Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 24

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 24

I. Mục tiêu cần đạt:

 - kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẹ và những lời ru với cuộc sống của con người Việt Nam .

- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh , thể thơ , giọng điệu của bài thơ .

 - kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình thể tự do , phân tích hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng , tưởng tượng .

 - thái độ: Trân trọng tình mẹ , lời hát ru của cha ông .

II . Chuẩn bị:

 - giáo viên:

 + Tư liệu , ĐDDH : Giáo án , SGK .

 + Phương pháp : Gợi ý , hướng dẫn , đọc diễn cảm , thảo luận nhóm.

 - học sinh : Vở chuẩn bị , vở ghi , SGK .

III . Lên lớp:

1. Ổn định ( 1’ )

 2. Kiểm trabài cũ ( 4’ )

 Câu hỏi 1 : Hình tượng con cừu như thế nào dưới ngòi bút của La Phông-ten và Buy phông ?

 Câu hỏi 2 : Hình tượng chó sói ra sao dưới ngòi bút của nhà thơ và nhà khoa học ?

3.Bài mới ( 79’)

Viết về con cò trong lời ru của mẹ , nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn :

“ Cái cò sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru ”

Nguyễn Khoa Điềm có bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , còn Chế Lan Viên thì bay bổng bay cao với đôi cánh cò trong lời ru thấm hơi xuân của mẹ hiền đưa võng ru con những trưa hè oi ả .( 1’)

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần số 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 111-112 
 Hướng dẫn đọc thêm
I. Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẹ và những lời ru với cuộc sống của con người Việt Nam .
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh , thể thơ , giọng điệu của bài thơ . 
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình thể tự do , phân tích hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng , tưởng tượng .
 - thái độ: Trân trọng tình mẹ , lời hát ru của cha ông .
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu , ĐDDH : Giáo án , SGK .
 + Phương pháp : Gợi ý , hướng dẫn , đọc diễn cảm , thảo luận nhóm.
 - học sinh : Vở chuẩn bị , vở ghi , SGK .
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’ )
 2. Kiểm trabài cũ ( 4’ )
 Câu hỏi 1 : Hình tượng con cừu như thế nào dưới ngòi bút của La Phông-ten và Buy phông ?
 Câu hỏi 2 : Hình tượng chó sói ra sao dưới ngòi bút của nhà thơ và nhà khoa học ?
3.Bài mới ( 79’)
Viết về con cò trong lời ru của mẹ , nhà thơ Nguyễn Duy có đoạn :
“ Cái cò sung chát đào chua 
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người 
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru ”
Nguyễn Khoa Điềm có bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , còn Chế Lan Viên thì bay bổng bay cao với đôi cánh cò trong lời ru thấm hơi xuân của mẹ hiền đưa võng ru con những trưa hè oi ả .( 1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 ( 25’) Hướng dẫn đọc , tìm hiểu chú giải .
Dựa vào SGK tìm hiểu đôi nét về tác giả.
GV cung cấp thêm ( có thể photo phóng to ảnh tác giả )
Chế Lan Viên, thi sĩ của trí tuệ
Thu Hoa
Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 14/1/1920. Xuất hiện trên thi đàn, làm kinh ngạc đông đảo người đọc ngay từ khi mới 16, 17 tuổi nhưng suốt trong những năm sống, làm việc và sáng tác hầu như không ngừng, không nghỉ của mình, ngay cả sau lúc đi xa vào ngày 24/6/1989, Chế Lan Viên vẫn tiếp tục làm ngỡ ngàng, kinh ngạc với bạn đọc hôm nay. Và chắc chắn cả mai sau về năng lực sáng tạo to lớn, đa dạng, phong phú và ẩn chứa nhiều điều chưa thể khám phá hết về cuộc đời và thơ văn của ông .(  )
Đọc : Giọng thủ thỉ , tâm tình như lời mẹ ru , chú ý những điệp từ , điệp ngữ , câu cảm , câu hỏi như lời đối thoại , những câu thơ trong ngoặc kép , dựa ý ca dao ( ngủ yên ! ngủ đi ! à ơi ! con làm gì ? con làm thi sĩ )
GV đọc 1 lần , gọi 2-3 HS đọc lại .
Hướng dẫn HS đọc tìm hiểu từ khó .
Hướng dẫn xác định bố cục .
Hoạt động 2 ( 48 ’) Hướng dẫn đọc , thảo luận – hiểu chi tiết văn bản .
Trong ca dao , hình ảnh con cò thường đề cập đến ai ? ( nông dân và phụ nữ )
Chia 4 tổ thảo luận ( 5’) tìm các câu ca dao tục ngữ có hình ảnh con cò .( ghi bảng nhóm và treo lên )
Trong thơ Chế Lan Viên , hình tượng con cò nhằm nói lên điều gì ?
Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung , biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ ?
Cho 4 nhóm thảo luận ( 3’) tìm các câu ca dao được tác giả vận dụng trong bài thơ .
Em có nhận xét gì về thể thơ , nhịp điệu , giọng điệu của bài thơ .Các yếu tố đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng , cảm xúc của nhà thơ ? 
Hoạt động 3 ( 5 ’) Hướng dẫn tổng kết
 Em hiểu được gì qua bài thơ “Con cò ”này của Chế Lan Viên .
I Đọc – hiểu khái quát.
- Tác giả ( SGK )
- Đọc .
- Bố cục :
a. Con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu .
b. Con cò và lời ru của mẹ trên những chặng đường đời của mỗi con người .
c. Từ hình ảnh con cò , suy ngẫm triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đờ con người .
II. Đọc – Hiểu chi tiết
1. Hình tượng con cò trong bài thơ :
Biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru .
Đoạn I : Hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ một cách vô thức (được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào , dịu dàng của lời ru → đón nhận bằng trực giác , vô thức tình yêu và sự che chở của người mẹ ).
Đoạn II : Cánh cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ , trở nên gần gũi thân thiết và sẽ theo cùng con người đến suốt cuộc đời ( biểu tượng về lòng mẹ , về sự dìu dắt , nâng dỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ ).
Đoạn III : Từ hình ảnh con cò ,khái quát thành quy luật tình cảm và triết lí về lẽ sống ( biểu tượng cho tấm lòng người mẹ , lúc nào cũng ở bên con suốt đời )
* Các câu ca dao được vận dụng trong bài thơ :
“ Con cò bay lả bay la 
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng ”
“ Con cò bay lả bay la 
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng ”
“ Con cò mà đi ăn đêm
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con ”.
2. Nghệ thuật bài thơ :
Thể thơ tự do, ít vần , câu dài ngắn tạo nhịp điệu không đều → thể hiện linh hoạt cảm xúc.
Sử dụng nhiều điệp từ , điệp ngữ → giọng điệu tựa lời hát ru → gợi suy gẫm và triết lí về cuộc đời , về lòng mẹ .
III. Tổng kết
Ghi nhớ ( SGK )
4.Củng cố (5’)
Gọi 3 HS đọc lại 3 phàn bài thơ Con cò – Chế Lan Viên .
Cho HS đọc phần đọc thêm : Văn bản Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa – Nguyễn Duy .
5.Dặn dò ( 1’ )
Chép ghi nhớ và đọc , nắm vững nội dung kiến thức .
Học thuộc bài thơ càng tốt .
Chuẩn bị tiết 113-114 : Cách làm bài văn về một vấn đề tư tưởng đạo lí . (Chuẩn bị nội dung trả lời các câu hỏi ở SGK )
Nhóm 1 ghi bảng phụ đề 1-3 ,
Nhóm 2 ..4-5 ,
Nhóm 3 .6-8 ,
Nhóm 4 .9-10 .
Nhận xét tiết học .
TIẾT 113-114
I. Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: Củng cố kiến thức về văn nghị luận nói chung , nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí nói riêng và biết cách làm một bài văn loại này hoàn chỉnh . 
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài văn về một vấn đề tư tưởng đạo lí .
 - thái độ: Biết quan sát, bàn bạc một cách đúng đắm về một vấn đề thuộc tư tưởng , đạo lí .
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu,ĐDDH : Giáo án , SGK .
 + Phương pháp :Thảo luận , phân tích , giải thích , thực hành .
 - học sinh : Bảng nhóm , SGK , ở chuẩn bị , vở ghi .
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ ( 4’)
 Câu hỏi 1 : Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí . Hãy nêu một vài vấn đề về tư tưởng, đạo lí trong đời sống .
 Câu hỏi 2 : Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí phải như thế nào ?
3.Bài mới ( 79’ )
Muốn làm tốt một bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí thì chúng ta phải biết cách làm . Tiết học hôm nay , chúng ta sẽ tìm hiểu về cách làm đó .
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 ( 25’ ) Thảo luận phân tích đề bài .
Cho các nhóm lần lượt treo các bảng phụ ghi các đề bài ( đã được phân công trước ).
Lần lượt cho HS đọc các đề bài .
Cho 5 phút thảo luận nhóm để phân tích tìm ra sự giống nhau giữa các đề .
Cho mỗi em tự nghĩ ra một đề bài ( nhóm 1,2 ra dạng có kèm theo mệnh lệnh ; nhóm 3,4 ra dạng không kèm mệnh lệnh )
Hoạt động 2 (39’) Gợi tìm , phân tích , giải thích .
Cho HS nêu lại cách làm nghị luận về một sự việc , hiện tượng trong đời sống .
GV chuyển ý , hướng sang cách làm nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí ( cũng gồm 4 thao tác , mỗi thao tác GV hướng dẫn , phân tích , giải thích )
GV định hướng giúp HS hình thành mục ghi nhớ .
Hoạt động 3 (15’) Thực hành luyện tập .
 Cho HS thực hành cá nhân : Đọc kĩ đề và tìm ý cho đề số 7 : Tinh thần tự học (thực hành trên giấy đôi )
HS thực hiện trong 10 phút , GV thu bài và sửa chữa .
I Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí 
1. So sánh 10 đề ở SGK :
Giống nhau : Các đề đều thuộc kiểu nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí .
Khác nhau :
Dạng đề có kèm mệnh lệnh (đề 1, 3, 10 ).
Dạng đề không kèm mệnh lệnh ( các đề còn lại ) .
2. HS tự ra một số đề ( chọn đề đúng , hay cho ghi vở )
II. Cách làm nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí
Tìm hiểu đề và tìm ý .
lập dàn bài .
viết bài .
đọc lại bài và sửa chữa . 
 Ghi nhớ ( SGK )
III. Luyện tập
* Các ý phục vụ cho đề bài : Tinh thần tự học :
Nêu tầm quan trọng của tinh thần tự học ( nhất là trong thời đại hiện nay ).
Học là gì ? ( thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của một chủ thể học tập nào đó )
Có mấy hình thức học ? ( có 2 hình thức )
 + Học có sự hướng dẫn của thầy cô giáo : Diễn ra trong thời gian , không gian , điều kiện , quy tắc cụ thể .→ cách này có giới hạn về thời gian .
 +Tự học : Dựa trên những kiến thức, kĩ năng mà thầy cô hướng dẫn để tiếp tục tích lũy tri thức và rèn luyện kĩ năng → cách này không giới hạn về thời gian tức là học suốt đời .
Tinh thần tự học là gì ?
Là có ý chí vượt qua mọi khó khăn , trở ngại để tự học một cách có hiệu quả .
Là có ý thức tự học , ý thức ấy dần dần trở thành một nhu cầu thường trực của chủ thể học tập .
Là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân , hoàn cảnh sống cụ thể , các điều kiện vật chất cụ thể .
Là luôn khiêm tốn học hỏi ở bạn bè và những người khác .
Tìm các dẫn chứng về tinh thần tự học ( ở thực tế xung quanh , ở sách báo )
Khẳng định vai trò và tầm quan trọng của tự học , tinh thần tự học trong việc hoàn thiện nhân cách mỗi con người .
4.Củng cố (5’) GV treo bảng phụ câu hỏi trắc nghiệm .
Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất .
Câu 1 : Mở bài của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí cần :
Giới thiệu , bàn luận sơ qua về vấn đề tư tưởng đạo lí.
Giới thiệu về vấn đề tư tưởng , đạo lí cần bàn luận .
Phát biểu suy nghĩ về vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận .
Giới thiệu và giải thích về vấn đề tư tưởng, đạo lí cần bàn luận .
Câu 2 : Phần thân bài của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí cần :
Giải thích vấn đề tư tưởng đạo lí .
Chứng minh vấn đề tư tưởng , đạo lí .
Nhận đĩnh , đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí trong bối cảnh cuộc sống riêng – chung .
Tất cả các phương án trên .
Câu 3 : Phần kết bài của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí cần :
Kết luận , tổng kết vấn đề cần bàn luận .
Nêu nhận thức mới .
Tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động .
Tất cả các phương án trên .
5.Dặn dò ( 1’ )
Chép và học thuộc ghi nhớ SGK .
Lập dàn bài cho đề 8 .
Chuẩn bị tiết 115 : Trả bài viết số 5 .
Nhận xét tiết học .
TIẾT 115
I. Mục tiêu cần đạt:
 - kiến thức: Củng cố lại kiến thức về nghị luận một sự việc , hiện tượng xảy ra trong đời sống . 
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng tự nhận thức , phân tích điểm mạnh điểm yếu của học sinh trong bài viết ( phương pháp trình bày , cách lập luận , góc độ nhận xét )
 - thái độ: Nâng cao ý thức về việc giữ gìn vệ sinh môi trường , tạo thói quen thực hiện nếp sống có văn hóa .
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu : Bài kiểm tra đã chấm , bảng thống kê điểm kiểm tra ,sổ tay ghi nhận những sai sót của học sinh .
 + Phương pháp : đọc – sửa chữa , diễn giảng , phân tích .
 - học sinh : Sổ tay ghi chép .
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’ )
 2. Nêu yêu cầu tiết học ( 2’ )
 GV nêu yêu cầu tiết học .( dựa vào mục tiêu cần đạt )
 Gọi 2 HS đọc lại đề bài viết số 5 – Giáo viên ghi đề bài lên bảng .
Đề : Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng . Ngồi bên bờ hồ , dù là hồ đẹp nổi tiếng , người ta cũng tiện tay vứt rác xuốngEm hãy đặt một nhan đề để gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
3.Trả -sửa bài kiểm tra ( 36’ )
a. Gợi ý tìm hiểu đề , tìm ý 
Kiểu đề : Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống .
Yêu cầu về nội dung : Đặt nhan đề và nêu suy nghĩ về hiện tượng vứt rác bừa bãi .
Tri thức cần :
 + Vốn sống , quan sát .
 + Những hiểu biết về tác hại của ô nhiễm môi trường .
Tìm ý : Các dẫn chứng chứng minh việc vứt rác bừa bãi , phân tích hành động sai trái và tác hại ? Kêu gọi ý thức giữ gìn VSMT ? Đề xuất , kiến nghị gì ? với ai ?
b. Nêu nội dung cần đạt của bài viết 
*Đáp án
▪ MB : (1,5 đ )
Giới thiệu sự việc cần bàn luận ( vứt rác ).
Nêu sơ lược ý cần phê phàn hành vi này .
▪ TB : ( 7 đ )
Nêu thực trạng việc vứt rác ( có dẫn chứng ) .
Phân tích hành vi sai trái ( nguyên nhân , hậu quả )
Đề nghị biện pháp khắc phục .
▪ KB : (1,5 đ )
Khẳng định tầm quan trọng của môi trường .
Lên án hành vi vứt rác bừa bãi và kêu gọi khắc phục .
c. Nhận xét bài viết của học sinh
Cho HS tự đánh giá bài viết của mình thông qua phần nêu các yêu cầu trên .
GV nhận xét , phân tích , diễn giải những sai sót của học sinh .
d. Trả bài 
Thông báo thống kê số điểm .
Trả bài .
Cho HS nêu ý kiến ( nếu có ) .
Ghi điểm vào sổ .
Lớp
Số HS
Số bài
Giỏi
Khá
Tb
Yếu
Kém
Trên Tb
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
sl
%
Cộng
4.Chọn – đọc bài tiêu biểu ( 5’ )
 Chọn 1-2 bài hay , tiêu biểu để đọc trước lớp kết hợp phân tích cái hay và chưa hay trong bài .
5.Dặn dò (1’ )
Về đọc lại bài viết để thấy những điểm mạnh và yếu của mình ( chú ý các lỗi chính tả , cách dùng từ , đặt câu đã được GV sửa bằng mực đỏ )
Chuẩn bị tiết 116 : Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải ( đọc và trả lời câu hỏi ở SGK ).
Nhận xét tiết học .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI GIANG VAN 9 TUAN 24.doc