1. Tính trạng.
- Là các đặc tính về hình thái,cấu tạo, tính chất của cơ thể sinh vật mà dựa vào đó ta có thể nhận biết được nó và phân biệt nó với các sinh vật khác.
VD: Đậu Hà Lan có các tính trạng mhư màu sắc hạt(vàng, xanh);hình dạng hạt(trơn, nhăn);chiều cao của cây(cao,thấp)
Chương I a.lý thuyết I- Các khái niệm cơ bản Tính trạng. - Là các đặc tính về hình thái,cấu tạo, tính chất của cơ thể sinh vật mà dựa vào đó ta có thể nhận biết được nó và phân biệt nó với các sinh vật khác. VD: Đậu Hà Lan có các tính trạng mhư màu sắc hạt(vàng, xanh);hình dạng hạt(trơn, nhăn);chiều cao của cây(cao,thấp) 2. Tính trạng trội - Tính trạng lặn. - Tính trạng trội là tính trạng một bên của bố hoặc mẹ tromg cặp tính trạng tương phản được biểu hiện qua kiểu hình ở các cơ thể lai F1. Tính trạng trội do gen trội quy định và bao giờ cũng được biểu hiện ra bên ngoài ở cả cơ thể đồng hợp tử và dị hợp tử.Do đó biết tính trội của 1 cơ thể không thể xác định được kiểu gen của cơ thể đó là thuần chủng hay dị hợp. - Tính trạng lặn là tính trạng một bên của bố hoặc mẹ trong cặp tính trạng tương phản,không được biểu hiện ra kiểu hình ở các cơ thể lai F1. Tính trạng lặn do gen lặn quy định và chỉ biểu hiện ra bên ngoài ở cơ thể đồng hợp lặn.Do đó biết tính trạng lặn của 1 cơ thể biết được kiểu gen của cơ thể đó là đồng hợp lặn VD:Lai cây đậu Hà Lan hạt vàng thuần chủng với cây đậu Hà Lan hạt xanh thuần chủng ,các cây lai F1 đều có hạt vàng thì hạt vàng là tính trạng trội,hạt xanh là tính trạng lặn. 3. Tính trội hoàn toàn - Tính trội không hoàn toàn. - Tính trội hoàn toàn:do gen trội lấn át được hoàn toàn alen lặn và tương tác với điều kiện sống để các cơ thể lai F1 biểu hiện kiểu hình tính trội của bố hoặc mẹ.,còn F2 có tỷ lệ KH là 3 trội :1 lặn. VD: Lai cây đậu Hà Lan hạt vàng thuần chủng với cây đậu Hà Lan hạt xanh thuần chủng ,các cây lai F1 đều có hạt vàng thì hạt vàng là tính trạng trội hoàn toàn,hạt xanh là tính trạng lặn tương ứng. - Tính trội không hoàn toàn: do gen trội không hoàn toàn lấn át được alen lặnvà tương tác với điều kiện sống để các cơ thể lai F1 biểu hiện kiểu hình tính trạng trung gian của cha mẹ,còn F2 có tỷ lệ KH là 1trội :2 trung gian:1 lặn. VD:Lai cây đậu Hà Lan hoa đỏ thuần chủng với cây đậu Hà Lan hoa trắng thuần chủng,các cơ thể lai F1 đều có hoa màu hồng thì hoa đỏ là tính trạng trội không hoàn toàn,hoa trắng là tính trạng lặn tương ứng. 4. Kiểu gen. - Là tổ hợp toàn bộ các gen của cơ thể sinh vật .Tuy nhiên,do số lượng gen trong 1 cơ thể sinh vật rất lớn nên khi nói đến kiểu gen người ta thường chỉ xét đến 1 vài gen đang được nghiên cứu. VD: KIểu gen của đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng là AA,hạt xanh là aa. 5. Kiểu hình. - Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật.Cũng như kiểu gen,trên thực tế khi nói đến kiểu hình người ta chỉ xét đến 1 vài tính trạng đang được nghiên cứu. VD:Đậu Hà Lan có kiểu hình hạt vàng ,kiểu hình hạt xanh. 6. Thể đồng hợp - Thể dị hợp. - Thể đồng hợp:Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.VD:thể đồng hợp AA,thể đồng hợp aa. - Thể dị hợp:Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau. VD:thể dị hợp Aa. 7. Các cặp tính trạng tương ứng. - Là cặp tính trạng gồm 2 trạng thái khác nhau của cùng 1 loại tính trạng và do cùng 1 gen quy định. VD:ở Hà Lan,cặp tính trạng hạt vàng và hạt xanh là cặp tính trạng tương ứng. II- Các quy luật di truyên của menđen. I.Quy luật đồng tính.(Định luật tính trội) * Thí nghiệm:Xét tính trạng màu hạt ở đậu Hà Lan. P: Đậu hạt vàng thuần chủng x Đậu hạt xanh thuần chủng . F1: 100% Đậu hạt vàng * Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng thì các cơ thể lai ở thế hệ lai thứ nhất (F1) đều đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ. * Sơ đồ lai: Pt/c : AA x aa (Hạt vàng) (Hạt xanh) GP : A a F1 : 100% Aa (Hạt vàng) II.Quy luật phân li. *Thí nghiệm:Xét tính trạng màu hạt ở đậu Hà Lan. P: Đậu hạt vàng thuần chủng x Đậu hạt xanh thuần chủng . F1: 100% Đậu hạt vàng F2 : 75% Đậu hạt vâng : 25% Đậu hạt xanh. * Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng thì các cơ thể lai ở thế hệ lai thứ hai có sự phân tính về kiểu hình thao tỷ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn * Sơ đồ lai: Pt/c : AA x aa (Hạt vàng) (Hạt xanh) GP : A a F1 : 100% Aa (Hạt vàng) F1 x F1 : Aa x Aa GF1 : A, a A, a F2 : A a A AA Aa a Aa aa - Tỉ lệ kiểu gen F2: 1AA : 2 Aa : 1aa - Tỉ lệ kiểu hình F2: Hạt vàng : Hạt xanh III. Quy luật phân li độc lập của các tính trạng. *Thí nghiệm:Xét 2 tính trạng màu hạt và hình dạng hạt ở đậu Hà Lan P: Đậu hạt vàng - trơn thuần chủng x Đậu hạt xanh - nhăn thuần chủng . F1: 100% Đậu hạt vàng - trơn F2 : Hạt đậu vàng - trơn. Hạt đậu vàng - nhăn. Hạt đậu xanh - trơn. Hạt đậu xanh - nhăn. * Nội dung: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương ứng, thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại * Quy ước:Gen A: hạt vàng Gen B : vỏ trơn Gen a : hạt xanh Gen b : vỏ nhăn * Sơ đồ lai: Pt/c : AABB x aabb Hạt vàng - trơn Hạt xanh - nhăn GP : AB ab F1 : 100%AaBb(Hạt vàng - trơn) F1 x F1 : AaBb x AaBb GF1: AB,Ab,aB,ab AB,Ab,aB,ab F2 : AB Ab aB ab AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb - Tỉ lệ kiểu gen:..... - Tỉ lệ kiểu hình.. *Các quy luật di truyền của Menđen chỉ nghiệm đúng trong các điều kiện: - P thuần chủng. - Mỗi gen quy định 1 tính trạng. - Có tính trạng trội hoàn toàn. - Số lượng cá thể nghiên cứu phải đủ lớn(quy luật phân tính và quy luật phân li độc lập ) - Mỗi gen nằm riêng trên 1 NST (quy luật phân li độc lập) IV.Phép lai phân tích. - Khái niệm: Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. - Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội. P : AA x aa (Hạt vàng) (Hạt xanh) GP : A a F1 : 100% Aa (Hạt vàng) - Nếu kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp . P : Aa x aa (Hạt vàng) (Hạt xanh) GP : A , a a F1 : 50%Aa : 50%aa (Hạt vàng) (Hạt xanh) - B - bài tập Bài 1 :ở cà chua ,tính trạng quả đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng.Cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng thụ phấn với cây cà chua quả vàng. Xác định kết quả đã thu được ở F1 và F2. Cho cà chua F1 lai với cây cà chua quả đỏ F2 thu được kết quả lai như thế nào? Bài 2: Ở lúa hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với tính trạng hạt gạo trong Giao phối giữa 2 giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong thu được F1 và cho F1 tiếp tục tự thụ phấn thu được F2 a>Lập sơ đồ lai từ P cho đến F2 b>Nếu cho F1 trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào? Bài 3: ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục.Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ,hình bầu dục và quả vàng , dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn.F1 giao phấn với nhau được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn ; 299 cây quả đỏ, bầu dục ; 301 cây quả vàng,tròn ; 103 cây quả vàng bầu dục. Hãy xác định kiểu gen củ P trong phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P cho đến F2. * Bài 1,2,3,4 (SGK trang 22)
Tài liệu đính kèm: