Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 30

Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 30

Tuần 30

TIẾT 141: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI

 ___Lê Minh Khuê___

A. Mục tiêu cần đạt.

- Giúp Hs cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc ttrong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.

- Thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.

- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng của nhân vật trong tác phẩm.

B. Chuẩn bị.

 

doc 23 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/02/2013
Giảng :	
Tuần 30
TIẾT 141: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI 
 ___Lê Minh Khuê___
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp Hs cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc ttrong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng của nhân vật trong tác phẩm.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp:Phân tích, bình.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra. 
Tóm tắt nội dung truyện ngắn “Bến quê”, thông qua truyện tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì?
3. Bài mới.	
Trªn nh÷ng nÎo ®­êng Tr­êng S¬n nh÷ng n¨m ®¸nh MÜ, c¸c chµng trai chiÕn sÜ l¸i xe kh«ng kÝnh (Bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh –Ph¹m TiÕn DuËt, Xe ta ®i trong ®ªm Tr­êng S¬n - T©n HuyÒn) hay cßn kÝnh (M¶nh tr¨ng cuèi rõng – NguyÔn Minh Ch©u, Chµo em – C« g¸i Lam Hång - ¸nh D­¬ng) ®Òu cã nh÷ng cuéc gÆp gì chíp nho¸ng nh­ng v« cïng thó vÞ vµ c¶m ®éng víi nh÷ng c« g¸i thanh niªn xung phong, nh÷ng c« trinh s¸t mÆt ®­êng, nh÷ng c« chuyªn ph¸ bom næ chËm, më ®­êng cho xe qua. Nh÷ng ng«i sao xa x«i kÓ l¹i cuéc sèng vµ kh¾c ho¹ ch©n dung t©m hån, tÝnh c¸ch cña ba c« g¸i trÎ - ba v× sao xa x«i trªn cao ®iÓm Tr­êng S¬n.
*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Đọc với giọng tâm tình, phân biệt lời kể và lời đối thoại
-Tóm tắt.
 Ba cô gái thanh niên xung phong Thao, Phương Định và Nho biên chế thành một tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá, san lấp, đánh dấu những quả bom chưa nổvà phá bom. Công việc của các chị hết sức nguy hiểm thường xuyên phải chạy trên cao điểm. Đặc biệt phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom. Cuộc sống tuy vất vả nguy hiểm nhưng các chị hồn nhiên, gắn bó yêu thương nhau trong tình đồng đội.
Phần cuối truyện miêu tả hành động dũng cảm của ba cô gái trong lần phá bom, đặc biệt là Phương Định.
 Em giới thiệu về tác giả, tác phẩm?
- Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?
- Xác định bố cục của đoạn trích, nêu ý mỗi phần?
Hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái thanh niên xung phong được kể, tả qua những chi tiết nào? 
Em có nhận xét gì về hoàn cảnh và công việc của họ? 
 Không gian trong hang đá là cảnh sinh hoạt thường nhật của ba cô thanh niên xung phong. Không gian ấy hiện lên qua những chi tiết nào?
 Nhận xét gì về cuộc sống của 
họ? 
Có sự tương phản nào giữa hai không gian này không? Đó là một hiện thực như thế nào? 
 * Hoạt động 3: Luyện tập.
Em hãy đọc một đoạn thơ, hoặc hát một bài hát, hay kể một câu chuyện về thế hệ trẻ thời chống mỹ cứu nước.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc, kể tóm tắt.
2.Tìm hiểu chú thích.
a. Tác giả.
 - Lê Minh Khuê sinh năm 1949 quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hoá. Là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn
b. Tác phẩm.
 - Viết về cuộc sống chiến đấu của chính bản thân và đồng đội. 
- Truyện viết năm 1971.
c. Từ khó.
 Sgk Tr 120, 121.
3. Thể loại và bố cục.
- Thể loại: Truyện ngắn, nggôi kể theo ngôi thứ nhất, điểm nhìn từ nhân vật Phương Định.
- Bố cục: 3 phần
P1: Đầu...“ngôi sao trên mũ”. Phương Định kể về cuộc sống của bản thân và tổ trinh sát mặt đường của cô.
P2: Tiếp ... “chị Thao bảo”. Một lần phá bom, Nho bị thương, hai chị em lo lắng, chăm sóc.
P3: Còn lại. Niềm vui của các cô sau phút nguy hiểm. 
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu và phẩm chất của tổ nữ trinh sát mặt đường.
a. Công việc.
- Đường bị đánh lở loét.
- Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất, đếm bom chưa nổ.
- Bị bom vùi luôn.
- Chạy trên cao điểm cả ban ngày.
- Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ì ầm, thần kinh căng như chão, tim đập bất chập cả nhịp điệu “Thần chết là một tay không thích đùa”.
=>Đó là một công việc căng thẳng, nguy hiểm đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh , khôn ngoan, khéo léo, sẵn sàng hi sinh.
b. Cuộc sống.
- Ở trong một cái hang ngay dưới chân cao điểm.
- Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột, nằm dài trên nền ẩm, có thể suy nghĩ lung tung.
- Tôi dựa vào thành đá, khe khẽ hát, bịa ra mà hát.
- Nho: vừa tắm ở dưới suối lên, cứ quần áo ướt, đòi ăn kẹo... chống tay về phía sau, trông nó nhẹ nhàng như một que kem trắng
- Đón mưa đá, vui thích cuống cuồng...
=>Cuộc sống êm dịu, bình yên, tươi trẻ.
+ Đối lập với khốc liệt, căng thẳng.
+ Hiện thực cuộc chiến đấu gian khổ, ác liệt của quân dân ta thời đánh Mĩ.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà. 
4. Củng cố:
 - Tóm tắt nội dung vừa phân tích.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và phân tích từng nhân vật.
_________________________________________________
Ngày soạn: 22/02/2013
Giảng :
TIẾT 142: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (T2) 
 ___Lê Minh Khuê___
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp Hs tiếp tục cảm nhận rõ vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện và nét đặc sắc ttrong cách miêu tả nhân vật và nghệ thuật kể chuyện của Lê Minh Khuê.
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thấy được thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kỳ chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng của nhân vật trong tác phẩm.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Phân tích, bình.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 9B
2. Kiểm tra. 
Tóm tắt nội dung truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Nhận xét về cuộc sống, công việc của ba cô thanh niên xung phong trong văn bản ?
3. Bài mới.	
(Tóm tắt nội dung tiết 1chuyển váo bài tiết 2)
*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Hs đọc lại đoạn tả chung về phẩm chất của các cô gái.
Thảo luận nhóm.
- Qua lời kể, tự nhận xét của Phương Định về bản thân và hai đồng đội, em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Trao đổi, bổ xung.
- Gv dùng bảng phụ chốt.
Đánh giá về những phẩm chất đó của các cô gái ntn?
 Ở họ có những nét chung gắn bó thành khối thống nhất. Song tác giả thể hiện chân thực và sinh động những nét riêng ở mỗi người. Em hãy chỉ ra những nét riêng đó?
 Cách miêu tả đó đem lại giá trị gì cho câu truyện?
Phương Định tự giới thiệu về mình ntn?
Chi tiết nào thể hiện tính cách và tâm hồn của Phương Định?
Em hiểu tâm hồn của Phương Định ntn?
- Định đối với Nho ntn?
Đọc đoạn văn miêu tả cảnh chiến trường? 
 Diễn biến tâm lí một lần phá bom của Phương Định được tả như thế nào? 
Điều đó thể hiện rõ nét phẩm chất gì ở cô?
Em có nhận xét gì về cách miêu tả? 
(Hồi hộp lo lắng, căng thẳng, đó là diễn biến tâm lí rất thực phải là người trong cuộc mới có thể tả được như thế).
Nhận xét về những phẩm chất của Phương Định?
Nêu nghệ thuật của truyện?
 Nêu tóm tắt nội dung của truyện ?
 HS đọc ghi nhớ. 
 *Hoạt động 3: Luyện tập.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Hoàn cảnh sống, chiến đấu và phẩm chất của tổ nữ trinh sát mặt đường.
c. Phẩm chất.
- Họ là những cô gái còn rất trẻ, có cá tính và hoàn cảnh riêng không giống nhau nhưng đều có những phẩm chất chung:
+ Tinh thần trách nhiệm tự giác rất cao, quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được phân công.
+ Có lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản khó khăn, gian khổ, hiểm nguy.
+ Có tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó.
+ Hay xúc động, nhiều mộng mơ, dễ vui, dễ buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình dù trong cuộc sống khó khăn ác liệt: Thích thêu thùa, thích hát, thích chép bài hát, thích nhớ về những người thân và quê hương.
=>Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp, vừa bình dị, hồn nhiên, lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mĩ.
- Tuy nhiên, mỗi người lại có một cá tính riêng: 
+ Phương Định nhạy cảm và lãng mạn.
+ Chị Thao nhiều tuổi hơn chín chắn hơn, trong công việc rất bình tĩnh, quyết liệt nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu chảy
+ Nho: lúc bướng bỉnh, lúc lầm lì, thích thêu hoa loè loẹt.
=> Cách tả, kể về mỗi nhân vật làm cho câu chuyện khá sinh động và chân thật.
2. Nhân vật Phương Định.
- Là cô gái Hà Nội có một thời học sinh êm đềm vào chiến trường
- Hai bím tóc dày, cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn -> Là cô gái đẹp
- Tâm hồn: “Thích ngắm mắt trong gương, mê hát, sống với kỉ niệm đẹp của gia đình, quê hương là người kín đáo giữa đám đông tưởng như kiêu kì.
- Suy nghĩ: “Người đẹp nhất thông minh nhất là người mặc áo quân phục có ngôi sao trên mũ”.
-> Tâm hồn trong sáng nhạy cảm, lí tưởng sống giản dị mà cao đẹp.
- Khi Nho bị thương: bế Nho, tiêm cho Nho và pha sữa...
-> Cởi mở quan tâm với đồng đội thử thách hiểm nghèo, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở cô không hề mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai.
- Một lần phá bom.
+ Không đi khom..
+ Dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom, tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt, tôi rùng mình... 
+ Cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống, châm ngòi. 
+ Nép vào bức tường đất, tim đập không rõ ...
-> Trong sự nguy hiểm cảm giác con người trở nên sắc nhọn hơn.
- Cảm xúc trước trận mưa đá: Trong sáng hồn nhiên, lạc quan... 
=> Tâm lí, hành động nhân vật được tả rất tỉ mỉ, sinh động chân thực thể hiện khí phách anh hùng. 
* Tóm lại:
 Phương Định là nữ thanh niên xung phong có tâm hồn thật phong phú trong sáng nhưng không phức tạp. 
III.Tổng kết.
1. Nghệ thuật. 
 Kể chuyện ở ngôi thứ nhất, miêu tả tâm lí nhân vật, xen kẽ đoạn hồi ức, giọng điệu ngôn ngữ tự nhiên.
2. Nội dung.
 Ca ngợi tâm hồn trong sáng và tinh thần dũng cảm, sự gian khổ và hi sinh nhưng lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
* Ghi nhớ.
 Sgk Tr122.
* Luyện tập.
Phát biểu cảm nhận của em về các nhân vật trong truyện? Qua đó nêu suy nghĩ của em về thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mĩ?
 * Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
 4. Củng cố: 
 - Khái quát nội dung 2 tiết học. 
- So sánh với hình ảnh những người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
 5. Hướng dẫn về nhà:
+ Học bài và phân tích từng nhân vật.
+ Chuẩn bị bài: chương trình địa phương p ... 
Kể tên và nhắc lại khái niệm của các từ loại khác.
Điền từ in đậm trong các câu vào bảng tổng hợp theo mẫu Sgk Tr132.
A.Từ loại.
I. Danh từ, động từ, tính từ.
* Lý thuyết.
- Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, khái niệmThường làm chủ ngữ trong câu.
- Động từ: Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vạt. Thường làm vị ngữ trong câu. 
- Tính từ: Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
Có thể làm chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.
 * Luyện tập.
1. Bài 1Tr 130.
 - Danh từ: lần, lăng, làng.
- Động từ: nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
- Tính từ: hay, đột ngột, sung sướng.
2. Bài 2, 3 Tr 130, 131.
a. Danh từ có thể đứng sau các từ: những, các, một (lần, làng, cái lăng, ông giáo).
b. Động từ có thể đứng sau các từ: hãy, đã, vừa (đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập).
c. Tính từ có thể đứng sau các từ: Rất, hơi, quá (đột ngột, phải, sung sướng).
3. Bài 4 Tr131.
4. Bài 5 Tr13. 
a. Từ tròn là tính từ, trong câu văn nó được dùng như động từ.
b. Từ lí tưởng là danh từ trong câu văn này nó được dùng như tính từ.
c.Từ băn khoăn là tính từ, trong câu văn này nó được dùng như danh từ.
II. Các từ loại khác. 
* Lý thuyết.
 Các từ loại khác gồm: Số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ, tình thái từ.
* Luyện tập.
1. Bài 1 Tr 132.
- Số từ: ba, năm.
- Đại từ: tôi, bao nhiêu, bao giờ,bấy giờ.
- Lượng từ: những.
- Chỉ từ: ấy, đâu.
- Phó từ: đã,mới,đã,đang.
- Quan hệ từ: ở,của,nhưng,như.
- Trợ từ: chỉ,cả,ngay,chỉ.
- Tình thái từ: hả.
- Thán từ: trời ơi.
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
 - Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
-Về nhà: Chuẩn bị các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.
______________________________________________
Ngày soạn:
Giảng :
TIẾT 148: TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP 
(TIẾT 2)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp Hs hệ thống hoá kiến thức về từ loại và cụm từ đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Kiến thức:
- Hệ thống kiến thức về cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ ) và các thành phần câu. 
2. Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá kiến thức về cụm từ và các thành phần câu.
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những cụm từ và các thành phần câu đã học.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, bảng phụ.
- HS: Chuẩn bị bài.
- Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra. 
	- Không kiểm tra đầu giờ, kết hợp kiểm tra trong giờ.
3. Bài mới.	
* Hoạt động 2 : Nội dung tổng kết. 
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Từ khái niệm từ loại cho Hs nhắc lại khái niệm về các cụm từ (cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những từ loại khác), tác dụng của từng loại cụm từ ấy.
Xác định và phân tích các cụm danh từ (Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm).
Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ:
Xác định và phân tích các cụm động từ (Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm).
Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm động từ.
Những từ gạch chân là phần trung tâm của cụm.
Chỉ ra dấu hiệu cho biết đó là cụm tính từ.
Kể tên thành phần chính và thành phần phụ của câu.
Phân tích các thành phần của câu?
- Thành phần chủ ngữ, vị ngữ , Trạng ngữ, khởi ngữ?
- Tập đặt câu văn, đoạn văn sử dụng đúng các thành phần của câu?
B. Cụm từ.
* Lý thuyết.
* Luyện tập.
1. Bài 1 Tr133.
a. Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó.
- Một nhân cách rất Việt Nam.
- Một lối sống rất bình dị... hiện đại.
b. Những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
c. Tiếng cười nói ... tản cư lên ấy.
Dấu hiệu cho biết đó là cụm danh từ:
- Danh từ là phần trung tâm của cụm danh từ.
- Đứng trước danh từ là lượng từ.
2. Bài 2 Tr 133.
a. Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh.Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính...
- Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ .
Đứng trước động từ trung tâm là các phó từ: đã, sẽ,vừa...
3. Bài 3 Tr 133.
Xác định và phân tích cụm tính từ
a. Rất Việt Nam, rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, rất mới, rất hiện đại.
b. Sẽ không êm ả.
c. Phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.
- Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là có hoặc có thể thêm từ rất vào phía trước tính từ.
C. Thành phần câu.
I. Thành phần chính và thành phần phụ.
* Lý thuyết.
- Thành phần chính:
+ Chủ ngữ: Thường trả lời cho các câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?
+ Vị ngữ : Trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? làm sao? Như thế nào? Là gì?
- Thành phần phụ:
+ Trạng ngữ: Nêu lên hoàn cảnh về không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích...
+ Khởi ngữ: Thường đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài của câu nói.
* Bài tập.
Bài 2 Tr145.
a. Đôi càng tôi/ mẫm bóng.
 CN VN 
b. Sau một hồi trống thức vang dội cả lòng
 TR.N
tôi, mấy người học trò cũ / đến sắp hàng 
 CN VN
dưới hiên rồi đi vào lớp.
c. Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc,
 K.N
nó / vẫn là người bạn trung thực, chân 
CN
thành, thẳng thắn, không hề nói dối, cũng 
 VN
không bao giờ biết nịnh hót hay hay độc ác.
*Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
- Gv dùng bảng phụ hệ thống kiến thức vừa ôn tập.
-Về nhà:
+ Học bài.
+ Chuẩn bị bài : Tổng kết Ngữ pháp( Tiếp)
_____________________________________________
Ngày soạn: 
Giảng :
TIẾT 149: LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Giúp Hs nắm chắc hơn những kiến thức lý thuyết về biên bản và thực hành cách viết một biên bản hoàn chỉnh.
1. Kiến thức:
- Mục đích,yêu cầu nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống.
2. Kỹ năng:
- Viết được một biên bản hoàn chỉnh.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
- Phương pháp:Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra. 
- Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới. 
 	Hoạt động 2: Nội dung luyện tập.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Hs đọc, thực hiện yêu cầu.
Các nhóm thảo luận.
 Nội dung như trong sách giáo khoa đã đầy đủ dữ liệu để lập một biên bản chưa? Cần thêm bớt những gì? Cần sắp xếp lại như thế nào cho phù hợp?
- Các nhóm thảo luận viết biên bản theo yêu cầu của đề bài.
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên: Đánh giá kết quả của các nhóm. 
* GV kết luận cho Hs ghi lại biên bản theo bố cục:
- HS đọc yêu cầu.
 Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua của lớp em BT.
- GV hướng dẫn HS xác định nội dung và yêu cầu của biên bản.
I. Ôn tập lý thuyết.
- Mục đích: Ghi chép đầy đủ, trung thực chính xác, khách quan một sự việc đang hoặc vừa xảy ra.
- Trách nhiệm của người viết: Phải ghi lại một cách trung thực, chính xác sự việc. 
- Bố cục:
 3phần.
- Lời văn: Ngắn gọn, chính xác.
II. Luyện tập.
1. Bài 1 Tr 134.
- Đọc nội dung.
- Sắp xếp lại cho hợp lí:
 Quốc hiệu, tiêu ngữ.
- Địa điểm, thời gian hội nghị.
- Tên biên bản.
- Thành phần tham dự.
- Diễn biến và kết quả hội nghị.
+ Cô Huệ khai mạc và nêu yêu cầu, ND hội nghị.
+ Bạn Ngọc lớp trưởng báo cáo sơ lược về tình hình học môn Ngữ văn.
+ Các bạn HS giỏi báo cáo kinh nghiệm:
 ( Bạn Thu Nga, bạn Thuý Hà).
+ Cô Lan tổng kết.
2. Bài 2 Tr 136.
- Quốc hiệu và tiêu ngữ.
- Địa điểm, thời gian.
- Tên biên bản.
- Thành phần tham dự.
- Diễn biến và kết quả hội nghị.
- Thời gian kết thúc, thủ tục kí xác nhận.
3. Bài 3 Tr 136.
- Biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần:
- Thời gian, địa điểm.
- Thành phần tham dự.
- ND bàn giao:
 + Nội dung và kết quả của công việc đã làm trong tuần.
+ Nội dung công việc cần thực hiện trong tuần tới; 
+ Các phương tiện, vật chất của lớp tại thời điểm bàn giao.
*Hoạt động 3 Củng cố, hướng dẫn về nhà.
 	 - Nêu lại nội dung phải có của biên bản.
 -Về nhà: 
+ Viết một biên bản: Biên bản họp chi đội chuẩn bị
cho hoạt động chào mừng ngày 26-3.
 	+ Hoàn thiện bài tập 4.
 	+ Chuẩn bị bài Hợp đồng.
_____________________________________________
Ngày soạn:
Giảng:
TIẾT 150: HỢP ĐỒNG
A. Mục tiêu cần đạt. 
- Giúp Hs nắm được những yêu cầu cơ bản của biên bản về hợp đồng.
1. Kiến thức:
- Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng.
2. Kỹ năng:
- Viết được một hợp đông đơn giản.
B. Chuẩn bị.
- GV: Giáo án, Sgk, một số bản hợp đồng mẫu.
- HS: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
- Phương pháp:Tổng hợp.
C. Tiến trình lên lớp.
* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số:
2. Kiểm tra. 
- Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới. 
Hợp đồng là loại văn bản thông dụng trong kinh doanh, xây dựngCó tính chất pháp lí để các bên tham gia kí kết ràng buộc lẫn nhau.
 	Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
Đọc văn bản trong sách giáo khoa.
Tại sao cần phải có hợp đồng?
Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?
Hãy kể tên những hợp đồng mà em biết?
 Thế nào là hợp đồng?
 Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào?
 Phần nội dung gồm những mục nào? cách ghi những nội dung này như thế nào?
 Phần kết thúc có những mục nào?
 Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?
 HS đọc ghi nhớ.
 * Hoạt động 3: Luyện tập. 
 Đọc bài tập 1.
 Cần viết hợp đồng trong những tình huống nào?
 HS làm theo yêu cầu của bài tập.
 HS trình bày trước lớp.
 GV nhận xét, bổ sung.
I. Đặc điểm của hợp đồng.
1. Ngữ liệu.
 Hợp đồng mua bán sách giáo khoa.
2. Nhận xét.
- Cần phải có hợp đồng vì đó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật.
- Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể do hai bên kí hợp đồng thoả thuận với nhau.
- Hợp đồng cần phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác,chặt chẽ và phải có sự ràng buộc của hai bên kí với nhau trong khuôn khổ của pháp luật.
- Các hợp đồng thường gặp: hợp đồng lao động, hợp đồng thuê xe, thuê nhà, xây dựng...
3. Kết luận. 
 Là loại văn bản có tính chất pháp lý ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của 2 bên tham gia giao dịch nhằm thực hiện đuúng những thoả thuận đã cam kết.
II. Cách làm hợp đồng.
1. Ngữ liệu.
 Xem lại ngữ liệu.
2. Nhận xét.
- Phần mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng, thời gian, địa điểm, họ tên, chức vụ, địa chỉ của các bên kí kết hợp đồng.
- Phần nội dung: Ghi lại nội dung của hợp đồng theo từng điều khoản đã được thống nhất.
- Phần kết thúc: Chức vụ, chữ kí, họ tên của đại diện các bên tham gia kí kết hợp đồng và xác nhận bằng dấu của cơ quan hai bên (nếu có).
-> Lời văn của hợp đồng phải chính xác, chặt chẽ.
3. Kết luận.
* Ghi nhớ.
 Sgk Tr138.
III. Luyện tập.
 1. Bài 1Tr 139.
Cần viết hợp đồng trong các trường hợp sau: b, c, e.
2. Bài 2 Tr 139.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
 - Khái quát thế nào là hợp đồng, cách viết một hợp đồng?
 - Về nhà:
	 + Học bài, viết một bản hợp đồng đúng quy cách.
 	 + Chuẩn bị bài: Bố của Xi- Mông.

Tài liệu đính kèm:

  • docVI O LET.doc