Giáo án Sinh học 9 - Bài 20 (tiết 21): Hô hấp và các cơ quan hô hấp

Giáo án Sinh học 9 - Bài 20 (tiết 21): Hô hấp và các cơ quan hô hấp

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Trình bày được khái niệm hô hấp

- Nêu được ý nghĩa của quá trình hô hấp đối với co thể sống.

- Xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người.

- Mô tả được cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp( mũi, thanh quản, khí quả, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Kỹ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp

- Tạo được niềm yêu thích và hứng thú tham gia tìm hiểu môn học.

II. PHƯƠNG PHÁP

 - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp vấn đáp

- Phương pháp quan sát- tìm tòi - Phương pháp làm việc theo nhóm

 

doc 4 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 - Bài 20 (tiết 21): Hô hấp và các cơ quan hô hấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 31 / 10 / 2011 
CHƯƠNG IV : HÔ HẤP
Bài 20 (Tiết 21). HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
 - Trình bày được khái niệm hô hấp
- Nêu được ý nghĩa của quá trình hô hấp đối với co thể sống.
- Xác định được trên hình các cơ quan hô hấp ở người.
- Mô tả được cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp( mũi, thanh quản, khí quả, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng. 
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. 
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp
- Tạo được niềm yêu thích và hứng thú tham gia tìm hiểu môn học.
II. PHƯƠNG PHÁP
 - Phương pháp thuyết trình	- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp quan sát- tìm tòi	- Phương pháp làm việc theo nhóm 
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Chuẩn bị sách giáo khoa, giáo án, giáo án điện tử: hình ảnh minh họa
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Học bài cũ và nghiên cứu trước nội dung bài mới ở nhà
IV. TIẾN TRÌNH
1. Ổn định lớp :1’
2. Kiểm tra bài cũ: 5’ 
Câu hỏi 1: Nêu biểu hiện của các dạng chảy máu
Câu hỏi 2: Trình bày phương pháp băng bó vết thương ở lòng bàn tay
3. Giảng bài mới: 32’
Đặt vấn đề: Máu vận chuyển Oxi đến môi trường trong để chuyển đến cho các tế bào , còn cacbonic thì ngược lại được thải ra ( theo sơ đồ ) . Vậy nhờ đâu mà máu lấy được Oxi để cung cấp cho Tế bào thải được CO2 ra khỏi cơ thể ? Vậy Hô hấp là gì ? Có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chương IV: Hô hấp.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
16p
16p
Hoạt động 1: Khái niệm hô hấp.
GV: Chúng ta có thể nhịn ăn 2- 3 ngày, nhưng chúng ta có thể nhịn thở trong 2- 3 phút?
HS: Không thể nhịn thở trong 2- 3 phút.
GV:Vậy hô hấp có vai trò như thế nào đối với sự sống
HS: Vai trò vô cùng quan trọng, có hô hấp mới có sự sống. Có sự sống tức là có hô hấp.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh trên máy chiếu, tìm hiểu thông tin trong sgk và cho biết hô hấp là gì?
GV (gợi ý): Thức ăn sau khi tiêu hóa sẽ được biến đổi thành chất dinh dưỡng đã được hấp thu dưới dạng gì ? 
HS: gluxit ,lipit , prôtêin 
GV: Mà mọi họat động sống của tế bào đều cần cái gì ? 
HS: Năng lượng 
GV: Vậy Oxi được cung cấp vào từ đâu và ngược lại CO2 từ tế bào được thải ra môi trường nhờ quá trình gì ?
HS: Nhờ quá trình hô hấp. 
GV: Hô hấp là gì ?
HS: Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp Oxi cho các tế bào và lọai khí CO2 do các tế bào thải ra, ra khỏi cơ thể .
GV: Cho học sinh quan sát hình 20.1 sgk và hình ảnh trên máy chiếu và trả lời câu hỏi:Hô hấp có mấy giai đoạn? 
HS: 3 giai đoạn: sự thở , trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
GV: Ở phổi khí gì sẽ nhiều , khí gì sẽ ít ?
HS : Ở phổi nhiều khí Oxi và ít CO2 
GV: Sự thở còn được gọi là Thông khí ở phổi, vậy ý nghĩa của sự thở ?
HS: Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí diễn ra.
GV: Muốn xảy ra hô hấp thì phải có sự thông khí ở phổi. Vậy nhờ các cơ quan nào trong hệ hô hấp mà không khí lúc nào cũng được cung cấp đủ , ta hãy vào phần 2
Hoạt động II: Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng.
GV: Chiếu tranh cấu tạo tổng thể hệ hô hấp của người ( tranh câm ) à HS quan sát 
GV: Yêu cầu HS lên chú thích các cơ quan của hệ hô hấp trên hình
HS: quan sát tranh à lên điền các bộ phận của hệ hô hấp
GV: Cho HS xem hình 20 – 3 : cấu tạo chi tiết một phế nang và mô tả ?
HS: Quan sát hình , mô tả lại chi tiết 1 phế nang.
GV: Giáo dục HS nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng
GV: Yêu cầu học sinh nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và của 2 lá phổi
HS: +Đường dẫn khí: Dẫn khí vào và ra, làm ẩm, làm ấm không khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi 
+ Hai lá phổi : Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài
I. Khái niệm hô hấp
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp Oxi cho các tế bào và lọai khí CO2 do các tế bào thải ra, ra khỏi cơ thể . 
- Quá trình hô hấp gồm : sự thở , trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
II . Các cơ quan trong hệ hô hấp người và chức năng của chúng 
Hệ hô hấp gồm 2 phần : 
+Đường dẫn khí gồm các cơquan : Mũi , họng , thanh quản , khí quản , phế quản . Có chức năng : Dẫn khí vào và ra , làm ẩm , làm ấm không khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi 
+ Hai lá phổi : Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài
V. CỦNG CỐ: 6’
 Bài 1: Chọn câu trả lời đúng nhất :
1. Cơ quan hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể?
c Cung cấp Oxi cho tế bào họat động 
c Lọai thải CO2 ra khỏi cơ thể 
c Giúp khí lưu thông trong phổi 
c Cả 2 câu a, b đều đúng 
2. Khi thức ăn xuống thực quản thì không khí có qua được khí quản không ?
 c Không , vì thực quản phình to ra đè bẹp khí quản . 
 c Có nhưng ít , vì khí quản bị thu hẹp do thực quản phình to .
 c Qua lại bình thường , vì khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn . 
c Khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn , chỗ tiếp giáp với thực quản là cơ trơn nên cả hai quá trình lưu thông khí và nuốt thức ăn đều diễn ra bình thường . 
Bài 2: a) Đường dẫn khí có đặc điểm gì giúp làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại?
b) Đặc điểm nào của phổi giúp làm tăng diện tích tiếp xúc của không khí với phổi?
VI. DẶN DÒ: 1’
GV yêu cầu mỗi HS về nhà tự làm bài trong sách bài tập và trả lời cây hỏi trong SGK. 
Chuẩn bị bài mới : “ Hoạt động hô hấp “

Tài liệu đính kèm:

  • docbài 21.doc