Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 11: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 11: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

Soạn:

Giảng:

 Tiết 11

Tập làm văn

Luyện tập

sử dụng một số biện pháp nghệ thuật

trong văn bản thuyết minh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 - Hiểu được việc SD 1 số biện pháp nghệ thuật trong VB TM làm cho bài văn TM sinh động, hấp dẫn.

 - Biết cách SD 1 số biện pháp NT vào VB TM.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY & TRÒ:

 - G: SGK, SGV, tư liệu, bảng phụ.

 - H: Đọc & chuẩn bị bài.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Qui nạp

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH:

II. KIỂM TRA BÀI CŨ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn môn Ngữ văn 9 - Tiết 11: Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:
Giảng:
Tiết 11
Tập làm văn 
Luyện tập 
sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 - Hiểu được việc SD 1 số biện pháp nghệ thuật trong VB TM làm cho bài văn TM sinh động, hấp dẫn.
 - Biết cách SD 1 số biện pháp NT vào VB TM.
B. Chuẩn bị của thầy & trò:
 - G: SGK, SGV, tư liệu, bảng phụ.
 - H: Đọc & chuẩn bị bài.
C. Phương pháp:
 - Qui nạp
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định: 
II. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III. Bài mới:
Hoạt độngcủa thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
G Bảng phụ:
Tại sao lá cây có màu xanh lục
 Lá cây có màu xanh lục vì các tế bào chứa nhiều lục lạp. 1 mi-li-mét lá chứa 40 vạn lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa 1 chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. ánh sáng trắng của mặt trời gồm 7 màu: tím, chàm, lam, lục, vàng, cam, đỏ. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia có màu khác, nhất là màu đỏ và màu lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục, và lại phản chiếu màu này, do đó mắt ta mới nhìn thấy màu xanh lục. Nếu ta chiếu chất diệp lục của lá cây = 1 nguồn sáng màu đỏ, chất này sẽ thu nhận tất cả các tia màu đỏ, nhưng vì không có tia sáng màu xanh lục để phản chiếu lại, nên KQ ta nhìn vào lá cây chỉ thấy 1 màu đen sì... Như vậy lá cây có màu xanh là do chất diệp lục trong lá cây.
? Hãy dựa vào VB trên, tưởng tượng 1 cuộc hội thoại giữa em và thầy (cô) giáo dạy Sinh học để viết 1 VB TM màu xanh lục của lá cây?
G Gợi ý: Có thể đặt cuộc hội thoại vào trong 1 câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của em với thầy (cô) giáo Sinh học.
Nên nghĩ ra 1 tình huống mở đầu khiến cho câu chuyện được tự nhiên: có thể từ 1 câu hỏi của 1 em bé, của 1 bạn học; từ 1 bài tập em phải giải đáp; từ YC của 1 cuộc hội thảo ở lớp,
Để cho cuộc hội thoại giữa thầy và trò được phong phú và sinh động, những thông tin trong “VB Tại sao lá cây có màu xanh lục” cần được chia nhỏ ra. Từ đó, chuyển 1 số câu trần thuật thành câu hỏi của trò, rồi lấy ND của câu tiếp viết thành lời đáp của thầy sao cho cuộc hội thoại chuyển tải hết ND của bản TM trên.
? Nguyên Ngọc đã SD nhiều biện pháp NT để TM rất sinh động về đá và nước trong vịnh Hạ Long (VB “Hạ Long - đá và nước”, SGK, trang 12). Học theo lối viết đó, hãy viết 1 đoạn về đá và nước trong hang động ở vịnh Hạ Long hoặc nơi nào đó em đã được tham quan?
G Có thể thấy, Nguyên Ngọc đã luôn tưởng tượng, liên tưởng: tưởng tượng những cuộc dạo chơi để TM sự phong phú của hình thù của đá, sự đa dạng của hiện tượng địa chấn; liên tưởng để sáng tạo các HA nhân hoá các đảo đá; dùng rất nhiều từ ngữ gợi cảm giác, Nhờ vậy, TG biến các đảo đá vô tri thành 1 thế giới sinh động có hồn.
G Gợi ý: Các em đọc kĩ VB để học tập lối viết đó, vận dụng 1 cách sáng tạo vào đoạn văn TM về đá và nước trong hang động.
Trong hang động, nước có thể có nhiều, làm thành sông, suối, hồ nước ngầm (Xem “Động Phong Nha”, Ngữ văn 6, tập II, trang 144); cũng có thể có ít, nhỏ giọt. Mỗi dạng có 1 TD riêng, lí thú riêng và do đó gợi những liên tưởng, tưởng tượng riêng cho người viết bài TM.
Trong hang động, kì lạ nhất là hình thù của đá. Khi QS hoặc tưởng tượng lại cảnh đó, cần luôn liên tưởng tới thế giới đồ vật, động, thực vật hoặc CN để sáng tạo HA SS, nhân hoá, khi TM.
Có thể viết đoạn TM sự hình thành của các nhũ đá trong hang; xen lời văn MT với các biện pháp SS, ẩn dụ, để tả các hình thù kì lạ của đá trong hang.
Cũng có thể viết 1 đoạn văn TS như 1 câu chuyện cổ tích, trong đó đá và nước trong hang tối hiện ra như 1 thế giới các sinh linh sống đồng thời vẫn có những kiến thức KH TM cho sự hình thành của nhũ đá trong hang động.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận -> viết.
- Các nhóm khác NX.
- Thưa thầy, em chưa hiểu vì sao lá cây có màu xanh ?
Thầy nheo mắt cười hiền từ:
- à, là vì lá có rất nhiều tế bào lục lạp, 1 mi-li-mét lá chứa tới 40 vạn lục lạp.
- 1 bàn 1 nhóm thảo luận -> viết.
- Các nhóm khác NX.
II. Luyện tập:
Bài 3:
Bài 4:
IV. Củng cố:
 G Khái quát lại ND bài.
V. HDVN:
 - Xem lại bài.
 - Chuẩn bị bài: SD YT MT trong VB TS.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc11- LUYEN TAP SD 1 SO BIEN PHAP NT TRONG VB TM.doc