Giáo án Tự chọn Ngữ văn 10 – Nguyễn Thị Nga

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 10 – Nguyễn Thị Nga

Đ PHÂN LOẠI CÂU

THEO CẤU TẠO NGỮ PHÁP VÀ THEO MỤC ĐÍCH NÓI

A –MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói.

- Rèn luyện kỹ năng tạo câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói.

B. TIẾN TRèNH LấN LỚP

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

 

doc 55 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 882Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 10 – Nguyễn Thị Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 30/8/2009
Tiết 1- 
Đ Phân loại câu 
theo cấu tạo ngữ pháp Và theo mục đích nói
A –MỤC TIấU CẦN ĐẠT: 
Giúp học sinh:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói.
- Rèn luyện kỹ năng tạo câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp và mục đích nói.
B. TIẾN TRèNH LấN LỚP
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới: 
HĐ của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
- Gọi HS lên bảng thực hành.
- Lấy VD về câu đơn đặc biệt? Hóy xỏc định cỏc thành phần cõu trong cỏc vớ dụ vừa nờu?
- Thế nào là câu đơn đặc biệt?
- Gọi HS thực hành?
- Nêu định nghĩa về câu đơn?
- Gọi HS phân biệt câu đơn đặc biệt và câu đơn thành phần trong đoạn văn? (bảng phụ)
I - Câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
1 - Câu đơn	
a) Câu đơn đặc biệt
VD: Mưa. Nắng
VD: Một mình. Lẻ loi. Nước mắt. Nhạt nhoà. Hôi hám..
VD: Năm ấy mất mùa
 TN ĐT
VD: Đằng xa xuất hiện một ánh đèn.
 TN ĐT(xuất hiện)
VD: Còn g. Còn gạo. Cũn tiền. Còn đệ tử.
 Hết cơm. Hết gạo. Hết ông tôi.
VD: Ôi, em Thuỷ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.
đ Câu đơn đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo kết cấu CV (không xác định được thành phần chủ - vị). Câu đơn đặc biệt mang tính VN, phản ánh được thực tế khách quan.
 2 - Câu đơn bt (2TP)
VD: Trời mưa. Huy đang học bài.
 C V C V
VD: Con ong làm mật yêu hoa. Con cá bơi yêu nước.
 C V1 V2 C V1 V2
VD: Các bạn đang chơi trốn tìm.
đ Câu đơn bt được tạo bởi 2 thành phần C – V làm nên nòng cốt câu và có quan hệ mật thiết với nhau.
* Thực hành: Phân biệt câu đơn đặc biệt và câo đơn bt. VD1: Pháp chạy. Nhật đầu hàng. Vua Bảo Đại thoái vị.
VD2: Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một đoàn tàu. Một hồi coi. 
VD3: An gào lên:
Sơn! Em ơi! Sơn ơi!
Chị An ơi! - Sơn đã nhìn thấy chi.
- HS thực hành.
Hs lấy cỏc vớ dụ.
- Gọi HS phân tích cấu tạo câu? Xác định loại câu?
- Thế nào là câu phức?
- Nêu định nghĩa câu ghép?
- Dựa vào mục đớch núi người ta chia thành mấy loại cõu? Đú là những loại cõu nào? Lấy vớ dụ.
- Cõu văn em vừa đặt diễn đạt mục đớch gỡ?
Từ cỏc vớ dụ hóy hỡnh thành và phỏt biểu cỏc khỏi niệm để phõn biệt cỏc loại cõu phõn chia theo mục đớch núi.
Tổng kết : Hs nờu ra bài học khi sử dụng cõu trong hoạt động giao tiếp bằng ngụn ngữ.
 Bài học: khi núi và viết phải chỳ ý đến cấu tạo cõu và mục đớch lời núi.
3 - Mở rộng thành phần của câu
VD1: Chiều hôm qua, Thuận và Nhung học nhóm.
 TN C1 C2 V
VD2: Bài cũ, tớ đã học rồi
*Thực hành: 
VD1:
4 - Câu phức và câu gép
a) Câu phức
VD1: 
VD2:
VD3:
đ Câu phức chứa 2 cụm chủ vị trở lên . Trong đó, chỉ có một cụm C –V làm nòng cốt câu, những cụm còn lại là thành phần trong cụm nòng cốt hoặc bên trong thành phần phụ của câu.
b) Câu ghép
VD1: 
VD2: 
VD3:
đ Câu ghép có 2 cụm C – V trở lên, trong đó không cụm C – V nào bao chứa trong cụm C – V nào. Mỗi cụm C – V được gọi là một vế câu.
* Thực hành
a)
b) 
II - Câu phân loại theo mục đích nói.
1 - Câu tường thuật
VD1:
VD2:
đ Câu tường thuật: Kể lại, nhận xét, xác nhận, miêu tả sự việc, sự kiện, hiện tượng với những chi tiết nào đó. Ngữ điệu thường hạ thấp ở cuối câu.
2 - Câu nghi vấn
VD1:
VD2:
đ Câu nghi vấn: Chưa biết hoặc biết ít, chưa hiểu hết, còn hoài nghi và cần được nghe trả lời, giải thích.
3 - Câu cầu khiến 
VD1:
VD2:
đ Câu cầu khiến: Tỏ ý muốn nhờ hoặc bắt buộc ai đó thực hiện nêu lên trong câu. Cấu tạo bằng trợ từ, phụ từ. Nhấn giọng vào nội dung mệnh lệnh.
4 - Câu cảm thán 
VD1:
VD2:
đCõu cảm thỏn là cõu thể hiện thỏi độ, cảm xỳc của người núi (người viết). cõu thường được cấu tạo bằng những thỏn từ.
Ngày 26/9/2009
Tiết 2,3,4,5- 
Những lỗi thường gặp trong sử dụng tiếng việt 
thực hành sửa lỗi
(4 tiết)
A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố những kiến thức cơ bản trong việc sử dụng tiếng việt, chỉ ra những lỗi thường gặp và thực hành sửa lỗi
B. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức
2. Bài mới. 
HĐ của giáo viên và học sinh
Các yêu cầu cần đạt
Tiết 1
Chúng ta thường mắc những lỗi nào về phát âm?
Theo em phải làm thế nào để không mắc những lỗi đó nữa?
Hs trả lời.
Chúng ta thường mắc những lỗi nào về chính tả?
Có cách gì đểb chúng ta có thể hạn chế bớt những lỗi đó không?
Hs trả lời.
Chúng ta thường mắc những lỗi nào về dùng từ?
Có thể khắc phục những lỗi này không? Khắc phục bằng cách nào?
Hs trả lời.
Hãy chỉ ra những lỗi thường gặp về ngữ pháp tiếng Việt?
Gv đưa ra các ví dụ, yêu cầu hs chỉ ra lỗi sai và đề xuất các cách chữa.
Hs thực hành.
Gv đưa ví dụ, hs nhận xét.
Chúng ta thường mắc những lỗi nào về câu trong khi sử dụng tiếng Việt?
Hs liệt kê các lỗi.
Tiết 2:
Học sinh nhận xét thiếu thành phần gì?
Nguyên nhân mắc lỗi là gì?
Hs trả lời.
VN trong câu đóng vai trò gì?
Đứng ở vị trí nào?
Thuộc loại từ gì?
Hs trả lời.
Vậy phải làm như thế nào để phân biệt giữa yếu tố phụ miêu tả DT với VN?
Hs trả lời.
Tiết 3
Chia lớp thành 2 nhóm đối nhau, một nhóm nêu ví dụ sai, nhóm kia chỉ ra lỗi sai và đề xuất các cách chữa. Hai nhóm luân phiên đổi vai cho nhau.
Tiết 4:
* Không phân định rõ thành phần TN& CN
* Không phân định rõ yếu tố phụ miêu tả của DT, phần phụ Chủ và VN
Không phân định rõ trật tự cần có của thành phần câu
* Không phân định rõ những BN có cách chi phối khác nhau 
* Không phân định rõ giữa các vế câu& giữa các câu với câu
Hãy rút ra bài học cho bản thân khi nói và viết?
I. Lôĩ thường gặp trong sử dụng tiếng việt
 1. Lỗi về phát âm.
VD: Lẫn lộn phụ âm: /l/v/n/n/với /d/
Người viết thường phát âm TV theo chuẩn phát âm của một phong ngữ nhất định. Tuy vậy trong ý niệm của chúng ta vẫn có một chuẩn phát âm chung đó là: phát phát âm được phổ biến trong chữ quốc ngữ hiện nay.
 2. Lỗi về chính tả.
VD: lỗi về dấu thanh : “bổ sung” - “Bổ xung”
 “ Một sợi dây – Một sơi giây”
Có những qui tắc về chính tả được hiện hành khá thống nhất khi viết mọi người cần phải tuân thủ những qui tắc chung ấy.
- Việc phát âm theo giọng địa phương là điều không thể tránh được nhưng khi viết thì b2 phải viết đúng chính tả.
 3. Lỗi về dùng từ.
VD1: NĐC lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác
( câu vừa mức lỗi về dùng từ vừa mắc lỗi về p/c p2 thay “ lang thang bằng “phiêu bạt”.
VD2: tôi kể cho bạn nghe một chuyện hi hữu mới xảy ra ở quê tôi (“hi hữu là 1 từ Hán Việt co nghiã là hiếm có, hiện nay ít dung nên thay bằng 1 từ khác như “lạ”
- Khi dùng từ ngữ đòi hỏi khi nói hoặc viết ta phải biết dùng từ đúng nghĩa của nó trong TV.
 4. Lỗi về ngữ pháp.
VD1: Nguyễn Trãi, nhà thơ yêu nước của dân tộc Việt Nam.
(câu sai ngữ pháp: thiếu VN , cần phải thêm VN. VD:..đã hết lòng giúp đỡ Lê Lợi trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh).
VD2: Qua / nhân vật chị Dậu/ cho ta thấy rõ 
 TN
những đức tính cao đẹp đó
 VN
(Qua nhân vật chị Dậu không thể là CN được bởi vì từ qua không thuộc thành phần câu nào cả. Vậy câu này chưa phải là một câu đúng bởi vì không có CNg câu saig từ “qua” ở đàu câu đã biến cả VD này thành thành phần phụ TN. 
- Có thể tạo ra CN = cách : Bỏ từ “Quá” ở đầu câu cũng tức là bỏ thành phần phụ trong câu, có thể thêm từ “Hg” vào vị trí “cho” để tạo ra CN.
 5. Lỗi về phong cách.
VD: Hãy bóp cổ những nương cần bãi cọc
 Bắt nhả ra nghìn triệu tấn lương vàng.
(Câu mắc lỗi về phong cách : Hình ảnh bị cường điệu quá mức, làm cho người đọc phải nghi ngờ, lời thơ trở nên miễn cưỡng, hiệu quả NT không còn nữa).
* Như vậy : nhiệm vụ phát triển TV không chỉ là nhiệm vụ chung cho mọi người mà còn là nhiệm vụ cho mỗi người. Muốn đáp ứng được yêu cầu đó. Việc rèn luyện sử dụng trong sinh hoạt, học tập phải là việc làm thường xuyên của mỗi học sinh.
 II.Các lỗi về câu. 
 * Lỗi về thành phần câu.
Từ ngữ trong câu thường nhiều chức vụ NP xác định và phân biệt về nhau làm thành những thành phần trong câu. trong những câu sai thông thường người viết hoặc không làm rõ ranh giới giữa thành phần câu này với thành phần câu kia, hoà nhập chung 1 trong 1 tổ hợp và phân biệt với nhau hoàn thành các thành phần trong câu. Trong những câu sai thông thường người viết hoặc không làm rõ ranh giới giữa thành phần câu này với thành phần câu kia, hòa nhập chung làm một trong một tổ hợp từ hoặc làm chúng lẫn lộn do suy nghĩ chưa rành mạnh.
 Cần tránh đánh đồng những câu viết sai với những câu viết theo lối không bình thường nhằm tạo ra những sắc thái ý nghĩa bổ sung( ý nghĩa tu từ) và tạo ra những câu sai không bình thường và phải có dụng ý rõ rệt & phải được nhiều người đọc chấp nhận là có mang nặng những sắc thái, những sắc thái ý nghĩa bổ sung còn câu sai chỉ tạo ra cái vô nghĩa hoặc bối rối khó đoán nhận.
Lỗi không phân định rõ thành phần TN và CN
VD: Qua nhân vật chị Dậu cho ta thấy đức tính cao đẹp đó.
 - Từ” “ nhân vật chị Dậu thành phần TN. Vậy câu này chưa phải là câu đúng bởi vì không có CN-> câu sai.
- Cách chữa: Có thể bỏ từ” Qua” hoặc bổ sung thêm CN(” tác giả”).
- Nguyên nhân: 
 CN: + Vị trí: Đầu câu
 + Từ loại: Danh từ
 TN:+ Vị trí: Đầu, cuối
 + Cấu tạo: Kết từ + DT( cụm DT)
-> Người ta hay nhầm lẫn vì chúng có nhiều điểm tương đồng
Cách chữa: + Biến đổi TN thành CN( bỏ kết từ)
 + Giữa thêm thành ngữ và cộng thêm một CN
Lỗi không phân định rõ yếu tố phụ miêu tả cụm DT, phần phụ Chủ và VN
VD: Cặp mắt lonh lanh của thái văn/ A mà xuân 
 CN ĐN
miễn gọi là mắt thần canh biển.
 - Vd này không có VN bởi vì từ “ mà” cho đến hết là ĐN -> Câu sai.
-> Người viết nhầm lần giữa yếu tố phụ miêu tả của DT với CN( Vị trí chính của câu chỉ ra tính chất, trạng thái hoạt động của CN)
 Cách chữa: + Thêm VN thích hợp:” đã trở thành nói tác giả”
 + Có thể bỏ từ” mà” để biến cặp mắt  Đổi thành đề ngữ của câu.
 - VN: + Vai trò: Thành phần chính chỉ( Tính chất, trạng thái, hoạt động...)
 + Vị trí: Sau
 + Từ loại: ĐT, TT
 - Yếu tố phụ miêu tả của DT: + Đứng sau DT
 + Miêu tả tính chất, trạng thái
->Lỗi: không yếu tố rõ về định ngừ và VN
 - Cách phân biệt: 
 + Yếu tố phụ miêu tả DT gắn chặt với DT bằng từ quan hệ” mà”
 + Trong khi đó CN với VN thì phân định rất rõ ràng với nhau-> không có quan hệ từ nt này.
Lỗi không phân định rõ trật tự cần có của thành phần câu
VD: Sau những ngày tháng chìm nổi khổ đau, bằng 
 TN chỉ thời gian
sự thể hiện của chính bản thân mình với trái tim 
 TN chỉ cách thức phương tiện 
nhân hậu& ngọn bút tài hoa- bút đã đưa ông lên hàng thi hành
 - Câu này chỉ là phần TN liên tiếp chỉ cách thức phương tiện, thời gian phần sau chỉ để giải thích cho phần trước.
 - Chú ý: Đôi khi trong viết văn người viết đưa ra quá nhiều thành phần phụ cho nên nhầm lẫn nó với thành phần chính( C-V)
 - Cách chữa: Thêm cụm C-V. Ngoài ra còn thiếu 1 lỗi nữa là thiếu cả CN và VN của thành phần phụ.
 VD: Tôi/ nói với anh rằng. Quyển sách ấy 
 C V Thiếu VN
Mặc dù câu có cụm C-V, song vẫn chấp nhận được do thiếu VN ở thành phần phụ.
 - Trong m ... xăm xăm, băng không chỉ diễn tả tâm trạng và tình cảm ủa Kiều mà còn trước hết thể hiện sự khẩn trương, vội vã của nàng trong hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính nàng.
-Tiếng gọi của con tim tình yêu, nàng như tranh đua với thời gian, với định mệnh đang ám ảnh nàng từ buổi chiều đi hội đạp thanh.
-Lời báo mộng cùng trong số kiếp, trong hội Đoạn trường của Đạm Tiên.
Câu 2
- Cách dùng hình ảnh ước lệ tượng trưng rất đẹp, rất sang: giấc hoè, bóng trăng xế, hoa lê, giấc mộng đêm xuân
- Tâm trạng bâng khuâng, bàng hoàng, nửa tỉnh nửa mơ, khó tin là sự thực của chàng Kim. Và không chỉ của chàng Kim mà còn của nàng Kiều nũa trong không gian ấy, trong phút giây này, cứ ngỡ trong mơ, không có thực 
- Sự gắn bó keo sơn, son sắt của họ, chứng giám tình yêu tự nguyện và chung thuỷ của họ là vầng trăng vằng vặc giữa trời.
=> Chất lãng mạn và đầy lí tưởng.
Câu 3
- Đoạn trích cho thấy tình yêu của hai người rất cao đẹp và thiêng liêng. Lời thề của họ được vầng trăng chứng giám. Đoạn Trao duyên là sự tiếp tục một cách lôgích quan niệm và cách nhìn tình yêu của Thuý Kiều, ngược lại đoạn trích này cũng góp phần để hiểu đúng đoạn Trao duyên, vì đây là một kỉ niệm đẹp đối với Kiều và Kiều sẽ nhớ lại những chi tiết trong đêm thề nguyền thiêng liêng này.
Ngày 28/3/2010
Tiết 28
Văn bản văn học 
A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Nhận biết các tiêu chí của một văn bản văn học theo quan niệm hiện nay. Hiểu rõ quá trình chuyển biến từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Biết rõ các tầng của cấu trúc văn bản văn học và mối liên hệ giữa các tầng đó.
- HIểu văn bản là một chỉnh thể không đơn giản, phải đi sâu tìm hiểu mới dần thấy rõ hàm nghĩ của nó.
B- Tiến trình dạy học:
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Học sinh đọc phần Tiểu dẫn.
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi SGK.
Học sinh đọc ví dụ.
? Những từ láy trong ví dụ có tác dụng gì.
Học sinh và giáo viên xét ví dụ.
=> tầng hình tượng.
Học sinh đọc SGK.
? Em hiểu như thế nào là hàm nghĩa.
Học sinh đọc SGK.
4
I- Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học 
- Có ba tiêu chí:
1. Văn bản văn học là những tác phẩm đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thoả mạn nhu cầu them mĩ của con người.
2. Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng có tính them mĩ cao.
3. Văn bản văn học được xây dựng theo một phương thức riêng, đảm bảo những quy ước nghệ thuật cho từng thể loại cụ thể.
II- Cấu trúc của văn bản văn học
1. Tầng ngôn từ - từ ngữ âm đến ngữ nghĩa
+ Những từ láy liên tiếp: loắt choắt, thoăn thoắt, xinh xinh, nghênh nghênh với âm thanh của nó gợi lên một cái gì nhanh nhẹn, tươi trẻ, hồn nhiên. 
=> Chú ý đến ngữ âm song song với ngữ nghĩa của văn bản.
- Đọc văn bản, ta phải hiểu rõ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh đến nghĩa hàm ẩn, từ nghĩa đen đến ngiã bóng. So sánh: ngôi sao - ngôi sao điện ảnh; con chó sói - lòng lang dạ sói; mùa xuân - tuổi xuân;
=> Tầng ngôn từ là bước thứ nhất cần phải vượt qua để đi vào chiều sâu của văn bản.
2. Tầng hình tượng
- Xét VD: SGK
- Hình tượng được sáng tạo trong văn bản nhờ những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng (tuỳ quy mô văn bản: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài,... và tuỳ thể loại: ỵư sự, trữ tình, kịch,...) mà có sự khác nhau.
3. Tầng hàm nghĩa
- Đọc văn bản mà không hiểu hàm nghĩa khác nào ta biết tên, biết mặt một con người mà không hiểu được phần sâu thẳm trong tâm hồn họ.
III- Từ văn bản đến tác phẩm văn học
- Người đọc càng trải nghiệm sâu sắc cuộc sống càng thấu hiểu các quy luật nghệ thuật, nội dung tác phẩm càng hiện lên đầy đủ hơn, phong phú hơn trong tâm trí.
IV- Luyện tập
1. Bài tập 1
a. Đây là bài thơ văn xuôi => hai đoạn đối xứng => các nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính cách tương phản.
b. Chỗ dựa con người không thuần tuý chỉ là vật chất mà còn là tinh thần.
2. Bài tập 2: Bài “Thời gian ” của Văn Cao:
a. Bài thơ chia làm hai đoạn
- Câu 1, 2, 3, 4 => sức tàn phá của thời gian.
- Câu 5, 6, 7 nói lên những điều có sức sống mãnh liệt, tồn tại với thời gian.
b. Thời gian xoá nhoà đi tất cả, thời gian tàn phá cuộc đời con người. Duy chỉ có nghệ thuật và kỉ niệm tình yêu là có sức sống lâu dài.
Thực hành các phép tu từ
 phép điệp và phép đối
A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh: 
- Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng Việt.
- Có kĩ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết.
- Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để yêu quý, tôn trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B- Tiến trình dạy học:
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản văn học ngày nay có những đặc điểm cơ bản nào.
3- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Học sinh đọc các ngữ liệu, thảo luận các câu hỏi SGK.
? Vậy theo em, phép điệp là gì.
Yêu cầu học sinh làm bài tập mục 2 ở nhà.
Học sinh đọc ngữ liệu và thảo luận câu hỏi trong SGK.
=> Phép đối là gì?
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập ở nhà.
4- Củng cố:
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
5- Dặn dò:
 - Học bài.
- Chuẩn bị: “Nội dung và hình thức văn bản văn học” theo hướng dẫn SGK.
I- Luyện tập về phép điệp (điệp ngữ)
1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời câu hỏi
 Bài ca dao: “Trèo lên cây bưởi hái hoa”
 Các câu tực ngữ: 
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Bà con vì tổ vì tiên không phải vì tiền vì gạo.
=> Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.
- Mô hình hoá phép điệp: nếu gọi a là một nhân tố của phép điệp trong chuỗi lời nói, ta có thể ghi nhận:
a + a + b +c + d,.... (chiều, chiều rồi) 
a + b + c + a + d + e,... 
(Gió đánh cành tre, gió đập cành tre
Chiếc thuyền anh vẫn le te đợi nàng)
2. Bài tập ở nhà:
a. Tìm ba ví dụ có điệp từ, điệp câu không có giá trị tu từ.
b. Tìm ba ví dụ trong những bài văn đã học có phép điệp.
c. Viết một đoạn văn có phép điệp theo nội dung tự chọn.
II- Luyện tập về phép đối
1. Đọc những ngữ liệu sau để trả lời các câu hỏi
- Chim có tổ, người có tông.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Người có chí ắt phải nên, nhà có nền ắt phải vững.
Tiên học lễ: diệt trò tham nhũng,
Hậu hành văn: trừ thói cửa quyền.
Vân xe, trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt
Trót đem thân thế hẹn tang bồng.
=> Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau hoặc trái ngược nhaunhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà tròng diễn đạt nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó.
- Mô hình hoá phép đối: 
+ Đối trong nột câu: A + B +C A’ + B’ + C’
(Làn thu thuỷ nét xuân sơn)
+ Đối giữa hai câu: A + B + C
 A’+ B’+ C’
(Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo)
2. Bài tập ở nhà: SGK.
Nội dung và hình thức văn bản văn học
 A- Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh: 
- Hiểu và bước đầu biết vận dụng các khí niện nội dung và hình thức khi phân tích văn bản văn học.
- Thấy rõ mối liên hệ giữa nội dung và hình thức trong văn bản văn học.
 B- Tiến trình dạy học:
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: 
3- Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Học sinh đọc SGK.
? Về mặt nội dung người ta thường nghiên cứu những khái niệm nào.
? Đề tài là gì.
Giáo viên nêu ví dụ.
? Chủ đề là gì.
? Em hiểu như thế nào là tươ tưởng của văn bản.
? Nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản là nội dung khái niệm nào.
? Về mặt hình thức có những khái niệm nào.
? Theo em, ngôn từ có vai trò như thế nào trong văn bản.
? Lấy ví dụ về ngôn từ của những tác giả khác nhau.
? Khi nào người ta nói đến kết cấu.
? So sánh kết cấu của một số thể loại.
? Thể loại là gì.
Học sinh đọc SGK.
4- Củng cố:
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập củng cố. 
5- Dặn dò:
- Học và làm bài tập SGK.
- Chuẩn bị “Các thao tác nghị luận” theo hướng dẫn SGK.
I- Các khái niệm của nội dung và hình thức trong văn bản văn học
 1. Một số khái niệm về nội dung thường gặp
a. Đề tài là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá và thể hiện trong văn bản.
VD: đề tài trong Tắt đèn là cuộc sống bi thảm của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong những ngày sưu thuế.
b. Chủ đề là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản. Chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với cuộc sống.
VD: Chủ đề của Tắt đèn là sự mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào quan lại trong nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
c. Tư tưởng của văn bản là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi, nhắn gửi, đối thoại với người đọc.
VD: trong Tắt đèn tư tưởng lên án những thế lực hắc ám hoành hành ở nông thôn Việt Nam thời Pháp thuộc và sự trân trọng yêu thương người nông dân bị áp bức hiện lên rất rõ.
d. Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. 
VD: Cảm hứng trong Tắt đèn là lòng căm phẫn, là sự tố cáo bọn hào lí quan lại ở nông thôn cũng như chính sách dã man của thực dân Pháp. Đồng thời ta thấy lòng gắn bó với nông thôn, yêu thương, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân cở nhà văn Ngô Tất Tố.
2. Một số khái niệm được coi thuộc về mặt hình thức
a. Ngôn từ là yếu tố đầu tiên của văn bản văn học. Các chi tiết, các sự việc, các hình tượng, các nhân vật, .... và các thành tố khác được tạo nên nhờ lớp ngôn từ.
VD: ngôn từ tài hoa của Nguyễn Tuân; ngôn từ trong sáng, tinh tế của Thạch Lam; ngôn từ chân chất, đầy màu sắc Nam Bộ của Sơn Nam,... Nghĩa là trong ngôn từ đã mang tính cá thể, bản sắc của tác giả.
b. Kết cấu là sự sắp xếp, tổ chức các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa. Kết cấu phải thích hợp và hài hoà với nội dung văn bản.
VD: Kết cấu hoành tráng của sử thi; kết cấu đầy yếu tố bất ngờ của tuyện trinh thám; kết cấu rộng mở theo dòng suy nghx của tuỳ bút, tạp văn,...
c. Thể loại là những quy tắc tổ chức hình thức văn bản thích hợp với nội dung văn bản: hoặc có chất thơ, chất tiểu thuyết, chất kịch,...
VD: thơ lục bát của Nguyễn Bính mang đậm chất dân gian; thơ lục bát của Huy Cận trong Lửa thiêng trang nhã, cổ kính,
II- ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức văn bản văn học
- Văn bản văn học càn phải có sự thống nhất giữa nội dung và hình thức -thống nhất nội dung tư tưởng cao đẹp và hình thức nghệ thuật hoàn mĩ.
* Ghi nhớ.
III- Luyện tập
Bài tập 1, 2 SGK tr 130.

Tài liệu đính kèm:

  • docTu chon van 10 chi tiet.doc