Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 33 năm 2011

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 33 năm 2011

BỐ CỦA XI-MÔNG

 -Mô-pa-xăng-

A.Mục tiêu cần đạt:

 1. Kĩ năng

-Hiểu được nỗi khổ của một em bé không có bố và những ước mơ, khao khát của em.

 2. Kĩ năng

 -Đọc hiểu một vb dịch thuộc thể loại tự sự.

 -Rèn kỹ năng phân tích n/vật qua d/biến tâm trạng theo mạch cốt truyện

 3. Thái độ

 -Giáo dục HS lòng thương yêu bạn bè mở rộng ra là lòng yêu thương con người

B.Chuẩn bị: GV:Đọc VB,Chân dung t.giả, tài liệu

 HS: Đọc VB, tóm tắt, trả lời câu hỏi

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 665Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 33 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 1/4/2011 
 Ngày dạy: 4/4/2011
TUẦN 33 	 
Tiết 161,162: BỐ CỦA XI-MÔNG
 -Mô-pa-xăng-
A.Mục tiêu cần đạt:
 1. Kĩ năng
-Hiểu được nỗi khổ của một em bé không có bố và những ước mơ, khao khát của em.
 2. Kĩ năng
 -Đọc hiểu một vb dịch thuộc thể loại tự sự. 
 -Rèn kỹ năng phân tích n/vật qua d/biến tâm trạng theo mạch cốt truyện
 3. Thái độ
 -Giáo dục HS lòng thương yêu bạn bè mở rộng ra là lòng yêu thương con người
B.Chuẩn bị: GV:Đọc VB,Chân dung t.giả, tài liệu
 HS: Đọc VB, tóm tắt, trả lời câu hỏi
C.Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp
 2. KTBC: 
Hãy chỉ rõ điểm khác thhường và phi thường của Rô-bin-xơn?Em học tập ở n/v những p/chất gì?
 3. Khởi động: PPTT/ Kĩ thuật tạo tâm thế
GV dẫn dắt từ vb :" Những ngày thơ ấu" đến vb " Bố của Xi_mông".
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1:PPVĐ: KĨ thuật tái tạo kiến thức
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
?Em hiểu biết gì về tác giả Mô-pa-xăng?
GV g/thiệu thêm về tác giả
?Em hiểu gì về đoạn trích ?
GV:T/p là 1 truyện ngắn tiêu biểu của t/g. T/p chạm vào đến 1 v/đ XH đời thường rất nhạy cảm và sâu sắc:thái độ của mọi người đ/v những người phụ nữ lầm lỡ, đặc biệt là những đứa trẻ không có bố, nạn nhân của những người đàn ông vô trách nhiệm, bạc tình, bạc nghĩa
HS tóm tắt phần đầu truyện theo chú thích */sgk
GV:H/dẫn đọc:Rõ ràng, rành mạch, chú ý phân biệt lời kể chuyện, tả cảnh,giọng nói, lời thoại của Xi-mông, bác Phi-líp với chị Blăng –sốt
GV Đọc Từ đầu-> “khóc hoài”
2HS đọc phần còn lại
HS tóm tắt đoạn trích
?Đoạn trích gồm 4 sự việc, em hãy tìm giới hạn và những sự việc đó?
(1.Từ đầu-> “khóc hoài”:Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
2.Tiếp-> “một ông bố”:Xi-mông gặp bác Phi-líp
3.Tiếp-> “rất nhanh”:Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà
4.Còn lại: Ngày hôm sau ở trường)
?Các sự việc được trình bày theo trình tự nào?
?Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy?Gồm có mấy n/v?ai là n/v chính?
HĐ2:Tìm hiểu n/v Xi-mông
?Em hiểu gì về hoàn cảnh Xi-mông?
?Nỗi đau khổ ấy được thể hiện qua suy nghĩ và h/động gì của em?
?Vì sao em lại có suy nghĩ và h/động đó?
?Suy nghĩ như vậy nhưng tại sao em lại không h/động?
GV giải thích thêm
?Nhưng rồi em lại tiếp tục rơi vào tâm trạng đau khổ qua chi tiết nào?
?Nỗi đau khổ của Xi-mông được t/g m/tả chủ yếu ở chi tiết nào?Em hãy chỉ ra những chi tiết đó?
?Xi-mông quỳ xuống đọc kinh cầu nguyện. Theo em Xi-mông cầu nguyện điều gì?
?Tất cả những cử chỉ ấy làm hiện lên một cậu bé Xi-mông ntn?
(Đúng là d/biến tâm lý của 1 em bé trong 1 h/cảnh thật đáng thương. Tiếng khóc nức nở, triền miên k dứt là chi tiết được tô đậm rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi và cá tính Xi-mông)
GV chuyển ý :Vậy khi gặp bác Phi-líp tâm trạng Xi-mông ntn?
HS đọc đoạn “Bỗng một bàn taybỏ đi rất nhanh”
?Xi-mông có thái độ ntn khi bất ngờ gặp bác Phi-líp ở bờ sông?
?Câu trả lời nghẹn ngào trong tiếng nấc chứng tỏ tâm trạng gì của Xi-mông lúc này?
GV:giảng thêm
?Nhưng rồi thái độ của em ra sao sau khi nghe bác Phi-líp khuyên bảo?
?Khi gặp mẹ tại sao Xi-mông lại khóc?
 GV giảng thêm
?Em đã nói gì với bác Phi-líp?Những lời nói đó thể hiện điều gì?
GV bình thêm những lời nói và tình cảm của Xi-mông
 HS đọc đoạn cuối
?Em đọc được tâm trạng gì của Xi-mông qua cử chỉ đó?
?Trước những lời trêu ghẹo và tiếng cười ác ý của bọn bạn ở trường thì Xi-mông có những cử chỉ, thái độ ra sao?Vì sao em lại có thái dộ đó?
?Qua đây, em hiểu tình yêu thương của cha mẹ có ý nghĩa ntn đ/v c/sống của những đứa trẻ như Xi-mông?
GV bình thêm
?Tóm lại em có suy nghĩ gì về n/v Xi-mông?
(Xi-mông là n/v đáng thương, đáng yêu. Trong h/cảnh g/đ bất hạnh, đáng buồn lại thêm lũ bạn bè bất trị h/ngày trêu chọc đã làm em tủi thân buồn muốn chết. Nhưng bất ngờ c/s đã mang lại h/phúc cho em. Em đã có 1 ông bố chân chính, thực sự. Niềm vui lớn đã cho em sức mạnh để sống và h/tập 1 cách tự tin và vững vàng hơn)
 TIẾT 2
HĐ3:Tìm hiểu n/v bác Phi-líp, chị Blăng-sốt
?Theo em, chị Blăng-sốt có phải là người xấu không?Vì sao?
?Blăng-sốt là 1 người tốt. Bản chất ấy được thể hiện qua chi tiết nào trong bài?
?Tất cả những chi tiết trên gợi cho em cảm nhận gì về chị Blăng-sốt?
?Nhân vật làm thay đổi c/đ của Xi-mông là ai?
?Em hãy mô tả lại ngoại hình của bác Phi-líp?
?Bác đã có những thái độ cử chỉ ntn từ khi gặp Xi-mông?
GV giảng giải thêm những lời nói cử chỉ của bác
?Em có tán thành việc làm của bác Phi-líp kh?vì sao?
HĐ5:Hướng dẫn tổng kết
?Nghệ thuật kể chuyện của tác giả có gì đặc sắc?
GV phân tích thêm NT m/tả tâm lý n/v, ngôn ngữ, lối dẫn dắt truyện
?Qua đoạn trích, em hiểu nỗi khổ nào của con người từ số phận mẹ con Xi-mông?
(bị phụ bạc bị ghét bỏ)
?Bác Phi-lí mang đến cho mẹ con Xi-mông niềm h/phúc nào?
(Được chia sẻ nỗi khổ, được nhận lòng nhân ái từ con người)
?Từ đau khổ và h/phúc của những người trong đoạn trích, t/g muốn nhắc nhở ta điều gì?
(Sống phải biết cảm thông, chia sẻ nỗi đau khổ bất hạnh của người khác)
?Tác phẩm ra đời có tác dụng gì?
?Đoạn trích gợi em nhớ lại những n/v nào trong VHVN đã học?(Lão Hạc, Những ngày thơ ấu)
GV liên hệ h/cảnh những cô gái TNXP thời chống Mỹ)
HS đọc ghi nhớ/sgk
I.Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-Mô-pa=xăng (1850-1893) nhà văn hiện thực xuất sắc của Pháp TKXIX
2.Tác phẩm:
Trích trong truyện ngắn cùng tên của tác giả
3.Đọc, bố cục
III.Tìm hiểu văn bản
1.Nhân vật Xi-mông
*.Ở bờ sông:
-Bỏ nhà ra bờ sông
-Định nhảy xuống sông cho chết đuối
->Nỗi tuyệt vọng cao độ
-Nghĩ đến nhà, đến mẹ
-Thấy buồn bã vô cùng, em lại khóc
-Người em rung lên, em quì xuống, đọc kinh cầu nguyện, em chỉ khóc hoài
->Đau đớn tuyệt vọng đáng thương
b.Khi gặp bác Phi-líp:
-Giọng nghẹn ngào trong tiếng nấc “chúng nó đánh cháuvìcháu không có bố”
-Ôm cổ mẹ , òa khóc
-Bác có muốn làm bố cháu không
-Nếu bác không muốn cháu sẽ quay trở ra sông nhảy xuống
-Thế nhé bác là bố cháu
->Khao khát được có bố
c.Ngày hôm sau ở trường
-Quát vào mặt chúng
- “Bố tao ấy à?bố tao tên là Phi-líp”
->Cứng cỏi, tự hào có lòng tin
2.Nhân vật Blăng-sốt:
-Là cô gái một thời lầm lỡ do bị lừa dối->có đức hạnh
-Là cô gái đẹp nhất vùng
-Tuy nghèo nhưng sống đứng đắn nghiêm túc và rất mực thương con
3.Nhân vật bác Phi-líp:
-Là người tử tế
-Có lòng vị tha
-Có tính cách hào hiệp
IV.Tổng kết:
-Nghệ thuật
-Nội dung:
->Ghi nhớ/sgk
 4. Củng cố" Em có cảm nhận gì qua diễn biến tâm trạng của cậu bé Xi - mông
 5. Dặn dò 
 -Soạn : Ôn tập về truyện 
 Lập bảng thống kê theo SGK
*.Rút kinh nghiệm:
 Ngày soạn: 4/4/2011 
 Ngày dạy: 6/4/2011
 Tiết 163: 
 ÔN TẬP VỀ TRUYỆN
A.Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức
-Đặc trưng thể loạiqua các yếu tố nhân vật, sự việc, cốt truyện
-Những nội dung cơ bảcủa các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học.
- Những đặc điểm nổi bật của các truyện đã học
 2. Kĩ năng.
 -Rèn kỹ năng tổng hợp, hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm truyện đã học.
 3. Thái độ
- Có ý thức ôn tập chuẩn bị cho thi học kì II
B.Chuẩn bị: GV: Đọc sgk, tài liệu một số câu hỏi, câu đố nhanh
 HS: Bảng phụ soạn bài theo câu hỏi
C.Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định lớp
 2.KTBC: ?Nét đặc sắc trong nghệ thuật và nội dung của “Bố của Xi-mông”là gì?
 3. Bài mới :PPVĐ/ Kĩ thuật tái hiện
HĐ1:Lập bảng thống kê các t/p truyện đã họcGV hỏi, hs trình bày các nọi dung theo y/c trong bảng thống kê
Hs khác nhận xét, gv kết luận và chuẩn kiến thức qua bảng phụ có ghi sẵn nội dung 
STT
TÁC PHẨM
TÁC GIẢ
SÁNGTÁC
 TÓM TẮT NỘI DUNG
1
2.
..
3.
..
4
....
5
Làng
Lặng lẽ Sa Pa
Chiếc lược ngà
Bến quê
Những ngôi sao xa xôi
Kim Lân
.
Nguyễn Thành Long
Nguyễn Quang Sáng
Nguyễn Minh Châu
.
Lê Minh Khuê
1948
.
1970
.
1966
.
1985
.
1971
Qua t/trạng đau xót tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện TY làng qê sâu sắc t/ nhất với lòng yêu nước, tinh thần k/c
Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kỹ sư với anh TN làm công tác khí tượng trên núi cao Sa Pa. qua đó truyện ca ngợi những người l/đ thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước
.
Câu chuyện éo le và cảm động về 2 cha con ông Sáu và bé Thu trong 1 lần ông Sáu về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong h/cảnh ch/tranh
Qua những cảm xúc và suy nghĩ của n/v Nhĩ vào lúc cuối đời trên giường bệnh, truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị gần gũi của c/s, của q/hương
..
Cuộc sống ch/đ của 3 cô gái TNXP trên 1 cao điểm ở tuyến đường TSơn trong những năm chống Mỹ. Truyện thể hiện tâm hồn trong sáng giàu mơ mộng, tinh thần ch/đ dũng cảm, c/s gian khổ hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ
HĐ2:PPVĐ/ Kĩ thuật tái tạo kt
Nhận xét về h/ảnh c/s và con người VN được p/ánh trong t/p
?Em hãy sắp xếp các VB theo những giai đoạn LS của VHVN?
?Trong mỗi t/p có những n/v tiêu biểu nào?
GV:Mỗi n/v có nét tiêu biểu về tính cách và phẩm chất
?Em hãy trình bày những nét tính cách của từng n/v?
?Em ấn tượng nhất là n/v nào?vì sao?
?Các n/v này có điểm gì gống nhau trong tính cách và tình cảm?
HĐ3:Tìm hiểu vài nét NT đặc sắc của VB
?Khi xem xét p/tích 1 truyện ngắn ta lưu ý những yếu tố nào?
?P/thức trần thuật thể hiện ở yếu tố nào?
?T/giả đã sử dụng những ngôi kể nào trong 5 VB trên?
?Em hãy trình bày những tình huống truyện trong 5 VB trên?
?Trong đó t/huống nào là gây cấn nhất ?Vì sao?
?Việc tạo ra t/huống có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung VB và tính cách n/v?
2.Hình ảnh c/s và con người Việt Nam được phản ánh
-Thời kỳ k/c chống Pháp:Làng
-K/ c chống Mỹ:Chiếc lược ngà;Lặng lẽ Sa Pa; Những ngôi sao xa xôi
-Sau 1975: Bến quê
*.Hình ảnh con người VN thuộc nhiều thế hệ trong 2 cuộc k/c đã được thể hiện sinh động qua một số n/v:
-Ông Hai:T.Y làng thật đặc biệt đã thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần k/c
-Anh thanh niên:Yêu thích và hiểu ý nghĩa công việc thầm lặng, có những suy nghĩ t/cảm tốt đẹp đ/v c/việc và mọi người
-Bé Thu: Tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết đ/v cha
-Ông Sáu:Tình cảm yêu thương con tha thiết trong h/cảnh éo le , xa cách của ch/tr
-Ba cô gái TNXP:Tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ hết sức nguy hiểm, t/cảm trong sáng hồn nhiên, lạc quan trong h/cảnh ch/tranh ác liệt
->Giống nhau:cùng yêu q/hương, đ/nước, trung thực dũng cảm , hồn nhiên, khiêm tốn giản dị sẵn sàng ch/đ hi sinh cho ĐL,TD của Tổ Quốc
3.Nét nghệ thuật văn bản:
-Phương thức trần thuật:
+Ngôi I: “Chiếc lược ngà; Những ngôi sao xa xôi”
+Thông qua điểm nhìn của n/v: “Lặng lẽ Sa Pa;Bến quê”
-Tình huống truyện:
+Làng: Tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc (gay cấn)
+Lặng lẽ Sa Pa: Cuộc gặp gỡ k hện trước trong chốc lát của 4 n/v (đơn giản)
+Chiếc lược ngà: Bé Thu không nhận anh Sáu là cha rồi nhận cha vào phút chia tay; Anh Sáu hi sinh khi chưa trao cây lược cho con (bất ngờ)
+Bến quê: Nhĩ đi khắp đó đây nhưng chưa qua đươc bãi bồi bên sông. Đứa con sang sông hộ bố nhưng lại bị lỡ chuyến đò (nghịch lý, trớ trêu)
+Những ngôi sao xa xôi:Một lần phá bom nổ chậm, Nho bị sức ép, một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm 
 3..Hướng dẫn về nhà: 
 -Học bài
 -Soạn tổng kết về ngữ pháp (tt)
D. Rút kinh nghiệm
 Ngày soạn: 5/4/2011 
 Tuần 33 Ngày dạy:7/4/2011.
 Tiết 164: 
 TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
A.Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức
- Hệ thống hóa các kiến thức ngữ pháp đã học về thành phần câu, các kiểu câu đã học từ lớp 6 đến 9
 2. Kĩ năng
- Tổng hợp các kiến thức về câu
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những kiểu câu đã học.
 -B.Chuẩn bị: GV:Đọc SGK,SGV, tài liêu
 HS:Ôn lại các kiến thức kiểu câu, thành phần câu, bài tập
C.Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định lớp:	
 2.Kiểm tra vở soạn
 3. Khởi động: PPTT/
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1:PPVĐ/KT Tái tạo
Ôn thành phần câu 
?Câu gồm có mấy th/phần ?
?Thế nào là th/phần chính?
?Hãy kể tên các th/phần chính trong câu?
?Dấu hiệu nhận biết th/phần CN,VN là gì?
?Có mấy th/phần phụ của câu?Đó là những th/phần nào?
?Hãy nêu vị trí tác dụng dấu hiệu nhận biết của từng th.phần?
HS làm miệng các bài tập
?Thế nào là th/phần biệt lập?
?Có mấy th/phần biệt lập?Kể tên và dấu hiệu nhận biết chúng?
HS áp dụng làm các bài tập
HĐ2:Ôn tập câu đơn
?Thế nào là câu đơn?
HS làm bài tập1,2 
?Vì sao em xác định đây là những câu đặc biệt?
(Không có cấu tạo theo mô hình CN-VN)
HĐ3:Ôn tập câu ghép
?Thế nào là câu ghép?
HS làm bài tập 1,2,3
GV hướng dẫn bài tập 4
Từ những câu đơn đã cho hãy tạo ra những câu ghép theo các kiểu q/hệ(thêm QHT)4 em lên bảng làm
HĐ4:Ôn về biến đổi câu
HS làm bài tập 1,2,3
HĐ5:PPVĐ/ Kĩ thuật động não:
Ôn các kiểu câu ứng với m/đich giao tiếp 
HS làm bài tập 1.2.3
HS thảo luận nhóm 5 ph
3.Câu nói của anh Sáu “Sao mày cứng đầu quá vậy hả?” có hình thức là câu nghi vấn nó được dùng để thể hiện tình cảm. Điều này được xác nhận ở câu đứng trước “Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên”
GV:Tóm lại, các kiểu câu được sử dụng ứng với những m/đích g/tiếp khác nhâu cho nên chúng ta phải xác định trong tình huống g/tiếp cụ thể
C.THÀNH PHẦN CÂU
I.Thành phần chính: Là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt ý nghĩa trọn vẹn
1.Chủ ngữ: Là th/phần chính của câu,nêu lên các sự vật h/tượng có h/động,đặc điểm,trạngt háiđược nói đến ở VN,trả lời câu hỏi:là ai?ai?cái gì?con gì?
2.Vị ngữ: Là th/phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ th/gian,trả lời câu hỏi: thế nào?làm gì?ra sao?là gì?như thế nào?
II.Các thành phần phụ:
1. Trạng ngữ:
-Đứng đầu câu, cuối câu, giữa câu
-Nêu lên h/cảnh về t/gian. k/gian, cách thức, m/đích, ng/nhân diễn ra của sự việc được nói trong câu
-Ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy
2.Khởi ngữ:
-Đứng trước CN
-Nêu lên đề tài được nói đến trong câu
-Ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy, thêm QHT
*.Bài tập: Phân tích các th/phần câu
a.Đôi càng tôi //mẫm bóng
 CN VN
b.Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò 
 TN CN
cũ// đến sắp hàng dới hiên rồi đi vào lớp
 VN
c.Còn tấm gương bằng thủy tinh tráng bạc, nó// là người bạn 
 KN CN VN
trung thực chân thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác
3.Thành phần biệt lập
-Thành phần tình thái
-Thành phần cảm thán ->Không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc
-Thành phần gọi đáp trong câu
-Thành phần phụ chú
*.Bài tập:Xác định th/phần biệt lập
a.Có lẽ (tình thái)
b.Ngẫm ra (tình thái)
c.Dừa xiêm vỏ hồng (phụ chú)
d.Bẩm (gọi đáp)
e.Ơi (gọi đáp)
D.CÁC KIỂU CÂU
I.Câu đơn:
1.Xác định thành phần CN,VN trong các câu đơn:
 Chủ ngữ Vị ngữ
a.Nghệ sĩ ghi lại cái đã có rồi và muốn nói 1 điều gì m/mẻ
b.Lời gửi phức tạp hơn, phong phú và 
nhân loại sâu sắc hơn
c.Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm
d.Tác phẩm là kết tinh của tam hònn người s/tác. Là sợi dây
 truyền cho mọi người sự trong lòng
e.Anh thứ sáu và cũng là tên Sáu
2.Tìm câu đặc biệt
a.Có tiếng nói léo nhéo ở gian trên 
-Tiếng mụ chủ
b.Một thanh niên hai mươi bảy tuổi
c.Hoa trong công viên
-Những ngọn đén trên quảng trường lung linhthần tiên
-NHững quả bóng sút ..trong một góc phố
-Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng trên đầu
-Chao ôi, có thể là tất cả những thứ đó
II.Câu ghép:
1.Tìm câu ghép và xác định q.hệ giữa các vế 
a.Anh gửi vào t/pchung quanh ->q/hệ bổ sung
b.Nhưng vì bom..bị choáng ->q/hệ ng/nhân
c.Ông lão vừa nóicả lòng ->q/hệ bổ sung
d.Còn nhà họa sĩ kỳ lạ ->q/hệ ng/nhân 
e.Để người con gáicô gái ->q/hệ m/đích
2. Xác định quan hệ giữa các vế trong câu ghép
a.Q/hệ tương phản
b.Q/hệ bổ sung
c.Q/hệ điều kiện giả thiết
3. Tạo câu ghép trên cơ sở các câu đơn cho sẵn
a.Quả bom tung lên và nổ trên không. Hầm của Nho bị sập
-> (Vì)quả bomtrên không (nên)hầm..sập (ng/nhân)
->(Nếu) quả bomtrên không (thì)hầmsập (điều kiện)
b.Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập
-> Quả bomgần (nhưng)hầm .sập (tương phản)
->Hầm sập (dù)quả bomgần (nhượng bộ)
III.Biến đổi câu
1.Tìm câu rút gọn:
-Quen rồi. Nhảy nào ít:ba lần
->là câu được ượt bớt những th/phần chính
2.Câu vốn là một bộ phận của câu đứng trước được tách ra
a.Và làm việc có khi suốt đêm
b.Thường xuyên ->nhắm nhấn mạnh nội dung của
c.Một dấu hiệu chẳng lành bộ phận được tách ra
3.Tạo câu bị động từ các câu cho sẵn.
a. Đồ gốm (được)thợ thủ công làm ra khá sớm
b.Một cây cầu lớn sẽ(được )người ta bắc tại khúc sông này
c. Những ngôi đền ấy (được)người ta dựng lên từ năm trước
IV. Các kiểu câu tương ứng với mục đích giao tiếp 
1.Câu nghi vấn
-Ba con, sao con không nhận? (dùng để hỏi)
-Sao con biết là không phải? (dùng để hỏi)
2.Câu cầu khiến 
a.-Ở nhà trông em nhá! (ra lệnh)
 -Đừng có đi đâu đấy! (ra lệnh)
b.- Thì má cứ kêu đi (yêu cầu)
 -Vô ăn cơm (mời)
 4..Hướng dẫn về nhà: 
 -Học bài
 -Ôn bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết truyện
 D.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn. Ngày dạy:.. 
Tiết 155: 
 KIỂM TRA VỀ TRUYỆN
A.Mục tiêu cần đạt:
 -Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS về t/p truyện hiên đại VN trong chương 
 trình ngữ văn 9
 -Rèn luyện thêm kỹ năng phân tích truyện, làm văn
 -Giáo dục HSý thức nghiêm túc sáng tạo khi kiểm tra
B.Chuẩn bị: GV: Đề bài (đã pho to)
 HS: Ôn bài
C.Tiến trình lên lớp:
 1.Ổn định lớp:
 2.Kiểm tra:
HĐ1: GV phát đề cho HS (A,B xen kẽ)
HĐ2: GV nhắc nhở một số yêu cầu khi làm bài:
 -Ghi rõ họ tên lớp
 -Đọc kỹ đề
 -Suy nghĩ, nghiêm túc làm bài
HĐ3: HS làm bài GV quan sát, nhắc nhở
HĐ4: GV thu bài và hướng dẫn về nhà:
 -soạn bài: Con chó Bấc
 (Đọc VB, tóm tắt, trả lời câu hỏi)
 ------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 31.doc