Giáo án Sinh học 9a - Năm học 2011-2012

Giáo án Sinh học 9a -  Năm học 2011-2012

 Học xong bài này học sinh phải nắm được:

 -Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.

 -Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.

 - Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học.

 II. THÔNG TIN BỔ SUNG.

 

doc 138 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 9a - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết1. Bài 1: menđen và di truyền học
 i. mục tiêu
 Học xong bài này học sinh phải nắm được:
 -Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học.
 -Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
 - Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học.
 II. Thông tin bổ sung.
GV cần nắm thêm các vấn đề về di truyền và biến dị, mối quan hệ giữa di truyền và biến dị.
Di truyền học và sự hình thành và phát triển của di truyền học.
Nêu và giải thích thêm cho học sinh các thuật ngữ, ký hiệu dùng trong di truyền và biến dị.
 III. Thiết bị dạy học:
Tranh phóng to hình 1.2 SGK
ảnh chân dung của Menđen
 IV. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học.
 Vào bài GV nêu vấn đề: Vì sao con người chúng ta sinh ra lại có những đặc điểm giống và những đặc điểm khác với bố mẹ? Để tìm hiểu những vấn đề này chúng ta sẽ nghiên cứu bài: Menđen và di truyền học.
Di truyền học.
 Hoạt động 1: Tìm hiểu về di truyền học.
a. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV yêu cầu HS tìm hiểu phần thông tin SGK, nêu khái niệm về: Di truyền, biến dị, nhiệm vụ, mục đích của di truyền học?
- GV gợi ý, nhận xét và chốt lại các khái niệm đó.
- Yêu cầu học sinh tự liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác với bố mẹ những điểm nào( HS điền vào bảng phụ số 1)?
- GV nhận xét, bổ sung và KL
- HS thu thập thông tin SGK để trả lời câu hỏi.
- Đại diện HS trả lời.
- HS khác bổ sung
b. Kết luận:
- Di truyền học là ngành khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con cháu sinh ra có những đặc điểm khác với bố mẹ và tổ tiên.
 - Nhiệm vụ của DTH: + Nghiên cứu cơ sở vật chất của hiện tượng DT và BD.
 + Tìm hiểu cơ chế của hiện tượng DT, BD.
 -ý nghĩa: + DTH là ngành KH mũi nhọn của sinh học hiện đại.
 +Cơ sở khoa học cho các ngành KH khác như: Y học, chọn giống...
Hoạt động 2:Menđen- Người đặt nền móng cho DTH.
a. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu tiểu sử của Menđen, yêu cầu học sinh quann sát và phân tích hình 1.2SGK để trả lời các câu hỏi sau:
? Có nhận xét gì về các đặc điểm của cây đậu Hà Lan?
? Phương pháp nghiên cứu DT của Menđen có gì độc đáo? Nội dung của phương pháp?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung và KL:
- Học sinh thu thập thông tin SGK, đại diện trình bày tiểu sử của Menđen.
- Học sinh hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Học sinh khác bổ sung
b. Kết luận:
- Menđen sử dụng phương pháp phân tích các thế hệ lai, pp này có các nội dung sau:
+Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền của các tính trạng qua các thế hệ.
+ Dùng toán thống kê để xử lý các số liệu thu được từ đó rút ra các quy luật.
- Menđen sử dụng cây đậu Hà lan với những ưu điểm sau:Có nhiều tính trạng tương phản, thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn, có hoa lưỡng tính, có khă năng tự thụ phấn nghiêm ngặt.....
Hoạt động 3: Một số thuật ngữ và ký hiệu thường gặp trong sinh học:
 GV giới thiệu và giải thích một số ký hiệu và thuật ngữ cơ bản:
Thuật ngữ: Tính trạng, cặp tính grạng tường phản, giống thuần chủng, nhân tố dy truyền,........
Các ký hiệu cơ bản:
 + P- Bố mẹ đem lai(Parentes)
 + X- Phép lai.
 +G- Giao tử(Gamate)
 +F- Thế hệ con cháu(Filia)
.......
 IV. Kết luận:
1. Mời 1 hs đọc phần ghi nhớ SGK .
2. GV chốt lại những kiến thức cần nắm.
3.Hướng dẫn học sinh làm các bài tập SGK và chuẩn bị bài mới.
 -----------------------***&***------------------------
Tiết 2 (Bài 2) Lai một cặp tính trạng
 I. Mục tiêu bàI dạy:
a.Kiến thức:
- Học sinh trình bày và phân tích được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen.
- Nêu được KN kiểu hình, KG, thể đồng hợp, dị hợp.
- Hiểu, phát biểu và giải thích được quy luật di truyền theo quan điểm của Menđen. 
b.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích số liệu, kỹ năng hoạt động nhóm...
c.Thái độ:
- Thấy được vai trò của tính kiên trì trong học tập, nghiên cứu.
 II. Đồ dùng dạy học:
 a.Chuẩn bị của giáo viên:
 - Tranh vẽ phóng to hình 2.1-2.3 SGK.
 - Bảng phụ..
b. Chuẩn bị của học sinh:
 - Phiếu học tập
 - Chuẩn bị bài ở nhà.
 III. Hoạt động dạy và học:
 A. Bài cũ:1. Cặp tính trạng tương phản là gì? Lấy thí dụ minh họa.
 B. Bài mới:
Hoạt động 1:Tìm hiểu thí nghiệm của Menđen.
a. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Giáo viên treo tranh vẽ phóng to hình 2.1, yêu cầu HS thu thập thông tin hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi:
?Thế nào là KH? Nêu ví dụ.
? Trình bày phương pháp giao phấn trên cây đậu Hà Lan của Menđen?
? ở F1 tỷ lệ KH như thế nào?
? Xác định tỷ lệ các loại KH ở F2 để điền vào bảng 2?
? Kết quả lai sẽ như thế nào nếu thay đổi vị trí của bố mẹ?
? Tính trạng trội, tính trạng lặn là gì?
? Dựa vào kq thí nghiệm của Menđen ở bảng 2 và cách gọi tên các tính trạng của Menđen hãy điền các từ thích hợp vào chỗ trống?
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:
- Học sinh thu thập thông tin để trả lời các câu hỏi.
- Mỗi HS tự hoạt động cá nhân để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện học sinh trả lời.
- Học sinh khác bổ sung
b. Kết luận:
- Kiểu hình là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể, khi nói đến KH người ta chỉ xét một vài tính trạng liên quan.
- Menđen tiến hành thụ phấn cho cây đậu Hà lan:.....
- Nội dung định luật: Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì ở F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn ở F2 có sự phân li tính trạng theo tỷ lệ xấp xỷ theo tỷ lệ 3 trội 1 lặn( hoặc 75%:25%......)
Hoạt động 2: Giải thích kết quả thí nghiệm
a. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV yêu cầu học sinh thu thập thông tin ở mục 2, hình 2.3 SGK để hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
? Tỷ lệ các loại giao tử của F1 và tỷ lệ các loại hợp tử ở F2 như thế nào?
? Vì sao F2 có tỷ lệ 3:1?
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
- HS thu thập thông tin, hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS khác bổ sung
b. Kết luận:
P: Hoa đỏ x Hoa trắng
 AA x aa
 Gp: A; A; a; a
 F1: Aa- Hoa đỏ-Aa
 GF1: 1A:1a:1A:1a
F2: 1AA- Hoa đỏ: 2Aa- Hoa đỏ:1aa- Hoa trắng
 hay 3 Hoa đỏ:1 Hoa trắng
- Giải thích định luật:
+ Do sự phân ly và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử và thụ tinh.
+ Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền phân li ngẫu nhiên về mỗi giao tử và vẫn giữ nguyên bản chất của nó.
 IV. Kết luận:
1. GV yêu cầu 1 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK.
2. Hướng dãn HS làm các câu hỏi SGK.3. Dặn học sinh học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
 -----------------------***&***------------------------
 Tiết 3 (Bài 3) Lai một cặp tính trạng(Tiếp theo)
 I. Mục tiêu bàI dạy:
a.Kiến thức:
 - Hiểu và trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích.
 - Hiểu và giải thích tại sao quy luật phân li độc lập chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định.
 - Hiểu và nêu được quy luật di truyền trội không hoàn toàn.
b.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích số liệu, kỹ năng hoạt động nhóm...
c.Thái độ:
- Biết áp dụng quy luật phân li vào đời sống sản xuất.
 II. Đồ dùng dạy học:
 a.Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bảng phụ cho phép lai phân tích.
 - Tranh vẽ phóng to hình 3.1 SGK
b. Chuẩn bị của học sinh:
 - Bài ở nhà
 - Phiếu học tập
 III. Hoạt động dạy và học:
 A. Bài cũ:
1. Trình bày thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen?
2.Phát biểu nồi dung của quy luật di truyền về một cặp tính trạng của Menđen? Viết sơ đồ lai.
 B. Bài mới:
Hoạt động 1:Tìm hiểu về lai phân tích.
Tổ chức thực hiện:
 Dựa vào hình 2.3 ở bài 2 GV khắc sâu cho HS về các khái niệm kiểu gen, kiểu hình,thể đồng hợp, thể dị hợp trước khi đi vào bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV dùng tranh minh họa phép lai phân tích yêu cầu HS quan sát, thu thập thông tin SGK để trả lời các câu hỏi phần hoạt động:
? Xác định kết quả lai của 2 phép lai sau:
 + Hoa đỏ(AA) x Hoa trắng (aa)
 + Hoa đỏ (AA) x Hoa trắng (aa)
? Làm thế nào để xác định kiểu Gen của một cá thể mang tính trạng trội?
? Thế nào là phép lai phân tích?
- GV tổ chức học sinh hoạt động nhóm.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
- Học sinh thu thập thông tin hoạt động nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận:
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội càn xác định KG với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có KG đồng hợp, còn kết quả là phân tính thì cá thể đó có KG là dị hợp.
 - Dùng lai phân tích để xác đinh KG của cá thể mang tính trạng trội:
 + Nếu KQ là 100% Trội => Đồng hợp AA
 + Nếu KQ phân tính => Dị hợp Aa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa tương quan trội- lặn: 
a. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV yêu cầu Hs thu thập thông tin SGK, thảo luận nhóm tìm đáp án cho những câu hỏi sau:
( Ghi vào phiếu học tập)
? Nêu tương quan trội, lặn trong tự nhiên?
? Xác định tính trạng trội và lặn nhằm mục đích gì?
? Làm thế nào để xác định độ thuần chủng của giống?
? Việc xác định độ thuần chủng có ý nghĩa gì trong sản xuất?
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫncủa GV.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh khác bổ sung
Kết luận:
- Trong tự nhiên tương quan trội lặn rất phổ biến, tính trạng trội thường là những tính trạng tốt, tính trạng lặn thường là những tính trạng xấu. Xác định tính trạng trội nhằm tập trung vào một kiểu gen có nhiều gen trội tốt.
- Để xác định tính trạng trội cần phân tích cá thể lai.
- Sử dụng lai phân tích để xác định độ thuần chủng của giống, tránh sự phân li tính trạng ảnh hương tới năng suất.
Hoạt động 3:Trội không hoàn toàn.
a. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV treo tranh vẽ phóng to hình 3.1 SGK và giải thích: Đây là một trường hợp khác với thí nghiệm của Menđen là cơ thể F1 mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ gọi là di truyền trung gian hay trội không hoàn toàn.
- GV yêu cầu học sinh thu thập thông tin SGK và hình vẽ để thảo luận nhóm các câu hỏi SGK:
? Nêu sự khác nhau về KH ở F1, F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menđen?
? Điền cụm từ thích hợp vào chổ trống sau:....
- GV nhận xét, bổ sung, KL.
- HS thu thập thông tin SGK và hình vẽ để hoạt động nhóm trả lời các câu hoi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Hoạt động nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS khác bổ sung.
b. Kết luận:
- F1 có tính trạng trung gian là màu hồng vì tính trạng hoa đỏ không trội hoàn toàn so với hoa trắng.
- F2 có tỷ lệ KH là1:2:1 vì mỗi KG có 1 KH.
Hoạt độ ... iểu được tầm quan trọng của luật BVMT.
b.Kỹ năng:
 Kỹ năng hoạt động nhóm...
c.Thái độ:
 Có ý thức chấp hành luật bảo vệ môi trường.
 II. Đồ dùng dạy học:
 a.Chuẩn bị của giáo viên:
 - Luật baot vệ môi trường.
 - Bảng phụ bảng 61 SGK.
b. Chuẩn bị của học sinh:
 - Phiếu học tập.
 - Chuẩn bị bài trước ở nhà.
 III. Hoạt động dạy và học:
 A. Bài cũ:
1. Chứng minh sự đa dạng phong phú của hệ sinh thái? Cho ví dụ.
2. Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu biện pháp bảo vệ?
 B. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cần thiết phải ban hành luật BVMT. 
a. Tổ chức thực hiện:
TLượng
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
- GV yêu cầu HS thu thập thông tin trong SGK mục I bảng 61 SGK.
+ Vì sao cần phải ban hành luật BVMT?
+ ở địa phương em có những vấn đề gì cần sự điều chỉnh của luật BVMT?
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
- Học sinh thu thập thông tin.
- Hoạt động trả lời các câu hỏi.
- Đại diện HS trả lời.
- HS khác bổ sung.
b. Kết luận:
Luật BVMT ban hành nhằm:
+ Điều chỉnh hành vi của con người gây suy thoái môi trường và các biện pháp khôi phục lại môi trường đã suy thoái.
+ Điều chỉnh việc khai thác và sử dụng các thành phần của môi trường một cách hợp lý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của luật BVMT
a. Tổ chức thực hiện:
TLượng
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- GV giới thiệu cuốn luật BVMT của Việt Nam có sửa đổi và bổ sung.
- Yêu cầu hS tìm hiểu nội dung cơ bản của luật qua chương II, chương III.
- Yêu cầu HS nhắc những nội dung cơ bản cảu chưnơg 2 và 3.
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
- Học sinh thu thập thông tin.
- Hoạt động tìm hiểu luật BVMT.
- Đại diện HS trả lời.
- HS khác bổ sung.
b. Kết luận:
Luật BVMT quy định:
Các tổ chức cá nhân có nghĩa vị giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải tạo môi trường, đảm bảo sự cân bằng sinh thái, ngăn chăn và khắc phục những hậu quả xấu; khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Cấm nhập khẩu các chất thải vào Việt Nam.
Các tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm xử lý chất thải bằng công nghệ hợp lý.
Các tổ chức cá nhân gây ra sự cố môi trường phải đền bù và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành luật.
a. Tổ chức thực hiện:
TLượng
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
- GV yêu cầu HS thu thập thông tin trong SGK mục III. 
Tổ chức học sinh thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
+ Theo em chúng ta cần phải làm gì để thực hiện và động viên mọi người cùng thm gia thực hiện tốt luật BVMT?
 + Hãy kể tên những hành động, sự việc mà em biết đã vi phạm luật BVMT? Theo em cần phải làm gì để khắc phục những vi phạm đó?
- GV nhận xét, bổ sung và kết luận.
b. Kết luận:
Mỗi người phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh luật BVMT.
Tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia.
 IV. Kết luận:
1. Yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức cần nắm.
2. Hướng dẫn học sinh làm các bài tập SGK.
3. Chuẩn bị thực hành.
 V. Đúc rút kinh nghiệm:
1........................................................................................................................................
 -----------------------***&***------------------------
 Tiết 65 (Bài 62) thực hành
 Vận dụng luật BVMT vào việc BVMT ở địa phương
 Ngày soạn 04/05/2007. Lớp dạy: khối 9 trường THCS Liên Hương
 I. Mục tiêu bàI dạy:
a.Kiến thức:
- Học sinh vận dụng được những kiến thức cơ bản của luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể ở địa phương.
b.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng hoạt động nhóm...
c.Thái độ: 
 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở địa phương.
 II. Đồ dùng dạy học:
 a.Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bảng phụ.
b. Chuẩn bị của học sinh:
 - Giấy trắng khổ Ao.
 - Bút phốt
 III. nội dung thực hành
 Bước 1: Giáo viên treo bảng phụ ghi sẵn các nội dung thảo luận:
Ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp gây hại cho môi trường trường tự nhiên.
Không đốt chặt phá rừng.
Không vứt rác bừa bãi mất vệ sinh.
Tích cực trồng cây xanh.
 Bước 2: Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận 4 vấn đề nêu trên. Mỗi nhóm chọn 1 chủ đề, cử nhóm trưởng, thư ký viết nội dung sau khi thảo luận xong.
Bước 3: Đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến. Sau đó các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận.
Bước 4: Tổ chức hướng dẫn học sinh viết bản thu hoạch.
Nội dung bản thu hoạch:
Báo cáo những nội dung đã thảo luận.
Cảm tưởng của em sau khi học bài thực hành, sưu tàm tranh ảnh vê những hành vi vi phạm luật BVMT và những tấm gương thực hiện luật.
 IV. Kết luận:
1. Nhận xét giờ thực hành.
2. Thu bản thu hoạch.
3. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ôn tập kiểm tra.
 V. Đúc rút kinh nghiệm:
1........................................................................................................................................
2........................................................................................................................................
 -----------------------***&***------------------------
 Tiết 66 (Bài 63) ôn tập học kỳ II
 Phần sinh vật và môi trường
 Ngày soạn 04/05/2007. Lớp dạy: khối 9 trường THCS Liên Hương
 I. Mục tiêu bàI dạy:
a.Kiến thức:
- Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về phần sinh vật và môi trường.
b.Kỹ năng:
- Biết vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích tổng hợp, kỹ năng hoạt động nhóm...
c.Thái độ:
 Có ý thức bảo vệ môi trường.
 II. Đồ dùng dạy học:
 a.Chuẩn bị của giáo viên:
 - Bảng phụ các bảng63.1 đến 63.6.
 b. Chuẩn bị của học sinh:
 - Kẻ sẵn các bảng vào vở.
 - Chuẩn bị trước bài ở nhà.
 III. Hoạt động dạy và học:
I. Hệ thống hoá kiến thức:
a. Tổ chức thực hiện:
+GV phân lớp thành 6 nhóm:
Nhóm 1: Hoàn thnhà bảng 63.1.
Nhóm 2: Hoàn thành bảng 63.2.
Nhóm 1: Hoàn thành bảng 63.3.
Nhóm 2: Hoàn thành bảng 63.4.
Nhóm 1: Hoàn thành bảng 63.5.
Nhóm 2: Hoàn thành bảng 63.6.
+ Các nhóm tổ chức thảo luận điền thông tin vào bảng trong khoảng thời gian 10 phút.
+ Các nhóm cử đại diện trình bày.
+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
b. Kết luận:
GV yêu cầu HS ghi vào bảng đã kẻ sẵn trong vở các nội dung cần thiết.
2. Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi SGK:
Câu 1: 
 Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được các tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật được không?
TL: Được: Vì các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến hình thái cảu sinh vật:
Yêu cầu HS phân tích thí dụ để chứng minh.
Câu 2: 
 Nêu những điểm khác biệt về mối quan hệ cùng loài và khác loài?
HDTL: Sinh vật cùng loài có thể quan hệ hễ hỗ trợ hoặc cạnh tranh; sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.
GV yêu cầu học sinh lấy thêm các thí dụ để chứng minh.
Câu 3: 
 Quần thể người và quần thể sinh vật khác nhau ở điểm nào? Nêu ý nghĩa của tháp dân số?
TL:
+ Quần thể người có các đặc trưng mà quần thể sinh vật không có như: đặc trưng về KT-XH, pháp luật, hôn nhân, giáo dục văn hoá. Do con người có tư duy và lao động nên con người có thể điều chỉnh các nhân tố sinh thái trong môi trường và cải tạo tự nhiên.
+ Tháp dân số có ý nghĩa:...
Câu 4: Quần xã và quần thể phân biệt với nhau ở những đặc điểm nào?
HDTL:
Quần thể
Quần xã
+Tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một sinh cảnh.
+Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng.
+ Tập hợp các quần thể cùng sống trong một sinh cảnh.
+ Ngoài mối quan hệ thích nghi còn có mối quan hệ đối địch.
Câu5: Trình bày những hoạt đọng tích cực và tiêu cực của con người đối với môi trường?
Câu 6: Vì sao ô nhiễm môi trường chủ yếu do con người gây ra? Nêu những biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường?
Câu 7: Bằng cách nào con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lý?
Câu 8: Vì sao cần bảo vệ các hệ sinh thái? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng cảu các hệ sinh thái?
Câu 9: Vì sao cần có luật BVMT? Nêu một số nội dung cơ bản của luật BVMT ở VIệt Nam?
 IV. Kết luận:
1. Yêu cầu HS về nhà ôn tập và làm lại các câu hỏi.
2.Ôn tập kién thức phần sinh học lớp 6,7,8.
 V. Đúc rút kinh nghiệm:
1........................................................................................................................................
2........................................................................................................................................
 -----------------------***&***------------------------
Tiết 2 (Bài 2) Lai một cặp tính trạn
 Ngày soạn 04/09/2007. Lớp dạy: khối 9 trường THCS Liên Hương
 I. Mục tiêu bàI dạy:
a.Kiến thức:
b.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích số liệu, kỹ năng hoạt động nhóm...
c.Thái độ:
- Thấy được vai trò của tính kiên trì trong học tập, nghiên cứu.
 II. Đồ dùng dạy học:
 a.Chuẩn bị của giáo viên:
 -
 -
b. Chuẩn bị của học sinh:
 -
 -
 III. Hoạt động dạy và học:
 A. Bài cũ:
1. 
2.
 B. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu 
a. Tổ chức thực hiện:
TLượng
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
b. Kết luận:
Hoạt động 2: Tìm hiểu
a. Tổ chức thực hiện:
TLượng
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
b. Kết luận:
Hoạt động 3: Tìm hiểu
a. Tổ chức thực hiện:
TLượng
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
b. Kết luận:
 IV. Kết luận:
1. 
2.
3.
 V. Đúc rút kinh nghiệm:
1........................................................................................................................................
2........................................................................................................................................
 -----------------------***&***------------------------
Tiết 2 (Bài 2) Lai một cặp tính trạn
 Ngày soạn 04/09/2007. Lớp dạy: khối 9 trường THCS Liên Hương
 I. Mục tiêu bàI dạy:
a.Kiến thức:
b.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích số liệu, kỹ năng hoạt động nhóm...
c.Thái độ:
- Thấy được vai trò của tính kiên trì trong học tập, nghiên cứu.
 II. Đồ dùng dạy học:
 a.Chuẩn bị của giáo viên:
 -
 -
b. Chuẩn bị của học sinh:
 -
 -
 III. Hoạt động dạy và học:
 A. Bài cũ:
1. 
2.
 B. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu 
a. Tổ chức thực hiện:
TLượng
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
b. Kết luận:
Hoạt động 2: Tìm hiểu
a. Tổ chức thực hiện:
TLượng
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
b. Kết luận:
Hoạt động 3: Tìm hiểu
a. Tổ chức thực hiện:
TLượng
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
b. Kết luận:
 IV. Kết luận:
1. 
2.
3.
 V. Đúc rút kinh nghiệm:
1........................................................................................................................................
2........................................................................................................................................
 -----------------------***&***------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh hoc 9 theo chuan kt kn.doc