểu phần chú thích trong sgk.
-?Hãy tóm tắt phần trích ở sgk 
-GV tóm tắt phần đầu truyện mà sgk đã lượt bớt không đưa vào
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,kĩ thuật động não,phương pháp thuyết trình 
- ?Truyện đã xây dựng một tình huống làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng và yêu nước của ông Hai, đó là tình huống nào?
-? Vai trò của tình huống đó là gì?
- HS thảo luận theo cặp (2 phút) 
-Đại diện các cặp trả lời.
- GV nhận xét,thuyết trình và chốt ý. 
(Chuyển tiết 64)
- ? Ở nơi tản cư ông Hai thường nhớ về điều gì? Đó là nõi nhớ như thế nào?
- ? Khi ở phòng thông tin ông đã nghe được những gì? Tâm trạng ông lúc đó ra sao?
- ? Qua tâm trạng của ông Hai, em có nhận xét gì về những người nông dân trong thời kì này? Đó có phải là bằng chứng về tình yêu làng hay không? Vì sao?
- HS thảo luận theo cặp (2 phút) 
-Đại diện các cặp trả lời ,lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại
- GV chuyển ý.
- ? Cái tin làng theo Tây đến với ông Hai như thế nào? 
-?Tâm trạng nhân vật ông Hai khi nghe làn theo Tây như thế nào? 
-HS trả lời ,lớp nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung.
- ? Có phải ông không yêu làng của mình?
-HS trả lời ,lớp nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung
- ? Trước sự bế tắt đó ông Hai đã làm gì?
- ? Qua đó ta thấy ông Hai là người như thế nào?
-HS trả lời ,lớp nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung.chốt ý.
- ? Khi nghe tin xấu được cải chính tâm trạng ông Hai ra sao? 
-HS trả lời ,lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại
-?Qua đó chứng tỏ điều gì?
HĐ 3:Phương pháp vấn đáp,khái quát
- ? Nghệ thuật đặc sắc góp phần tạo nên thành công của tác phẩm là gì?
-HS trả lời ,lớp nhận xét.
- GV nhận xét và bổ sung.
-?Cho biết ý nghĩa của văn bản?
-HS trả lời ,lớp nhận xét.
-GV nhận xét và bổ sung và giáo dục học sinh 
- HS đọc ghi nhớ sgk.
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả - tác phẩm:
 -Tác giả : 
+Kim Lân(1920-2007) là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.
+Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài sáng tác của ông.
-Tác phẩm: 
+Viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
-Đọc:
-Chú thích:
3. Tóm tắt văn bản:
II. Phân tích:
1.Tình huống độc đáo:
- Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo Tây >< tình huống đối nghịch với tình cảm tự hào mãnh của ông về làng Chợ Dầu có “tinh thần cách mạng lắm”
=> Tạo ra diễn biến tâm lí gay gắt trong nhân vật. Qua đó bộc lộ tính cách, bản chất nhân vật.
2. Diễn biến tâm lí ông Hai:
a. Trước khi nghe tin xấu về làng.
- Nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh em  nhớ làng quá → nhớ làng da diết
- Nghe được nhiều tin haynhững tin chiến thắng→ Ruột gan ông múa lên, vui quá
=> Niềm vui, tự hào của người nông dân trước thành quả của cách mạng, của làng quê → Biểu hiện của tình yêu làng.
b. Khi nghe tin làng theo Tây:
- Tin đến với ông đột ngột, bất ngờ làm ông sững sờ, bàng hoàng:
+Nỗi đau đớn,bẽ bàng “Cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân,nước mắt ông lão giàn ra.”
+Dáng vẻ ,cử chỉ ,điệu bộ :cúi gằm mặt,chột dạ ,nơm nớp,trống ngực ông lão đập thình thịch .
+Nỗi băn khoăn khi ông kiểm điểm từng người tại trụ sở làng ,ông trằn trọc không ngủ được.
- “Làng thì yêu thật, ...phải thù” →Tình yêu nước rộng lớn hơn tình cảm với làng quê → càng đau xót hơn.
 - “về làng tức là..nô lệ cho thằng Tây”
 → mâu thuẫn nội tâm, sự bế tắc cần được giải quyết 
- Tâm sự với con:
=>Tình yêu làng sâu nặng, tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là Cụ Hồ
3. Khi nghe tin Chợ Dầu theo giặc được cải chính xấu được cải chính:
-Ông Hai tươi vui ,rạng rỡ hẳn lên,chia quà cho con 
-Ông Hai đi khoe nhà ông bị giặc đốt cháy.
=>Minh chứng cho lòng ông trong sạch ,biểu hiện cho tình yêu đất nước 
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật
2. Ý nghĩa của văn bản:Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng ,tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp .
 * Ghi nhớ (SGK)
4 .Củng cố: 
-Giáo viên củng cố lại bài
5.Dặn dò:
-Học bài cũ 
-Chuẩn bị bài :Đối thoại ,độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự .
IV.Rút kinh nghiệm
Tuần 13	Ngày soạn: 12/11/2012
Tiết 65	Ngày dạy: 14/11/2012
	ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI
NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Mục tiêu: Giúp HS:
 1.Kiến thức: 
- HS hiểu thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
2.Kĩ năng:
-Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
-Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
 3.Thái độ:
- Giáo dục HS có ý thức sử dụng đúng các yếu tố trên khi viết văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
-GV: Nghiên cứu kĩ bài học ở sách chuẩn kiến thức ,sách giáo khoa +sách giáo viên và các tài liệu có liên quan để soạn bài. 
-HS: Đọc kĩ các bài tập và làm theo yêu cầu của SGK
III.Tiến trình tổ chức các hoạt động
1.Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 -Kiểm tra bài tập làm ở nhà của học sinh ( bài tập 2 trang 161)
3.Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HĐ1:Khởi động.Phương pháp vấn đáp
-?Ở các lớp 6,7,8 các em đã học nhiều về miêu tả nhân vật về các mặt nào?
(ngoại hình ,hành động ,trang phục )
-GV:Lên lớp 9 chúng ta tập trung xem xét nhân vật về phương diện ngôn ngữ ,ngôn ngữ nhân vật thể hiện trong tự sự bao gồm ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại (độc thoại thành lời và độc thoại nội tâm )→GV đi vào bài học 
HĐ 2: Phương pháp vấn đáp.Kĩ thuật động não
- HS đọc đoạn trích trang 176-177
- ? Trong ba câu đầu của đoạn trích là ai nói với ai?
- ? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
- ? Dấu hiệu nào nhận biết đây là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? 
-GV gợi ý:
?Hình thức thể hiện trong lời người trao và lời người đáp?
?Nội dung nói chuyện của hai người phụ nữ tản cư trên như thế nào?
- ?Cuộc trao đổi như vậy người ta gọi là đối thoại. Vậy, đối thoại là gì?
-Học sinh trả lời ,lớp nhận xét ,bổ sung 
-Giáo viên nhận xét,bổ sung chốt ý.
?Hình thức đối thoại trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ?
- ? Câu “Hà, nắng gớm, về nào” là câu ông Hai nói với ai?câu trên có phát ra thành lời không?
 Có phải là đối thoại không? Vì sao?
-GV gợi ý:
-? ... c lộ tâm trạng gì , tình cảm gì của ông?
2. Diễn biến tân trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. 
- Cổ họng nghẹn ắng lại , da mặt tê rân rân , lặng người đi , tưởng đến không thở được .
-> Bàng hoàng , sửng sốt 
- Cúi gằm mặt mà đi , 
- nằm vật ra giường , tủi thân , nước mắt cứ trào ra 
-Suốt mấy ngày không dám đi đâu
-Có đám đông , có tiếng bàn tán, ông chột dạ
->Từ ngữ gợi hình,gợi cảm
=>Diễn tả cụ thể tâm trạng day dứt, nỗi ám 
ảnh nặng nề, đau xót tủi hổ, nhục nhã
*.Mâu thuẫn nội tâm:
Yêu làng><yêu nước
-“Làng thì yêu thật nhưng 
làng theo Tây thì phải thù”
->Ngôn ngữ độc thoại
=>Lòng yêu nước rộng lớn bao trùm lên tình cảm làng quê
*Tâm sự cùng con:
->Ngôn ngữ đối thoại
=>Tình yêu sâu nặng với làng quê, lòng thủy chung bền chặt với kháng chiến , cách mạng,Cụ Hồ
*.Khi nghe tin cải chính về làng:
->Tâm trạng hả hê,sung sướng
=>Tình yêu nước 
càng sâu nặng,xúc động.
*Hoạt động 6: Tổng kết.
Hs đọc ghi nhớ
*Ghi nhớ sgk 
	4.Củng cố :Gv củng cố bài
 5.Dặn dò : 
	 -Học bài và tập phân tích theo câu hỏi ở sgk.
 Soạn bài
D. Rút kinh nghiệm 	 
******************************
Tuần 13	Ngày soạn: 03/11/2010
Tiết 63	Ngày dạy: 11/11/2010
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( phần tiếng Việt)
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất.
- Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Nhận biết một số từ ngữ thuộc các phương ngữ khác nhau
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: Hiểu và biết cách sử dụng phương ngữ trong giao tiếp
3. Thái độ: 
- Tôn trọng phương ngữ mỗi vùng miền
B.Chuẩn bị :
	GV : Nghiên cứu kĩ văn bản ở sgk+sgv, soạn bài
	HS : Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi , bảng phụ
C.Tiến trình các hoạt động
	1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số học sinh.
	2.Kiểm tra bài cũ : Không
 3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1: Khởi động
 Sử dụng phương pháp thuyết trình
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp vấn đáp
Gọi học sinh trả lời câu hỏi 1 sgk.( Hãy tìm các phương ngữ em đang sử dụng hoặc các phương ngữ mà em biết các từ ngữ.
Chỉ các sự vật không có trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân? 
b.Đồng nghĩa nhưng khác âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
c) Giống về âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
GV nêu y.c BT 2
Hs thảo luận cả lớp, trình bày
HS đọc đoạn trích
Hs tìm từ ngữ địa phương bổ sung
I. 
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
Cá quả
Cá tràu
Cá lóc
Lợn
Heo
heo
Ngã
Bổ
Té
Mẹ
Mạ
Má
Bố
Bố
Tía
Giả vờ
Giả đò
Giả đò
Nghiện
Nghiền
đâu
Mô
Phương ngữ Bắc
Phương ngữ Trung
Phương ngữ Nam
ốm : bệnh
ốm: gầy
ốm: gầy
Hòm: vật đựng đồ hay quần áo
Hòm: áo quan
Hòm: áo quan
Bài 2:
Bài 4:
4.Củng cố :Gv củng cố bài
 5.Dặn dò : 
	 -Học bài và tập phân tích theo câu hỏi ở sgk.
 Soạn bài
D.Rút kinh nghiệm:	
***************************
Tuần 13	Ngày soạn: 03/11/2010
Tiết 64	Ngày dạy: 12/11/2010
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại,độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
3. Thái độ:
- Tích cực tự giác học tập
II.Chuẩn bị :
	GV : Nghiên cứu kĩ văn bản ở sgk+sgv, soạn bài
	HS : Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi , bảng phụ
III.Tiến trình các hoạt động
	1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số học sinh.
	2.Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới
Hoạt động của thầy trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Khởi động
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
HS đọc đoạn trích SGK.
? Trong 3 câu đầu là lời của ai nói với ai ? 
 ?Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người ? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện ?
? Câu “ Hà , nắng gớm về nào” ông Hai nói với ai ?
? Đây có phải là lời thoại không ? Vì sao ? 
? Trong đoạn trích có còn câu nào kiểu này không ? Hãy dẫn ra các câu đó ?
? Những câu : “ Chúng nó cũng là .... đấy ư ?... bằng ấy tuổi đầu” là những câu ai hỏi ai ? Vì sao trước những câu này không có dấu gạch đầu dòng như những câu ở mục a, b ?
? Đoạn trích trên được diễn đạt qua những kiểu ngôn ngữ nào ? Các hình thức diễn đạt đó có tác dụng ra sao trong việc thể hiện diễn biến câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ 
? Đặc biệt những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm giúp nhà văn thể hiện thành công diễn biến tâm trạng ông Hai ntn ? 
? Qua tìm hiểu đoạn văn, em hãy khái quát những dạng thức tồn tại của ngôn ngữ n/v trong VBTS là gì? 
=> Giáo viên chốt lại kiến thức ghi nhớ /sgk 
Hoạt động 3: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
HS: đọc yêu cầu BT1 
? Đoạn trích sử dụng ngôn ngữ đối thoại giữa ai với ai ?
? Em hãy chỉ ra những lời thoại của hai n/v ấy ? 
? Hãy phân tích tác dụng của hình thức đối thoại đó ? 
( Gợi ý : Lời của bà Hai hỏi và lời đáp của ông Hai ra sao ? Dụng ý của t/giả muốn nói gì qua cuộc thoại này ? 
( Cuộc thoại không bình thường diễn ra giữa hai vợ chồng ông Hai.Có 3 lượt lời trao (Lời bà Hai ) nhưng chỉ có hai lượt lời đáp( ông Hai ). Lời thoại đầu của bà, ông Hai không đáp lại mà chỉ nằm rũ ra ở trên giường-> Hé mở tâm trạng chán chường của ông Hai . Lời hỏi thứ hai của bà ông Hai đáp lại bằng câu hỏi “gì”-> trả lời cộc lốc miễn cưỡng cho qua chuyện . 
Lời hỏi thứ 3 của bà được ông đáp lại bằng câu cụt lủn giọng gắt lên : “ Biết rồi”-> tránh không muốn nghe bà nhắc lại cái tin ấy nữa =>Cuộc thoại này tác giả nhằm diễn tả tâm trạng của ông Hai)
GV: đọc yêu cầu Bt2 và hướng dẫn h/s làm 
I. Đối thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
1. Ví dụ
 a) Cuộc đối thoại của 2 người phụ nữ; Có hai lượt lời qua lại 
-> Nội dung người nói hướng tới người tiếp chuyện , có gạch đầu dòng trước lời thoại 
b)Ông Hai tự nói với mình (Độc thoại - câu bâng quơ ) 
c) Ông Hai hỏi chính mình (Độc thoại nội tâm trong suy nghĩ )
d) Tạo không khí thật 
-Biểu lộ thái độ của người tản cư 
- Tạo tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật ( khắc họa sâu sắc tinh tế tâm trạng nhân vật ) 
-> Chuyện sinh động hơn 
2. Ghi nhớ /sgk 
II.Luyện tập
* Bài 1 : 
Lời bà Hai 
Lời ông Hai
Này thầy nó ạ !
Thầy nó ngủ rồi à ?
Tôi thấy người ta đồn .
1 
2 ( gì )
3(biết rồi) 
=> Đối thoại không bình hường 
->Diễn tả tâm trạng chán chường , buồn bã thất vọng của ông Hai trong đêm nghe tin xấu về làng 
* Bài tập2 : Viết đoạn văn kể chuyệncó sử dụng các hình thức thức ngôn ngữ trên
4.Củng cố :Gv củng cố bài
 5.Dặn dò : 
	 -Học bài và tập phân tích theo câu hỏi ở sgk.
 Soạn bài
IV.Rút kinh nghiệm:	
***************************
Tuần 13	Ngày soạn: 03/11/2010
Tiết 65	Ngày dạy: 11/11/2010
Luyện nói:
TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM.
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện
- Tác dụng của việc sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong kể chuyện
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Nhận biết các yểu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong một văn bản
- Sử dụng các yếu tố tự sự, nghị luận và miêu tả nội tâm trong văn kể chuiyện
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trình bày câu chuyện với cách kể chuyện kết hợp với nghị luận và miêu tả trước tập thể
3. Thái độ: 
- Chủ động, tích cực tham gia học tập
B.Chuẩn bị :
	GV : Nghiên cứu kĩ sgk+sgv, soạn bài
	HS : trả lời câu hỏi , bảng phụ
C.Tiến trình các hoạt động
	1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số học sinh.
	2.Kiểm tra bài cũ :
 3.Bài mới
* Hoạt động 1 : GV nêu yêu cầu của tiết luyện nói :
 1) Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính cần nói(Mở đầu nói gì ? Những nội dung lần lượt sau đó và kết thúc ra sao ?)
 2) Nói ở đây gồm 2 nhiệm vụ luyện tập các kĩ năng chung về nói: tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc, tư thế ngay ngắn, mắt hướng vào người nghe+ Củng cố kỹ năng kiến thức đã học : Tự sự kết hợp nghị luận, miêu tả, đối thoại, độc thoại .
 * Hoạt động 2 : GV hướng dẫn h/s xác định yêu cầu của đề :
 GV: chép đề lên bảng :
 + Đề 1 : Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn .
 + Đề 2 : Kể lại buổi sinh hoạt lớp , ở đó em đã phát biểu chứng minh Nam là một bạn tốt .
 + Đề 3 : Dựa vào nội dung phần đầu VB “ Chuyện người con gái Nam xương” Từ đầu .->Trương Sinh tỉnh ngộ” đóng vai Trương Sinh kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hạn .
 ? Em có nhận xét gì về nội dung tự sự của 3 đề bài trên ? 
( Gợi ý : Đã gặp trong những tiết học nào ?
Đề 1 : Trong bài : Yếu tố nội tâm trong văn bản tự sự 
Đề 2 : Trong bài : Luyện tập viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận 
Đề 3 : Trong bài : Chuyện người con gái Nam Xương 
GV: chốt lại những ý cơ bản ( bảng phụ)
 * Hình thức :
 - Ngôi kể : Xưng “tôi” ( Đề 3 : “ Tôi” bằng Trương Sinh” )
 - Tự sự phải kết hợp : + Miêu tả nội tâm (Độc thoại suy nghĩ của bản thân về sự việc)
 + Nghị luận nhìn nhận đánh giá sự việc ( Dẫn chứng , lý lẽ ) 
 + Đối thoại - Đề 1 , 2 : Bản thân với các bạn, cô giáo . 
 - Đề 3 : Trương Sinh với mẹ, vợ, con .
 * Nội dung: 
 Đề 1 : - Nguyên nhân dẫn đến có lỗi với bạn ? Lỗi đó là lỗi gì ?Xảy ra trong hoàn cảnh nào ? Diễn biến ra sao ? 
 - Tâm trạng bản thân sau khi xảy ra sự việc: Ân hận, day dứt khổ tâm nhưng khó nói lời xin lỗi. Vì sao có tâm trạng đó?( Có thể là: không đủ can đảm, phải hạ mình, cảm thấy xấu hổ, mất mặt)
Tâm trạng phức tạp khó khăn( Biết sai nhưng không đủ can đảm để nói lời xin lỗi)
Sau đó đã xử sự như thế nào?Rút ra bài học
 Đề 2 : - Giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt lớp? Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự . 
 - Lời phát biểu của em để chứng mimh Nam là người bạn tốt (Lý lẽ , d/c , lời phân tích 
 - Thái độ mọi người sau buổi sinh hoạt lớp .
 Đề 3 : Kể lại nội dung phần đầu VB “Chuyện người con gái Nam Xương”
 - Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương 
 - Trương Sinh đi lính , Vũ Nương ở nhà chăm nom mẹ chồng 
 - Trương Sinh về nghe chuyện từ bé Đản 
 - Thái độ của Trương Sinh đối với vợ - > Vợ tự vẫn 
 - Bé Đản chỉ bóng Trương Sinh trên vách , Trương Sinh tỉnh ngộ , ân hận 
 * Hoạt động 3 : HS luyện nói :
HS: thảo luận nhóm cử đại diện trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình ( Dựa vào gợi ý bảng phụ) 
 -> Lần lượt các nhóm trình bày bài làm của mình , nhóm khác theo dõi , bổ sung 
 GV: chốt lại ,tuyên dương ,ghi điểm những em làm tốt
* Hướng dẫn về nhà : - Soạn bài : Lặng lẽ Sa Pa 
 (Đọc,tóm tắt VB+trả lời câu hỏi tìm hiểu)
D.Rút kinh nghiệm:
Duyệt GA tuần 13

Tài liệu đính kèm:

  • doctuàn 13.doc