Giáo án Ngữ văn - Năm học 2009 - 2010 - Tuần học 29

Giáo án Ngữ văn - Năm học 2009 - 2010 - Tuần học 29

 Tuần 29

 Tiết 131 TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG

Ngày soạn:1/3/2010

Ngày dạy:

I) Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh trên cơ sở nhận thức ró bản chất khái niệm văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung, hệ thống hoá được các chủ đề các văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS.

 Tích hợp với phần Tiếng Việt ở Chương trình địa phương, với phần Tập làm văn.

 Rèn luyện kĩ năng hệ thống háo, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.

II) Chuẩn bị của GV và HS

 Thầy: Hệ thống hoá kiến thức

 Trò : Ôn lại văn bản nhật dụng

III) Tiến trình lên lớp

A. Ổn định tổ chức

B. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.

C. Bài mới

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn - Năm học 2009 - 2010 - Tuần học 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 29	
 Tiết 131	 Tổng kết phần văn bản nhật dụng
Ngày soạn:1/3/2010
Ngày dạy:
I) Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh trên cơ sở nhận thức ró bản chất khái niệm văn bản nhật dụng là tính cập nhật về nội dung, hệ thống hoá được các chủ đề các văn bản nhật dụng đã học trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS.
 Tích hợp với phần Tiếng Việt ở Chương trình địa phương, với phần Tập làm văn.
 Rèn luyện kĩ năng hệ thống háo, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.
II) Chuẩn bị của GV và HS
	Thầy: Hệ thống hoá kiến thức
	Trò : Ôn lại văn bản nhật dụng
III) Tiến trình lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
Bài mới
H2
GV
H2
H2
GV
H2
H2
H2
Trong chương trình Ngữ văn các văn bản nhật dụng đựôc coi là thể loại văn ntn?
Như vậy văn bản nhật dụng không được xếp vào các thể loại như: Thơ, truyện, kiểu loại như tự sự, biểu cảm, miêu tả mà văn bản nhật dụng chỉ mang tính cập nhật những vấn đề mang tính thời sự mà thôi.
Đề tài trong văn bản thường cập nhật đến là gì?
Em có nhận xét gì về đề tài mà văn bản nhật dụng đề cập tới?
- Đề tài rất phong phú.
Mục đích của văn bản nhật dụng đưa ra những đề tài trên để làm gì?
Tuy nhiên, các văn bản nhật dụng trong chương trình có tính cập nhật vừa có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội. Chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh hạt nhânđều là những vấn đề nóng bỏng của hôm nay nhưng đều phải giải quyết triệt để trong một ngày mai.
Theo em ăn bản nhật dụng có giá trị văn chương không?
Nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
Theo các em, việc các em được tiếp cận với văn bản nhật dụng để làm gì?
- Để mở rộng hiểu biết toàn diện và hoà nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
Nội dung phản ánh của các văn bản nhật dụng được học từ lớp 6-9 là gì?
- phản ánh tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội.
Em hãy hệ thống hoá các văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6-9 tên và nội dung văn bản.
I) Khái niệm về văn bản nhật dụng: 15 phút.
1. Khái niệm: Văn bản nhật dụng không có khái niệm thể loại, không chỉ kiểu văn bản nó chỉ đề cập tới chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung văn bản.
2. Đề tài: Thiên nhiên, môi trường văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức, nếp sống
3. Chức năng: bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá những vấn đề, những hiện tượng của đời sống con người và xã hội.
4.Tính cập nhật: là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, cuộc sống hiện tại gắn với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội.
5. Giá trị văn chương: không phải là yêu cầu cao nhất nhưng cũng là 1 yêu cầu quan trọng. Các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về 1 kiểu văn bản nhất đinh: miêu tả, thuyết minh
II) Nội dung các văn bản nhật dụng: 25 phút.
Lớp
Tên văn bản
Nội dung chính
6
- Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử.
- Động Phong Nha.
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
- Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh.
- Quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
7
- Cổng trường mở ra
- Mẹ tôi
- Cuộc chia tay
- Ca Huế trên sông Thương
- Giáo dục nhà trường, gia đình, và trẻ em
- ..
- ..
- Văn hoá dân gian ( ca nhạc cổ truyền)
8
- Thông tin về ngày trái đất năm
- Ôn dịch thuốc lá
- Bài toán dân số
- Môi trường
- Chống tệ nạn thuốc lá
- Dân số và tương lai nhân loại
9
- Tuyên bố với thời gian về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Đấu tranh cho một thế giới hoà bình. 
- Phong cách Hồ Chí Minh
- Quyền sống của con người
- Chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới.
- Hoà nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
H2: Các em vừa hệ thống các văn bản, cho biết những vấn đề trên có đạt các yêu cầu của một văn bản nhật dụng không?
	- Các văn bản trên đều đạt yêu cầu của 1 văn bản nhật dụng; vừa có tính cập nhật vừa có tính lâu dài.
H2: Trong các văn bản nhật dụng đã học em thích nhất văn bản nào? Vì sao?
Củng cố và hướng dẫn về nhà: 5 phút.
Về nhà nắm chắc nội dung các văn bản nhật dụng.
 Tìm hình thức thể hiện của các văn bản trên.
- Soạn tiếp tiết 2
	Làm đề cương theo câu hỏi ở sgk
 Tuần 29	
Tiết 132 Tổng kết văn bản nhật dụng
 (tiếp)
Ngày soạn: 1/3/2010
Ngày dạy:
I) Mục tiêu cần đạt
	Tiếp tục thực hiện yêu cầu tiết 131
II) Chuẩn bị của gv và hs
	Thầy: Hệ thống hoá kiến thức
	Trò : Ôn lại văn bản nhật dụng
III) Tiến trình lên lớp
 ổn định tổ chức
 Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
	? Trong các văn bản nhật dụng em thích nhất văn bản nào? Vì sao?
Bài mới
H2
Em hãy tìm các kiểu văn bản nhật dụng đã sử dụng?
( Gợi ý kẻ bảng thống kê?)
III) Hình thức văn bản nhật dụng
 20 phút.
Tên văn bản
Kiểu loại văn bản
Thể loại
- Cầu Long Biên - Chứng nhân
- Động Phong Nha
- Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ
- Cổng trường mở ra
- Cuộc chia tay
- Ca Huế trên sông Thương
- Thông tin về ngày trái
- Ôn dịch thuốc lá
- Bài toán dân số
- Tuyến bố thế giới.
- Đấu tranh
- Phong cách Hồ Chí Minh
- Miêu tả, biểu cảm
- Thuyết minh, miêu tả
- Nghị luận, biểu cảm
- Biểu cảm
- Tự sự, miêu tả
- Thuyết minh, miêu tả
- Nghị luận
- Nghị luận
- Nghị luận
- Nghị luận
- Nghị luận và biểu cảm
- Nghị luận, biểu cảm
- Bút kí
- Thư từ
- Hồi kí
- Truyện ngắn
- Thông báo
- Hành chính
- Xã luận
H2
H2
H2
H2
H2
Từ lập bản thống kê trên ta có thể rút ra kết luận gì về hình thức biểu đạt của văn bản nhật dụng?
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả mọi thể loại, kiểu loại văn bản.
- Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại.
Em hãy chứng minh sự kết hợp giữa các thể loại một cách cụ thể trong các văn bản nhật dụng đã học.
- Ví dụ: Cổng trường mở ra: Biểu cảm, miêu tả, hồi kí.
Để học tốt một văn bản nhật dụng ta phải làm ntn?
- Đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích
- Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu
- Phân tích đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt khái quát chủ đề.
- Có sự liên hệ thực tế.
Vấn đề bỏ thi tiểu học và THCS nêu lợi ích và tiêu cực
- Lợi ích:
 + Xoá bỏ áp lực tinh thần
 + đỡ tốn phí
- Tiêu cực:
 + Suy giảm về mặt đạo đức
 + Nếu em nào không có ý thức tự học dẫn đến kết quả học tập không cao
Làm thế nào để khắc phục nạn phao thi, nan hút thuốc lá ở lớp em, thôn, phố em?
- Nạn phao thi: Kiểm tra gắt gao và đấu tranh phát hiện.
- Nạn thuốc lá: khuyên nhủ, nhắc nhở.
IV) Phương pháp học văn bản nhật dụng: 10 phút.
V)Luyện tập: 5 phút.
Củng cố và hướng dẫn về nhà: 5 phút.
Nắm chắc nội dung văn bản nhật dụng.
Soạn bài : Bến quê
 Chuẩn bị bài qua câu hỏi sgk. 
Tuần 29	
Tiết 133	 Chương trình địa phương
(Phần Tiếng Việt)
Ngày soạn: 1/3/2010
Ngày dạy:
I) Mục tiêu cần đạt
	Ôn tập củng cố các kiến thức về từ ngữ địa phương.
	Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.
	Rèn luyện kĩ năng xác định và giải nghĩa các từ địa phương có trong các văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn THCS.
II) Chuẩn bị của gv và hs: 
	Thầy: Nghiên cứu soạn giáo án
	Trò : Học bài và chuẩn bị bài mới
III) Tiến trình lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: 5 phút.
? Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Lấy ví dụ, phân tích.
Bài mới
GV
H2
H2
H2
H2
H2
H2
H2
Gọi học sinh đọc ví dụ sgk?
Tìm văn bản a, b những từ ngữ địa phương? Chuyển những từ ngữ địa phương thành từ ngữ toàn dân?
Gọi học sinh đọc ví dụ 2
Cho biết trong 2 từ “ kêu” từ nào là từ toàn dân, từ nào là từ địa phương?
- “Kêu1” là từ toàn dân : phát tiếng to
- “Kêu2” là từ địa phương : “ gọi”
Em hãy dùng cách biểu đạt khác hoặc dùng từ đồng nghĩa để làm rõ sự khác nhau?
- “Kêu1” : nó “ nói to”
- “Kêu2” : “ gọi”
Gọi học sinh đọc 2 câu đó sgk?
Trong 2 câu đó, từ nào là từ địa phương?
- Trái (quả); chi (gì); kêu (gọi); trống hổng trống hảng: trống hếch trống hoác.
Lập bảng thống kê các từ ngữ địa phương ở bài tập 2, 3 và các từ toàn dân tương ứng:
Từ địa phương Từ toàn dân
Kêu gọi
Trái quả
Chi gì
Kêu gọi
Trống hổng trống hảng : trống hếch trống hoác 
 Đọc và nêu yêu cầu của bài tập 
Nhận xét về cách dùng từ địa phương trong đoan trích ở bài tập 1.
Theo em có nên để cho bé Thu dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?
- Không nên để bé Thu dùng từ toàn dân vì bé Thu sinh ra tại địa phương đó, chưa có điều kiện học tập hoặc quan hệ xã hội rộng rãi, do đó chưa có thể có đủ một vốn từ ngữ toàn dân cần thiết thay thế cho từ ngữ địa phương.
Tại sao trong lời kể chuyện của tác giả cũng có những từ ngữ địa phương?
- Trong lời kể của tác giả có một số từ ngữ địa phương để tạo sắc thái địa phươnng cho câu chuyện,. Tuy nhiên, mức đọ sử dụng của tác giả là vừa phải.
Tìm từ ngữ địa phương dùng để xưng hô
- Nghệ Tĩnh: mi(mày); choa (tôi); nghỉ (hắn)
- Huế: eng (anh); ả (chị); mụ (chỉ người đàn bà lớn tuổi); mà (mẹ)
- Nam Trung Bộ: tau (tao); mầy (mày); bọ (tôi)
- Nam bộ: tui (tôi); ba (cha, bố); ổng (ông ấy); bả (bà ấy); chị Hai (chị cả)
- Phú Thọ: bá (bác)
Tìm từ ngữ địa phương dùng để gọi tên các sự vật hiện tượng, hoạt động, trạng thái
a) Nghệ Tĩnh:
 Rứa- thế; nỏ- không, chẳng; ri- này; ngái- xa; chẻo- một loại nước chấm; chữ- giờ; răng- sao; mô- đâu; nậy- lớn.
b) Phú Thọ; Bắc Ninh; Bắc Giang
 nhõn- mỗi một; thôi- xong; khểnh- chơi; nhái- sơ.
c) Nam bộ
 mắc- đắt; bí rợ- bí ngô, bí đỏ; lận- rất xa; thơm- quả dứa; vô- vào; trâm bầu- râm bụt; trển- trên; hôn- không.
d) Huế
 đào- quả doi; sương- gánh; mè- vừng; dơ- bẩn; chột nưa- dưa chuột.
e) Miền núi Tây Nguyên
 kin- nậm- uống nứoc; a kay- m cói; a ma- cha
I) Từ ngữ địa phương: 10 phút.
Từ ngữ ĐP Từ ngữ TD
Thẹo sẹo
Lặp bặp lắp bắp
Ba bố, cha 
Má mẹ 
b. Kêu gọi
đâm thành ra
đũa bếp đũa cả
nói bổng nói trống không
 vô vào
a. Lui cui lúi húi
 nắp vung
 nhắm cho là
 giùm giúp
II) Sự khác biệt từ toàn dân và từ địa phương: 10 phút.
- Bài tập 2
- Bài tập 3
- Bài tập 4
- Bài tập 5
III) Luyện tập: 10 phút.
- Bài tập 1
- Bài tập 2
D.Củng cố và hướng dẫn về nhà: 5 phút.
- Tìm hiểu thêm các từ ngữ địa phương.
- Tìm một số câu ca dao có sử dụng từ ngữ địa phương.
 Tuần29	
 Tiết 134-135	 Viết bài tập làm văn số 7
Ngày soạn: 1/3/ 2010
Ngày dạy:
I) Mục tiêu cần đạt
	Qua bài kiểm tra giúp học sinh củng cố lại lí thuyết và kĩ năng của kiểu bài nghị luận.
	Tích hợp các kiến thức phần Văn- Tiếng Việt đã học.
	Rèn luyện kĩ năng viết văn bản nghị luận nói chung: nghị luận về các tác phẩm truyện. nghị luận về đoạn thơ, bài thơ nói riêng.
II) Chuẩn bị của gv và hs: 
	Thầy: Nghiên cứu ra đề, đáp án và biểu điểm.
	Trò : Ôn lại bài và viết bài.
III) Tiến trình lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra 
 1.Đề tài: Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
 2.Yêu cầu và biểu điểm
A) Nội dung(8 điểm)
I) Mở bài:- Giới thiệu tác phẩm “ Sang thu”- Hữu Thỉnh.
	 - Cảm nhận tinh tế về thiên nhiên, đất trời sang thu và con người sang thu. 
II)Thân bài: 
	Luận điểm 1: Cảm nhận tinh tế và những rung động trước cảnh thiên nhiên, đất trời sang thu.
+ Sự ngạc nhiên, bất ngờ khi nhận ra những tín hiệu giao mùa: hương ổi, gió se.
+ Sự chuyển động nhẹ nhàng của thiên nhiên, đát trời qua: Sương, sông, đám mây.
+Thời điểm giao mùa vẫn còn những dấu hiệu của mùa hè nhưng giảm dần về mức độ để từ từ chuyển mình sang thu.
* Lưu ý: Trong qua trình phân tích phải kết hợp với nghệ thuật.
	Sử dụng hình ảnh tiêu biểu, từ ngữ gợi cảm, dùng từ láy biện pháp nhân hoá
	Luận điểm 2: Con người sang thu
	+ Bằng nghệ thuật ẩn dụ nói nên mưa nắng, sấm chỉ những khó khăn, giông tố 	cuộc đời và hàng cây đứng tuổi chỉ những con người từng trải (ngoài 40).
	+ Con người từng trải sẽ trở nên chín chắn, vững vàng, điềm tĩnh hơn.
III) Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm đây là 1 tác phẩm hay nói lên những rung cảm hết sức tinh tế, gợi cảm.
B) Hình thức( 2 điểm)
Đảm bảo là 1 bài văn nghị luận phân tích, rõ ràng các luận điểm, luận cứ.
Đảm bảo rõ 3 phần, trình bày sạch đẹp.
Không sai lỗi câu, lỗi chính tả.
Củng cố và hướng dẫn về nhà
- Nhận xét giờ làm bài	
 Tiếp tục ôn văn nghị luận về tác phẩm truyện, tác phẩm thơ.
 Làm lại đề bài này
 - Soạn bài: Hướng dẫn đọc thêm: “ Bến quê”.
 Chuẩn bị theo câu hỏi sgk.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 29.doc