Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Sào Báy

Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Sào Báy

MỤC TIÊU :

1. Kiên thức :

- Mục đích, ý nghĩa cơ bản của môn học này đối với mỗi người, đặc biệt đối với học sinh.

-Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như những hoạt động tư duy của con người.

- Phương pháp học tốt nhất để đạt được mục đích trên.

2. Kỹ năng :

- Luyện kỹ năng so sánh.

 

doc 178 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 6727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS Sào Báy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn :15/8/ 10
 Ngày giảng : 18/8/2010
 Tiết 1 
 	 Bài Mở Đầu	
A. Mục tiêu :
1. Kiên thức :
- Mục đích, ý nghĩa cơ bản của môn học này đối với mỗi người, đặc biệt đối với học sinh.
-Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên, dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như những hoạt động tư duy của con người.
- Phương pháp học tốt nhất để đạt được mục đích trên.
2. Kỹ năng :
- Luyện kỹ năng so sánh.
B. Chuẩn bị :
- Bảng phụ 
C. Hoạt động dạy và học :
 I. ổn định tổ chức : (1p)
 sĩ số : 8b 
II. Bài mới : (1p)
* Đặt vấn đề : Loài người thuộc lớp thú song loài người tiến hóa hơn tất cả. Chương trình Sinh học lớp 8 sẽ chứng minh điều đó.
Hoạt động dạy và học
Nội dung 
I. Hoạt động 1 : (15phút)
GV: Y/C học sinh thực hiện bài s1 SGK
? Trong chương trình sinh lớp 7 các em đã học các ngành động vật nào ? nghành động vật nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất?
HS:trao đổi nhóm, vận dụng kiến thức lớp dưới trả lời câu hỏi.
Y/C nêu được:
- Ta đã học các ngành ĐV: ngành ĐV nguyên sinh, ngành thuộc khoang, Ngành giun dẹp, giun tròn, thân mềm, chân khớp, ngành động vật ỗng ương sống.
? Lớp động vật nào trong ngành động vật có xương sống có vị trí tiến hóa cao nhất ?theo em loài người thuộc lớp động vật nào?
Hs- Lớp thú có vị trí tiến hóa cao nhất
+Con người có đặc điểm nào khác với động vật?(Câu hỏi mở )
GV: Y/C HS đọc thông tin mục I và hoàn thành lệnh s2 SGK (5) vào vở bài tập và 1 em lên thực hiện trên bảng.
GV: hướng dẫn học sinh cách nhận xét đánh giá cách trình bày của bạn ị đáp án đúng.
GV: Vậy vị trí của con người đóng ai trò như thế nào trong thiên nhiên ?
HS: Đóng vai trò làm chủ thiên nhiên vì con người giữ vị trí quan trọng nhất trong thiên nhiên (cao nhất về mặt TH) ị KL
I. Vị trí của con ngươi trong tự nhiên
.
*Kết luận: 
-Loài người thuộc lớp thú.
-Con người có tiếng nói, chữ viết, tư duy trìu tượng, hoạt động có mục đíchị làm chủ thiên nhiên
 (Chuyển ý: Vậy môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta hiểu biết điều gì?
* Hoạt động 2 : (15')
GV: Y/C HS đọc thông tin mục II SGK và thực hiện lệnh (quan sát tranh H1-1, H1-2, H1-3)
:? Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta hiểu biết điều gì?
? Kiến thức về cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội ? Nhiệm vụ của môn học là gì ? 
HS nghiên cứu thông tin SGK tr.5ị trao đổi nhóm yêu cầu nêu được :
+ Nhiêm vụ bộ môn
+Biện pháp bảo vệ cơ thể.
GV chốt lại
(Chuyển ý: Vậy phương pháp học tập bộ môn như thế nào ?)
* Hoạt động 3 : (10'):
GV thuyết trình kết hợp hỏi đáp.
? Để hiểu rõ vị trí, cấu tạo, hình thái các cơ quan trong cơ thể đối với thường có những phương pháp học như thế nào ?
? Ngoài quan sát tranh ảnh, mô hình,... để nắm kiến thức thật chính xác khoa học thường làm gì ?
+ Em vận dụng những kiểu kiến thức bộ môn để làm gì ?
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh.
*KL:
- Môn học cung cấp những kiến thức về cấu tạo và chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể.
-mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để đề ra biện pháp baỏ vệ cơ thể.
-Thấy rõ mối liên quan giữa môn học với các môn khoa học khác như : y học 
điêu khắc , hội hoạ
III. Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.
- Quan sát tranh ảnh, mô hình, tiêu bản,...để hiểu rõ hình thái cấu tạo.
- Bằng thí nghiệm . tìm ra chức năng sinh lý các cơ quan, hệ cơ quan.
- Vận dụng để giải thích các hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh rèn luyện cơ thể
III. Củng cố (3p)
1) Em hãy nêu nhiệm vụ của bộ môn cơ thể người và vệ sinh.
2) Học bộ môn cơthể người và vệ sinh có ý nghĩa như thế nào?
VI. Hướng dẫn về nhà :(1p)
Học thuộc và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa
* Rút kinh nghiệm :
 Ngày soạn : 15 /8/10
 Ngày giảng : 20 /8 / 10
 Tiết: 2
Chương I : Khái quát về cơ thể người
Bài 2 - Cấu tạo cơ thể người
A. Mục tiêu :
1. Kiên thức :
- Kể tên và xác định được vị trí của các cơ quan trong cơ thể người.
- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động các cơ quan.
2. Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng quan sát nhận biết kiến thức
-Rèn tư duy tổng hợp logích, kĩ năng hoạy động nhóm.
B. Chuẩn bị :
- GV: Mô hình tháo lắp cơ thể người. Tranh vẽ H2.1,H 2.3
C. Hoạt động dạy và học :
 I. ổn định tổ chức: (1p)
 Sĩ số : 8b.
II. Kiểm tra bài cũ :(3p)
1. Hãy cho biết những lợi ích của việc học tập môn học "Cơ thể người và vệ sinh 
2. Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú ?
III. Bài mới :
* Đặt vấn đề : Cơ thể người có cấu tạo như thế nào chúng ta vào bài mới.
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : (26 p)
?-Kể tên các hệ cơ quan ở động vật thuộc lớp thú?
HS nhớ lại kiến thức
GV: Y/C học sinh quan sát H2.1 và quan sát mô hình tháo lắp cơ thể người và thực hiện s1 SGK (8).
?-Cơ thể người gồm mấy phần? Kể tên các phần đó?
?- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ quan nào ?
?- Cơ quan nào nằm trong khoang bụng 
?- Cơ quan nằm trong khoang ngực ?
HS quan sát, trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời:
Gồm ba phần :Đầu, thân, tay chân 
- Khoang ngực ngăn cách với khoang bụng nhờ cơ hoành.
- Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái và cơ quan sinh sản.
- Tim, phổi
-GV chốt lại kiến thức:
(Chuyển ý: Các cơ quan đó chúng có mối quan hệ với nhau không ? Gồm có những hệ cơ quan nào ?)
Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào? thành phần chức năng của từng hệ cơ quan?
GV: Kẻ bảng 2 lên bảng phụ để HS chữa bài:
HS ngiên cứu SGK tranh hình, trao đổi nhóm, hoàn thành bảng 2
Gvnghi ý kiến bổ sung, thông báo đáp án đúng:
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong từng hệ cơ quan
Hệ vận động
Cơ và xương
Hệ tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hóa, tuyến tiêu hóa
Hệ tuần hoàn
Tim và hệ mạch
Hệ hô hấp
Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi
Hệ bài tiết
Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái
Hệ thần kinh
Não, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh
GV: Ngoài các hệ cơ quan trên, trong cơ thể còn có các hệ cơ quan nào ?
(Chuyể ý: Vậy các cơ quan trên có sự quan hệ như thế nào đối với nhau ?)
* Hoạt động 2 : (10')
?-Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được thể hiện như thế nào?VD?
-Giải thích sơ đồ hình 2.3(SGK tr.9)?
HS ngiên cứu thông tin tr.9, trao đổi nhóm y/c phân tích một hoạt động của cơ thể, đó là khi chạy 
HS trao đổi nhóm, chỉ ra mối quan hệ qua lại giưa cấc hệ cơ qua trong cơ thể.
-Đại diên nhóm trình bày ngóm khác bổ sung
-GV nhân xét ý kiến của học sinh, kết luận:
GV giảng giải thêm:
+ Điều hoà hoạt động đều là phản xạ.
+Kích thích từ môi trường ngoài vào trong cơ thể tác động đến cơ quan thụ cảm trung ương thần kinh( phân tích phát lệnh vân động)cơ quan phản ứng trả lời kích thích.
+Kích thích từ môi trườg ngoài cơ qan thụ cảmtuyến nội tiết hoóc môncơ quan để tăng cường hay giảm hoạt động.
-HS vận dụng giải thích một số hiện tượng như khi đi thi hay hồi hộp..
I. Cấu tạo cơ thể :
1) Các phần cơ thể :
-
*KL:
-Da bao bọc toàn bộ cơ thể.
-Cơ thể gồm 3 phần : Đầu, thân, tay chân.
-Cơ hoành ngăn khoang ngực và khoang 
2. Các cơ quan :
.
Chức năng của từng hệ cơ quan
Vận động và di chuyển
Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể 
Vận chuyển chất dd + oxi đến tế bào - vận chuyển cácbociênra đến cơ quan bài tiết
Thực hiện trao đổi khí oxi, cácbonic giữa cơ thể và môi trường
Lọc từ máu các chất thải để thải ra ngoài.
Điếu hoà điều khiển hoạt động của cơ thể.
II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan:
*KL1:
- Sự phối hợp hoạt độnh của các cơ quan tạo nên thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch.
KL2:
-Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tạo nên thể thống nhất dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch.
VI. Củng cố :(4p)
Câu 1:Đánh dấu vào những câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Khi chạycó những hệ cơ quan nàophối hợp hoạt động?
1. Hệ tuần hoàn 	2. Hệ hô hấp;	3 . Hệ vận động
4. Hệ bài tiết,	5. Hệ thần kinh; 	6.Hệ sinh dục
7.Hệ nội tiết
(1,2,3,4,5,7)
- Học sinh thảo luận các câu hỏi 1, 2 trong SGK.
- 1 học sinh đọc phần ghi nhớ trong khung.
V. Hướng dẫn về nhà :(1p)
- Học thuộc bài theo nội dung câu trả lời SGK + đọc bài mới.
*. Rút kinh nghiệm :
-Soạn : 20/8/10
-Giảng : 25/8/10
 Tiết: 3 
 Bài3 Tế Bào
A. Mục tiêu :
1. Kiên thức :
- Các thành phần tạo nên tế bào và chức năng của mỗi thành phần.
- Tế bào là một đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
- Sự giống và khác nhau giữa tế bào người, tế bào động vật, tế bào thực vật. ý nghĩa của sự giống và khác nhau này. 
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng quan sát tranh hình.. tim kiến thức.Suy luận lô gích , hoạt động nhóm
B. Chuẩn bị :
- GV: Tranh vẽ H3.1; H4.1,2,3 Trang 14, 15 SGK.Hoặc mô hình tế bào động vật
C. Hoạt động dạy và học :
 I. ổn định tổ chức: (1p)
 Sĩ số : 8b.
II. Kiểm tra bài cũ (2p)
1. Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào ? Phần thân chứa những bộ phận nào ? 
III. Bài mới :
* Đặt vấn đề : Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể, mọi hoạt động của cơ thể đều liên quan đến hoạt động của tế bào.
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
I. Hoạt động 1 : (10 p)
GV: Y/C học sinh thực hiện lệnh s1 SGK 
?-Một tế bào diển hình gồm những thành phần nào?
- HS: quan sát mô hình và H 3.1 ghi nhớ kiến thức 
-Đại diện nhóm lên chỉ tranhtên các thành phần cấi tạo tế bào HS khác bổ sung.
GV nhân xét và thông báo đáp án đúng.
(Chuyển ý: Vậy chức năng của từng bộ phận tế bào như thế nào, ta vào phần II)
Hoạt động 2 (10p)
-GVnêu câu hỏi:
?Màng tế bào thực vật có gì khác màng tế bào động vật ? Vai trò của màng ?
? Vai trò của lưới nội chất trong hoạt động sống của tế bào ?
? Năng lượng cần cho các hoạt động lấy từ đâu?
?Tại sao nói nhân là trung tâm của tế bào?
HS trao đổi nhóm, dựa vào bảng 3 để trả lời
-GV tổng kết ý kiến của HS , nhân xét.
-GV có thể hỏi thêm:
+Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, chất tế bào và nhân tế bào?
+Tại sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?
HS có thể trả lời Cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản như:trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, sinh sản, di truyền được ở tế bào
* Hoạt động 3 :(10p)
HS tự nghiên cứu thông tínGK tr.12trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời.
?- Cho biết thành phần hoá học của tế bào?
? Màng sinh chất có vai trò gì ?
GV nhận xét phần trả lời của nhóm thông báo đáp đáp án đún
GV hỏi:
 -Các chất hoá học cấu tạo nên tế bào có mặt ở đâu?
-Tại sao trong khẩu phần ăn của mỗi người cần có đủ : Prôtêin, Lipít, Gluxits, Vitamin, Muối khoáng?
HS trả lời:
-Các chất hoá học có trong tự nhiên, ăn đủ chấtđể xây dựng tế bào.
(Chuyển ý: Tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất. Vậy những chất để tổng hợp nên ở tế bào là những chất gì ?diễn ra những hoạt động sống nào ?)
* Hoạt động 4:(7p)
- GV hỏi:
+Cơ thể lấy thức ăn từ đâu?
+ Thức ăn được biến đổi và chuyển hoá như thế nào trong cơ thể?
+Cơ thể lớn lên  ... g được thụ tinh phải bám vào thành tử cung.
Hoạt động 2: 10p
II- Sự phát triển của thai và nuôi dưỡng thai:
GV nêu câu hỏi:
? Quá trình phát triển của bào thai diễn ra như thế nào ?
? Sức khoẻ của mẹ ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của bào thai?
? Trong quá trình mang thai, người mẹ cần làm gì để thai phát triển tốt khoẻ mạnh ?
HS:Tự nghiên cưu và quan sát tranh , nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi :
+Trong quá trình phát triển của bào thai nêu được một số đặc điểm chính :
Hình thành các bộ phận : chân tay, ..
+Mẹ khoẻ mạnh –thai phát triển tốt 
+người mẹ mang thai không được hút thuốc lá,,,,vận động mạnh 
 Hs-đại diện nhóm trình bày , các nhóm khác nhận xét bổ xung .
GV đánh giá kết qửa của nhóm
GV giảng giải thêm về toàn bộ quá trình phát triển của thai để HS nắm được nmột cách tổng quát:
GV phân tích vai trò của nhau thai trong việc nuôi dưỡng thai
GV đề phòng câu hỏi: tai sao êm bé trong bụnh mẹ không khóc ,không đi đại tiện ..
*KL: 
_Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai.
_Khi mang thai người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh các chất kích thích có hại cho thai như: Rượu thuốc lá..
Hoạt động 3: 10p
II- Hiện tương kinh nguyệt:
GV y/c Hs Tự nghiên cưú TT,h62.3, trả lời câu hỏi
? Hịên tượng kinh nguyệt là gì ?
? Kinh nguyệt xảy ra khi nào ?
? Do đâu có kinh nguyệt ?
HS:,vận dụng kiến thức chương nội tiết –trao đổi nhóm thống nhất ý kiến trả lờicâu hỏi
GVđánh giá kết qửa của nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức:
GV Giảng giải thêm 
+tính chất chu kỳ kinh nguyệt do tác dụng của hoóc môn tyuến yên
+tuổi kinh ngyuệt có thể sớm hay muộn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố
+Kinh nguyệt không bình thường ..vệ sinh kinh nguyệt
*KL:
_Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh ,lớp niêm mạc bong ra ngoài cùng máu và dịch nhày.
_Kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ.
_Kinh nguyệt đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở em gái .
 III- Củng cố: 4p
 Gv khắc sâu kiền thức trọng tâm
 Hs trả lời các câu hỏi cuối bài
 IV- Hướng dẫn về nhà:1p 
 Đọc mục “em có biết”, học theo câu hỏi SGK
 * Rút kinh nghiệm:
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ký duyệt của tổ chuyên môn: Ngày 11/04/2011
 Nội dung . . . . . . . . . .
 Phương pháp . . . . . . .
Soạn : 17/04/2011
Giảng : 20/04/2011
 Tiết 65 
cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
A. Mục tiêu :
1- Kiến thức
Hs hiểu được :- ý nghĩa của việc tránh thai
- Những nguy cơ khi có thai ở lứa tuổi vị thành niên
- cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. Từ đó Hs ý thức về cách sống,cách quan hệ để phòng tránh những nguy cơ cho bản thân: Tránh quan hệ tình dục ở lứa tuổi Hs, đảm bảo tình dục an toàn
2- Kĩ năng: 
- thu thập thông tin , tìm kiếm kiến thức
B. Chuẩn bị: 
 Phiếu học tập theo mẫu bảng 63
 Tài liệu có liên quan
C. Các hoạt động dạy và học
I- ổn định tổ chức lớp: 1p
 Sĩ số: .......................................................
 II- Kiểm tra bài cũ:4p
 ? Thế nào là thụ tinh, thụ thai ? điều kiện của thụ tinh , thụ thai?
ĐA: -Thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử .
+ Điều kiện trứng và tinh trùng gặp hau ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài .
- Thụ thai: Trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung tiếp tục phát triển thành thai.
+ Điều kiện : Trứng được thụ tinh phải bám vào thành tử cung.
 III. Bài mới: Gv Giới thiệu bài
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: 10p
I. ý nghĩa của việc tránh thai
Gv: Y/c Hs thảo luận nhóm ,trả lời câu hỏi
? Hãy phân tích ý cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch trong kế hoạch hoá gia đình?
? Thực hiện cuộc vận động đó bằng cách nào?
? Cuộc vận động đó có ý nghĩa gì? cho biết lí do?
? Điều gì sẽ sảy ra nếu có thai ở tuổi đang đi học?
Hs thảo luận theo nhóm, thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trình bày:..........
- Nếu có thai ở tuổi đang đi học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập, vị thế của bản thân trong xh ,sức khoẻ của bản thân
Hs nhóm khác nhận xét, bổ sung
Gv: Nhận xét, đánh giá, hoàn thiện kiến thức
-Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có một đến 2 con để đảm bảo nuôi dạy con tốt ,cuộc sống gđ ấm no, hạnh phúc
-Tuyên truyền, vận động để mọi ngưới hiểu và thực hiện các biện pháp tránh thai hiệu quả
-ý nghĩa: Hạn chế phát triển dân số quá nhanh..., không đẻ sớm, đẻ dày, đẻ nhiều
Hoạt động 2: 15p
II. Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên
Hs: Tìm hiểu TT sgk , thảo luận , trả lời câu hỏi:
? Nếu mang thai quá sớm , ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên ( tuổi quá trẻ tuổi Hs ) thường dẫn tới những nguy cơ gì?
? Khi đang là Hs, đang đi học mà mang thai và sinh con sẽ có ảnh hưởn gì ?
? Cần phải làm gì để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh phải nạo phá thai ?
? Việc nạo phá thai có thể gây ra những hậu quả gì?
Hs Trao đổi nhóm, đại diện trả lời, Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Gv: Chốt lại kiến thức
 - Nếu mang thai và sinh con ở tuổi đang đi học sẽ ảnh hưởng đến học tập, đến vị thế xh ,công tác và tăng nguy cơ tử vong do tỉ lệ sảy thai, đẻ non, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn cao. con sinh ra thường nhẹ cân, chết...
 - Hậu quả của việc nong nạo thai : dính buồng tử cung, tắc vòi trứng gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung...
Hoạt động 3: 10p
III. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Gv: Y/c Hs nhắc lại điều kiện của cần cho sự thụ tinh và thụ thai?
Hs nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi
-Điều kiện trứng và tinh trùng gặp hau ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài
+Điều kiện : Trứng được thụ tinh phải bám vào thành tử cung.
? Hãy nêu lên những nguyên tắc cần thực hiện để có thể tránh thai? 
Hs thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến, đại diện trả lời , nhóm khác nhận xét, bổ sung
Gv: Nhận xét, hoàn thiện kiến thức
- Các nguyên tắc tránh thai
+ Ngăn trứng chín và rụng
+ Tránh không để tinh trùng gặp trứng
+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh
 IV. Củng cố: 4p
 Hs: làm bài tập 3- sgk theo mẫu phiếu học tập
 V. Hướng dẫn về nhà:1p
 - đọc mục “ Em có biết “
 - Trả lời câu hỏi 1, 2 vào vở
 - Nghiên cứu trước bài 64
 * Rút kinh nghiệm giờ dạy
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Soạn : 17/04/2011
Giảng : 21/04/2011
 Tiết 66 
Bài 64 – các bệnh lây lan qua đường tình dục 
( bệnh tình dục )
A. Mục tiêu :
1- Kiến thức
 - Hs hiểu được một số bệnh lây qua đường tình dục: bệnh lậu, bệnh giang mai về nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách lây truyền
 - ảnh hưởng của bệnh đến sức khoẻ sinh sản tuổi vị thành niên
 2- Kĩ năng:
 - thu thập thông tin , tìm kiếm kiến thức
B. Chuẩn bị :
 Bảng phụ , phiếu học tập
C. Các hoạt đông dạy và học
I- ổn định tổ chức lớp: 1p
 Sĩ số: .......................................................
 II- Kiểm tra bài cũ:4p
 ? Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên ?
Đa: - Nếu mang thai và sinh con ở tuổi đang đi học sẽ ảnh hưởng đến học tập, đến vị thế xh ,công tác và tăng nguy cơ tử vong do tỉ lệ sảy thai, đẻ non, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn cao. con sinh ra thường nhẹ cân, chết...
Hậu quả của việc nong nạo thai : dính buồng tử cung, tắc vòi trứng gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con, vỡ tử cung...
 III. Bài mới:
 Gv: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1:12p
I. Bệnh lậu
Gv: Y/c Hs tìm hiểu TT – Bảng 64-1
? Nêu nguyên nhân mắc bệnh lậu? triệu trứng, tác hại, cách lây truyền và biện pháp phòng ngừa?
Hs : thảo luận nhóm, đại diện trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét , bổ sung
 Gv: nhận xét, chốt lại kiến thức
Nguyên nhân nhiễm bệnh: do song cầu khuẩn
Triệu chứng bệnh: 
 + ở nam: đái buốt, tiểu tiện có máu lẫn mủ do viêm
 + ở nữ: khó phát hiện , khi bệnh nặng ăn sâu vào ống dẫn trứng
Tác hại : Gây vô sinh
Cách lây truyền : lây qua đường tình dục
Biện pháp phòng ngừa: sống chung thuỷ một vợ một chồng, quan hệ tình dục an toàn... khi phát hiện bệnh phải điều trị kịp thời
Hoạt động 2: 25p
II. Bệnh giang mai
Gv: Y/c Hs tìm hiểu TT – Bảng 64-2
? Nêu nguyên nhân mắc bệnh giang mai? triệu trứng, tác hại, cách lây truyền và biện pháp phòng ngừa?
Hs : thảo luận nhóm, đại diện trình bày đáp án, nhóm khác nhận xét , bổ sung
 Gv: nhận xét, chốt lại kiến thức
Gv: Khắc sâu các giai đoạn phát triển của bệnh
? Từ các vấn đề nêu trên , Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa vi khuẩn gây bệnh lậu và vi khuẩn gây bệnh giang mai?
Hs: Thảo luận nhóm, ghi kq vào phiếu học tập, đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
Gv treo bảng chuẩn kiến thức, cho nhóm Hs chấm chéo kq
Gv: Nhận xét kq các nhóm
Nguyên nhân nhiễm bệnh: do xoắn khuẩn
Triệu chứng bệnh:
 + Giai đoạn I: Xuất hiện các vết loét nông, cứng, có bờ viền,không đau, không có mủ, không đóng vảy (săng), sau biến mất
 + Giai đoạn II: nhiễm trùng vào máu tạo nên những chấm đỏ như phát ban nhưng không ngứa
 + Giai đoạn muộn: có thể gây săng chấn thần kinh
Tác hại: Tổn thương phủ tạng và hệ thần kinh, con sinh ra có thể mang khuyết tật hoặc dị dạng bẩm sinh
Lây truyền qua: đường tình dục, đường máu,qua nhau thai, qua vết xây sát trên cơ thể
Cách phòng chống:Quan hệ tình dục, truyền máu an toàn, khi đang nhiễm bệnh người mẹ không nên sinh con, tránh tiếp súc với các vết xây sát của bệnh nhân . khi phát hiện bệnh phải điều trị kịp thời 
 IV. Củng cố: 2p
 Hs: làm bài tập : đánh dấu vào các biện pháp phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình duc mà em cho là đúng theo mẫu phiếu học tập
uống thuốc tránh thai
sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Đặt vòng
Sống chung thuỷ một vợ một chồng
Quan hệ tình dục với nhiều người
ĐA : 2,4
 V. Hướng dẫn về nhà:1p
 - đọc mục “ Em có biết “
 - Trả lời câu hỏi 1, 2 vào vở
 - Nghiên cứu trước bài 65
 * Rút kinh nghiệm giờ dạy
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ký duyệt của tổ chuyên môn: Ngày 18/04/2011
 Nội dung . . . . . . . . . .
 Phương pháp . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 8.doc