Giáo án Sinh học 9 - Tuần học 12

Giáo án Sinh học 9 - Tuần học 12

Chương IV : BIẾN DỊ

BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN

I : MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - HS trình đợc khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen

 - Hiểu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người

 2 Kĩ năng

- phát triển kĩ năng quan sát ,phân tích kênh hình ,hoạt động nhóm

 3. Thái độ :

 - Giáo dục ý thức học tập tốt

II : CHUAÅN Bề

- GV: Tranh một số dạng đột biến gen,đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp diệp lục ở cây mạ ,lợn con có đầu ,chân sau dị dạng ,đột biến gen ở cây lúa

- HS : Kiến thức bài cũ

III . TIẾN TRèNH LấN LỚP

 1. Ổn định tổ chức : ss, v

 2. Kiểm tra bài cũ

 Khụng kiểm tra

 3.Bài mới

 GV : Giới thiệu bài

GV cho HS nhắc lại khái niệm biến dị.

GV: Biến dị có thể di truyền được hoặc không di truyền được. Biến dị di truyền là những biến đổi trong ADN và NST làm biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình gọi là đột biến, biến đổi trong tổ hợp gen gọi là biến dị tổ hợp. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về những biến đổi trong ADN.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 894Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 9 - Tuần học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 
2/11/2012
Ngày dạy 
5/11
Lớp dạy 
9A5
Tuần: 12
Tiết: 22
 Tờn bài dạy 
Chương IV : Biến dị
BÀI 21: Đột biến gen
I : Mục tiêu 
 1. Kiến thức 
 - HS trình đợc khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen 
 - Hiểu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen đối với sinh vật và con người 
 2 Kĩ năng 
phát triển kĩ năng quan sát ,phân tích kênh hình ,hoạt động nhóm 
 3. Thái độ : 
 - Giáo dục ý thức học tập tốt
II : CHUAÅN Bề 
GV: Tranh một số dạng đột biến gen,đột biến gen làm mất khả năng tổng hợp diệp lục ở cây mạ ,lợn con có đầu ,chân sau dị dạng ,đột biến gen ở cây lúa
HS : Kiến thức bài cũ
III . TIẾN TRèNH LấN LỚP 
 1. Ổn định tổ chức : ss, v
 2. Kiểm tra bài cũ 
 Khụng kiểm tra
 3.Bài mới 
 GV : Giới thiợ̀u bài 
GV cho HS nhắc lại khái niệm biến dị.
GV: Biến dị có thể di truyền được hoặc không di truyền được. Biến dị di truyền là những biến đổi trong ADN và NST làm biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình gọi là đột biến, biến đổi trong tổ hợp gen gọi là biến dị tổ hợp. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về những biến đổi trong ADN.
Hoạt đụ̣ng của GV và HS
Nụ̣i dung
Hoạt đụ̣ng 1 : :Đột biến gen là gì ?
GV yêu cầu HS quan sát H21. kết hợp đọc thông tin trả lời câu hỏi
? Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác với cấu trúc đoạn gen ban đầu như thế nào 
 ? Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi 
? đột biến gen là gì 
? Kể tên các dạng đột biến gen
- HS quan sát kĩ H 21.1. chú ý về trình tự và số cặp nuclêôtit.
- Thảo luận, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập.
Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến gen.
Đoạn ADN ban đầu (a)
Có .... cặp nuclêôtit.
Trình tự các cặp nuclêôtit là: T G A T X
- Đoạn ADN bị biến đổi:	A X T A G
Đoạn ADN
Số cặp Nu 
Điểm khỏc so với đoạn a
Đặc tờn dạng biến đổi 
b
4
Mất 1 cặp G-X
Mất 1 cặp Nu
C
5
Thờm 1 cặp T-A
Thờm 1 cặp
d
6
Thay cặp A-T bằng G-X
Thay 1 cặp Nu này bằng cặp Nu khỏc 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS phát biểu, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2 :Nguyên nhân phát sinh đột biến gen
GVyêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
? nguyên nhân phát sinh đột biến gen 
? Nêu ảnh hưởng của môi trường ngoài đến cơ thể 
? ảnh hưởng của môi trường trong đến cơ thể như thế nào ?
- Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức.
-GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK.
- GV nhấn mạnh trong điều kiện tự nhiên là do sao chép nhầm của phân tử ADN dưới tác động của môi trường (bên ngoài: tia phóng xạ, hoá chất... bên trong: quá trình sinh lí, sinh hoá, rối loạn nội bào).
Hoạt động 3 :Vai trò của đột biến gen
- GV yêu cầu HS quan sát H 21.2; 21.3; 21.4 và tranh ảnh sưu tầm để trả lời câu hỏi:
- Đột biến nào có lợi cho sinh vật và con người? Đột biến nào có hại cho sinh vật và con người?
- Cho HS thảo luận:
- Tại sao đột biến gen gây biến đổi kiểu hình?
- Giới thiệu lại sơ đồ: Gen " mARN " prôtêin " tính trạng.
- Tại sao đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật?
- GV lấy thêm VD: đột biến gen ở người: thiếu máu, hồng cầu hình lưỡi liềm.
- Đột biến gen có vai trò gì trong sản xuất?
- GV sử dụng tư liệu SGK để lấy VD: đột biến tự nhiên ở cừu chân ngắn, đột biến tăng khả năng chịu hạn, chịu rét ở lúa.
- HS nêu được:
+ Đột biến có lợi: cây cứng, nhiều bông ở lúa.
+ Đột biến có hại: lá mạ màu trắng, đầu và chân sau của lợn bị dị dạng.
+ Đột biến gen làm biến đổi ADN dẫn tới làm thay đổi trình tự aa và làm biến đổi cấu trúc prôtêin mà nó mã hoá kết quả dẫn tới gây biến đổi kiểu hình.
- HS lắng nghe.
- HS liên hệ thực tế.
- Lắng nghe và tiếp thu kiến thức
GV: Yờu cầu HS đọc kết luận chung ( SGK)
I. Đột biến gen là gỡ ? 
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit
- Đột biến gen di truyền được 
2.:Nguyên nhân phát sinh đột bieỏn gen
-Trong điều kiện tự nhiên :do rối loạn trong quá trình tự sao chép của ADN dưới ảnh hưởng của môi trường trong và môi trường ngoài cơ thể 
-Trong thực nghiệm con người gây ra các đột biến gen bằng các tác nhân :Vật lí ,hoá học 
3 :Vai trò của đột biến gen 
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật . Vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen VD: lá mạ bị màu trằng ,đầu và chân sau lợn bị dị dạng 
- Đột biến gen đôi khi có lợi cho con người ,có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng trọt 
* Kết luận chung ( SGK)
4. Củng cố - Dặn dũ 
 - HS đọc kết luận chung cuối bài 
 - Kiểm tra đánh giá :
 1- đột biến gen là gì 
 2 -Tại sao đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho sinh vật 
 - +Học bài theo nội dung SGK. 
 +Làm bài tập 1.2.3.SGK tr.64 
 +Đọc bài 22
IV. RÚT KINH NGHIậ́M 
Ngày soạn 
2/11/2012
Ngày dạy 
9/11
Lớp dạy 
9A5
Tuần: 12
Tiết: 23
 Tờn bài dạy:
BÀI 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
I : Mục tiêu 
1.Kiến thức:
 - HS trình được khái niệm về một số dạng đột biến cấu trúc NST 
 - Giải thich được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với bản thân sinh vật và con người 
2 Kĩ năng :
 - Phát triển kĩ năng quan sát ,phân tích ,hoạt động nhóm ,
3. Thái độ : 
 - Giáo dục ý thức học tập tốt
II : CHUẨN BỊ 
 GV: Tranh các dạng đột biến cấu trúc NST 
 HS : Kiến thức bài cũ 
III : TIẾN TRèNH LấN LỚP 
 1. Ổn định tổ chức : ss, v 
 2 .Kiểm tra bài cũ 
1 - Đột biến gen là gì ? cho ví dụ 
 2 –Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? Nêu vai trò của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất 
 3 . Bài mới 
GV : Giỏo viờn giới thiệu bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
I . Đột biến cấu trúc NST là gì?
- GV yêu cầu HS quan sát H 22 và hoàn thành phiếu học tập.
- Lưu ý HS; đoạn có mũi tên ngắn, màu thẫm dùng để chỉ rõ đoạn sẽ bị biến đổi. Mũi tên dài chỉ quá trình biến đổi.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng, gọi 1 HS lên bảng điền.
- Quan sát kĩ hình, lưu ý các đoạn có mũi tên ngắn.
- Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và điền vào phiếu học tập.
1 HS lên bảng điền, các nhóm khác 
I . Đột biến cấu trúc NST là gì?
Phiếu học tập: Tìm hiểu các dạng đột biến cấu trúc NST
STT
NST ban đầu
NST sau khi bị biến đổi
Tên dạng đột biến
a
Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Mất đoạn H
Mất đoạn
b
Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Lặp lại đoạn BC
Lặp đoạn
c
Gồm các đoạn
ABCDEFGH
Trình tự đoạn BCD đảo lại thành DCB
Đảo đoạn
? Đột biến cấu trúc NST là gì? gồm những dạng nào?
- GV thông báo: ngoài 3 dạng trên còn có dạng đột biến chuyển đoạn.
- 1 vài HS phát biểu ý kiến.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe và tiếp thu kiến thức.
Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST
- Có những nguyên nhân nào gây đột biến cấu trúc NST?
- Tìm hiểu VD 1, 2 trong SGK và cho biết có dạng đột biến nào? có lợi hay có hại?
- Hãy cho biết tính chất (lợi, hại) của đột biến cấu trúc NST?
- GV bổ sung: một số dạng đột biến có lợi (mất đoạn nhỏ, đảo đoạn gây ra sự đa dạng trong loài), với tiến hoá chúng tham gia cách li giữa các loài, trong chọn giống người ta làm mất đoạn để loại bỏ gen xấu ra khỏi NST và chuyển gen mong muốn của loài này sang loài 
- HS tự nghiên cứu thông tin SGk và nêu được các nguyên nhân vật lí, hoá học làm phá vỡ cấu trúc NST.
- HS nghiên cứu VD và nêu được VD1: mất đoạn, có hại cho con người
VD2: lặp đoạn, có lợi cho sinh vật.
- HS tự rút ra kết luận.
- Lắng nghe GV giảng và tiếp thu kiến thức.
GV: Yờu cầu HS đọc kết luận chung ( SGK)
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
Hoạt động 2: Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST
- Nguyên nhân đột biến cấu trúc NST chủ yếu do tác nhân lí học, hoá học trong ngoại cảnh làm phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng, xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người.
- Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật vì trải qua quá trình tiến hoá lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hoà trên NST. Biến đổi cấu trúc NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên đó.
- Một số đột biến có lợi, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
* Kết luận chung ( SGK)
4. Củng cố - Dặn dũ 
 - GV treo tranh câm các dạng đột biến cấu trúc NST và gọi HS gọi tên và mô tả từng dạng đột biến.
 - Tại sao đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật?
 Trả lời cõu hỏi ( SGK) 1,2,3,
 Đọc bài trước 
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
 Tuần :12
 Tiết : 22,23
 Kí DUYỆT
 TỔ TRƯỞNG :
 HT :
 ND :
 PP :
 Phỳ Tõn, ngày 2 thỏng 11 năm 2012
 NGUYấ̃N MINH HIấ́U
CM :
HT :
 ND :
 PP :
 Phỳ Tõn, ngày 2 thỏng 11 năm 2012
 TRỊNH HOÀNG LÂN 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 9 t 12.doc