- Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất tiếp theo là ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mối liên quan giữa sự phát triển của trẻ em và môi trường đất. Bên cạnh đó, khi môi trường đất bị ô nhiễm còn là tác nhân gây các bệnh ngoài da, ung thư, rối loạn hô hấp, dị tật bẩm sinh khi có tiếp xúc trực tiếp với nguồn đất bị ô nhiễm hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm độc.
UBND THÀNH PHỐ LONG KHÁNH TRƯỜNG THCS XUÂN TÂN MÔN SINH HỌC 9 BÀI THỰC HÀNH: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG ĐỀ TÀI: MÔI TRƯỜNG ĐẤT Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Xuân Khánh Học sinh thực hiện : Tổ 2 Lớp : 9.2 Năm học: 2021 – 2022 Thành viên tổ 2: Lê Minh Nhật Nguyên Nguyễn Ngọc Thu Thủy Nguyễn Phi Bảo Trân Võ Hồ Như Quỳnh Hoàng Mỹ Trúc Lan Phạm Hoàng Luân Văn Công Lực Hồ Hải Băng ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN Lời phê của giáo viên Điểm 9,0 Bài làm khá tốt, tuy nhiên cần bám sát vấn đề về địa phương. LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay tình trạng ô nhiễm đang là vấn đề trọng tâm của toàn xã hội và được dư luận hết sức quan tâm. Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại những hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng và hết sức khôn lường cho toàn nhân loại. Ô nhiễm môi trường gồm có ô nhiễm đất, nước và không khí. Không phải do tự nhiên môi trường bị ô nhiễm mà do các chất thải của chúng ta hằng ngày thải ra môi trường. Hoạt động của con người gây ra là chủ yếu như nạn khai thác rừng, khoáng sản, hoạt động của các công ti xí nghiệp ngày càng tăng đó là hệ lụy của sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Ô nhiễm môi trường gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người và các loại sinh vật khác. Đất đai đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống của chúng ta, là một tài nguyên vô cùng quý giá. Thế nhưng, hiện nay với tốc độ gia tăng dân số, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng tăng đã khiến cho môi trường, đặt biệt là môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề không chỉ ở nước ta mà còn trên toàn thế giới. Và ở địa phương Xuân Tân chúng ta, hiện tượng ô nhiễm đất cũng không khó để bắt gặp. Chính vì vậy, để hiểu rõ nguyên nhân, thực trạng và tác hại của việc ô nhiễm môi trường đất gây ra, nhóm chúng em thông qua bài thực hành Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương xin trình bày về phần tìm hiểu của mình. Đó là chủ đề “Ô nhiễm môi trường đất”. MÔI TRƯỜNG ĐẤT – VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẤT I. Đất là gì? Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển. Đất bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của các nhân tố khác trong môi trường đó là nước, không khí, sinh vật. II.Vai trò của môi trường đất Môi trường đất đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta: - Là nơi sinh trưởng của thực vật, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc trồng trọt: + Giúp thực vật đứng vững + Cung cấp oxi và thải cacbonic của rễ cây + Giữ nước và cung cấp nước + Điều chỉnh độ ẩm và nhiệt độ + Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây - Hệ thống điều hòa chế độ nước: Vai trò chính của đất trong việc điều hòa chế độ nước là giữ nước và lọc nước. Tất cả các nguồn nước của chúng ta đều phải di chuyển qua đất, chảy tràn trên mặt đất. Khi mưa, một phần nước sẽ được đất giữ lại và cây trồng sẽ sử dụng, phần khác sẽ thấm sâu vào đất và đi vào nước ngầm, cuối cùng sẽ đi vào sông. Nếu bị nhiễm bẩn, nước sẽ được lọc thông qua các tầng đất. - Nền tảng xây dựng các cơ sở hạ tầng: Đất là cơ sở, vật liệu chính cho con người xây dựng các cơ sở hạ tầng như nhà cửa, đường sá, sân bay - Nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai: Là nguyên liệu thị trường nhà đất, là tài sản đảm bảo an toàn về tài chính, được chuyển nhượng từ thế hệ này sang thế hệ khác - Đất có vai trò quan trọng đối với rừng: Là nơi sinh trưởng và phát triển của các khu rừng lâu năm, mang lại giá trị vô cùng to lớn - Ngoài ra đất còn là nơi cư trú của nhiều loài động vật: chuột chũi, giun đất, kiến Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẤT HIỆN NAY I. Ô nhiễm môi trường đất là gì? Đất ô nhiễm tức là tính chất của đất đã bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, các chất độc hại vượt quá ngưỡng cho phép khiến đất bị nhiễm bẩn, gây hại cho hệ sinh thái. Biểu hiện của ô nhiễm môi trường đất phổ biến nhất là đất bị xói mòn, khô cằn, có màu đỏ hoặc xám không đồng đều, xuất hiện các chất Xenobiotic, các hạt sỏi có lỗ hỏng hay các hạt màu trắng trong đất. Môi trường đất bị ô nhiễm có những biểu hiện không giống nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc nặng hay nhẹ. II. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay Trên thế giới Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu Ô nhiễm đất tại Hoa Kỳ – một bãi rác lớn sau KCN ở New York Hiện nay trên thế giới có nhiều vùng đã được xác định là bị ô nhiễm trầm trọng, như nước Anh đã được chính thức xác nhận có khoảng 300 vùng với diện tích 10.000 ha. Ở Hoa Kỳ có khoảng 25.000 vùng. Tại Hà Lan là 6.000 vùng ô nhiễm đang trong quá trình xử lý Tại Việt Nam Trong những năm gần đây, Việt Nam có nhiều những dấu hiệu ô nhiễm môi trường đất và ngày càng trầm trọng rộng khắp lãnh thổ từ ô nhiễm môi trường ở nông thôn đến các thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác. Tại Hà Nội, vấn đề ô nhiễm môi trường đất chủ yếu là do rác thải sinh hoạt và hàm lượng kim loại nặng cao từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nổi bật ở một số khu công nghiệp đô thị và các làng nghề như Khu công nghiệp An Khánh, Khu đồng mương nổi Tam Hiệp – Thanh Trì, Khu đô thị Nam Thăng Long, Làng nghề dệt vải Hà Đông, Ô nhiễm đất ở Hà Nội Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Tp. Hồ Chí Minh cũng không mấy khả quan. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất thải đô thị và hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, Ví dụ, ở Hóc Môn, bình quân một vụ rau được phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 15 – 25 lần.. Ô nhiễm đất ở Thành phố Hồ Chí Minh Phun thuốc trừ sâu quá mức trên ruộng rau ở Hóc Môn 3. Ở địa phương (Phường Xuân Tân) Ô nhiễm đất tại khu vực đối diện Trạm y tế Phường Tại địa phương chúng ta, môi trường đất cũng bị ô nhiễm khá nặng. Tình trạng vứt rác bừa bãi ở những nơi có đất trồng cây xảy ra rất nhiều dù đã có biển hiệu “Cấm đổ rác!” và sự vận động, nhắc nhở của mọi người làm mất đi mĩ quan của địa phương, có mùi hôi thối và khiến cây cối không thể phát triển, chết đi... Đây là hành động xuất phát từ sự thiếu ý thức của người dân ở địa phương. Điều này thật đáng buồn và cần phải có biện pháp để xử lí. Ô nhiễm đất tại khu vực trồng cao su con và khoai mì NGUYÊN NHÂN - HẬU QUẢ CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT I. Nguyên nhân 1. Do các thành phần tự nhiên - Đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn do thủy triều, do mưa axit - Bão lũ cuốn trôi các chất độc xuống đất - Núi lửa phun trào à Trong số đó nghiêm trọng nhất là nhiễm phèn, mặn do trủy triều và khô hạn. Ảnh hưởng rất lớn đến một vùng đất rộng lớn và khó khắc phục, giải quyết. Đất bị nhiễm phèn Đất bị nhiễm mặn 2. Ô nhiễm do các hoạt động của con người Các nguyên nhân này đều xuất phát từ sự thiếu ý thức của con người: - Do chất thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, những hóa chất, nước thải, bao nylon trong công nghiệp. Chất thải, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, thuốc kích thích tăng trưởng trong nông nghiệp - Do các hoạt động sinh hoạt của con người: Chất thải trong sinh hoạt thải trực tiếp xuống đất, những chất thải khó phân hủy hay các hoạt động khai thác công nghiệp: than đá... Ô nhiễm do chất hóa học Ô nhiễm do mưa axit Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt Ô nhiễm do khai thác than đá II. Hậu quả Ô nhiễm môi trường đất sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả khôn lường: - Đất bị thoái hóa: Hầu hết phần đất trên bề mặt bị thay đổi, các loại nấm gây hại dễ bị xói mòn khi có mưa lớn, dư thừa lượng muối và các chất dinh dưỡng. Vì vậy, đất đai bị chua, mặn, chai cứng và không còn khả năng khai thác. - Ảnh hưởng tới nguồn nước ngầm: Môi trường đất bị ô nhiễm tác động tới nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm. Điều đó gây nguy hại cho con người, vì hầu hết lượng nước phục vụ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt đều là nước ngầm. - Tác động tới sản xuất nông nghiệp: Đất bị thoái hóa, bạc màu, kém phì nhiêu, màu mỡ. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất tới nông nghiệp khiến mùa màng kém bội thu, thiếu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng tới chất lượng nông sản. - Ảnh hưởng tới sức khỏe con người: Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất tiếp theo là ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mối liên quan giữa sự phát triển của trẻ em và môi trường đất. Bên cạnh đó, khi môi trường đất bị ô nhiễm còn là tác nhân gây các bệnh ngoài da, ung thư, rối loạn hô hấp, dị tật bẩm sinh khi có tiếp xúc trực tiếp với nguồn đất bị ô nhiễm hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm độc. - Tác động tới hệ sinh thái: Môi trường đất bị ô nhiễm làm thay đổi hệ thực vật, giảm năng suất của các loại cây trồng và làm mất cân bằng sinh thái, từ đó ảnh hưởng tới sự sống của các loài sinh vật. * Đối với động vật: - Nguồn thức ăn của chúng biến mất. - Nhiều loài động vật còn có khả năng biến đổi gen khi tiếp xúc lâu dài trong môi trường đất bị ô nhiễm. - Không có nơi cư trú. => Động vật ngày càng bị chết dần dẫn đến tuyệt chủng * Đối với thực vật: - Môi trường đất bị ô nhiễm làm thay đổi hệ thực vật. - Giảm năng suất của các loại cây trồng và làm mất cân bằng sinh thái - Cây bị chết nhiều vì đất bị ô nhiễm, không có đất giàu nguồn dinh dưỡng để trồng trọt - Bên cạnh đó, ô nhiễm đất sẽ dẫn tới hệ lụy của việc ô nhiễm môi trường nước và không khí: Rác thải thải ra đất rồi rơi xuống các dòng sông, ao hồ,; các hóa chất độc hại ngắm xuống đất khiến đất và nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng Trong quá trình phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, những giọt dung dịch thuốc bay vào không khí làm không khí bị nhiễm độc, gây hại đến sức khỏe con người và động vật BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT – CẢM TƯỞNG SAU KHI HỌC BÀI THỰC HÀNH Biện pháp bảo vệ Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất: - Giảm số lượng rác thải ra môi trường đất, bỏ rác đúng nơi quy định và có biệp pháp xử lí rác thải hợp lí. - Có biện pháp canh tác đất hợp lí trong nông nghiệp. - Bảo vệ, cải thiện môi trường sống. - Trồng rừng để chống sạt lỡ đất... - Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn. - Phân loại, xử lí và tái chế các loại rác thải. - Hạn chế sử dụng các vật dụng làm bằng nhựa, nilon, ... và thay thế vào đó các vật dụng có chất liệu dễ phân hủy như bìa, giấy, ... II. Cảm tưởng của chúng em sau khi học bài thực hành “Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương” - Sau khi học xong bài thực hành chúng em rất buồn vì tình trạng ô nhiễm ở địa phương em đã làm cho nhiều hệ sinh thái bị tàn phá nghiêm trọng. Đồng thời chúng em phát hiện ra được nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Sau buổi học này chúng em cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường sống ở địa phương em. Vì nếu môi trường sống bị ô nhiễm thì chất lượng sống của con người cũng sẽ không được đảm bảo. Em hy vọng, mọi người sẽ cùng nhau bảo vệ môi trường dù là những hành động nhỏ nhặt nhất. - Để bảo vệ môi trường thì chúng ta cần hạn chế sử dụng túi nilong, hạn chế sử dụng các thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật, cần trồng nhiều cây xanh, cần chú ý giữ gìn vệ sinh chung. Đồng thời tuyên truyền và giáo dục cho mọi người trong các khu dân cư ý thức bảo vệ môi trường sống - Chúng em cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường sống ở địa phương em. Vì nếu môi trường sống bị ô nhiễm thì chất lượng sống của con người cũng sẽ không được đảm bảo. - Chúng ta hãy cùng nhau làm cho Trái Đất tươi đẹp hơn, chung tay bảo vệ Trái Đất không có ô nhiễm. Chúng em cũng có một thông điệp nhỏ muốn gửi đến tất cả mọi người: “Chung tay bảo vệ môi trường Cây xanh tỏa bóng muôn phương yên bình Vùng cao miền biển đẹp xinh Bài ca xây dựng hòa bình màu xanh Hỡi ai! Đừng có thờ ơ! Dẹp ngay rác hại, giấc mơ nhiều người Non cao dùng bữa cười tươi Lá làm mâm cỗ điểm mười sống xanh Ai ai cũng muốn trong lành Ni - lông túi nhựa giảm nhanh đi nào Ước mong cuộc sống thanh tao Phân đúng loại rác bỏ vào điểm gom!”
Tài liệu đính kèm: