Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 29 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 29 - Trường THCS Lê Hồng Phong

HDĐT : BẾN QUÊ

 (Nguyễn Minh Châu)

A. Mục tiêu cần đạt:

 Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời, con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.

B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

1. Kiến thức :

- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.

- Những bài học mang

- Đọc -hiểu một văn bản tự sự có tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị, quý giá từ những gì gần gũi, xung quanh ta.

2. Kĩ năng:

- Nội dung mang tính triết lí sâu sắc.

- Nhận biết và phân tích đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng, trong truyện.

3. Thái độ: Trân trọng giá trị của cuộc sồng gia đình và vẻ đẹp bình dị của quê hương.

C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình,

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 29 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29	 Ngày soạn: 23/03/2013
TIẾT 136	 Ngày dạy: 27/03/2013 
 HDĐT : BẾN QUÊ
 	 (Nguyễn Minh Châu)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời, con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức :
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Những bài học mang 
- Đọc -hiểu một văn bản tự sự có tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị, quý giá từ những gì gần gũi, xung quanh ta.
2. Kĩ năng:
- Nội dung mang tính triết lí sâu sắc.
- Nhận biết và phân tích đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng, trong truyện.
3. Thái độ: Trân trọng giá trị của cuộc sồng gia đình và vẻ đẹp bình dị của quê hương.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P,KP..
2. Bài cũ : Kiểm tra, chấm vở soạn của 2 HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 Ai cũng có một miền quê nhưng không phải tất cả mọi người đều cảm nhận được ý nghĩa của quê hương- nơi ta được sinh ra, nơi có gia đình, người thân. Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn minh Châu là những suy ngẫm ,trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm :
- Cho HS đọc chú thích * sgk/106
C Tóm tắt những nét chính về tác giả Nguyễn Minh Châu? 
C Em biết gì về tác phẩm “Bến quê”? 
C Theo em văn bản này thuộc thể loại gì?
Hoạt động 2:Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản
- Yêu cầu đọc giọng trầm tĩnh, suy tư, xúc động và đượm buồn, trong tâm thế của nhân vật đang bị bệnh hiểm nghèo.
- GV cùng HS đọc toàn văn bản một lần, nhận xét cách đọc, giải thích các từ khó .
C Văn bản sử dụng kết hợp chủ yếu phương thức biểu đạt nào ?
C Thử tìm hiểu tình huống truyện? Có thể nói gì về tình huống đó?
->Trớ trêu, nghịch lí nhưng không vô lí.
- Gv tích hợp với Nt xây dựng tình huống ở truyện Chiếc lược ngà, từ đó khẳng định ý nghĩa của việc sáng tạo tình huống trong Nt viết truyện
 - GV yêu cầu HS theo dõi đoạn đầu văn bản, tìm hiểu cảm nhận của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên.
C Cảm nhận của em về hình ảnh, nghệ thuật, cách miêu tả của tác giả? Từ đó em nhận xét gì về cảnh thiên nhiên ở quê Nhĩ?
- Gv tích hợp với văn miêu tả (tả cảnh).
C Em thấy Nhĩ đã nhận ra điều gì về bản thân ? Về người vợ của mình?
Thảo luận: CTrong hoàn cảnh ấy Nhĩ khao khát điều gì? Khao khát ấy có thực hiện được không ? Ý nghĩa của những chi tiết truyện thể hiện khao khát của Nhĩ ?
C Chi tiết thể hiện hành động kì quặc của Nhĩ ”cố thu nhặt hết mọi sức lực . Khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó? Có ý nghĩa ntn?
C Em cảm hiểu được gì về phong cách viết truyện, nghệ thuật miêu ta tâm lí nhân vật của Nguyễn Minh Châu qua đoạn kể về khao khát của Nhĩ ?
C Từ đó, Nhĩ, hay chính tác giả muốn nói lên qui luật nào trong cuộc đời con người? Đó có phải là chủ đề của văn bản không?
- Tích hợp với tính triết lí trong truyện Cố hương của Lỗ Tấn.
C Em hiểu thêm điều gì nữa qua đoạn truyện kể về khao khát của Nhĩ nhờ con thực hiện nhưng con bỏ lỡ ?
-> Hai thế hệ ruột thịt yêu thương nhau nhưng chưa hiểu nhau.
- Gv giới thiệu thêm: Nhĩ thuộc kiểu nhân vật tư tưởng . Tác giả gửi gắm vào đây nhiều điều quan sát, suy ngẫm , triết lí về cuộc đời và con người.
C Khái quát giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của tác phẩm?
 HS đọc ghi nhớ sgk/108
- GV hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Thiên nhiên vừa mang ý nghĩa hình ảnh thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng; màu sắc biến đổi tinh tế : Hình ảnh hoa bằng lăng,bầu trời,bãi bờ,dòng sông . 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
- Gv hướng dẫn – HS chý ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: Sgk
2. Tác phẩm: 
- Xuất xứ : sgk
- Thể loại: Truyện ngắn
II. Đọc-tìm hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản :
2.1 Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả
2.2 Phân tích :
a-Tình huống truyện:
+ Bị bệnh, mọi sinh hoạt phải dựa vào người khác .
-> Tình huống đặc biệt 
+Từng đi nhiều nơi, cuối đời bị bệnh . Khi phát hiện ra vẻ đẹp bên kia sông nhưng không thể đi đến đó được, anh nhờ con trai thực hiện khát khao của mình nhưng cậu để lỡ chuyến đò.
->Tình huống trớ trêu như một nghịch lí
b- Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên:
-Bông bằng lăng...
-Con sông Hồng .
-Vòm trời .
- Nhĩ nhận ra mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay từ bên kia
-> Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, so sánh đẹp, , miêu tả cụ thể qua những bằng những cảm xúc tinh tế.
=> Thiên nhiên đẹp, gần gũi bên mình mà đi hết đời người Nhĩ mới thấy được.
c-Suy ngẫm của Nhĩ về hoàn cảnh của mình :
- Bệnh tật kéo dài, phải trông cậy vào vợ con.
- Nhĩ nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo, đức hi sinh của vợ - nơi nương tựa vững chắc .
.=> Sự thức tỉnh xen cả niềm ân hận và nỗi xót xa.
d- Nhĩ chiêm nghiệm về qui luật của đời người.
- Muốn qua sông, nhưng không được nên nhờ con -> Không thực hiện được những việc bình thường nhất trong cuộc sống.
- Hối hả giục cậu con trai đang mải xem cờ thế -> Sợ con không kịp đò : Không kịp đến giá trị đời thường.
- Vì thú vui bất ngờ -> Con bị lỡ chuyến đò -> Ham muốn xảy ra ngoài dự định, bỏ qua cơ hội. 
- “Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực”. ->Thức tỉnh mọi người không sa vào những cái vòng vèo trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực, bền vững.
-> Nội dung tự sự mang đậm tính triết lí; tác giả am hiểu tâm lí nhân vật.
=> Những qui luật, triết lí cuộc đời bình thường giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà có khi phải trải nghiệm cả đời người => CHỦ ĐỀ CỦA TÁC PHẨM.
3.Tổng kết:
a) NT
b) ND:
 * Ý nghĩa văn bản: 
- Cuộc sống, số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định và toan tính của chúng ta.
- Trên đường đời, con người ta khó tránh khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình, để rồi vô tình không nhận ra được những vẻ đẹp bình dị, gần gũi trong cuộc sống.
- Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
4.Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học:
- Tóm tắt truyện ,nắm được tình huống và ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật.
- Học bài, Thuộc ghi nhớ 
- Soạn bài ôn tập Tiếng Việt: Nắm lại các khái niệm: Khởi ngữ và các thành phần biệt lập; liên kết câu và liên kết đoạn văn; nghĩa tường minh và hàm ý 
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 29	 Ngày soạn: 23/03/2013
TIẾT 137	 Ngày dạy: 29/03/2013 
LUYỆN NÓI : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Nắm được những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Rèn kĩ năng nói.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức : 
- Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể.
2. Kĩ năng:
- Lập dàn ý và cách diễn đạt vấn đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
3. Thái độ: 
- Qua bài luyện nói: nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ học sinh thêm tự tin khi diễn đạt bằng văn nói trước tập thể, đồng thời thâm yêu văn học nói chung, yêu thơ nói riêng.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P,KP..
2. Bài cũ : Kiểm tra, chấm vở soạn của 2 HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: 
 Các em đã biết cách làm bài nghị luận về đoạn thơ bài thơ và cũng đã thực hành việt bài TLV số 7 về kiểu bài này. Hôm nay chúng ta tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ , đặc biệt rèn kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của các em 
- Gọi 1 em đọc lại đề, gv ghi lên bảng. GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà (mỗi tổ một em ). Sau đó nhận xét kết quả kiểm tra, giúp HS rút kinh nghiệm.
C Những nội dung cần có ở phần mở bài?
CPhần thân bài có thể có những ý nào ? Cách thể hiện?
CNội dung phần kết bài gồm những ý nào?
-GV và HS thống nhất một nội dung bài nói cho hoàn chỉnh.
Gv treo bảng phụ để HS tham khảo dàn ý ( nếu cần )
-GV nêu yêu cầu nói ở lớp . HS nắm để thực hiện.
-GV phân công cụ thể. HS thực hiện theo yêu cầu ( đặc biệt chý ý những HS nhút nhát trước tập thể)
- GV nhận xét, bình điểm cho các tổ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện nói trên lớp: 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học 
I.Chuẩn bị ở nhà:
1- Đề bài : Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
2-Yêu cầu các em tìm hiểu thể loại, vấn đề nghị luận, xác định cách nghị luận và lập dàn ý để đến lớp trình bày.
* Gợi y:
a-Kiểu bài: Nghị luận về một bài thơ.
b-Vấn đề nghị luận: Tình cảm bà cháu .
c-Cách nghị luận: Từ sự cảm nhận vấn đề nghị luận của cá nhân đối với bài thơ, học sinh khái quát thành những tình cảm gia đình cao đẹp đối với mỗi người.
d-Dàn ý:
* Mở bài :
-Dẫn dắt vấn đề : Tình cảm gia đình, tình bà cháu trong mỗi con người.
-Vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
-Cảm nhận khái quát về tình cảm bà cháu.
-Chuyển đoạn.
* Thân bài: 
+Ba câu đầu: 
-Điệp ngữ, từ gợi tả .
-Bếp lửa mộc mạc, khiêm nhường mà đáng quí.
-Sự gắn kết kì lạ, tự nhiên giữa hai hình ảnh thân thương “bếp lửa” và “người bà”.
+ Bốn khổ giữa:
-Kỉ niệm của tác giả lúc lên bốn tuổi thật khó quên.
-Câu thơ”Nghĩ lại “ nhấn mạnh dòng kỉ niệm bởi hai lẽ (Qúa khứ, hiện tại).
-Những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh bếp lửa.
-Bếp lửa gắn với vai trò của người bà và những biến cố lớn của đất nước đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin.
-Cuộc đời bà dù lắm vất vả, gian nan vẫn cố gắng để duy trì bếp lửa và niềm tin cho cháu.
+ Hai khổ cuối:
-Lắng dần những kỉ niệm .Từ cảm xúc nhớ thương thành suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời , về sự ghi nhận công ơn của tác giả với thế hệ trước.
-Tác giả luôn hướng về hai hình ảnh : Bếp lửa và người bà để gửi gắm tình cảm với gia đình, quê hương.
-Điệp từ “nhóm” góp phần bồi đắp, toả sáng những điều kì diệu
-Cách viết câu thơ cuối độc đáo ? 
-Cách kết thúc bài thơ bằng câu hỏi tu từ và ý nghĩa của nó?
* Kết bài :
- Cảm nghĩ chung nhất về bài thơ?
-Bài học về tình cảm gia đình của bản thân?
II.Luyện nói trên lớp :
* Yêu cầu : 
-Nói to, vừa đủ cả lớp nghe.
-Dùng từ ngữ chính xác , diễn đạt mạch lạc, có sự liên kết ý chặt chẽ
-Tác phong chững chạc, tự nhiên.
-Nói đúng yêu cầu của GV .
* Phân công:
+ Tổ 1: Trình bày phần mở bài và kết bài.
+ Tổ 2 : Trình bày ý thứ nhất của thân bài.
+ Tổ 3 : ‘’ hai ‘’
+ Tổ 4 : ‘’ ba ‘’
+ Lớp phó học tập trình bày toàn bài.
* GV cùng HS thống nhất nội dung bài nói hoàn chỉnh.
III. Hướng dẫn tự học :
- Trình bày miệng một bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ trước mặt bạn bè hoặc người thân.
- Chuẩn bị bài tiết sau: Viết bài TLV số 7.
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 29	 Ngày soạn: 26/03/2013
TIẾT 138	 Ngày dạy: 30/03/2013 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
	 ( Phần Tập làm văn )
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố lại những kiến thức cơ bản về kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Biết tìm hiểu những ý kiến về sự việc, hiện tượng tượng của đời sống ở địa phương.
- Tập viết văn bản về việc, hiện tượng tượng của đời sống ở địa phương.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức : 
- Những kiến thức cơ bản về việc, hiện tượng tượng của đời sống ở địa phương.
- Những sự việc, hiện tượng trong thực tế đáng chú ý ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Suy nghĩ, đánh giá về việc, hiện tượng tượng của đời sống ở địa phương.
- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào với suy nghị, kiến nghị của riêng mình.
3. Thái độ: 
- Biết quan tâm đế những vấn đề ở địa phương, từ đó tích cực trong việc khắc phục những tác động xấu của vấn đề,
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 9A3 vắng ;P,KP..
2. Bài cũ : - Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ở TCT 101 chúng ta đã thực hiện bài tập – tìm hiểu, thu thập thông tin về sự việc, hiên tượng đời sống,.... Tiết chương trình này các em sẽ trình bày kết quả tìm hiểu, thu thập dưới dạng một bài làm cụ thể.
* Tiến trình bài học:
Tiến trình hoạt động 
 Nội dung dạy học
Hoạt động1 : Nhắc lại yêu cầu và cách làm bài nghị luận về các vấn đề ở địa phương.
- G nêu yêu cầu của tiết học.
CNhắc lại cách làmkiểu bài nghị luận về việc, hiện tượng tượng của đời sống ở địa phương?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS trình bày bài:
- Gọi HS đọc bài viết của mình.
GV gọi từng HS trình bày bài viết của mình và sau mỗi bài đọc cho HS thảo luận:
CBài viết của bạn đã đạt yêu cầu chưa? Còn thiếu sót,bổ sung chỗ nào không?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm. 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học :
- Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Yêu cầu về cách làm bài nghị luận về các vấn đề ở địa phương.
1. Yêu cầu: Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc,hiện tượng nào đó ở địa phương.
2. Cách làm:
- Chọn bất cứ sự việc, hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương về tất cả các lĩnh vực của đời sống.
- Bày tỏ thái độ,tình cảm của mình trước các sự việc, hiện tượng được nói đến trong bài viết.
II. Đọc bài :
III. Hướng dẫn tự học:
 - Dựa vào dàn bài, tiếp tục hoàn thành bài viết nghị luận về việc, hiện tượng tượng của đời sống ở địa phương với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận thuyết phục, chặt chẽ, không quá 1500 chữ.
 E. Rút kinh nghiệm:
TUẦN 29 Ngày soạn: 23/03/2013
TIẾT 139-140 	 Ngày dạy: 25/03/2013
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7
I.Mục đích của đề kiểm tra
 -Biết cách vận dụng các kĩ năng khi làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước .
 -HS có những cảm nhận, suy nghĩ riêng về văn bản mà đề yêu cầu; biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận, phân tích, giải thích, chứng minh trong quá trình làm bài.
 -Kĩ năng làm một bài tập làm văn : dùng từ, diễn đạt, viết câu , bố cục một đoạn và cả bài
II. Hình thức đề kiểm tra 
- Hình thức:Kiểm tra tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra : Cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 90 phút.
III.Biên soạn đề kiểm tra:
 Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu”- Hữu Thỉnh. 
IV.Hướng dẫn chấm, đáp án và biểu điểm
Hướng dẫn chấm
Điểm
 A.Yêu cầu chung
-Bài làm của học sinh có bố cục rõ ràng, trình bày dưới dạng một bài văn với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài; Nắm vững phương pháp làm bài văn thuyết minh kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả.
-Diễn đạt mạch lạc, văn viết có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp; chữ viết cẩn thận.
B. Yêu cầu cụ thể.
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo được một số ý cơ bản sau:
a. Mở bài :
- Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nêu khái quát cảm nhận về bài thơ .
b. Thân bài :
* Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về lúc giao mùa qua biến chuyển của cảnh vật.
- Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra những dấu hiệu của thu đến từ mơ hồ đến rõ nét: ban đầu là hương ổi, gió se rồi đến sương đầu ngõ, xa hơn là dòng song, cánh chim, làn mây.
- Cảnh vật mang nét đặc trưng của lúc giao mùa qua hoạt động, tính chất: gió se, phả, sông dềnh dàng, chim vội vã, sương chùng chình.hình ảnh đặc sắc “có đám mây mùa hạ/ vắt nửa mình sang thu”
- Con người cảm thấy bang khuâng, xao xuyến: bỗng, hình như 
* Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời tiết lúc giao mùa.
- Những hiện tượng thời tiết mùa hè vẫn còn: nắng, mưa, sấm nhưng đã đổi thay theo bước đi của mùa hè. Điều đó được diễn tả qua các từ ngữ; vẫn còn, bao nhiêu, vơi dần, bớt.
- Hình ảnh hành cây đứng tuổi vừa là hình ảnh tả thực vừa là hình ảnh ẩn dụ: Con người cảm thấy vững vàng hơn trước những thăng trầm của cuộc sống.
* Nghệ thuật: thể thơ năm chữ, ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, hình ảnh chon lọc, phép nhân hóa, ẩn dụ, nghệ thuật đối
- Liên hệ
c. Kết bài : 
-Khái quát, nhấn mạnh lại cảm nghĩ về bài thơ, về tác giả.
-Bài học, liên hệ.
1.0điểm
1.0 điểm
7.0 điểm
1.0điểm
*Lưu ý. Hướng dẫn trên chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nêu những yêu cầu chung, không đi vào chi tiết. GV chấm cần vận dụng đáp án và biểu điểm một cách linh hoạt; căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của học sinh để đánh giá cho điểm hợp lý; trân trọng và đánh giá cao những suy nghĩ sáng tạo của học sinh
IV. Hướng dẫn tự học.
Chuẩn bị bài “Những ngôi sao xa xôi”
 IV.Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 Tuan 29.doc