Giáo án Sinh học 9 - Tiết 16, 17 năm 2009

Giáo án Sinh học 9 - Tiết 16, 17 năm 2009

A. Mục tiêu.

1. Kiến thức.

 - Hệ thống lại các kiến thức đã học về nguồn gốc, tính chất, dấu hiệu nhận biết các loại vải đã học. Lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi .

2. Kĩ năng.

 - Lựa chon trang phục phù hợp với hoàn cảnh, vóc dáng, lứa tuổi

3. Thái độ.

 - Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý, tiết kiệm chi tiêu.

B. Đồ dùng dạy học.

1. GV: phiếu học tập

2. HS:

C. Tổ chức giờ học.

* Khởi động ( 3 phút)

1. Kiểm tra đầu giờ.

2. Giới thiệu bài: trong chương I các em đẫ tìm hiểu về các kiến thức may mặc trong gia đình. Hôm nay cô cùng các em hệ thống lại các loại vải và cách lựa chọn trang phục mà các em đã tìm hiểu.

 

doc 5 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 - Tiết 16, 17 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 08.10. 09.
Ngày soạn: 09.10.09.(6b).
Tiết 16:
Ôn tâp chương I (t1)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 - Hệ thống lại các kiến thức đã học về nguồn gốc, tính chất, dấu hiệu nhận biết các loại vải đã học. Lựa chọn trang phục phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi.
2. Kĩ năng.
 - Lựa chon trang phục phù hợp với hoàn cảnh, vóc dáng, lứa tuổi
3. Thái độ.
 - Có ý thức sử dụng trang phục hợp lý, tiết kiệm chi tiêu.
B. Đồ dùng dạy học.
1. GV: phiếu học tập
2. HS: 
C. Tổ chức giờ học.
* Khởi động ( 3 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ.
2. Giới thiệu bài: trong chương I các em đẫ tìm hiểu về các kiến thức may mặc trong gia đình. Hôm nay cô cùng các em hệ thống lại các loại vải và cách lựa chọn trang phục mà các em đã tìm hiểu. 
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ1: Hệ thống lại các kiến thức. 
( 37 phút)
- Mục tiêu: hệ thống lại về các loại vải và lựa chọn trang phục.
- Đồ dùng:
- GV: chia 3 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu hoạt động nhóm trả lời câu hỏi ( 10 phút)
H: nêu tên, nguồn gốc, tính chất, dấu hiệu nhận biết của vải sợi thiện nhiên?
H: nêu tên, nguồn gốc, tính chất, dấu hiệu nhận biết của vải sợi hóa học?
H: nêu tên, nguồn gốc, tính chất, dấu hiệu nhận biết của vải sợi vải sợi pha?
- HS: hoạt đông nhóm, báo cáo kết quả trả lời câu hỏi.
- GV: nhân xét và kết luận .
- GVH: để lựa chọn trang phục đẹp cần chú ý những điều gì? lấy ví dụ minh học?
- HS: cá nhân trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV: nhắc lại kiến thức và sửa ví dụ chuẩn, kết luận.
I. Kiến thức.
1. Các loại vải thường dùng trong may mặc.
a. Vải sợi thiên nhiên
- Vải bông, vải tơ tằm:
+. Nguồn gốc: quả của cây bông, kén con tằm.
+. Tính chất: độ hút ẩm cao, mực thoáng mát.
+. Dờu hiệu nhận biết: tro bóp dễ tan
- Vải sợi hóa học:
+. Nguốn gốc: Xunlulô của gỗ, tre, nứa; một số chất hóa học của than đá, dầu mỏ.
+. Tính chất: bền, đẹp, deex giặt, ít bị nhàu, mặc bí, ít thấm mồ hôi.
+. Dờu hiẹu nhận biết: tro bóp không tan.
- Vải sợi pha:
+. Nguồn gốc: kết hợp cuẩ các vải sợi thành phần
+. Tính chất: của các vải sợi thành phần.
2. Lưa chọn trang phục
- Chọn hoa văn, màu sắc phù hợp với vóc dáng, màu da, lứa tuổi, công việc
- Kiểu may phù hợp, che bớt khuyết điểm, tạo dáng, đẹp, lịch sự..
- Vật dụng đi kèm như mũ, khăn, túi.cần tạo sự đồng bộ.
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút).
1. Củng cố::
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học.
2. Hướng dẫn học bài::
- Học thuộc nội dung ghi trong vở, áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống lựa chọn trang phục.
- Đọc lại kiến thức sử dụng và bảo quản trang phục. ôn lại các mũi khâu, cắt và khâu bao tay, vỏ gối.
Ngày giảng: 08.10. 09.
Ngày soạn: 09.10.09.(6b).
Tiết 17:
Ôn tâp chương I (t2)
A. Mục tiêu.
1. Kiến thức.
 - Hệ thống lại các kiến thức sử dụng và bảo quản trang phục.
 - Ôn lại các mũi khâu cơ bản, cách vẽ, cắt, khâu vỏ gối, bao tay.
2. Kĩ năng.
 - Sử dụng và bảo quản trang phục theo quy trình
3. Thái độ.
 - Có ý thức sử dụng và bảo quản trang phục theo quy trình, hợp lý, tiết kiệm chi tiêu.
II.Đồ dùng dạy học.
1. GV: Măng áo kí hiệu giặt là.
2. HS: 
C. Tổ chức giờ học.
* Khởi động ( 7 phút)
1. Kiểm tra đầu giờ.
H: Trình bày nguồn gốc, tính chất, dấu hiệu nhận biết của vải sợi thiên nhiên?
H: Trình bày nguồn gốc, tính chất, dấu hiệu nhận biết của vải sợi hóa học?
H: Trình bày nguồn gốc, tính chất, dấu hiệu nhận biết của vải sợi pha? Khi lựa chọn trang phục cần chú ý điều gì?
2. Giới thiệu bài: Trong tiết ôn tập trước các em đã nhớ lại các loại vải và cách lựa chọn trang phục. Vậy để trang phục bền, đẹp, cần sử dụng và bảo quản như thế nào tiết này chúng ta cùng ôn tập lại.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HĐ2.1: Hệ thống lại các kiến thức. 
( 20 phút)
- Mục tiêu: hệ thống lại về cách sử dụng và bảo quản trang phục.
- Đồ dùng:
- GV: chia 4 nhóm, phát phiếu học tập và yêu cầu hoạt động nhóm trả lời câu hỏi ( 5 phút)
H: Sử dụng trang phục cần chú ý điều gì?
H: Trình bày quy trình giặt trang phục?
H: Trình bày dụng cụ, quy trình là trang phục?
H: Cất giữ trang phục cần chú ý điều gì?
- HS: hoạt đông nhóm, báo cáo kết quả trả lời câu hỏi.
- GV: nhân xét và kết luận .
HĐ2.2: Rèn lại các kĩ năng đã học trong chương I ( 15 phút)
- Mục tiêu: khắc sâu kĩ năng chọn trang phục, hệ thống lại quy trình cắt và khâu bao tay trẻ sơ sinh và vỏ gối hình chữ nhật, đọc kí hiệu giặt, là.
- Đồ dùng: Măng áo kí hiệu giặt là
- GV: gọi HS lên bảng lựa chị trang phục
H: lựa chọn trang phục cho người mậưc tạo cảm giác gầy đi?
H: lựa chọn trang phục cho người mậưc tạo cảm giác béo hơn?
- HS: lên bảng, HS khác làm vào giấy nháp.
- GV: nhận xét.
- GVH: nhắc lại các mũi khâu đã học?
- HS: khâu mũi tới, khâu đột mau, khâu vắt.
- GVH: Trình bày quy trình cắt, khâu bao tay trẻ sơ sinh?
- HS: cá nhân trả lời
- GVH: Trình bày quy trình cắt, khâu vỏ gối hình chữ nhật?
- HS: cá nhân trình bày.
- GV: cho HS quan sát các măng áo và gọi HS đọc và giải thích kí hiệu.
- HS: quan sát và dọc, giải thích kí hiệu.
- GV: nhận xét.
I.2. Kiến thức.
2.1. Sử dụng và bảo quản trang phục.
- Sử dụng trang phục: 
+. Trang phục phù hợp với hoàn cảnh hoạt động như đi lao động, đi học, lễ hội
+. Trang phục phù hợp với môi trươòng và công việc.
+. Kết hợp hài hòa giữa màu quần và áo hợp lí.
- Bảo quản trang phục:
+. Giặt:
+. Là:
+. Cất giữ:
-> Bảo quản trang phục đúng kĩ thuật sẽ giữ được độ bền của trang phục, tạo vẻ gọn gàng, hấp dẫn, tiết kiệm chi tiêu.
II.2. Kĩ năng
2.1. Lựa chọn trang phục
- Người mặc tạo cẩm giác gầy đi.
- Người mặc tạo cản giác béo hơn.
2.2. Quy trình cắt, khâu bao tay trẻ sơ sinh.
2.3 Kí hiệu giặt là.
* Củng cố và hướng dẫn học bài ( 3 phút).
1. Củng cố:
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học.
2. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc nội dung ghi trong vở, áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống sử dụng và bảo quản trang phục, cắt khâu bao tay, vỏ gối và các vật dụng từ vải thừa.
- Chuẩn bị bài kiểm tra 1 tiết: mẫu bao tay, vỏ gối bằng giấy, vải có chiều dài 20cm x 24cm và 20cm x 30cm, kim, chỉ, thước,kéo.

Tài liệu đính kèm:

  • doct 16, 17-CN6-09.doc