Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5 năm 2011 - 2012

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5 năm 2011 - 2012

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ

 - Hai phương thức phát triển nghĩa của từ

2. Kĩ năng:

 - Nhận biết nghĩa của từ trong cụm từ và văn bản

 - Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ

3. Thái độ:

 - Tích cực học tập, tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt

 - Tích hợp GDMT: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của các từ ngữ liên quan môi trường

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Bảng phụ(ghi VD)

2. Học sinh: Soạn bài+bảng phụ theo qui định

C. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

 Chuyển lời dẫn trực trong các trường hợp sau thành lời dẫn gián tiếp

a. Nhân vật ông Giáo trong truyện “ Lão Hạc” thầm hứa sẽ nói với người con trai lão Hạc rằng: “ đây là cái vườn ông cụ thân sinh ra anh đã để lại cho anh trọn vẹn , cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”

b. Chiều hôm qua Hoàng tâm sự với tôi: “ Hôm nay mình phải cố chạy cho đủ tiền để gửi cho con”

c. Nam đã hứa với tôi chắc như đinh đóng cột: “ Sáng mai tôi sẽ gặp các bạn ở trường”

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1120Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 5 năm 2011 - 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 05	Ngày soạn: 14/09/2012
Tiết 21 	Ngày dạy: /09/2012
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
	- Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ
	- Hai phương thức phát triển nghĩa của từ
2. Kĩ năng:
	- Nhận biết nghĩa của từ trong cụm từ và văn bản
	- Phân biệt các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ
3. Thái độ:
	- Tích cực học tập, tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt
	 - Tích hợp GDMT: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của các từ ngữ liên quan môi trường
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Bảng phụ(ghi VD)
2. Học sinh: Soạn bài+bảng phụ theo qui định 
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 Chuyển lời dẫn trực trong các trường hợp sau thành lời dẫn gián tiếp
Nhân vật ông Giáo trong truyện “ Lão Hạc” thầm hứa sẽ nói với người con trai lão Hạc rằng: “ đây là cái vườn ông cụ thân sinh ra anh đã để lại cho anh trọn vẹn , cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào”
Chiều hôm qua Hoàng tâm sự với tôi: “ Hôm nay mình phải cố chạy cho đủ tiền để gửi cho con”
Nam đã hứa với tôi chắc như đinh đóng cột: “ Sáng mai tôi sẽ gặp các bạn ở trường”
 3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (1’) Khởi động
Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
? Em hãy đọc bài thơ: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của PBChâu?
GV: Nhắc lại câu: “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”
? Từ “kinh tế”trong bài thơ có nghĩa là gì?
(Kinh tếLà hình thức nói tắtTrị đời cứu dân. Cả câu thơ ý nó:Tgiả ôm ấp hoài bão trông coi việc nước,cứu giúp người đời)
? Ngày nay chúng ta nên hiểu từ “kinh tế”ntn?
? Qua tìm hiểu nghĩa từ: “kinh tế”,em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
(Nghĩa của từ không phải bất biến mà thay đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ mất đi,có nghĩa mới xuất hiện. Ở đây có sự chuyển nghĩa từ rộng sang hẹp)
GV liên hệ tích hợp GD môi trường/ PP thuyết trình, minh họa: Sự biến đổi và phát triển nghĩa của các từ ngữ liên quan môi trường
HS: Đọc VD2/sgk
? Em hãy xác định nghĩa từ “xuân,tay”trong 2VD trên?
? Nghĩa nào là nghĩa gốc,nghĩa nào là nghĩa chuyển?
(Xuân1:mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ,thời tiết ấm lên,đẹp nhất trong năm
Xuân2:Tuổi trẻ
Tay1:Bộ phận phía trên của cơ thể,từ vai đến các ngón tay,dùng để cầm nắm
Tay2:Chuyên hoạt động,giỏi một môn,nghề nào đó)
? Từ “xuân2,tay2”được chuyển nghĩa từ “xuân1,tay1”. Vậy nó được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
HS: Nhắc lại 2 phép tu từ đã học ở lớp 6:ẩn dụ,hoán dụ
GV: Hệ thống hóa kiến thức
HS: Đọc ghi nhớ /sgk
HS: Áp dụng làm bài tập5 để phân biệt phép tu từ ẩn dụ với chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
HS: Đọc bài tập 5
? Từ “mặt trời”trong câu thơ thứ 2 được dùng theo phép tu từ gì?
? Đây có thể xem là một nghĩa gốc chuyển thành từ nhiều nghĩa được không ? Vì sao? 
(Sự chuyển nghĩa của “Mặt trời”trong câu thơ mang tính chất lâm thời,nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới,không thể đưa vào giải thích trong từ điển,mà chỉ là sự cảm nhận,liên tưởng của t/g)
*.Hoạt động2 Sử dụng phương pháp nêu vấn đề
HS: Đọc yêu cầu bài 1
HS:Làm miệng: giải nghĩa từ “chân”trong từng câu và cho biết đâu là nghĩa gốc,nghĩa chuyển? p/thức chuyển nghĩa?
HS: Đọc và làm miệng bài 2
? Hãy nêu nghĩa từ “trà” trong các loại trà(trà mướp đắng, hà thủ ô)
Tương tự HS làm miệng bài tập 3
? Nêu nghĩa chuyển của từ “đồng hồ” trong các loại đồng hồ(nước, xăng)
HS: Lên bảng trình bày bài 4 (đã chuẩn bị- bảng phụ)
Tổ 1: Từ: “Hội chứng, vua”
Tổ 3: Từ: “Ngân hàng, sốt”
HS: Theo dõi bổ sung, GV chốt lại
* Sốt: Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường (VD: Em bé sốt tới 400)
 - Nghĩa chuyển: Trạng thái tăng đột ngột về nhu cầu, hàng hóa khan hiếm, giá tăng nhanh
( VD:Cơn sốt đất; cơn sốt hàng điện tử)
* Vua: Người đứng đầu nhà nước quân chủ(VD:Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long)
 - Nghĩa chuyển: Người được coi là nhất trong 1 lĩnh vực nhất định như kinh doanh, TDTT, sản xuất, nghệ thuật (VD: Vua nhạc róc, vua bóng đá)
+ Lưu ý: Người đứng đầu mà nữ gọi là nữ hoàng (VD: Nữ hoàng nhạc nhẹ) 
I.Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ:
1.Ví dụ/sgk:
- “Kinh tế”(cũ):trị nước cứu đời
- “Kinh tế”(ngày nay): Toàn bộ hoạt động của con người trong LĐSX,trao đổi,phân phối và sử dụng của cải vật chất làm ra
->Nghĩa của từ thay đổi theo thời gian
->Nghĩa của từ không phải bất biến mà thay đổi theo thời gian. 
Ví dụ2:
a. xuân1 : nghĩa gốc
- xuân2 : nghĩa chuyển
->chuyển theo phương thức ẩn dụ
b.tay1: nghĩa gốc
 tay2 : nghĩa chuyển
->chuyển theo phương thức hoán dụ
*.Ghi nhớ/sgk
(Bài tập5)
 “Mặt trời trong lăng rất đỏ”
->Phép tu từ ẩn dụ không phải là hiện tượng một 
nghĩa gốc phát triển thành từ nhiều nghĩa 
II.Luyện tập:
Bài1:Tìm nghĩa gốc,chuyển
a.Chân:nghĩa gốc(bộ phận dưới cùng của cơ thể)
b.Chân:nghiã chuyển(HD-vị trí trong đội tuyển)
c.Chân:nghĩa chuyển(AD-vị trí tiếp xúc với đất của kiềng)
d.Chân:nghĩa chuyển(AD-vị trí tiếp xúc với đất của mây)
Bài2: Nghĩa từ “trà” trong các loại trà:dùng với nghĩa chuyển:là sản phẩm từ thực vật được chế biến thành dạng khô dùng pha nước uống phương thức ẩn dụ)
Bài3: Từ “đồng hồ” trong các loại đồng hồ (điện, nước, xăng) là nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ chỉ những khí cụ dùng để đo có bề mặt giống đồng hồ
Bài 4: 
* Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh (VD: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp)
- Nghĩa chuyển: Tập hợp nhiều sự kiện, htượng biểu hiện một tình trạng, một vấn đề XH cùng xuất hiện ở nhiều nơi
(VD: Lạm pháp, thất nghiệp là hội chứng của suy giảm kinh tế)
* Ngân hàng: Một tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý nghiệp vụ tiền tệ, tài chính
(VD: Ngân hàng đầu tư và phát triển nông thôn)
- Nghĩa chuyển: Kho lưu trữ nhiều thành phần, bộ phận để sử dụng khi cần (VD: Ngân hàng máu)
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: :-Học bài
-Hoàn thành các bài tập(xem thêm SBT)
-Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh
D.Rút kinh nghiệm: 	
***********************************
Tuần 05	Ngày soạn: 14/09/2012
Tiết 22 	Ngày dạy: /09/2012
Tiết22:(Đọc thêm) CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
 	 (Trích “Vũ trung tùy bút”-Phạm Đình Hổ)
AMục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức
	- Sơ giản về thể văn tuỳ bút thời trung đại
	- Cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa,sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê-Trịnh
	- Những đặc điểm nghệ thuật của một văn bản viết theo thể loại tuỳ bút thời kì trung đại ở "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh"
2. Kĩ năng: 
	- Đọc - hiểu một văn bản tuỳ bút thời trung đại
	- Tự tìm hiểu một số địa danh, chức sắc, nghi lễ thời Lê - Trịnh
3. Thái độ:
	- Đồng cảm với cái nhìn phê phán của tác giả trước hiện thực suy tàn của XHPK VN cuối TK18 
 BChuẩn bị:
 GV: + Đọc văn bản, tài liệu tham khảo “Vào Trịnh phủ”
 HS : + Đọc VB + tóm tắt+soạn câu hỏi tìm hiểu
C.Tiến trình lên lớp: 
1. Ổn định:
2Kiểm tra bài cũ:
	?Kể tóm tắt : “ Chuyện người con gái Nam Xương”
	? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện?
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Khởi động
GV nhắc lại khái niệm thể tùy bút( Ghi chép việc có thật, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của người viết)
 Ởlớp 6,7, em đã được học những văn bản tuỳ bút nào?
→GV giới thiệu bài mới
*Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp vấn đáp
? Dựa vào chú thích,em hãy khái quát những điểm chính về c/đ,sự nghiệp của tác giả?
? Em hiểu gì về “Vũ trung tùy bút”và đoạn trích giảng?
?Vậy “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”là ghi chép chuyện gì ?
*.Hoạt động 3 Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
GV:Chậm rãi,rõ ràng hơi buồn hàm ý phê phán kín đáo
2 HS đọc,GV nhận xét
GV: Lưu ý HS một số chú thích về địa điểm trong cung,các chức danh,việc làm của vua quan
? Văn bản ghi chép lại mấy sự việc chính?
(1.Thú ăn chơi của chúa Trịnh
 2.Sự tham lam nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ chúa)
? Dựa vào 2 sự việc trên,em hãy xác định bố cục VB?
(Từ đầu-> “triệu bất tường”-Còn lại)
*.Hoạt động 4 Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề, giảng bình
HS: Đọc lại phần 1
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả thú ăn chơi của chúa Trịnh?
? Em có suy nghĩ gì về việc xây dựng cung điện, đền đài của chúa?
? Những cuộc dạo chơi của Chúa diễn ra ntn?
? Những cuộc dạo chơi này gợi cho em suy nghĩ gì?
? Cái thú chơi cây cảnh của chúa Trịnh có gì đặc biệt?
HS: Đọc chú giải 7,8,9/sgk
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả các việc làm của chúa?
 ? Những sự việc đó cho thấy chúa Trịnh thỏa mãn thú chơi cây cảnh bằng cách nào?
? Từ những chi tiết trên,t/giả muốn khắc họa điều gì về phủ chúa?.
GV: Kết thúc phần 1, t/giả ghi: “Mỗi khilà triệu bất tường”
? Theo em, “Triệu bất tường”là gì? (Điềm xấu,điềm gỡ chẳng lành)
? “Kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”hàm ý là gì?
 ( Báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi, hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân..Và thực tế đã xảy ra đúng như vậy không lâu , sau khi Trịnh Sâm mất) 
GV: Giải thích: Hoạn quan, cung giám
? Em hiểu thế nào về thành ngữ “Nhờ gió bẻ măng”?
? Vậy bọn quan lại chúng “Nhờ gió bẻ măng”bằng những thủ đoạn nào?
? Vật “phụng thủ”là vật ra sao?
? Thủ đoạn này gây hậu quả gì cho nhân dân? 
 ( Chịu bao cảnh đau đớn, bất công, phi lí )
? Theo em,vì sao bọn quan lại có thể làm như vậy?
? Từ đây,em nhận ra được sự thật gì trong phủ chúa ?
? Chi tiết nào cho thấy gia đình quan cũng chịu cảnh bất công này?
? Việc tác giả đưa chi tiết vườn nhà mình vào VB có tác dụng gì?
 ( Tô đậm tính hiện thực , tăng thêm ý nghĩa phê phán, tố cáo.= Bộc lộ thái độ, cảm xúc của t/g )
? Vậy tác giảû đã bộc lộ thái độ gì? 
 ( Xót xa, nuối tiếc cho cây đẹp, hoa thơm, cảm thông với những con người phải sống trong một XHPK hỗn loạn, mục nát như vậy + Bất bình, phê phán.)
? Nêu ý nghĩa của văn bản?
*.Hoạt động5: Sử dụng phương pháp vấn đáp
? Văn bản cho em hiểu gì về sự thực đời sống của bọn vua chúa quan lại thời Lê-Trịnh?
? Cách ghi chép những sự việc của VB có gì đặc biệt?
HS: Đọc ghi nhớ /sgk
GV: Tùy bút cổ có gì khác tùy bút hiện đại?
(Hiện đại:Viết theo dòng cảm xúc tác giả
 Cổ:Theo sự việc có thật xảy ra trong cuộc sống(cảm xúc kín đáo)
? Văn bản tùy bút này có gì khác thể loại truyện mà các em được học?
(Gợi ý:cốt truyện, kết cấu, chất trữ tình, chi tiết, nhân vật)
I.Tác giả,tác phẩm:
1.Tác giả: Phạm Đình Hổ(1768-1839)
2.Tác phẩm: Là một trong 88 mẩu chuỵện nhỏ trong “Vũ trung tùy bút”
II.Đọc, chú thích, bố cục
III.Phân tích: 
1Thú ăn chơi của chúa Trịnh:
-Xây dựng nhiều cung điện đền đài.->thỏa ý thích chơi đèn đuốc,ngắm cảnh đẹp
-Những cuộc dạo chơi thường xuyên “tháng ba,bốn lần”
- Thích chơi cây cảnh:
+ Thu những chim quí, thú lạ, cây cổ thụ
+ Lấy cây đa to, chở qua sông
->Các sự việc khách quan, cụ thể, có tính liệt kê, miêu tả tỉ mỉ
=> Dùng quyền lực để cưỡng đoạt của quí trong thiên hạ.Thói ăn chơi xa xỉ, tốn kém, xô bồ,  ... : Các em lưu ý một số việc làm của vua QT thể hiện qua lời nói của ông với bọn Sở,Lân,NTNhậm và cuộc trò chuyện với cống sĩ Sơn La)
? Em cảm nhận được tư tưởng,tình cảm gì của vua QT qua lời chỉ dụ tướng sĩ?
 Gợi ý: Lời chỉ dụ mang âm hưởng của tác phẩm nào mà các em đã học trong chương trình? Chỉ dụ đó thể hiện thái độ, tình cảm gì của vua QT?
 ( _ Sự tiếp nối ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc
 _ ý chí quyết chiến quyết thắng
 _ Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc
 _ Căm phẫn vạch trần tội ác của giặc)
?Qua sự việc trên,em cảm nhận được gì về phẩm chất, tính cách của QT? 
TIẾT2
HS: Đọc “Cả 5 đạo quân ->kéo vào Thăng Long”
? Em hãy tóm tắt những trận đánh lớn ở những địa điểm ấy?
? Những chi tiết nào khắc hoạ hình ảnh vua QT trong cuộc chiến 
? Có điều gì độc đáo trong cách thể hiện hình ảnh vua QT?
(Đoạn văn trần thuật không chỉ ghi lại những sự kiện lịch sử diễn ra gấp gáp khẩn trương qua từng mốc thời gian mà còn chú ý miêu tả cụ thể từng h/động,lời nói của n/v chính,từng trận đánh và những mưu lược,tính toán thế đối lập giữa 2 đội quân:Một bên thì xộc xệch,run sơ>< Một bên tổ chức nghiêm minh,xông xáo,dũng mãnh)
? Qua đây,em có cảm nhận thêm gì về vị vua QT này?
GV: Bình thêm:
HS: Thảoluận nhóm:?Vì sao tác giả vốn trung thành với nhà Lê lại có những trang viết hay về vua QT như vậy?
 ( _ Họ là những nhà viết sử nên phải trung thành với sự thật
 - Họ thực sự khâm phục QT vì ông đã hành động phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và của chính nhóm tác giả)
*.Hoạt động5:Sử dụng phương pháp vấn đáp
HS: Theo dõi đoạn cuối
? Trong khi vua QT tiến quân ra TLong thì Tôn Sĩ Nghị và vua quan Lê Chiêu Thống đang làm gì?
? Điều này dự báo trước điều gì về số phận của họ khi quân Tây Sơn kéo đến? Chi tiết nào minh họa điều đó?
? Từ những chi tiết trên, tgiả cho ta thấy số phận của bọn nhà Thanh ra sao?
? Em có suy nghĩ gì về việc vua Lê sang cầu cứu quân Thanh? Có câu thành ngữ nào phù hợp với hành động đó?
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả hành động của vua tôi LCT khi quân Tây Sơn đến?
? Theo em đây là một bi kịch hay hài kịch ? Vì sao?
(Hài kịch: Nó trái với bình thường: Vua không còn ra vua mà thành kẻ cứơp đường)
? Qua đây,em cảm nhận gì về số phận của họ?
? Ngòi bút của tác giả khi miêu tả 2 cuộc tháo chạy(một của nhà Thanh,một của vua LCT) có gì khác biệt? Vì sao có sự khác biệt đó?
? Nêu ý nghĩa văn bản?
*Hoạt động 6:Sử dụng phương pháp vấn đáp
? Theo em,cảm hứng chủ đạo trong VB là gì?
? Nét đặc sắc trong sự thành công về NT của tác phẩm ở điểm nào?
? Hồi 14 cho em hiểu gì về vua QT,tướng lĩnh nhà Thanh và vua quan LCT?
HS: Đọc ghi nhớ/sgk
I.Tác giả,tác phẩm:
1.Tác giả: Ngô Gia Văn Phái. Gồm 2 t/giả chính:
+Ngô Thì Chí (7 hồi đầu)
+Ngô Thì Du(7 hồi tt)
2.Tác phẩm: Là tiểu thuyết lịch sử(chữ Hán) theo lối chương hồi(17 hồi)
-Đoạn trích là hồi thứ 14
II.Đọc,tìm hiểu chung:
1. Đọc:
2. Chú thích
3. Bố cục:3 phần
-.Từ đầu-> “năm Mậu Thân 1788”:Được tin cấp báo quân Thanh đã đến Thăng Long,Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế,thân chinh cầm quân ra trận 
 -.Tiếp-> “rồi kéo vào thành”Cuộc hành quân thàn tốc và ch/thắng lẫy lừng của vua Quang Trung
 -.Còn lại:Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua quan Lê Chiêu Thống
III.Phân tích:
1.Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ –Quang Trung:
-Lên ngôi hoàng đế-lấy hiệu Quang Trung
-Hạ lệnh xuất quân,tự mình đốc xuất đại binh ra đi
-Tuyển mộ binh lính
-Cưỡi voi ra doanh trại,yên ủi quân sĩ
-Ra chỉ dụ tướng sĩ
-Định kế hoạch hành quân đánh giặc
-Thưởng phạt công minh
-Vạch kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng
-Mở tiệc khao quân,hẹn ngày đón năm mới
->Có tầm nhìn xa,trông rộng,nhận thức sáng suốt,hành động quyết đoán,mạnh mẽ,ý chí quyết thắng
-Cưỡi voi đốc thúc
-Tiến binh đến thành Thăng Long
->Kết hợp tả,kể,trần thuật
=>Tài dụng binh như thần,trí dũng song toàn,oai phong lẫm liệt.Nguyễn Huệ là người tổ chức,là linh hồn của chiến thắng vĩ đại
=>Là hình tượng đẹp về người anh hùng trong văn học cổ Việt Nam
2. Số phận của bọn tướng lĩnh nhà Thanh và vua quan Lê Chiêu Thống:
a.Quân tướng nhà Thanh:
-Tướng:Thắt cổ,bỏ chạy
-Quân:chết,xin hàng,tan tác bỏ chạy
->Thất bại,thảm hại,nhục nhã
b.Vua quan Lê Chiêu Thống:
-Vội vã ra ngoài
-Ngày đêm đi gấp->mệt lử,cướp thuyền sang sông,cuống quýt,than thở,căm giận chảy nước mắt.
=>Chịu chung số phận thảm hại cùng bọn xâm lược
3. Ý nghĩa văn bản:
- Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu (1978)
IV.Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
+Cách trần thuật sinh động
+Chi tiết chọn lọc
+Khắc họa đậm nét tính cách n/v
+Sự đối lập, tương phản
2. Nội dung: Ghi nhớ/sgk
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: :-Học bài
-Làm câu luyện tập
-Soạn :Sự phát triển của từ vựng
Lưu ý: Giải thích nghĩa của từ ngữ mới;
-Làm bài 2 vào vở
D.Rút kinh nghiệm: 	
******************************
Tuần 05	Ngày soạn: 14/09/2012
Tiết 25 	Ngày dạy: /09/2012
Tiết 25: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG (TIẾP).
 AMục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	- Việc tạo từ mới
	- Việc mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
2. Kĩ năng: 
	- Nhận biết từ ngữ mới được tạo ra và những từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài
	- Sử dụng từ ngữ mượn tiếng nước ngoài phù hợp
3. Thái độ:
	- Tích cực, tự giác học tập
	- Tích hợp GD môi trường: Mượn từ ngữ nước ngoài về môi trường
 B.Chuẩn bị:
 GV: Bảng phụ: Ghi VD
 HS : Bảng phụ: ghi phần bài tập đã chuẩn bị ở nhà
C.Tiến trình lên lớp:
 1.Kiểm tra bài cũ:
 ? Tìm một từ nhiều nghĩa? Đặt câu, giải thích nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ?
 2.Bài mới: Giới thiệu sự phát triển của từ vựng: phát triển về nghĩa,phát triển về lượng
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
*Hoạt động 1:Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
HS: Đọc mục 1/sgk 
GV: Ghi những từ đã cho vào bảng phụ: Điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ.
? Hãy cho biết trong Thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới xuất hiện được cấu tạo trên cơ sở các từ ngữ này?
? Em hãy giải thích nghĩa của các từ ngữ đó?
GV: Từ ngữ được cấu tạo theo mô hình x+y(x, y là những từ ghép)
? Em có nhận xét gì về vốn từ khi chúng ta ctạo thêm từ ngữ mới?
(Ctạo thêm từ ngữ mới làm vốn từ tăng lên)
GV: Ngoài mô hình cấu tạo mới là x+y, ta gặp mô hình khác là x+ (1 từ đơn) VD (tặc)
? Hãy tìm từ ngữ mới xuất hiện theo mô hình đó? Giải nghĩa những từ mới đó?
? Em có thể điền từ khác vào dấu  của mô hình và tìm một số từ ngữ mới theo mô hình đó? (x+ trường, x+ tập v.v)
? Từ những VD trên, em có suy nghĩ gì về cách cấu tạo từ ngữ theo mô hình này? (là 1 hthực phát triển từ vựng)
GV: Chốt lại phần ghi nhớ/sgk
HS đọc ghi nhớ/sgk
* Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
HS đọc 2 Vdsgk (bảng phụ) 2 HS lên bảng, gạch chân những từ ngữ Hán Việt trong VD đó?
HS dưới lớp nhận xét
GV: Đọc 2 VD a, b sgk
? Tiếng Việt thường dùng những từ ngữ nào để chỉ những khái niệm a,b trên?
? Những từ này có nguồn gốc từ đâu?
GV: Trong nhiều trường hợp, mượn từ của tiếng nước ngoài đặc biệt là các thuật ngữ chuyên môn để biểu thị những khái niệm mới xuất hiện trong c/s là cách tốt nhất.
? Theo em, bộ phận từ mượn chiếm đa số trong TV là mượn tiếng nước nào?
GV: Chốt lại ý ghi nhớ 
HS đọc phần ghi nhớ/sgk
*.Hoạt động3: Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề, nhóm
HS: Làm miệng bài 1
? Tìm mô hình x+.?
? Tìm từ ngữ mới theo mô hình đó?
HS: Tổ được giao bài về nhà lên bảng trình bày bài 2 (đã chuẩn bị ở nhà )
Cả lớp theo dõi,bổ sung,GV chốt lại
HS: Đọc yêu cầu bài 3
2 em lên bảng làm(một em tìm từ Hán Việt, một em tìm từ mượn tiếng châu Âu)
? Nêu vắn tắt cách phát triển từ vựng
HS: Thảo luận nhóm Từ ngữ của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không ? Vì sao?
GV: Trong sự phát triển của ngôn ngữ thì từ vựng là bộ phận phát triển mạnh mẽ nhất. Vì:
 +Nhận thức phát triển,con người ngày càng nhận ra những thuộc tính mới của sự vật,hiện tượng đã biết->phải có những từ ngữ tương ứng để biểu thị hái /niệm,sự vật,hiện tượng ấy một cách đầy đủ hơn
 VD:Khi trong cuộc sống xuất hiện một loại xe có 2 bánh chạy bằng động cơ thì iếng Việt phải có từ ngữ mới biểu thị::xe máy
 +Đối với con người,trong thế giới xung quanh chỉ có cái “chưa biết” chứ không có cái “không thể biết”nghĩa là con người ngày càng phát hiện ra nhiều sự vật hiện tượng mới cần phải đặt tên cho nó bằng những từ ngữ tương ứng=>Sự phát triển của từ vựng là một đòi hỏi tất yếu khách quan của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới 
I. Cấu tạo từ ngữ mới:
- Những từ ngữ cấu tạo mới:
 + Điện thoại di động
 + Kinh tế tri thức
 + Đặc khu kinh tế
 + Sở hữu trí tuệ
- Từ ngữ được ctạo theo mô hình x+y (tặc)
VD: Hải tặc, lâm tặc, gian tặc, gia tặc, nghịch tặc, không tặc, tin tặc, đạo tặc....
* Ghi nhớ/sgk
II.Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
*Ví dụ/sgk:
Từ Hán Việt
a.Thanh minh,tiết,lễ,tảo mộ,đạp thanh,hội,yến anh,bộ hành,tài tử,giai nhân
b.Bạcmệnh,duyêphận,thần linh,chứnggiám,thiếp,đoan trang,trinh bạch 
*Ví dụ2/sgk
Các từ:a.AIDS - “ết”
 b.Maketting
->mượn tiếng nước ngoài
*.Ghi nhớ /sgk
III.luyện tập:
Bài 1: Tìm mô hình x+tạo ra từ ngữ mới
VD: x+trường: Nhà trường,thương trường,chiến trường.
 x+hóa: Ô xi hóa,CN hóa,hiện đại hóa,lão hóa, 
 x+học:Văn học,toán học,sinh vật học,sử học..
Bài 2:Tìm 5 từ ngữ mới phổ biến hiện nay và giải nghĩa
-Bàn tay vàng:Bàn tay tài giỏi,khéo léo hiếm có trong việc thực hiện thao tác lđ hay thao tác kỹ thuật nhất định
-Cầu truyền hình:Hình thức truyền hình tại chỗ cuộc giao lưu đối thoại trực tiếp với nhau qua hhẹ thống ca mê ra giữa các địa điểm cách xa nhau.
- Cơm bụi: Cơm giá rẻ, thường bán trong các hàng quán tạmbợ
- Công nghệ cao: Công nghêï dựa trên cơ sở KHKT h/đại có độ chính xác và hiệu quả KT cao
-Công viên nước:Công viên trong đó chủ yếu là những trò chơi dưới nước
-Đường cao tốc:Đường xây dựng theo t/chuẩn đặc biệt giành riêng cho các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao(100km/giờ)
Bài3:-Từ mượn tiếng Hán:Mãng xà.biên phòng,tô thuế,tham ô,phê bình,phê phán,ca sĩ
 -Từ mượn tiếng châu Âu:Xà phòng,ra-đi-ô,ôtô,ca nô,cà phê,ô xi
Bài4: Cách phát triển từ vựng:
-Về nghĩa: Bổ sung nghĩa cho những từ đã có
-Về số lượng:
+Tạo từ ngữ mới
 +Mượn tiếng nước ngoài
-Từ ngữ của một ngôn ngữ không thể không thay đổi vì:XH phát triển → Nhận thức con người cũng phát triển -> Ngôn ngữ phát riển để đáp ứng nhu cầu thông tin khoa học và trao đổi những tâm tư , tình cảm của con người 
4. Củng cố: - Gv củng cố bài
	- Tích hợp GD môi trường/ PP thuyết trình: Mượn từ ngữ nước ngoài về môi trường
5. Dặn dò: : -Học bài
	-Hoàn thành các bài tập
 	-Soạn bài:Truyện Kiều-NDu
	-Tìm hiểu cuộc đời tác giả+Tóm tắt tác phẩm + Tìm hiểu giá tri nội dung, NT)
D. Rút kinh nghiệm: 	
******************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 5 chỉnh sửa.doc