Giáo án Toán - Tiết 122: Bảng đơn vị đo thời gian

Giáo án Toán - Tiết 122: Bảng đơn vị đo thời gian

TUẦN 25 Thứ ngày tháng năm 2012

TOÁN :Tiết 122 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN

I. Mục tiêu: Giúp HS biết :

- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian thông dụng.

- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.

- Đổi đơn vị đo thời gian.

II. Đồ dùng dạy học: - Bảng đơn vị đo thời gian (phóng to) chưa ghi kết quả.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán - Tiết 122: Bảng đơn vị đo thời gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Thứ ngày tháng năm 2012
TOÁN :Tiết 122	BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I. Mục tiêu: Giúp HS biết :
- Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian thông dụng.
- Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.
- Đổi đơn vị đo thời gian.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng đơn vị đo thời gian (phóng to) chưa ghi kết quả.
III. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
17’
18’
2’
1. Bài mới: - Giới thiệu bài: Bảng đơn vị đo thời gian. 
a) Bảng đơn vị đo thời gian
- Yêu cầu HS viết ra giấy nháp tên tất cả các đơn vị đo thời gian đã học.
+ Một thế kỉ gồm bao nhiêu năm?
+ Một năm có bao nhiêu tháng?
+ Một năm thường có bao nhiêu ngày?
+ Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Mấy năm mới có 1 năm nhuận?
* GV: 1 năm thường có 365 ngày, còn năm nhuận có 366 ngày, cứ 4 năm liền thì có 1 năm nhuận, sau 3 năm thường thì đến 1 năm nhuận
+ Hãy nêu đặc điểm của năm nhuận (số chỉ năm nhuận có đặc điểm gì?)
+ Nêu tên các tháng trong năm và số ngày trong tháng?.
b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian.
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn đổi từng cặp đơn vị
* Đổi từ năm ra tháng
+ Một năm rưỡi là bao nhiêu tháng? Nêu cách làm.
* Đổi từ giờ ra phút
+ 2/3 giờ là bao nhiêu phút? .Nêu cách làm.
* Đổi từ phút ra giờ
+ 216 phút là bao nhiêu giờ ? Nêu cách làm.
3. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
- HS thảo luận nhóm đôi tìm câu trả lời
* GV chốt : Cách để xác định thế kỉ nhanh nhất là ta bỏ 2 chữ số cuối cùng của chỉ số năm, cộng thêm 1 vào số còn lại ta được số chỉ thế kỉ của năm đó.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Cho HS làm bài vào vở
- Yêu cầu HS trả lời truyền miệng
Bài 3a: Yêu cầu HS đọc đề bài - Cho HS thi “Ai nhanh, ai đúng” trên phiếu
4. Nhận xét - dặn dò:
 1 thế kỉ = 10 năm
 1 năm = 12 tháng
 1 năm = 365 ngày 
 1 năm nhuận = 366 ngày
 Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận 
- 1 tuần lễ = 7 ngày
 1 ngày = 24 giờ
 1 giờ = 60 phút
 1 phút = 60 giây
- 2004, 2008, 2012
- Số chỉ năm nhuận là số chia hết cho 4.
- HS thực hành nhóm đôi
- HS thực hành nhóm đôi và nêu
 Một năm rưỡi = 1,5 năm
 = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng
2/3 giờ = 60 phút x 2/3 = 40 phút
- Lấy số phút của 1 giờ nhân với số giờ.
- 216phút = 3giờ 36phút = 3,6 giờ
- Lấy 216 chia cho 60, thương là số giờ, số dư là số phút hoặc thực hiện phép chia ra số đo là số thập phân.
Khi chuyển từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ : ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).
Khi chuyển từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn : ta lấy số đo của đơn vị nhỏ chia cho cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).- HS trình bày - Lớp nhận xét
- HS làm bài
- HS nối tiếp nêu kết quả 
TUẦN 25 Thứ ngày tháng năm 2012
TOÁN :Tiết 123	CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép cộng số đo thời gian
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
30’
2’
1. Bài cũ: 
- Cho 2 HS làm bảng, lớp làm vở, GV đọc 1 số bài toán về số đo thời gian cho HS làm.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Cộng số đo thời gian. 
a) Ví dụ 1:
* GV: nêu bài toán SGK, ghi tóm tắt lên bảng
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Tính như thế nào?
- Yêu cầu nhóm đôi thảo luận cách tính
- HS nhận xét về cách tính
* GV nhận xét, kết luận
b) Ví dụ 2:
* GV nêu bài toán SGK
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính.
- HS trình bày cách tính.
+ Nhận xét gì về số đo của đơn vị bé hơn?
* GV: Khi số đo lớn hơn ta nên chuyển sang đơn vị lớn hơn.
- HS nhắc lại cách làm
* GV chốt lại cách cộng số đo thời gian
3. Luyện tập:
Bài 1 dòng 1, 2: Yêu cầu HS đọc đề bài
- Cho HS làm bài vào vở
- HS nhận xét
* GV nhận xét đánh giá : 
+ Hãy so sánh cách cộng số đo thời gian với cách cộng số tự nhiên? (giống? Khác?)
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài. Tóm tắt
+ Để trả lời câu hỏi của bài toán ta thực hiện phép tính nào?
- HS làm bài vào vở. 1HS làm bảng
- GV nhận xét
4. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài – CBB sau
- HS làm bài
- HS theo dõi
- Tính tg đi từ HN đến Vinh
- 3giờ 15phút + 2giờ 35phút 
- 1 HS lên bảng đặt phép tính, lớp làm nháp. 
 3giờ 15phút 
 2giờ 35phút 
 5giờ 50phút
- 22phút 58giây + 23phút 25giây=
 22phút 58giây 
 23phút 25giây 
 45phút 83giây
- Số đo lớn hơn hệ số giữa 2 đơn vị (83 > 60)
- 83 giây = 1phút 23giây
- HS trình bài cách đặt tính và tính
- HS đọc
- 4 HS làm phiếu (mỗi em 2 bài)
- HS trả lời
- HS đọc đề và tóm tắt bằng sơ đồ
- 35phút + 2giờ 20phút.
- HS làm bài:
 Thời gian Lâm đi từ nhà đến VBT:
35phút + 2giờ 20phút = 2giờ 55phút
- HS ghi nhớ
TUẦN 25 Thứ ngày tháng năm 2012
TOÁN :Tiết 124	TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép trừ số đo thời gian
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
18’
17’
2’
1. Bài cũ: - Gọi 2 HS 
* 1 ngày = ..... giờ 1 năm = .... tháng
 1 giờ = ..... phút 1 phút = ..... giây
* Đặt tính rồi tính
8 năm 9 tháng + 6 năm 7 tháng
12phút 43giây + 5phút 37giây
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Trừ số đo thời gian. 
a) Ví dụ 1: 
- GV: nêu bài toán SGK
+ Yêu cầu nêu phép tính của bài toán
- HS nhận xét 
* GV: nhận xét, đánh giá
b) Ví dụ 2: 
* GV nêu bài toán SGK
- Yêu cầu HS nêu phép tính.
- HS thảo luận nhóm đôi tìm cách đặt tính và tính.
- HS trình bày cách tính. Nêu cách tính
3. Luyện tập:
Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài
- 3 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở
- HS nhận xét
* GV nhận xét đánh giá : 
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- 3 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở
- HS nhận xét
* GV đánh giá
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. Tóm tắt
- Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 3.
+ Làm thế nào để tìm thời gian đi từ A đến B không kể thời gian nghỉ. Hãy nêu phép tính của bài toán
- 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở 
- HS nhận xét
* GV đánh giá
4. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài – CBB sau .
- 2 HS làm bảng, lớp làm nháp
- HS nhận xét
-15giờ 55phút – 13giờ 10phút
- HS làm bài 
- 1 HS lên bảng đặt phép tính, lớp làm nháp.
- HS nêu cách tính
- 3phút 20giây – 2phút 45giây
- HS trình bày cách tính
- Trường hợp số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.
- 1 HS
- HS làm bài
- 1 HS
- HS làm bài
- 1 HS đọc đề và tóm tắt
- Lấy thời điểm đến - thời điểm xuất phát - thời gian nghỉ.
- HS làm bài
TUẦN 25 Thứ ngày tháng năm 2012
TOÁN :Tiết 125	LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS biết:
- Cộng, trừ số đo thời gian
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
II. Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
35’
2’
1. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS làm bài tập
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Luyện tập
- Thực hành - Luyện tập:
Bài 1 b: Yêu cầu HS đọc đề bài
- Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 1a
- 2 HS làm bài trên phiếu, lớp làm vở
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm, giải thích kết quả viết.
+ Nêu cách chuyển số đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ.
* GV nhận xét đánh giá : 
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- 3 HS lên bảng, HS ở lớp làm vở
+ Hãy nêu cách cộng hai số đo thời gian
* GV đánh giá
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài. 
(Thực hiện tương tự bài 2)
* GV đánh giá
Bài 4: 
Yêu cầu HS đọc đề bài. 
- Cho HS khá, giỏi làm thêm bài 4
- Yêu cầu HS nêu phép tính của bài toán
- 1 HS lên bảng, HS ở lớp làm bảng con 
- Đổi vớ chéo kiểm tra
* GV đánh giá
4. Nhận xét - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài – CBB sau.
- HS lớp tính vào bảng con
- 1 HS
- HS làm bài
- HS đọc kết quả, lớp nhận xét
- Ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với hệ số giữa hai đơn vị.
- 1 HS
- HS làm bài
+ HS nhận xét
- Cộng các số đo theo từng loại đơn vị. Trường hợp số đo đơn vị bé lớn hơn hệ số giữa hai đơn vị đo thì đổi sang đơn vị lớn hơn.
- 1 HS
- 1962 – 1492 = ?
- HS làm bài

Tài liệu đính kèm:

  • doccac bai tap toan hay.doc