Giáo án ôn tập môn Văn cho học sinh yếu

Giáo án ôn tập môn Văn cho học sinh yếu

Tiết 3, 4, 5.

LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN

A. Mục tiêu cần đạt.

 Giúp H: - Biết vận dụng các kiến thức về liên kết, bố cục và mạch lạc vào việc tạo lập văn bản.

 - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản: kĩ năng đặt câu, viết đoạn, tạo lập văn bản có sử dụng các từ loại đã học.

B. Tiến trình lên lớp.

 1. Ổn định.

2. Kiểm tra: G y.cầu H nhắc lại các kiến thức về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.

3. Bài mới.

 

doc 25 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn tập môn Văn cho học sinh yếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MÔN TỰ CHỌN
Tiết 3, 4, 5. 
LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp H: - Biết vận dụng các kiến thức về liên kết, bố cục và mạch lạc vào việc tạo lập văn bản.
	 - Rèn kĩ năng tạo lập văn bản: kĩ năng đặt câu, viết đoạn, tạo lập văn bản có sử dụng các từ loại đã học.
B. Tiến trình lên lớp.
	1. Ổn định.
2. Kiểm tra: G y.cầu H nhắc lại các kiến thức về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.
3. Bài mới.
?Hãy đặt câu với các từ ghép sau: quần áo, xe đạp, bàn ghế, quả bưởi, mèo con, sân trường.
Đặt câu với các từ láy sau: vi vu, thoăn thoắt, lăn tăn, phập phồng, san sát, xinh xắn, rối rít, oang oang.
?Em hãy viết một đoạn văn miêu tả ngày khai trường đầu năm học có sử dụng từ ghép, từ láy.
?Yêu cầu về bố cục, liên kết, mạch lạc trong đoạn văn là gì?
?Lập ý cho việc viết đoạn văn?
H viết đoạn, G lưu ý các em dùng từ, đặt câu chính xác.
G gọi H đọc bài, H khác đánh giá
G nxét, cho điểm.
I. Rèn kĩ năng đặt câu.
 1. Đặt câu có sử dụng từ ghép.
- Lan đến trường bằng xe đạp mẹ mới mua cho.
- Trong lớp, bàn ghế đc kê ngay ngắn.
- Trên cây, những quả bưởi lủng lẳng đung đưa trước gío.
- Ngoài sân, mèo con đang lim dim nằm ngủ.
 2. Đặt câu có sử dụng từ láy.
- Trên bầu trời trong xanh, tiếng sáo diều vi vu trong gió.
- Bàn tay mẹ thoăn thoắt lượm từng bó lúa.
- Mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
- Những túi ni lông bị vứt xuống dòng sông cứ phập phồng trôi trên mặt nước.
- Những dãy nhà cao tầng đua nhau mọc lên san sát.
II. Rèn kĩ năng viết đoạn.
 1. Văn miêu tả.
 a.Viết một đoạn văn miêu tả ngày khai trường đầu năm học có sử dụng từ ghép, từ láy.
G h.dẫn H viết đoạn đảm bảo các yếu tố về liên kết, bố cục và mạch lạc.
- Bố cục: đoạn văn phải có đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
- Liên kết: các câu văn phải gắn bó với nhau về hình thức và phải cùng hướng về một nd.
- Mạch lạc: đoạn văn phải thể hiện một ý thống nhất, các chi tiết đc sắp xếp hợp lí.
 b.Viết đoạn văn miêu tả cánh đồng lúa quê em đang đổi mới.
-Giới thiệu sự đổi mới trên cánh đồng.
- Miêu tả cụ thể sự thay đổi:
Trước khi địa phương em đc chọn để xây khu đô thị.
Sự đổi mới từ khi dự án khu đô thị bắt đầu đc khởi công.
- Đánh giá lại sự đổi mới, nêu cảm nghĩ của em.
 2.Văn tự sự.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (12-15 dòng) kể lại một chuyện lí thú trong học tập mà em nhớ mãi.
?Em hãy cho biết yêu cầu khi viết đoạn văn tự sự trên?
H viết đoạn. G quan sát nhắc nhở các em.
G gọi H đọc bài, H khác nhận xét.
G đánh giá, cho điểm.
G y.cầu H lập dàn ý theo các bước tạo lập văn bản.
G cho H viết một số đoạn văn.
Gọi H đọc bài, nxét, đánh giá
- Giới thiệu câu chuyện đc kể.
 Cảm xúc của em khi nhớ lại câu chuyện ấy.
- Kể lại diễn biến câu chuyện, có yếu tố biểu cảm.
- Kết thúc câu chuyện.
 Cảm nghĩ của em về câu chuyện.
III.Luyện tập tạo lập văn bản.
*Đề bài:Kể lại nội dung câu chuyện trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” theo ngôi kể mới.
A.Định hướng chính xác.
 1.Kể cho thầy cô giáo hoặc các bạn.
 2.Kể để mọi người biết đc một câu chuyện cảm động về Bác.
 3.Kể về một đêm ko ngủ của Bác trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950.
 4. Kể lại nội dung câu chuyện dựa theo bài thơ.
B.Lập dàn ý.
 1.Mở bài.
 - Giới thiệu hoàn cảnh diễn ra câu chuyện: chiến dịch biên giới, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. 
 - Giới thiệu đêm không ngủ của Bác ở khổ thơ thứ nhất.
 2.Thân bài.
 Kể lại diễn biến câu chuyện.
 +Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất.
 +Anh đội viên thức dậy lần thứ ba.
 3.Kết bài.
 - Kết thúc câu chuyện : Cảm nghĩ của anh đội viên về Bác.
C.Viết bài.
	4.Củng cố, hướng dẫn.
	- Ôn tập văn miêu tả, tự sự.
	- Học kĩ các bước tạo lập văn bản.
	- Tập viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Chuyên đề II: 
 RÈN LUYỆN CÁC KĨ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM
Tiết 6 
 ĐỌC – TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN BIỂU CẢM
A.Mục tiêu cần đạt.
Giúp H: - Rèn luyện khả năng đọc diễn cảm thể loại văn biểu cảm.
	 - Nhận dạng đc đặc điểm của thể loại văn biểu cảm thông qua các đoạn văn, văn bản để từ đó nhận dạng đúng về thể loại, và có thể vận dụng vào bài viết sau này.
B.Tiến trình lên lớp.
	1.Ổn định.
	2.Ktra bài cũ: Kiểm tra bài viết văn bản tự sự của H.
	3.Bài mới.
G cho H đọc các văn bản thơ ca trữ tình đã học.
?Đối với những văn bản này chúng ta nên đọc ntn?
?Tình cảm đc thể hiện trong hai bài thơ là gì?
?a.Em hãy chỉ rõ sự kết hợp giữa hình thức biểu cảm trực tiếp và gián tiếp của bài thơ?
?b.Qua những phg tiện ấy, tg đã biểu đạt đc tư tưởng gì?
?a.Đoạn văn trên đc viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
?b.Nêu nội dung đã đc biểu đạt trong đoạn văn và chỉ ra cách biểu đạt nội dung đó của tg?
I.Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ trữ tình.
 1.Sông núi nước Nam. Phò giá về kinh.
- Đọc theo nhịp 4/3 và 2/3.
- Chú ý giọng thơ rắn rỏi thể hiện niềm tự hào và lòng quyết tâm bảo vệ tổ quốc.
 2.Thiên trường vãn vọng. Bài ca Côn Sơn.
- Đọc nhẹ nhàng, truyền cảm thể hiện sự xúc động của các tg trc cảnh đẹp thiên nhiên và sự thanh bình của làng quê.
II.Tìm hiểu đặc điểm văn bản biểu cảm.
 1.Bài tập 1.
Cho bài thơ: Mây và bông
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây.
Hỡi cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng.
a.- Phương thức biểu cảm trực tiếp: thông qua lời gọi “Hỡi cô má đỏ hây hây, Đội bông như thể đội mây về làng”: 
 - Phg thức biểu cảm gián tiếp: Thông qua h.ả mtả và so sánh c1,2,4.
b.- Phương thức biểu cảm trực tiếp: thể hiện sự hào hứng của tg trc vẻ đẹp của người lao động.
 - Phg thức biểu cảm gián tiếp: thể hiện niềm vui, tự hào trc cảnh hăng say lao động trong mùa thu hoạch bông dù vất vả nhưng đây chất thơ, và sự hoà hợp kì thú giữa thiên nhiên và cuộc sống lao động của con người.
 2.Bài tập 2.
Cho đoạn văn sau:
“ Mùa đông lạnh lắm. Mọi vật xung quanh đều lạnh cả. Nhưng đôi tay của bé, bộ ngực của bé và đôi môi hồng của bé vẫn ấm áp. Bởi trong bé có một ngọn lửa! Chả thế mà mùa đông, mẹ thích hôn lên má bé. Ngọn lửa trong bé sưởi ấm cho mẹ. Thật thú vị biết bao khi mỗi con người là một ngọn lửa thiêng liêng soi sáng và sưởi ấm cuộc đời này!”
a.Đoạn văn biểu cảm.
b.- Dù trong mùa đông giá lạnh, tình người vẫn ấm áp. Ca ngợi tình yêu trẻ thơ, tình mẫu tử và tình cảm nhân ái giữa những con người trong c.đ.
 - Đoạn văn từ hoàn cảnh lạnh giá của mùa đông liên tưởng đến ngọn lửa ấm áp của bé yêu sưởi ấm cho mẹ và ngọn lửa yêu thg trong mỗi con người. 
	4.Củng cố, hướng dẫn.
	?Để biểu đạt tình cảm trong văn trữ tình người viết có thể
	dùng những phương thức biểu cảm nào?
	?Bố cục bài văn trữ tình gồm mấy phần? Nội dung của 
	mỗi phần?
Tiết 7
ĐỌC – TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM VĂN BẢN BIỂU CẢM
A.Mục tiêu cần đạt.
 (Như tiết 6)
B.Tiến trình lên lớp.
	1.Ổn định.
	2.Ktra bài cũ: ?Em hãy trình bày các đặc điểm của bài văn biểu cảm?
	3.Bài mới.
?Tình cảm của các tg thể hiện trong hai bài thơ là gì?
?Nêu cách đọc hai bài thơ?
G h.dẫn H cách đọc
a.Cảnh đc tả qua cái nhìn của ai? Đó là những cảnh gì?
b.Hai đoạn tả cảnh này: một bạn cho rằng đó là hai đoạn văn biểu cảm, một bạn khác cho rằng đó là hai đoạn văn mtả. Ý kiến của em thế nào?
c.Em hãy cho biết tác dụng của các từ láy trong đoạn văn thứ nhất trong việc thể hiện nội dung?
d.Có bạn cho rằng từ “kinh ngạc” trong đoạn văn thứ 2 đã diễn tả nỗi đau khổ của đứa trẻ. Em có đồng ý với nhận xét này ko?
I.Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ trữ tình.
 1.Sau phút chia li. Bánh trôi nước.
- Thể hiện sự cảm thông và thương xót với số phận bất hạnh của những người phụ nữ.
- Văn bản “Sau phút chia li” cần đọc với giọng truyền cảm thể hiện nỗi sầu dằng dặc của người chinh phụ.
- Văn bản “Bánh trôi nước” cần đọc để thể hiện được sự tự hào cũng như sự xót xa của tác giả trước phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ và số phận long đong, lận đận của họ.
 2.Qua Đèo Ngang. Bạn đến chơi nhà.
- V.bản: Qua Đèo Ngang đọc với giọng trầm, buồn, đúng nhịp thể hiện tâm trạng nhớ nước, thương nhà của nhà thơ.
- Văn bản: Bạn đến chơi nhà đọc chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng một nụ cười.
II.Tìm hiểu đặc điểm văn bản biểu cảm.
Bài tập: Trong truyện ngắn: “Cuộc chia tay của những con búp bê” có hai đoạn văn sau:
Đ1: “Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đg tiếng xe máy, tiếng ôtô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.
Đ2:  “ Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
a.Hai cảnh đều đc tả qua cái nhìn của nhân vật Thành (n.vật người anh) trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
- Đ1: Tả cảnh bình minh đang lên. Thiên nhiên tươi đẹp, sống động, con người đi lại, giao tiếp, làm việc thật rộn rã. Cảnh vật vẫn như những ngày qua ko hề thay đổi.
- Đ2: Tả không gian nắng đẹp - khoảng thời gian giữa ngày – màu vàng của nắng bao trùm lên cảnh vật.
b.Hai đoạn văn tả cảnh này là hai đoạn văn b.cảm. Vì các yếu tố miêu tả ở cả hai đoạn văn chỉ là phương tiện để nhân vật biểu cảm mà thôi.
- Đ1: Hai anh em Thành, Thuỷ đang vô cùng đau khổ, thế mà con người và thiên nhiên tươi đẹp xung quanh vẫn không thay đổi.
c.Các từ láy trong đoạn văn thứ nhất gợi tả cảnh vật, âm thanh, màu sắc của cuộc sống làm cho đoạn văn trở nên sinh động và càng làm nổi bật tâm trạng của hai đứa trẻ.
d.Đồng ý với nhận xét của bạn. Từ kinh ngạc” là từ tả tâm trạng, nó diễn tả sâu sắc nỗi đau khổ của Thành và Thuỷ - những đứa trẻ đang phải gánh chịu nỗi bất hạnh do người lớn gây ra.
Sự kết hợp của từ “kinh ngạc”với điệp từ “vẫn” càng làm tăng thêm nỗi đau khổ của chúng.
	4.Củng cố, hướng dẫn.
Tiết 8, 9
RÈN CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
A.Mục tiêu cần đạt.
Giúp H: - Hình thành thói quen làm bài văn theo trình tự các bước cần thiết.
Có kĩ năng làm các bước của bài văn biểu cảm.
B.Tiến trình lên lớp.
	1.Ổn định.
	2.Kiểm tra: ? Em hãy nêu các bước làm bài văn biểu cảm.
	3.Bài mới.
? Làm bài văn theo các bước làm bài văn biểu cảm?
H dựa vào các ý đã tìm đc để lập dàn ý.
G yêu cầu các em viết một số đoạn.
a. Tìm hiểu đề.
b. Tìm ý.
c. Lập dàn ý.
d. Dựa vào dàn ý đã lập em hãy lựa chọn và viết một đoạn văn biểu cảm.
H tập viết đoạn văn chú ý sử dụng yếu tố mtả và tự sự.
G y.cầu H viết bài ko phụ thuộc vào bài viết “Hoa học trò”.
1.Bài tập 1.
Cho đề văn sau:
Phát biểu cảm nghĩ về bốn mùa quê hương em.
a.Tìm hiểu đề.
 - Kiểu bài: Văn biểu cảm
 - Đối tượng: Bốn mùa quê hương em.
 - Tình cảm: cảm nghĩ
b.Tìm ý
 - Giới thiệu về bốn mùa qhg em.
 - Tình cảm của em đối với bốn mùa quê hương.
 - Cảm nghĩ của em về mùa hè: có nắng vàng rực rỡ, có ve kêu phượng đỏ, có nhiều thức qủa có mùi vị hấp dẫn ... n một sức sống kiên cường, bất khuất của người phụ nữ nông dân Việt Nam.
= Suy luận tương phản.
 2. Bài tập 2.
 Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học. Do đó trong cuộc đời mỗi người, học ở thầy là quan trọng nhất.
- Câu 1:Luận cứ
- Câu 2: Kết luận.
Tiết 21,22,23,24
	RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN CHỨNG MINH
A.Mục tiêu cần đạt.
Giúp H: 
Củng cố, khắc sâu kiến thức về văn nghị luận chứng minh.
Vận dụng kiến thức đã học vào các bài văn nghị luận chứng minh cụ thể.
B.Tiến trình lên lớp.
	1.Ổn định.
	2.Kiểm tra.
	3.Bài mới.	
? Thế nào là phép lập luận chứng minh?
Cho đoạn văn nghị luận sau:
“Những hiện tượng tàn khốc mà chúng tôi sắp kể ra đây, nếu không phải là đã được chứng minh bằng những tài liệu không thể chối cãi được, nếu không phải là do chính những người châu Âu kể lại, thì người ta khó mà tin được.
 Một nhà buôn Pháp ở Ma-đa-gát-ca, thấy trong két bạc của hắn có bị mất trộm, đã dùng điện tra tấn nhiều người bản xứ làm việc cho hắn, mà hắn ngờ là đã lấy trộm. Sau đó ít lâu, người ta phát hiện ra rằng chính con hắn lấy trộm...
 Một tên thực dân nọ nổi giận vì không thể bắt hai người bản xứ làm không công cho hắn, đã đem trói hai người đó vào cọc, dội dầu hoả lên và thiêu sống...
 Một tên viên chức kia khoe là mình hắn đã giết 150 ngừơi bản xứ, chặt 60 bàn tay, đóng trên cây thập tự rất nhiều đàn bà và trẻ em, và treo rất nhiều xác ngừơi đã bị băm lên tường các làng mà hắn được cai trị.
 Một công ti khai khẩn đồn điền đã làm chết 4.500 người lao động bản xứ tại đồn điền của hắn.
dã man của một vài cá nhân ngừơi nào cả, nhưng là những tội ác mà toàn bộ chế độ thực dân phải chịu trách nhiệm trước lịch sử”
? Em hãy chỉ ra luận điểm, luận cứ mà tác giả thể hiện trong đoạn văn trên?
? Luận cứ ở cuối bài có ý nghĩa như thế nào?
Cho nhận định sau:
“Đến với tục ngữ, ta có thể tìm thấy lời khuyên quý báu về phẩm chất, về lối sống mà con người cần phải có.”
Em hãy chọn những dẫn chứng phù hợp để chứng minh cho đề bài trên.
? Thực hiện các bước tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên.
? Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết đoạn văn cho đề bài trên.
? Thực hiện các bước tìm hiểu đề, tìm dẫn chứng và lập dàn ý cho đề bài trên. Sau đó tập viết thành bài văn hoàn chỉnh
Học sinh tập viết đoạn trên lớp rồi về nhà hoàn thành bài văn.
I. Lí thuyết.
- Chứng minh là phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
II. Bài tập.
 1.Bài tập 1.
 Trường hợp ngoại lệ ư? Không phải. Đó là tục lệ” của họ. Nhưng chúng ta có thể kể một vài tội ác giết người hàng loạt mà không thể đổ tại bản tính
a. - Luận điểm: Sự dã man của chế độ thực dân.
 - Luận cứ:
 + Lí lẽ về những hiện tượng tàn khốc đến dã man của thực dân.
 + Dẫn chứng: 
Một nhà buôn pháp ở Mađagatca.
Một tên thực dân muốn cướp công của hai người đầy tớ.
Một công ti khai khẩn đồn điền đã giết người vô tội vạ.
 + Lí lẽ khẳng định các tội ác này là của cả chế độ thực dân gây ra.
 b. Luận cứ ở cuối bài đã khẳng định chế độ thực dân đã dung túng cho bọn người gian ác gây ra tội ác.
2. Bài tập 2.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Chị ngã em nâng.
- Lá lành đùm lá rách.
- Chị ngã em nâng.
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
- Buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè, hà tiện.
3. Bài tập 3.
Cho đề bài : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
 a. Tìm hiểu đề.
- Luận điểm: Nếu còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
- Phạm vi: Học sinh, sinh viên.
- Khuynh hướng: Khẳng định.
- Yêu cầu: Chứng minh.
 b. Tìm ý.
- Tương lai của mỗi con người được quyết định bởi việc rèn luyện của bản thân họ lúc trẻ.
- Nhìn hiện tại của một người trẻ tuổi có thể đoán trước được tương lai của họ.
- Làm bất cứ việc gì cũng cần đến sự học tập khi còn trẻ.
- Nếu lúc trẻ không chịu khó học tập, rèn luyện thì lớn lên khó mà làm được việc gì có ích.
- Dẫn chứng:
 + Những người chưa thành đạt vì không có sự nỗ lực học tập khi còn trẻ.
 + Những người đạt được thành công đều nhờ vào việc chăm chỉ học tập thời tuổi trẻ:
 Những tấm gương thành công nhờ chăm chỉ học tập.
 2. Lập dàn ý
4. Bài tập 4
Cho đề bài : Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
 a. Tìm hiểu đề.
- Luận điểm: Đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.
- Phạm vi: Xã hội 
- Khuynh hướng: Khẳng định
- Yêu cầu: Chứng minh
 b. Tìm ý.
- Môi trường là cái nôi của cuộc sống.
- Con người sẽ được sống khoẻ mạnh, an toàn nếu có một môi trường sống trong lành, an toàn.
- Nếu sống trong một môi trường không an toàn con người sẽ gặp nhiều điều bất lợi.
- Môi trường góp phần quyết định không nhỏ đối với cụôc sống của chúng ta. Vì thế đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường.
- Môi trường tự nhiên không tự nhiên bền vững mãi mãi mà đòi hỏi phải có sự bảo vệ tích cực của các nhân tố trong nó và con người giữ vai trò quyết định.
* Dẫn chứng:
- Hành động chặt phá rừng bừa bãi – gây mất cân bằng sinh thái.
- Hành động vứt rác bừa bãi - ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống.
- Việc xả nước thải bừa bãi mà không qua xử lí.
- Việc lạm dụng thuốc hoá học trong phát triển nông nghiệp.
5. Bài tập 5
Cho đề bài: Bằng các bài ca dao đã học và đọc thêm em hãy chứng minh: Ca dao Việt Nam đã thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình
a. Tìm hiểu đề
- Luận điểm: Ca dao Việt Nam đã thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình.
- Phạm vi nghị luận : Nghị luận văn học
- Khuynh hướng : Khẳng định
- Tính chất : Ca ngợi, giải thích
- Yêu cầu : Chứng minh
b. Dẫn chứng
- Tình cảm của con cháu đối với ông bà:
 +	Ngó lên nuộc lạt mái nhà
 Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.
 +	Con người có cố, có ông,
 Như cây có cội, như sông có nguồn.
- Tình cảm của con cái đối với cha mẹ:
 +	Công cha như núi ngất trời,
 Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
	Núi cao biển rộng mênh mông,
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi ! 
 +	Ơn cha nặng lắm ai ơi, 
 Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.
- Tình cảm vợ chồng:
 +	Râu tôm nấu với ruột bầu, 
 Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon.
 + 	Chồng em áo rách em thương, 
 Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
- Tình cảm anh em:
 +	Anh em như thể chân tay,
 Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
 +	Anh em nào phải người xa
 Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
	Yêu nhau như thể tay chân,
 Anh em đùm bọc, hai thân vui vầy.
c. Lập dàn ý
 A. Mở bài: Khẳng định ca dao Việt Nam đã thể hiện sâu sắc tình cảm gia đình.
 B. Thân bài: Trình bày các luận cứ theo trình tự dẫn chứng (từ già đến trẻ)
 C. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và giá trị của ca dao, dân ca Việt Nam.
d. Viết bài.
	4. Củng cố, hướng dẫn
	? Em hãy nêu các bước làm bài văn nghị luận chứng minh ?
	? Khi nào thì bài văn nghị luận được coi là có giá trị ?
Tiết 25, 26, 27
RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH
A.Mục tiêu cần đạt.
 Giúp H: 
Củng cố, khắc sâu kiến thức về cách làm bài văn lập luận giải thích.
Vận dụng kiến thức đã học vào việc làm các bài văn lập luận giải thích cụ thể.
B.Tiến trình lên lớp
	1.Ổn định.
	2.Kiểm tra: ? Thế nào là lập luận giải thích?
	 ? Cách làm bài văn lập luận giải thích? 
 ? Yêu cầu bố cục bài văn lập luận giải thích?
	3.Bài mới
Đề 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”. Em hiểu thế nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại là sức mạnh vô địch? Em phải làm gì để thực hiện lời dạy đó?
 1.Tìm hiểu đề và tìm ý
 a.Tìm hiểu đề
- Vấn đề: Đoàn kết là sức mạnh vô địch.
- Phạm vi: Xã hội
- Đối tượng: Lời nói của chủ tịch Hồ Chí Minh
- Tư tưởng: Khẳng định
- Yêu cầu: Giải thích
 b. Tìm ý
- Đoàn kết là gì?
- Tại sao phải đoàn kết?
- Làm thế nào để có được sự đoàn kết?
- Thế nào là sức mạnh vô địch?
- Tại sao đoàn kết là sức mạnh vô địch?
- Em phải làm gì để thực hiện lời dạy đó?
 2.Lập dàn ý
 a.Mở bài:
- Giới thiệu câu nói của Bác
- Ý nghĩa của sự đoàn kết trong cuộc sống
 b.Thân bài
Đoàn kết là sự kết hợp những cá nhân đơn lẻ để tạo thành một khối thống nhất.
Đoàn kết là yếu tố quan trọng đem lại sự thành công. Nếu không có sự đoàn kết công việc sẽ khó thành công hoặc đem lại hiệu quả không cao.
Sự đoàn kết phải được thể hiện ở nhiều mặt mới đem lại kết quả cao nhất.
Để có được sự đoàn kết đòi hỏi mỗi cá nhân phải từ bỏ sự ích kỉ cá nhân, biết vì lợi ích chung.
Để có được sự đoàn kết đòi hỏi mỗi người phải biết vì lợi ích tập thể, biết đặt lợi ích tập thể lên trên hết.
Sự đoàn kết sẽ có được khi mọi thành viên trong cộng đồng biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
Sức mạnh vô địch là sức mạnh có khả năng vượt qua được những trở ngại lớn.
- Đó có thể là sức mam
? Làm bài văn theo các bước làm bài văn giải thích?
Đề 2: Giải thích câu tục ngữ: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”.
 1.Tìm hiểu đề và tìm ý.
 a.Tìm hiểu đề.
- Vấn đề: Có chăm chỉ lao động thì mới có thành quả.
- Đối tượng: Câu tục ngữ
- Phạm vi: Xã hội
- Khuynh hướng: Khẳng định
- Yêu cầu: Giải thích
 b.Tìm ý.
- “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” là gì? (nghĩa đen, nghĩa bóng)
- Tại sao có chăm chỉ lao động thì mới có thành quả?
- Phải chăm chỉ lao động như thế nào mới có được thành quả?
 2. Lập dàn ý
 a.Mở bài: - Giới thiệu câu tục ngữ và vấn đề cần giải thích.
 b.Thân bài:
- “Tay làm...” là câu tục ngữ phản ánh một hiện thực xã hội: có làm thì mới có ăn, nếu không làm thì chẳng có gì. Nói rộng ra là phải lao động thì mới có được mọi thứ.
- Từ cơm ăn đến mọi thứ của cải vật chất ở trên đời này đều không tự nhiên mà có mà phải nhờ vào bàn tay lao động của con người. Chính quá trình lao động của con người đã làm ra mọi thứ của cải, vật chất. Vì thế quá trình lao động của con người diễn ra như thế nào thì đem lại thành quả như vậy.
- Vì trình lao động của con người diễn ra như thế nào thì đem lại thành quả như vậy. Nên chúng ta phải lao động như thế nào để đem lại thành quả xứng đáng. Lao động phải là sự chăm chỉ làm những công việc chính nghĩa, được thừa nhận. Tránh lao động lười biếng, đùn đẩy, muốn không làm hoặc làm ít mà vẫn có ăn. (dẫn chứng)
Làm những công việc sai trái dù đem lại thành quả cao cũng không được thừa nhận và thành quả nhận được là không xứng đáng.
Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.
 Rút ra bài học cho bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap kien thuc cu cho HS yeu.doc