Giáo án Sinh học 9 . Năm học 2009 - 2010

Giáo án Sinh học 9 . Năm học 2009 - 2010

. MỤC TIÊU

- Học xong bài này HS phải:

 + Trình bày được đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

 + Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen.

+ Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.

 + Rèn được kỹ năng quan sát hình vẽ, làm việc với SGK và hoạt động nhóm

 

doc 141 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1059Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 9 . Năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/8/2009
Ngày giảng: 17/8/2009
PHẦN I. DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
TIẾT 1. MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
I. MỤC TIÊU
- Học xong bài này HS phải:
	+ Trình bày được đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
	+ Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men Đen.
+ Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và kí hiệu trong di truyền học.
	+ Rèn được kỹ năng quan sát hình vẽ, làm việc với SGK và hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ : 
Thầy: Tranh phóng to H 1.2 SGK, truyện kể về Men đen.
 2- Trò : Xem trước bài
 III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định tổ chức: 
 9D1: 9D2: 9D3: 9D4:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
	- Vào bài: (nêu vấn đề): " Chó giống cha, gà giống mẹ", 
	Tại sao con sinh ra lại có những đặc điểm giống hay khác bố mẹ? 
	( do có hiện tượng Di truyền- Biến dị).
	Vậy thế nào là Di truyền, Biến dị?
	- Phát triển bài:
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU VỀ DI TRUYỀN HỌC
* Mục tiêu: 
	Trình bày được đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
* Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV yêu cầu HS làm bài tập theo bàn:
? Xác định xem mình giống và khác bố mẹ ở những điểm nào?
- GVgiải thích về hiện tượng di truyền và biến dị trên cơ sở bài tập của HS.
? Thế nào là di truyền, biến dị?
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi.
GV: Lưu ý Biến dị- di truyền tồn tại song song và gắn liền với sinh sản.
? Trình bày : đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học ? 
- HS làm bài tập và trình bày.
- HS nêu được hai hiện tượng di truyền và biến dị.
- HS sử dụng tư liệu SGK để trả lời.
- Lớp nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh đáp án.
- HS nghiên cứu SGK mục I, trả lời.
*Tiểu kết:
	- Đối tượng của di truyền học: nghiên cứu hiện tượng di truyền và biến dị.
	- Nội dung: nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
	- Ý nghĩa: + Là cơ sở lí thuyết của khoa học chọn giống.
	+ Có vai trò lớn đối với y học
	+ Có tầm quan trọng trong công nghệ sinh học hiện đại.
Hoạt động 2:
MEN ĐEN – NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC
*Mục tiêu: 
	Hiểu và trình bày được phương pháp nghiên cứu di truyền của Men Đen đó là: Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
* Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV giới thiệu tiểu sử của Men đen.
- GV giới thiệu tình hình nghiên cứu di truyền ở thế kỉ XIX và phương pháp nghiên cứu của Men đen.
- Yêu cầu HS quan sát H 1.2
? Nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai.
? Phương pháp nghiên cứu của Men đen có gì độc đáo?
? Men đen xử lý kết quả lai ntn?
? Phương pháp nghiên cứu của Men đen có tên gọi là gì ?
- GV nhấn mạnh tính chất độc đáo trong phương pháp nghiên cứu.
- HS tự đọc tiểu sử Men đen mục "Em có biết", đoạn 1.
- HS nêu được:
(1) Bố, mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản .
(2) Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng...
(3) Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.
Phương pháp phân tích các thế hệ lai
* Tiểu kết:
	Bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai : 
	+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó ở các thế hệ lai.
	+ Dùng toán thống kê phân tích các số liệu thu được.
-> Men đen đã rút ra các quy luật di truyền, đặt nền móng cho Di truyền học.
Hoạt động 3:
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ NHỮNG KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC
*Mục tiêu: 
	Hiểu được một số thuật ngữ và những kí hiệu cơ bản của Di truyền học.
* Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Gọi HS đọc thuật ngữ.
- GV giải thích
- Yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa.
- Yêu cầu HS tự ghi nhớ các ký hiệu
- Gọi 2 HS lên viết
- GV mở rộng thêm: GP, GB, GF1, GF2...; F1, F2...
- HS tự thu nhận thông tin -> ghi nhớ kiến thức
- Lấy các ví dụ cụ thể về: tính trạng, cặp tính trạng tương phản, nhân tố di truyền, giống (hay dòng) thuần chủng.
- HS lên viết các ký hiệu.
* Tiểu kết :
	- P: Cặp bố mẹ xuất phát 
	- x: Ký hiệu của phép lai
- G: Giao tử : + ♀ : Giao tử cái
	 + ♂: Giao tử đực.
	- F : thế hệ con
3. Củng cố: 
- Sau khi học bài này, em hiểu biết thêm được những vấn đề gì?
- 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
4. Kiểm tra đánh giá.
Câu 1. Trình bày nội dung của phương pháp phân tích thế hệ lai ?
Câu 2. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:
6Tại sao Men đen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
a. Để dễ dàng thực hiện các phép lai
b. Để dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các cặp tính trạng
c. Để dễ dàng chăm sóc và tác động vào các đối tượng nghiên cứu
d. Cả a,b,c.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo câu hỏi SGK, làm đề cương câu 2 trang 7.
- Đọc mục: Em có biết ?
- Xem trước bài: Lai một cặp tính trạng.
Ngày soạn: 15/8/2009 
Ngày giảng: 19/8/2009
TIẾT 2 . LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG 
I. MỤC TIÊU
- Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một tính trạng của Men đen.
- Hiểu và ghi nhớ các khái niệm kiểu hình , kiểu gen, thể đồng hợp , thể dị hợp .
- Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân ly.
- Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen .
- Rèn luyện kỹ năng phân tích số liệu và kênh hình .
II. CHUẨN BỊ : 
1-Thầy: Tranh phóng to H 2.1, 2.3 SGK
 2- Trò : Kẻ bảng 2.1 vào vở bài tập 
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định:
	 9D1: 9D2: 9D3: 9D4:
2. Kiểm tra bài cũ 
	- Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen gồm những điểm nào?
	- Lấy ví dụ về "cặp tính trạng tương phản". 
3. Bài mới
	- Vào bài: Menđen đã tiến hành thí nghiệm lai một cặp tính trạng trên đậu Hà lan và đã phát hiện ra một quy luật quan trọng, đó là : Quy luật phân ly.
	- Phát triển bài:
Hoạt động 1:
THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN 
* Mục tiêu 
 - Học sinh hiểu và trình bày được thí nghịêm lai một cặp tính trạng của Menđen
 - Phát biểu được nội dung của quy luật phân ly .
* Tiến hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh H 2.1
-> Giới thiệu sự thụ phấn nhân tạo trên đậu Hà Lan.
- GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm: Kiểu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn.
- HS quan sát tranh, theo dõi và ghi nhớ cách tiến hành.
- HS ghi nhớ các khái niệm
*Tiểu kết 1a: Các khái niệm:
- Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
- Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1.
	- Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 2 SGK, thảo luận nhóm.
 61. Nhận xét kiểu hình ở F1?
 2. Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp ? Từ đó rút ra tỉ lệ kiểu hình ở F2 điền vào ô trống trong bảng.
- GV nhấn mạnh về sự thay đổi vị trí các giống làm cây bố và cây mẹ thì kết quả thu được của 2 phép lai không thay đổi
=> Vai trò di truyền của bố mẹ như nhau.
? GV yêu cầu HS trao đổi theo bàn làm bài tập điền từ.
? GV yêu cầu 1 HS đọc nội dung bài tập đã hoàn thành, 1 HS nhắc lại để ghi nhớ.
- HS phân tích bảng số liệu, thảo luận. Nêu được:
+ Kiểu hình F1 : đồng tính, mang tính trội.
+ Kiểu hình F2:
 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng
 3 Thân cao : 1 Thân lùn
 3 Quả lục : 1 Quả vàng
- Đại diện nhóm rút ra nhận xét.
- HS dựa vào H2.2 trình bày thí nghiệm lớp nhận xét bổ sung.
- HS lựa chọn cụm từ điền vào chỗ trống.
- 1->2 HS đọc nội dung bài tập sau khi đã điền từ.
*Tiểu kết 1b: 
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ còn F2 có sự phân ly tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
Hoạt động 2:
GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
*Mục tiêu: 
	HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen.
* Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV giải thích quan niệm đương thời của Men Đen về di truyền hòa hợp dựa vào TTBS (SGV tr. 15).
- Nêu quan điểm của Men Đen về giao tử thuần khiết.
- GV viết nhanh lên bảng động H2.3, giải thích các kí hiệu ( mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định, trong TB sinh dưỡng các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp. Quy ước: chữ cái in hoa->tính trạng trội, in thường 
->tính trạng lặn).
6GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập trong lệnh.
=> GV hoàn thiện kiến thức : Theo Men đen:
- Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định. Ví dụ: AA, aa, Aa
- Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân ly của cặp nhân tố di truyền. VD: Aa phân ly thành 2 loại G.tử là A và a.
- Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh nhưng vẫn giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. VD: A tổ hợp với a thành Aa, do A át được a nên vẫn biểu hiện kiểu hình do A quy định là hoa đỏ, không bị trộn lẫn.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trang 10:
6Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà lan ntn?
6 Phát biểu thành nội dung quy luật phân li:
- HS ghi nhớ kiến thức
- HS quan sát H2.3 thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi 6:
1. Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 là: 1A: 1a
Tỉ lệ hợp tử ở F2 là:1AA: 2Aa: 1aa.
2. F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng vì: hợp tử Aa biểu hiện kiểu hình trội giống hợp tử AA.
- Đại diện nhóm phát biểu, các nhóm khác bổ sung.
- HS ghi nhớ kiến thức.
- HS dựa vào phần trên kết hợp với thông tin trang 10 giải thích
-> ghi tiểu kết ý 1.
- HS phát biểu nội dung quy luật
-> ghi tiểu kết ý 2.
* Tiểu kết : 
	- Men đen giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
	- Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.
4. Củng cố: 
- Sau khi học bài này, em hiểu biết thêm được những vấn đề gì?
- 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
5. Kiểm tra đánh giá.
Câu 1. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng (1)................. tương phản thì F1 (2) ................ về tính trạng của bố hoặc mẹ còn F2 có sự (3)................... tính trạng theo tỉ lệ trung bình (4)......................
 Câu 2. Chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất: 
Theo kết quả theo thí nghiệm của Men đen:
a. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân ly theo tỉ lệ 2 trội:1lặn
b. F1 đồng tính về tính trạng của mẹ và F2 phân ly theo tỉ lệ 3 trội:1lặn
c. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân ly theo tỉ lệ 3 trội:1lặn
d. F1phân tính theo tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân ly theo tỉ lệ 3 trội:1lặn
6. Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo câu hỏi SGK, làm đề cương câu 1, 2, 3 trang 10.
- Làm bài tập 4 (GV hướng dẫn)
- Xem trước bài: Lai một cặp tính trạng (tiếp)
Ngày soạn: 16/8/2008
Ngày giảng: 24/8/2008
TIẾT 3. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (Tiếp)
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu ... h luật bảo vệ môi trường ?
GV chốt lại kiến thức
- HS trao đổi nhóm thống nhất ý kiến
- Báo cáo kết quả
Dựa vào nội dung bảng trả lời câu hỏi
*Tiểu kết:.
	- Luật bảo vệ môi trường nhằn ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu của con người trong môi trường.
	- Luật bảo vệ môi trường điều chỉnh việc khai thác sử dụng các thành phần môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước
Hoạt động 2:
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
*Mục tiêu: 
	- HS nắm được nội dung chính của chương II và III về vấn đề suy thoái và khắc phục suy thoái môi trường
* Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Giới thiệu: Luật bảo vệ môi trường gồm 7 chương
Yêu cầu học sinh nghiên cứu 2 nội dung luật cơ bản trong SGK
? Trình bày sơ lược hai nội dung về phòng chống và khắc phục suy thoái sự cố môi trường ?
* Liên hệ: Em đã thấy sự cố môi trường chưa và em đã làm gì ?
Ghi nhớ nội dung
Khái quát được vấn đề và trình bày
Liên hệ thực tế
* Tiểu kết :	SGK
Hoạt động 3:
TRÁCH NHIỆM CỦA MỖI NGƯỜI TRONG VIỆC CHẤP HÀNH LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
*Mục tiêu: 
	- HS nêu được trách nhiệm của bản thân và mội người trong việc chấp hành luật.
	- Nâng cao ý thức hơn nữa trong việc chấp hành luật.
* Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
- GV yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi trong lệnh.
- GV nhận xét bổ sung và yêu cầu HS tự khái quát kiến thức.
? Kể tên các việc làm thể hiện chấp hành bảo vệ luật bảo vệ môi trường ?
Suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Kể tên các việc làm
* Tiểu kết :
	- Mỗi người dân phải tìm hiểu và nắm vững luật bảo vệ môi trường.
	- Tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện tốt 
4. Củng cố:
	- Sau khi học bài này, em hiểu biết thêm đợc những vấn đề gì?
	- 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
5. Kiểm tra đánh giá
- Luật bảo vệ môi trường ban hnahf nhằm mục đích gì ?
- Bản thân em đã chấp hành luật như thế nào ?
6. Hướng dẫn về nhà
- Học bài theo câu hỏi SGK 
- Xem trước nội dung thực hành
Ngày soạn:03/ 05/2009
Ngày giảng:05/05/2009
Tiết 65
THỰC HÀNH: VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU
- HS vận dụng được những nội dung cơ bản của luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương
- Nâng cao ý thức học sinh trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương
-Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, ý thức chấp hành luật.
II. CHUẨN BỊ : 
1. Thầy: Tư liệu về luật bảo vệ môi trường
2. Trò : Xem trứơc bài
 III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định: 	
9D1: 9D2: 9D3: 9D4: 9D5: 	 
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
THỰC HÀNH NỘI DUNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC VẬN DỤNG 
VÀO VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
* Mục tiêu 
- Nắm vững luật bảo vệ môi trường và vận dụng ở địa phương.
* Tiến hành
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các chủ đề SGK
Chia lớp làm 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 chủ đề. Mỗi chủ đề trả lời theo câu hỏi thảo luận chung.
GV: nhận xét phần thảo luận theo chủ đề của mỗi nhóm và bổ sung thêm dẫn chứng
HS nghiên cứu và thảo luận theo nhóm
Nghiên cứu: + Nội dung luật
 + Câu hỏi
 + Liên hệ thực tế địa phương
Thảo luận theo chủ đề SGK phần lệnh
Đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét và đặt câu hỏi
Hoạt động 2:
BÁO CÁO THU HOẠCH
*Mục tiêu: 
	- Việt được báo cáo theo những nội dung đã thảo luận theo mẫu báo cáo mục IV SGK
* Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
Hướng dẫn học sinh viết báo cáo thu hoạch theo mẫu mục IV SGK
Học sinh độc lập viết báo cáo thu hoạch theo nội dung đã hướng dẫn vào vở
4. Tổng kết
- Nhận xét giờ thực hành
5. Hướng dẫn về nhà
- Hoàn thiện báo cáo thu hoạch
- Ôn tập phần sinh vật và môi trường
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 66: ễN TẬP CUỐI HỌC Kè II
I. MỤC TIấU.
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
- Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Phim trong in nội dung bảng 63.1; 63.2; 63.3; 63.4; 63.5 SGK và giấy thường.
- Mỏy chiếu, bỳt dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức
 9D1: 9D2: 9D3: 9D4: 9D5:
2.Kiểm tra 
3.Bài mới
Hoạt động 1: Hệ thống hoỏ kiến thức
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV có thể tiến hành như sau:
- Chia 2 HS cựng bàn làm thành 1 nhúm
- Phỏt phiếu cú nội dung các bảng như SGK (GV phát bất kỡ phiếu cú nội dung nào và phiếu trờn phim trong hay trờn giấy trắng)
- Yờu cầu HS hoàn thành 
- GV chữa bài như sau:
+ Gọi bất kỡ nhúm nào, nếu nhúm cú phiếu ở phim trong thỡ GV chiếu lờnmỏy, cũn nếu nhúm cú phiếu trờn giấy thỡ HS trỡnh bày.
+ GV chữa lần lượt các nội dung và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần.
- GV thông báo đáp án trên máy chiếu để cả lớp theo dừi.
- Các nhóm nhận phiếu để hoàn thành nội dung.
- Lưu ý tỡm VD để minh hoạ.
- Thời gian là 10 phỳt.
- Cỏc nhúm thực hiện theo yờu cầu của GV.
- Cỏc nhúm bổ sung ý kiến nếu cần và cú thể hỏi thờm cõu hỏi khỏc trong nội dung của nhúm đó.
- HS theo dừi và sửa chữa nếu cần.
Nội dung kiến thức ở cỏc bảng:
Bảng 63.1- Môi trường và các nhân tố sinh thái
Môi trường
Nhõn tố sinh thỏi (NTST)
Vớ dụ minh hoạ
Môi trường nước
NTST vụ sinh
NTST hữu sinh
- Ánh sỏng
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trong đất
NTST vụ sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV.
Môi trường trên mặt đất
NTST vụ sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ
- Động vật, thực vật, VSV, con người.
Môi trường sinh vật
NTST vụ sinh
NTST hữu sinh
- Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng.
- Động vật, thực vật, con người.
Bảng 63.2- Sự phõn chia cỏc nhúm sinh vật dựa vào giới hạn sinh thỏi
Nhõn tố sinh thỏi
Nhúm thực vật
Nhóm động vật
Ánh sỏng
- Nhóm cây ưa sáng
- Nhóm cây ưa bóng
- Động vật ưa sáng
- Động vật ưa tối.
Nhiệt độ
- Thực vật biến nhiệt
- Động vật biến nhiệt
- Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm
- Thực vật ưa ẩm
- Thực vật chịu hạn
- Động vật ưa ẩm
- Động vật ưa khô.
Bảng 63.3- Quan hệ cựng loài và khỏc loài
Quan hệ
Cựng loài
Khỏc loài
Hỗ trợ
- Quần tụ cỏ thể
- Cỏch li cỏ thể
- Cộng sinh
- Hội sinh
Cạnh tranh
(hay đối địch)
- Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở.
- Cạnh tranh trong mựa sinh sản
- Ăn thịt nhau
- Cạnh tranh
- Kớ sinh, nửa kớ sinh
- Sinh vật này ăn sinh vật khác.
Bảng 63.4- Hệ thống hoỏ cỏc khỏi niệm
Khỏi niệm
Vớ dụ minh hoạ
- Quần thể: là tập hợp những các thể cùng loài, sống trong 1 không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản.
- Quần xó: là tập hợp những quần thể sinh vật khỏc loài, cựng sống trong 1 khụng gian xỏc định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất nên có cấu trúc tương đối ổn định, các sinh vật trong quần xó thớch nghi với môi trường sống.
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cs thể mỗi quần thể trong quần xó dao động quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế sinh học.
- Hệ sinh thỏi bao gồm quần xó sinh vật và khu vực sống của quần xó, trong đó các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
- Chuỗi thức ăn: là một dóy nhiều loài sinh vật cú mối quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích, vừa là mắt xích tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
VD: Quần thể thông Đà Lạt, cọ Phú Thọ, voi Châu Phi...
VD; Quần xó ao, quần xó rừng Cỳc Phương...
VD: Thực vật phỏt triển " sâu ăn thực vật tăng " chim ăn sâu tăng " sâu ăn thực vật giảm.
VD: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, biển, thảo nguyên...
Rau " Sõu " Chim ăn sâu " Đại bàng " VSV.
Bảng 63.5- Các đặc trưng của quần thể
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản
í nghĩa sinh thỏi
Tỉ lệ đực/ cái
- Phần lớn các quần thể có tỉ lệ đực: cái là 1:1
- Cho thấy tiềm năn sinh sản của quần thể
Thành phần nhúm tuổi
Quần thể gồm cỏc nhúm tuổi:
- Nhóm tuổi trước sinh sản
- Nhúm tuổi sinh sản
- Nhúm sau sinh sản
- Tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể
- Quyết định mức sinh sản của quần thể
- Không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
Mật độ quần thể
- Là số lượng sinh vật trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.
- Phản ánh các mối quan hệ trong quần thể và ảnh hưởng tới các đặc trưng khác của quần thể.
Bảng 63.6 – Các dấu hiệu điển hỡnh của quần xó (Bảng 49 SGK).
Hoạt động 2: Cõu hỏi ụn tập
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV cho HS nghiên cứu các câu hỏi ở SGK trang 190, thảo luận nhóm để trả lời:
- Nếu hết giờ thỡ phần này HS tự trả lời.
- Các nhóm nghiên cứu câu hỏi, thảo luận để trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Hoàn thành cỏc bài cũn lại
- Chuẩn bị kiểm tra học kỡ II vào tiết sau.
Tiết 67: KIỂM TRA HỌC Kè II
( Theo đề chung của phũng GD huyện Điện Biên)
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 68: TỔNG KẾT CHƯƠNG TRèNH TOÀN CẤP
I. MỤC TIấU.
- Học sinh hệ thống hoá kiến thức sinh học về các nhóm sinh vật, đặc điểm các nhóm thực vật và các nhóm động vật.
- Học sinh nắm được sự tiến hoá của giới động vật, sự phát sinh, phát triển của thực vật.
- Biết vân dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
- Rèn kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh tổng hợp, hệ thống hoá.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Mỏy chiếu, bỳt dạ.
- Phim trong có in sẵn nội dung các bảng 64.1 đến 64.5.
- Tờ giấy khổ to cú in sẵn nội dung bảng 64.4.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số.
2.kiểm tra 
3.Bài mới
Hoạt động 1: Đa dạng sinh học
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV chia lớp thành 6 nhúm
- Giao việc cho từng nhúm: mỗi nhúm hoàn thành 1 bảng trong 15 phỳt.
- GV chữa bài bằng cỏch chiếu phim của cỏc nhúm.
- GV để các nhóm trỡnh bày lần lượt nhưng sau mỗi nội dung của nhóm, GV đưa ra đánh giá và đưa kết quả đúng.
- Các nhóm tiến hành thảo luận nội dung được phân công.
- Thống nhất ý kiến, ghi vào phim trong hoặc khổ giấy to.
- Đại diện nhóm trỡnh bày ý kiến trờn mỏy chiếu hoặc trờn giấy khổ to.
- Cỏc nhúm khỏc theo dừi, bổ sung hoặc hỏi thờm vấn đề chưa rừ.
Nội dung kiến thức ở các bảng như SGV:.
Hoạt động 2: Sự tiến hoá của thực vật và động vật
Mục tiờu: HS chỉ ra được sự tiến hoá của giới động vật và sự phát sinh, phát triển của thực vật.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yờu cầu HS:
+ Hoàn thành bài tập mục s SGK trang 192 + 193.
- GV chữa bài bằng cách gọi đại diện từng nhóm lên viết bảng.
- Sau khi cỏc nhúm thảo luận và trỡnh bày, GV thụng bỏo đáp án.
- GV yêu cầu HS lấy VD về động vật và thực vật đại diện cho các ngành động vật và thực vật.
- Cỏc nhúm tiếp tục thảo luận để hoàn thành 2 bài tập SGK.
- Đại diện 2 nhóm lên viết kết quả lên bảng để lớp theo dừi và bổ sung ý kiến.
- Các nhóm so sánh bài với kết quả GV đưa ra và tự sửa chữa.
- HS tự lấy VD.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Sinh 9 tron bo.doc