Giáo án Số học khối 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế

Giáo án Số học khối 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế

A. MỤC TIÊU:

ã Hiểu và vận dụng đúng tính chất: + nếu a=b thì a+c=b+c và ngược lại;

+ nếu a=b thì b=a

ã Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

ã GV: Chiếc cân bàn, hai quả cân 1kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Số học khối 6 - Tiết 59: Quy tắc chuyển vế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59 : Quy tắc chuyển vế
a. Mục tiêu:
Hiểu và vận dụng đúng tính chất: + nếu a=b thì a+c=b+c và ngược lại; 
+ nếu a=b thì b=a
Hiểu và vận dụng thành thạo quy tắc chuyển vế.
b. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: Chiếc cân bàn, hai quả cân 1kg và hai nhóm đồ vật có khối lượng bằng nhau
c. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của Thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS 1: 
Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc đăng trước có dấu +, bỏ ngoặc đằng trước có dấu –
Chữa bài 60 (T85-SGK)
HS 2: 
Chữa bài tập 89 trang 65 (SBT)
Chú ý thực hiện theo cách
HS1:
Trả lời câu hỏi
Chữa bài 60 (T85-SGK)
a) =346 
b) =-69
HS2:
Phát biểu quy tắc mở dấu ngoặc
Làm bài tập
Hoạt động 2: hình thành tính chất của đẳng thức
Cho hs thực hiện ?1 theo nhóm để rút ra nhận xét.
Quan sát từ trái qua phải: ta đã thực hiện thao tác gì? kết quả ra sao?
Quan sát từ phải qua trái: ta đã thực hiện thao tác gì? kết quả ra sao?
Liên hệ: tương tự như “cân đĩa”, đẳng thức cũng có hai tính chất ị giới thiệu các tính chất của đẳng thức
Trao đổi và thống nhất nhận xét trong nhóm.
quan sát từ trái qua phải ta thấy khi cân thăng bằng, nếu đồng thời ta cho thêm hai vật như nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
quan sát từ phải qua trái ta thấy khi cân thăng bằng, nếu đồng thời ta cho thêm hai vật như nhau vào hai đĩa cân thì cân vẫn thăng bằng.
Bớt đồng thời từ hai cân đĩa hai vật như nhau thì cân vẫn thăng bằng
Tính chất của đẳng thức
Nếu a = b thì a+c = b+ c
Nếu a+c = b+ c thì a = b
Nếu a = b thì b = a
Hoạt động 3: Các ví dụ
Đưa ra ví dụ trong SGK (T86)
Tìm số nguyên x biết x – 2 = 3.
Trình bày lời giải và giải thích cơ sở của từng bước :
Đểvế trái chỉ còn lại x ta cộng với số nào? 
Để đẳng thức không thay đổi thì ta cũng phải cộng vào vế phải số nào ?
Cộng vế trái với +2 
cộng vế phải với +2
Ví dụ: Tìm số nguyên x biết
a) x –2 = -3
x- 2 + 2 = -3 + 2
 x = -1
b) x + 4 = -2
x + 4 - 4 = -2 - 4
x + 0 = -6
x = -6
Hoạt động 3: Quy tắc chuyển vế.
Chỉ vào ví dụ vừa làm ở trên và đật câu hỏi:
Có thể rút ra nhận xét gì khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của đẳng thức ?
Giới thiệu quy tắc chuyển vế (SGK)
Nhận xét : các số hạng bị đổi dấu
Quy tắc chuyển vế
Quy tắc (SGK- T86)
Ví dụ: 
x- 2 = - 6 x- (-4) = 1
x = - 6 +2 x + 4 =1
x = -4 x = 1 - 4
 x = -3
Lưu ý: trước số hạng cần chuyển vế có thể có cả dấu phép tính và dấu của số hạng. Trước khi chuyển vế ta nên quy từ hai dấu về một dấu rồi mới thực hiện việc chuyển vế. Chẳng hạn:
x+(-2) = 6 viết thành x+2 = 6
Gọi 2 hs lên bảng làm bài 61(T87-SGK).
Thu một vài bài của hs để chấm; chữa bài trên bảng
Yêu cầu hs thiết lập tổng 3 số?
Theo điều kiện của đề bài ta có đẳng thức nào?
Gọi 1 hs lên bảng làm
2 hs lên bảng trình bày lời giải; cả lớp làm bài vào vở
Thiết lập tổng 
3+(-2) + x 
Theo điều kiện của đề bài ta có:
3+(-2) + x = 5
Bài tập:
Bài 1: Tìm số nguyên x biết 
x + 8 = (-5) +4
x + 8 = -1
x = - 1 – 8
x = -9
Bài 61 (T87- SGK)
7 – x = 8 – (-7) 
7 – x = 8 +7
7 – x = 15
–x = 15 – 7
–x = 8
 x = -8
x – 8 = (-3) – 8
x – 8 = -3 – 8
x – 8 = - 11
x = -11 +8
x = -3
Bài 63 :
3+(-2) + x = 5
 1 + x = 5
 x = 5 – 1 
 x = 4
Bài 64
a + x = 5
 x = 5 – a
a – x = 2 
 x = 2 – a
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
Học thuộc các tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế
Làm các bài tập: 62, 65 , 66, 67 (T87- SGK)

Tài liệu đính kèm:

  • doc59.doc