Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 năm 2012

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 năm 2012

Văn bản: CẢNH NGÀY XUÂN

 ( Trích truyện Kiều – Nguyễn Du )

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

1. Kiến thức:

 -Thấy đư¬ợc nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả kết hợp bút pháp tả và gợi, từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả đư¬ợc đặc điểm riêng, tả cảnh nói đ¬ược tâm trạng nhân vật.

 - Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.

2. Kĩ năng:

 - Bổ sung kiến thức đọc hiểu một văn bản truyện thơ Nôm trong văn học trung đại

 -Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân

 - Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm

3.Giáo dục:

 -Giáo dục tình yêu thiên nhiên,yêu sự giàu đẹp của tiếng Việt

B.Chuẩn bị :

1. Giáo viên: - Bảng phụ và các ngữ liệu ngoài sgk.

 - Đọc sgk,sgv, soạn bài

 2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 933Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 07	Ngày soạn: 28/09/2012
Tiết 31 	Ngày dạy: 03/10/2012
Văn bản: CẢNH NGÀY XUÂN
	( Trích truyện Kiều – Nguyễn Du )
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
1. Kiến thức:	
	-Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả kết hợp bút pháp tả và gợi, từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả được đặc điểm riêng, tả cảnh nói được tâm trạng nhân vật.
	- Sự đồng cảm của Nguyễn Du với những tâm hồn trẻ tuổi.
2. Kĩ năng:	
	- Bổ sung kiến thức đọc hiểu một văn bản truyện thơ Nôm trong văn học trung đại
	-Cảm nhận được tâm hồn trẻ trung của nhân vật qua cái nhìn cảnh vật trong ngày xuân
	- Vận dụng bài học để viết văn miêu tả, biểu cảm
3.Giáo dục:	
	-Giáo dục tình yêu thiên nhiên,yêu sự giàu đẹp của tiếng Việt
B.Chuẩn bị : 
1. Giáo viên: - Bảng phụ và các ngữ liệu ngoài sgk.
 - Đọc sgk,sgv, soạn bài
 2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
	Câu hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích, phân tích vẻ đẹp của Thuý Kiều.
	3.Bài mới:
*Hoạt động 1. Khởi động
*Hoạt động 2. HDHS tìm hiểu chung
* Sử dụng phương pháp vấn đáp
Giáo viên giới thiệu cách đọc.Đọc mẫu,gọi 3 em học sinh đọc (4 câu đầu, 8 câu tiếp, 6 câu còn lại)
- Nêu đại ý của đoạn trích
? Tìm kết cấu của đoạn trích?
(Phần1:4 câu đầu:Khung cảnh ngày xuân
Phần 2:8 câu (tt):Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh 
Phần 3:6 câu cuối:Cảnh chị em Kiều du xuân trở về)
*Hoạt động 3. HDHS phân tích 4 câu đầu 
* Sử dụng phương pháp vấn đáp
	- HS đọc 4 câu đầu
? Theo em, hai câu đầu nhà thơ tả cảnh hay gợi thời gian? Chi tiết nào minh họa điều đó?(con én đưa thoi, chín chục, sáu mươi)
? Hình ảnh “con én đưa thoi”gợi cho em liên tưởng gì về thời gian và cảm xúc?.
? Vậy cảnh xuân tháng ba được gợi tả qua những chi tiết nào?
? Từ “điểm “cho em cảm nhận gì về những hình ảnh trong bức tranh? GV giảng bình.
? Bằng những nét chấm phá ấy, em có cảm nhận gì về bức tranh xuân?
*Hoạt động 4. Phân tích 8 câu tiếp theo
* Sử dụng phương pháp vấn đáp
	- Hs đọc 8 câu tiếp theo
	? Thống kê những từ ghép là tính từ,danh từ,động từ?
	? Các từ đó gợi lên không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?
*Hoạt động 5. Phân tích 6 câu cuối
* Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
? Những từ ngữ, câu thơ nào thể hiện rõ không khí lễ hội đã khép lại?
? Từ láy “nao nao, thanh thanh, tà tà”cho em cảm nhận gì về thiên nhiên lúc này?có gì khác cảnh thiên nhiên lúc đầu?
(? Vậy tâm trạng của người du xuân trở về ntn?
? Từ “thơ thẩn” diễn tả tâm trạng gì của chị em Kiều?
? Từ láy “nao nao”trong câu thơ còn gợi cho em 1 sự liên tưởng nào nữa?(xem lại nội dung tác phẩm)
*Kĩ thuật động não :( 3’)
? Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
(Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu)
? Nêu ý nghĩa văn bản?
*Hoạt động 6. Tổng kết kiến thức
	- Cho hs đọc lại đoạn trích
	? Em cảm nhận được gì sau tiết học?
-Hs đọc phần ghi nhớ	
I.Tìm hiểu chung
1.Đọc
2.Chú thích
3.Đại ý: 
Cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thuý Kiều.
4.Bố cục:
II.Phân tích:
1.Bức tranh thiên nhiên mùa xuân
	- “Xuân,én đưa thoi”
	 “Thiều quang ... sáu mươi”
-> Không gian, thời gian mùa xuân
	- “cỏ non ... trắng điểm”
- NT miêu tả ->Bức tranh mùa xuân trong trẻo, khoáng đạt mới mẻ, giàu sức sống,có hồn
	2.Khung cảnh lễ hội mùa xuân
- Lễ tảo mộ và hội đạp thanh
- Từ ngữ: “gần xa,yến anh,chị em,tài tử,giai nhân,nô nức,sắm sửa,dập dìu”
-> Từ ngữ giàu chất tạo hình gợi tả không khí lễ hội thật rộn ràng, tấp nập, nhộn nhịp -> truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa
3.Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về
-Nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ bắc ngang 
->Chuyển động nhẹ nhàng, dịu dàng
	- “tà tà,thanh thanh,nao nao”
->Từ láy miêu tả sắc thái cảnh vật: Thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn
-Tà tà bóng ngả về Tây
-Phong cảnh...thanh thanh
-Nao nao dòng nước uốn quanh
->Thiên nhiên đẹp nhưng đượm buồn
-Chị em thơ thẩn
=>Lưu luyến, nuối tiếc ( linh cảm điều sắp xẩy ra đã xuất hiện (mộ Đạm Tiên,Kim Trọng)
4. Ý nghĩa văn bản: 
- Đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của ND.
III.Tổng kết: 
Ghi nhớ:Sgk/T87 
4Củng cố : Cho hs đọc lại phần ghi nhớ .
5.Dặn dò : - Đọc diễn cảm và học thuộc lòng đoạn trích
	 - Hiểu và dùng được một số từ Hán Việt thông dụng được sử dụng trong văn bản
	 -Soạn bài “Miêu tả trong văn bản tự sự” theo sự hướng dẫn của gv
D. Rút kinh nghiệm: 	
**********************
Tuần 07	Ngày soạn: 28/09/2012
Tiết 32 	Ngày dạy: 03/10/2012
 	MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
 AMục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
	- Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản
	- Vai trò, tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự
2. Kĩ năng:
	- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả trong văn bản tự sự
	- Kết hợp kể chuyện với miêu tả khi làm một bài văn tự sự
3. Thái đô:
	- Tích cực, tự giác học tập
BChuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ (ghi VD /sgk)
	2. Học sinh : Soạn bài
C.Tiến trình lên lớp:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn tự sự? 
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2: Sử dụng PPDH vấn đáp, nêu vấn đề
HS: Đọc đoạn trích (bảng phụ)
? Đoạn trích kể về sự việc gì?
? Sự việc ấy diễn ra ntn? Để trả lời câu hỏi này,một bạn HS đã nêu ra các sự việc như trong sgk
HS: Đọc các sự việc ấy
? Bạn h/s đã nêu đầy đủ các sự việc chính chưa?
? Em hãy liên kết các sự việc ấy thành một đoạn văn?
? Sự việc có sinh động không nếu chỉ kể các sự việc chính như bạn? Vì sao?
? Em hãy so sánh đoạn văn mà bạn nêu với đoạn trích /sgk?Đoạn nào hay hơn?Nhờ yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện sinh động?
? Em hãy chỉ ra những yếu tố miêu tả trong đoạn trích?
(HS: Lên bảng gạch chân yếu tố miêu tả)
? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
(Nhân vật:QTrung,quân lính;quang cảnh trận đánh,sự thất bại của quân giặc)
? Vậy sử dụng yếu tố m/tả trong VBTS có tác dụng gì?
HS: Đọc ghi nhớ/sgk
Hoạt động 3: Sử dụng PPDH vấn đáp, nêu vấn đề
HS: Đọc yêu cầu bài 1 là gì?
? Tìm yếu tố tả người,tả cảnh trong 2 đoạn trích “Chị em Thúy Kiều,Cảnh ngày xuân”?
(1 dãy tìm yếu tố tả người -1 dãy tìm yếu tố tả cảnh)
->2 Hs lên bảng làm)
? Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy trong việc thể hiện nội dung đoạn trích?
(HS chỉ được những phương diện mà ND miêu tả ở từng nhân vật:Những hình ảnh so sánh ra sao?Vẻ đẹp 2 nàng khác nhau ntn?)
GV: ND đã sử dụng rất nhiều yếu tố miêu tả,nhất là tả người nhằm tái hiện lại chân dung “Mỗi người vẹn mười”của 2 nàng. Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ,tượng trưng,một bút pháp nổi bật và quen thuộc của văn thơ cổ 
? Tác giả đã chọn những chi tiết ntn để làm nổi bật cảnh ngày xuân?
HS: Đọc yêu cầu bài 3
HS: Làm nhóm(đại diện trình bày,nhóm khác bổ sung)
? Giới thiệu vẻ đẹp Vân,Kiều bằng lời văn của em?
(Gợi ý:+Giới thiệu chung 2 chị em:nguồn gốc,vẻ đẹp chung
 +Vẻ đẹp từng người ra sao?)
I.Vai trò của miêu tả trong VBTS:
1.Tìm hiểu đoạn trích /sgk:
-Sự việc vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi
+Kể các sự việc chính
+Kết hợp miêu tả bằng các chi tiết
=>Bài sinh động,hấp dẫn.gợi cảm
*.Ghi nhớ/sgk
II.Luyện tập:
Bài 1:
-Yếu tố tả người “Chị em Thuý Kiều:”
+Mai cốt cách,tuyết tinh thần
+Khuôn trăng đầy đặn
+Nét ngài nở nang
+Hoa cười,ngọc thốt
+Mây thuatuyết nhường
+Làn thu thủy,nét xuân sơn
+Hoa ghen..liễu hờn
->Bút pháp ước lệ,tượng trưng
=>Vẻ đẹp hoàn mỹ của 2 nàng
-Yếu tố tả cảnh:“Cảnhngày xuân”
+Con én đưa thoi
+Cỏ non xanh tận chân trời
+Cành lê trắng điểm
+Tà tà bóng ngả về Tây
+Phong cảnh thanh thanh
+dòng nước uốn quanh
+Nhịp cầu nho nhỏngang
->tả thực->cảnh rõ nét chân thực
Bài 3:Giới thiệu vẻ đẹp Vân,Kiều bằng lời văn của em
4. Củng cố: Gv củng cố bài
5. Dặn dò: Hs về học bài
 - Làm bài tập 2
 -Soạn bài: "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
D. Rút kinh nghiệm :	
************************
Tuần 07	Ngày soạn: 28/09/2012
Tiết 33,34 	Ngày dạy: 04 /10/2012
Văn bản: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
A.Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:	
	- Nỗi bẽ bàng, cô đơn, buồn tủi, của Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng.
	- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du	
2. Kĩ năng:
	- Bổ sung kiến thức đọc hiểu một văn bản truyện thơ Nôm trong văn học trung đại
	- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình 
	- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm
	- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện
3. Thái độ: 
	- Giáo dục hs sự đồng cảm với nỗi đau của người khác .
B.Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Bảng phụ và các ngữ liệu ngoài sgk.
 - Đọc sgk,sgv, soạn giáo án
 - Tranh minh hoạ đoạn trích 
 2. Học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
	a.Câu hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân” Phân tích cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về?
	b.Đáp án: -đọc thuộc lòng đúng có diễn cảm (5đ)
	 -Cảnh vật chuyển động nhẹ nhàng dịu mát,tâm trạng con người bâng khuâng xao xuyến linh cảm điều sắp sảy ra,đã xuất hiện (dẫn chứng)(5đ)
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp vấn đáp
- GV giới thiệu cách đọc, gọi hs đọc, nhận xét
	? Nêu vị trí của đoạn trích?
	? Tìm bố cục của đoạn trích?
Hoạt động 3: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề, hoạt động nhóm
?. Em hiểu từ “ khoá xuân” có nghĩa ntn?
 ? Khung cảnh thiên nhiên trong 6 câu thơ đầu như thế nào?
? Từ đó thấy Thuý Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng ra sao?Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh, tâm trạng ấy
	? Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ tới ai? Nàng nhớ ai trước?,ai sau?
 ? Nhớ như thế có hợp lí không?
*Kĩ thuật động não: (3’) ?Cũng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau,lí do khác nhau.Em hãy phân tích cách dùng từ và hình ảnh của tác giả? Em nhận xét gì về nàng?
	? Đọc 8 câu cuối, em thấy cảnh thực hay hư? ?Mỗi cảnh có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng của Kiều. Em hãy phân tích chứng minh điều đó?
? Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của tác giả? Cách dùng ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
? Qua phân tích , em cảm nhận được những gì?
Cho HS đọc ghi nhớ Sgk/t96
I.Tìm hiểu chung
1.Đọc
2.Chú thích
3.Bố cục:
II.Phân tích
1.Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều
- Khoá xuân: giam lỏng
- Bốn bề...xa trông ...non xa,...trăng gần,..=>không gian mênh mông, hoang vắng, xa lạ, cách biệt
- Mây sớm đèn khuya...nửa tình,nửa cảnh...diễn tả sự cô đơn tuyệt đối
-> Mượn cảnh để tả tình=> hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp.
2.Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.
a.Nhớ Kim Trọng
- “Tưởng người...cho phai” - Độc thoại nội tâm ->đau đớn, xót xa nhớ Kim Trọng
b.Nhớ cha mẹ
 - “Xót người tựa cửa...quạt nồng ấp lạnh...ôm” - Độc thoại nội tâm ->Lo lắng, day dứt nhớ thương
=>Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo,có tấm lòng vị tha đáng trọng.
3.Tâm trạng buồn lo của Kiều
*Buồn trông:
 - cửa bể...cánh buồm xa xa=>Buồn nhớ người yêu,xót xa cho duyên phận
 - ngọn nước...về đâu=>Buồn cho cảnh ngộ
- gió cuốn... ầm ầm..kêu quanh ghế ngồi=>Buồn, lo, hãi hùng như báo trước dông bão xô đẩy,vùi dập
=>Điệp ngữ,tả cảnh ngụ tình đặc sắc=>Tâm trạng buồn lo của Kiều, gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định
4. Ý nghĩa:
- Tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung hiếu thảo của Thuý Kiều
III.Tổng kết: ghi nhớ :SGK/t96 
4.Củng cố : -Cho hs nhắc lại ghi nhớ ở sgk
5. Dặn dò : - Học thuộc lòng đoạn trích
- Phân tích cảm thụ những hình ảnh thơ hay trong văn bản
- Sưư tầm những câu thơ, đoạn thơ khác trong Truyện Kiều có sử dụng miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình 
IV. Rút kinh nghiệm :	
***********************
Tuần 07	Ngày soạn: 28/09/2012
Tiết 35 	Ngày dạy:./10/2012
TRAU DỒI VỐN TỪ
A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:	
	- Những định hướng chính để trau dồi vốn từ
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
	- Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh
b. Kĩ năng sống:
	-Tầm quan trọng của của việc trau dồi vốn từ.
3. Thái độ: 
	- Tích cực, tự giác học tập
B.Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Bảng phụ (ghi VD /sgk)
	2. Học sinh: Soạn bài
C.Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: ? Thuật ngữ là gì? Kể tên một số thuật ngữ môn ngữ văn? 
	Vì sao em cho đó là những thuật ngữ?
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Khởi động
Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp vấn đáp
HS: Đọc ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng/sgk
? Em hiểu ý kiến đó ntn?
(Gợi ý:TV có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của con người không ?Vì sao?
 ?Muốn phát huy tốt khả năng của TV,mỗi cá nhân phải làm gì?)
HS: Đọc những câu ở mục2/sgk
? Những câu trên mắc lỗi diễn đạt gì?Em hãy sửa lại cho đúng?
(Lỗi dùng từ không chính xác:
-Câu a:Thừa từ “đẹp”vì “thắng cảnh” có nghĩa là cảnh đẹp
-Câu b:Sai “dự đoán”(đoán trước tình hình,sự việc nào đó xảy ra trong tương lai) thay “ước đoán,phỏng đoán,ước tính”
-Câu c:Sai “đẩy mạnh”(thúc đẩy cho sự phát triển nhanh lên)khi nói về qui mô thì có thể mở rộng hay thu hẹp chứ không nhanh hay chậm được)
? Vậy do đâu mà có lỗi này?Phải chăng do “tiếng ta nghèo” hay vì “người viết không biết dùng tiếng ta”?
(Người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng. Rõ ràng không phải do “tiếng ta nghèo”mà do “người viết không biết sử dụng tiếng ta”)
? Từ đó,để biết dùng tiếng ta,em phải làm gì?
HS: Làm miệng bài tập1
? Tìm cách giải nghĩa đúng trong những cách giải nghĩa trên?
HS: Đọc và làm bài 3
? Những câu văn dùng sai những từ nào?Vì sao?em hãy sửa lại cho đúng?
*.Hoạt động 3: * Sử dụng phương pháp vấn đáp
HS: Đọc ý kiến của nhà văn Tô Hoài
? Theo Tô Hoài,thành công của “Truyện Kiều”là gì?
? Bằng cách nào mà ND trau dồi vốn từ phong phú đó?
GV: Để cho ý kiến của mình thêm chắc chắn, thuyết phục,tác giả đưa ra 2 VD minh họa: từ “áy”và “bén duyên tơ”)
? Qua ý kiến của Tô Hoài,em rút ra được bài học gì
 (Học lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân ->Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết)
HS: Đọc ghi nhớ /sgk
*.Hoạt động4: * Sử dụng phương pháp nêu vấn đề
GV: Nêu yêu cầu bài 2 :Tìm những từ theo cột nghĩa đã cho
(2 HS đại diện cho 2 dãy lên bảng làm)
? Dựa vào ý kiến HCM,em hãy nêu cách em thực hiện để làm tăng vốn từ?
HS làm miệng bài tập 6
? Chọn từ ngữ thích hợp(trong những từ ngữ đã cho) điền vào chỗ trống.	
I.Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:
*.Ý kiến của Phạm Văn Đồng:
Ví dụ 2/sgk
Lỗi dùng từ:
a.Thừa “đẹp”
b.Sai “dự đoán”thay “ước đoán”
c.Sai “thúc đẩy”thay “mở rộng”
->Nắm được chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ
*.Ghi nhớ /sgk
Bài 1/sgk: Cách giải thích đúng
a.Hậu quả:Kết quả xấu
b.Đoạt :Chiếm được phần thắng
c.Tinh tú:Sao trên trời(nói khái quát)
Bài tập 3/sgk: Chữa lỗi dùng từ:
-Câu a:Sai “im lặng”- “yên lặng”
-Câu b: “thành lập”- “thiết lập”
-Câu c:. “cảm xúc”- “cảm kích”
II.Rèn luyện để làm tăng vốn từ
*Ý kiến tô Hoài: 
*Ghi nhớ/sgk
III.Luyện tập:
Bài 2: Xác định nghĩa yếu tố Hán Việt(tuyệt,đồng)
a.Từ “tuyệt”
Nghĩa:-Dứt,không còn: 
+Tuyệt chủng (bị mất hẳn nòi giống)
+Tuyệt giao (cắt đứt giao thiệp)
+Tuyệt tự (không có người nối dõi)
 +Tuyệt thực (nhịn đói không chịu ăn để đối phó,là một hình thức đấu tranh)
 -Cực kỳ,nhất:
+Tuyệt đỉnh (điểm cao nhất,mức cao nhất)
 +Tuyệt mật (cần được giữ bí mật tuyệt đối )
+Tuyệt tác (tác phẩm VH,NT hay,đẹp đến mức không có cái nào hơn nữa)
 +Tuyệt trần (nhất trên đời,ko gì sánh bằng)
b.Từ “Đồng”
Nghĩa:-Cùng nhau,giống nhau
+Đồng âm(có âm giống nhau) 
+Đồng bào
+Đồng bộ (phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng) 
+ Đồng chí
+Đồng dạng
+Đồng môn
+Đồng sự(cùng làm việc một cơ quan ngang hàng) 
+Đồng khởi(cùng vùng dậy dùng bạo lực phá ách kìm kẹp)
 -Trẻ em: 
+Đồng ấu(trẻ em 6,7,tuổi) 
+Đồng dao(lời hát dân gian trẻ em) 
+Đồng thoại(truyện viết cho trẻ em)
 -Chất (đồng) 
Trống đồng
Bài 5: 
Bài 6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
“Điểm yếu”
Mục đích cuối cùng
Đề bạt
Hoảng loạn
Bài 7: Phân biệt nghĩa các từ ngữ:
Nhuận bút: Tiền trả cho người viết 1 tác phẩm 
Thù lao: Trả công bù đắp vào lao động đã bỏ ra
4.Củng cố : -Cho hs nhắc lại ghi nhớ ở sgk
5. Dặn dò : - Học bài, làm các phần bài tập còn lại
 - Soạn bài: "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga"
Tuần 07	Ngày soạn: 28/09/2011
Tiết 35 	Ngày dạy:./10/2011
 MIÊU TẢ NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I.Mục tiêu cần đạt : 
1. Kiến thức:
	- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự
	- Tác dụng của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kế chuyện
2. Kĩ năng:
	- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
	- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự
3. Thái độ:
	- Tích cực, tự giác học tập
II.Chuẩn bị 
1. Giáo viên : Nghiên cứu SGK + SGV soạn bài , bảng phụ
2. Học sinh: Đọc các bài tập và trả lời câu hỏi
III.Tiến trình các hoạt động
1.ổn định tổ chức : GV nắm sĩ số HS
2.Kiểm tra bài cũ :
	Câu hỏi : Kể chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả sẽ có tác dụng như thế nào ?
3.Bài mới 
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
*Hoạt động 2: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề, nhóm
 - HS đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” rồi cho HS thảo luận nhóm
 - Đại diện nhóm 1 tìm những câu thơ miêu tả cảnh và những câu thơ miêu tả nội tâm của Kiều? Những câu thơ miêu tả cảnh có quan hệ nh thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật ? 
 - Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào với việc khắc họa nhân vật trong văn bản tự sự ?
-HS đọc ví dụ 2 
 ?Hãy nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật Lão Hạc của tác giả ? Qua cách miêu tả đó , em hiểu được tâm trạng của lão Hạc như thế nào ?
 ?Thế nào là miêu tả nội tâm ?Có mấy cách miêu tả nội tâm ?
I.Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
1.Ví dụ 1: Đọc đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Ví dụ 2 : “Mặt lão Hạc.. . con nít”
 (Lão Hạc - Nam Cao )
2.Nhận xét :
a.Những câu thơ miêu tả ngoại cảnh
-“Trước lầu...dặm kia”
-“Buồn trông .. .ghế ngồi”
=>Những cảnh vật và con người với chân dung , hình dáng, hành động, ngôn ngữ , màu sắc .. .có thể quan sát được trực tiếp
b.Những câu thơ miêu tả nội tâm
-“Bên trời góc bể.. . người ôm”
=>Thân phận cô đơn, bơ vơ nơI đất khách nghĩ lo cho cha mẹ không ai chăm sóc .
c.Tâm trạng của Lão Hạc : đau khổ, ân hận .
* Ghi nhớ : sgk
*Hoạt động 3: * Sử dụng phương pháp vấn đáp, nêu vấn đề
 - Cho HS đọc các bàI tập 1 và xác định yêu câu của các bàI tập 
 HS trả lời, lớp nhận xét , bổ sung.
 - GV nhận xét và chốt lại 
* GV liên hệ thực tế để giáo dục HS 
II.Luyện tập
Bài 1
-Thuật lại đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”
-Những câu miêu tả nội tâm của Thúy Kiều : Nỗi mình thêm .. . mặt dày”
Bài 2 : HS đóng vai nàng Kiều trong phiên tòa kể lại vụ án nhăm táI hiện tâm trạng của Kiều lúc gặp mặt Hoạn Th .
Bài 3
 Kể lại tâm trạng của em khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
4.Củng cố :-Trong văn bản tự sự nếu biết kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm sẽ có tác dụng như thế nào ?
5.Dặn dò :-Học bài 	
 -Soạn bài “Lục Vân Tiên cứu KNN” (Chú ý phân tích để thấy rõ được sự đối lập giữa thiện và ác,giữa các nhân vật trong đoạn trích )

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7 2012.doc