Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Chủ đề 3, 4, 5

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Chủ đề 3, 4, 5

 CHỦ ĐỀ 3: TỪ VỰNG - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

 TỪ TIẾNG VIỆT THEO ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Củng cố những hiểu biết về cấu tạo từ tiếng Việt: từ đơn, từ phức

- Phân biệt các loại từ phức (từ ghép, từ láy).

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.

Bài cũ: Xác định từ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo trong câu sau:

 Chị gái tôi có dáng người dong dỏng cao.

 * Tổ chức dạy học bài mới

 

doc 36 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Chủ đề 3, 4, 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	CHỦ ĐỀ 3: 	TỪ VỰNG - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
	TỪ TIẾNG VIỆT THEO ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
A. MỤC TIÊU: 	Giúp học sinh:	
1. Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về cấu tạo từ tiếng Việt: từ đơn, từ phức 
- Phân biệt các loại từ phức (từ ghép, từ láy).
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: Xác định từ tiếng Việt theo đặc điểm cấu tạo trong câu sau:
 Chị gái tôi có dáng người dong dỏng cao.
	* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết
- GV: Từ đơn là gì? Lấy ví dụ?
- HS nêu, lấy VD.
- GV: Từ phức là gì? Lấy ví dụ?
- HS nêu, lấy VD.
- GV: Từ phức được chia thành những kiểu phức nào?
- HS trả lời.
- GV: Có những kiểu ghép nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp?
- HS nêu, lấy VD.
- GV: Có những kiểu láy nào ? Lấy VD cụ thể từng trường hợp?
- HS nêu, lấy VD.
I. TỪ PHÂN THEO CẤU TẠO
1. Từ đơn và từ phức.
- Từ đơn là từ chỉ có một tiếng có nghĩa. VD: bố, mẹ, xanh,...
- Từ phức là từ gồm có hai tiếng hay nhiều tiếng.
VD: bà ngoại, sách vở, sạch sẽ,...
Từ phức gồm:
+ Từ ghép: là từ được tạo cách ghép các tiếng có quan hệ về ý. VD: sách vở, ...
 + Từ láy: gồm những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. VD: đo đỏ, ...
2. Từ ghép:
a. Từ ghép đẳng lập:
Từ ghép đẳng lập là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ bình đẳng, độc lập ngang hàng nhau, không có tiếng chính, tiếng phụ.
VD: bàn ghế, sách vở, tàu xe,...
b. Từ ghép chính phụ:
 Từ ghép chính phụ là từ ghép mà giữa các tiếng có quan hệ tiếng chính, tiếng phụ.
VD: bà + ....(bà nội, bà ngoại, bà thím, bà mợ,...)
3. Từ láy:
a. Láy toàn bộ:
Láy toàn bộ là cách láy lại toàn bộ cả âm, vần giữa các tiếng.
VD: xinh xinh, rầm rầm, ào ào,...
Lưu ý: Tuy nhiên để dễ đọc và thể hiện một số sắc thái biểu đạt nên một số từ láy toàn bộ có hiện tượng biến đổi âm điệu. VD: đo đỏ, tim tím, trăng trắng,...
b. Láy bộ phận:
Láy bộ phận là cách láy lại bộ phận nào đó giữa các tiếng về âm hoặc vần.
+ Về âm: rì rầm, thì thào, ...
+ về vần: lao xao, lích rích,...
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Hãy hoàn thiện sơ đồ sau về cấu tạo từ tiếng Việt:
CẤU TẠO TỪ 
TIẾNG VIỆT
Bài tập 2: Cho các từ láy sau: lẩm cẩm, hí hửng, ba ba, thuồng luồng, róc rách, đu đủ, ầm ầm, chôm chôm, xao xác, hổn hển, ngậm ngùi, cào cào, bìm bịp, ù ù, lí nhí, xôn xao, chuồn chuồn.
a. Những từ nào thường được sử dụng trong văn miêu tả? Vì sao?
b. Phân biệt sự khác nhau giữa hai từ róc rách và bìm bịp.
Bài tập 3: Tìm các từ ghép Hán Việt: viên (người ở trong một tổ chức hay chuyên làm một công việc nào đó), trưởng (người đứng đầu), môn (cửa).
Gợi ý:
Bài tập 1: cần hoàn thành:
Cấu tạo từ 
Tiếng Việt
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
Từ ghép ĐL
Từ ghép CP
Từ láy Tbộ
Từ láy bộ phận
Từ láy vần
Từ láy âm
Bài tập 2: Những từ nào thường được sử dụng trong văn miêu tả:
lẩm cẩm, hí hửng, ba ba, róc rách, đu đủ, ầm ầm, chôm chôm, xao xác, hổn hển, ngậm ngùi, cào cào, ù ù, lí nhí, xôn xao.
Bài tập 3: viên: giáo viên, nhân viên, kế toán viên,...
 trưởng: hiệu trưởng, lớp trưởng, tổ trưởng,...
 môn: ngọ môn, khuê môn,...
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
	- BTVN: Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn thơ 4 câu cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân.
	- Chuẩn bị: Nghĩa của từ
	CHỦ ĐỀ 3: 	TỪ VỰNG - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
	 NGHĨA CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU: 	Giúp học sinh:	
1. Kiến thức:
- Củng cố những hiểu biết về nghĩa của từ tiếng Việt: nghĩa đen, nghĩa bóng, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng. 
- Phân biệt một số hiện tượng về nghĩa của từ.
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết làm bài tập. 
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
	Bài cũ: Làm bài tập VN: Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn thơ 4 câu cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân.
	* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết
- GV: Hãy vẽ sơ đồ khái quát về nghĩa của từ tiếng Việt?
- HS vẽ đúng.
- GV: Thế nào là nghĩ đen, nghĩa bóng của từ? Lấy VD để làm rõ?
- HS nêu và lấy VD.
- GV: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
- HS nêu.
- GV: Thế nào là từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? VD?
- HS nêu và lấy VD.
- GV: Thế nào là từ ngữ nghĩa rông, từ ngữ nghĩa hẹp? VD?
- HS nêu và lấy VD.
- GV: Thế nào là trường từ vựng? VD?
- HS nêu và lấy VD.
I. Khái quát về nghĩa của từ
Nghĩa của từ
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
- Nghĩa đen là nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của từ.
- Nghĩa bóng là nghĩa phát triển trên cơ sở nghĩa gốc của từ.
VD: ăn (ăn cơm): nghĩa đen
 ăn (ăn phấn, ăn ảnh,...): nghĩa bóng 
ii. hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
iii. hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa
a. Từ đồng âm
Từ đồng âm là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Từ đồng âm giống nhau về chính tả cũng có thể khác nhau về chính tả.
VD: cái bàn, bàn bạc, ...
b. Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau
VD: chết/mất/toi/hi sinh,...
c. Từ trái nghĩa
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- Từ trái nghĩa được dùng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tương mạnh, lời nói thêm sinh động.
VD: cao - thấp, xấu - đẹp, hiền - dữ,...
iv. cấp độ khái quát nghĩa của từ - trường từ vựng
1. Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. 
- Một từ ngữ có thể vừa có nghĩa rộng, lại và có nghĩa hẹp.
VD: Cây: lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ. 
Cây là từ ngữ nghĩa rộng so với lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ và lá, hoa, cành, thân, gốc, rễ là từ ngữ nghĩa hẹp so với cây. 
2. Trường từ vựng:
Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
VD: Trường từ vựng trạng thái tâm lí gồm: giận dữ, vui, buồn,...
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài tập 1: Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đều có hình thức âm thanh giống nhau. Dựa vào đâu ta phân biệt được từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? cho ví dụ?
Gợi ý:
- Từ đồng âm lẫn từ có hình thức âm thanh giống nhau nhưng hoàn toàn khác xa nhau về nghĩa.
VD: Cà chua (tiếng trong tên gọi một sự vật - danh từ))
 Cà này muối lâu nên chua quá. (từ chỉ mức độ - tính từ)
- Từ nhiều nghĩa là những từ có mối liên hệ với nhau về nghĩa.
 VD: mùa xuân, tuổi xuân,... đều có chung nét nghĩa chỉ sự sống tràn trề
Bài tập 2: Từ “Bay” trong tiếng Việt có những nghĩa sau( cột A) chọn điền các ví dụ cho bên dưới ( vào cột B) tương ứng với nghĩa của từ ( ở cột A)
TT
A- Nghĩa của từ
B- ví dụ
Di chuyển trên không
Chuyển động theo làn gió
Di chuyển rất nhanh
Phai mất ,biến mất
Biểu thị hành động nhanh ,dễ dàng
a- Lời nói gió bay.
b- Ba vuông phấp phới cờ bay dọc( Tú Sương).
c- Mây nhởn nhơ bay- Hôm nay trời đẹp lắm( Tố Hữu).
d- Vụt qua mặt trận- Đạn bay vèo vèo( Tố Hữu).
e- Chối bay chối biến.
Gợi ý: 1.c 2.b 3.d 4.a 5.e 
Bài tập 3: Phân tích nghĩa trong các câu thơ sau:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
	(Ánh trăng - Nguyễn Du)
Gợi ý:
- Hai câu đầu: Gợi lên hình ảnh ánh trăng tròn vành vạnh bất chấp mọi sự thay đổi, sự vô tình của người đời.
- Hai câu cuối: Hình ảnh ánh trăng im lặng như nhắc nhở con người nhớ về quá khứ tình nghĩa thuỷ chung.
Bài tập 4: a. Trong câu văn “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác” (Lão Hạc - Nam Cao)
 cụm từ “đáng buồn theo một nghĩa khác” ở đây được hiểu với nghĩa nào? 
	A. Buồn vì Lão Hạc đã chết thật thương tâm.
	B. Buồn vì một người tốt như Lão Hạc mà lại phải chết một cách dữ dội.
	C. Buồn vì cuộc đời có quá nhiều đau khổ, bất công.
	D. Vì cả ba điều trên.
b. Từ nào có thể thay thế được từ “bất thình lình” trong câu “Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy” (Lão Hạc - Nam Cao)
	A. nhanh chóng	B. đột ngột	C. dữ dội 	D. quằn quại
Gợi ý: a. D b. B
Bìa tập 5: Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau :
	Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng thẳng tay chém, giết những người yêu nước thương nòi của ta, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Gợi ý: Trường từ vựng : Tắm, bể. Cùng nằm trong trường từ vựng là nước nói chung.
	- Tác dụng : Tác giả dùng hai từ tắm và bể khiến cho câu văn có hình ảnh sinh động và có giá trị tố cáo mạnh mẽ hơn.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
	- BTVN: Giải thích nghĩa của các từ sau đây? 
Thâm thuý , thấm thía, nghênh ngang, hiên ngang.
Gợi ý: Thâm thuý: Sâu sắc một cách kín đáo, tế nhị.
Thấm thía: Tiếp nhận một cách tự giác có suy nghĩ.
Nghênh ngang: Hành vi kém văn hoá.
Hiên ngang: Tư thế của ngời anh hùng.
	- Chuẩn bị: Từ tiếng Việt theo nguồn gốc - chức năng 
	CHỦ ĐỀ 3: 	TỪ VỰNG - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ
 Từ tiếng việt theo nguồn gốc - chức năng 
A. MỤC TIÊU: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
Củng cố những hiểu biết về từ tiếng Việt theo nguồn gốc: từ mượn, từ Hán Việt, từ địa phương, biệt ngữ xã hội, thuật ngữ, từ tượng thanh - từ tượng hình. 
2. Kỹ năng:
 Rèn luyện kĩ năng làm bài tập
	B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: Làm bài tập GV giao về nhà.
	* Tổ chức dạy học bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết
? Thế nào là từ mượn? Có những bộ phận từ mượn nào là chủ yếu trong tiếng Việt?
- HS nêu khái niệm và các bộ phận từ mượn. GV bổ sung qua sơ đồ.
? Thế nào là từ địa phương? VD?
- HS nêu khái niệm và VD.
? Thế nào là biệt ngữ xã hội? VD?
- HS nêu khái niệm và VD.
? Thế nào là thuật ngữ? VD?
- HS nêu khái niệm và VD.
? Thế nào là từ tượng thanh ? VD?
- HS nêu khái niệm và VD.
? Thế nào là từ tượng hình? VD?
- HS nêu khái niệm và VD. ... uyện (về nhân vật trong truyện).
- Vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp trong cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa..
- Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về nhân vật của người viết.
- Ý: Vẻ đẹp của anh thanh niên:
+ Vẻ đẹp của tấm lòng yêu đời, yêu nghề, yêu công việc.
+ Vẻ đẹp ở lòng hiếu khách, ở sự quan tâm chu đáo đến người khác.
+ Vẻ đẹp ở lòng khiêm tốn.
2. Dàn ý:
Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
- Dẫn ra vấn đề nghị luận kèm theo nhận xét, đánh giá của người viết.
Thân bài: 
- Vẻ đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề. 
+ Hoàn cảnh sống của anh thanh niên: là người cô độc nhất thế gian, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn
+ Tính chất công việc: đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó như đo gió, đo nhiệt độ, đo mưa, ....
+ Quan niệm về công việc: "ta với công việc là đôi...", coi công việc là niềm vui.
+ Lo toan tổ chức cuộc sống khoa học, nề nếp, ngăn nắp (nuôi gà, trồng hoa, đọc sách)
- Vẻ đẹp của lòng hiếu khách:
+ Nhiệt tình, hồ hởi đón khách: thái độ nhiệt tình với hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ,...
+ Say sưa kể về công việc và cuộc sống của mình ...
+ Tấm lòng nhân hậu, quan tâm, chu đáo với mọi người: biếu tam thất cho vợ bác lái xe, tặng hoa cho cô gái trẻ,...
- Vẻ đẹp của lòng khiêm tốn:
+ Từ chối khi thấy hoạ sĩ vẽ mình: Thấy đóng góp của mình là nhỏ so với người khác.
+ Hào hứng giới thiệu cho hoạ sĩ những người đáng vẽ hơn mình.
 Kết bài: Nhận xét, đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
	- Chuẩn bị: Tiếp tục chuẩn bị cho tiết : Luyện viết bài văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ.
 Bài chuẩn bị : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
	CHỦ ĐỀ 5 - LUYỆN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ 
 ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
 A. MỤC TIÊU: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Tiếp tục củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, bài văn.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
	* Tổ chức cho HS luyện tập
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
- GV cho HS tái hiện lại kiến thức đã học về phép phân tích và tổng hợp.
? Thế nào là nghị luận về đoạn thơ, bài thơ? 
- HS trả lời.
? Yêu cầu về những nhận xét, đánh giá và bố cục trong bài văn này? 
- HS rút ra yêu cầu.
? Bài văn nghị luận cần đảm bảo các phần như thế nào ?
- HS xác định.
I. BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
1. Khái niệm
Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.
2. Yêu cầu trong bài văn
- Những nhận xét, đánh giá về đoạn thơ, bài thơ phải:
+ Bám vào nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu,...
+ Những nhận xét, đánh giá phải cụ thể, xác đáng và cần nêu được cảm thụ riêng của người viết.
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn chuẩn xác, gợi cảm, thể hiện được những rung động chân thành của người viết.
3. Dàn bài
Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)
Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
Hoạt động 2: Luyện tập
- GV cho HS luyện tập qua bài tập: Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.
- Hình thức luyện tập :
 + GV cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho HS viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh.
+ Đối vơí phần xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý GV cho HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, cho HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt từng phần.
Gợi ý: 
1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Dạng bài : Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
- Vấn đề nghị luận: Bài thơ Viếng lăng Bác
- Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về giá trị nội dung và nghệ thuật bàithơ.
- Ý:
+ Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào?
+ Mạch cảm xúc trong bài thơ là gì?
+ Vẻ đẹp của các hình ảnh thơ?
+ Vẻ đẹp của các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ ?
2. Dàn ý: 
1. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ "Viếng lăng Bác"
- Bài thơ nói lên một cách cảm động tình cảm sâu nặng của tác giả đối với Bác.
2. Thân bài: Phát triển, chứng minh các luận điểm đã nêu ở phần mở bài.
- Đoạn thơ mở đầu thiêng liêng, thành kính, gợi không khí ấm áp, gần gũi...
- Cảm xúc về hình ảnh hàng tre biểu tượng đất nước, con người Việt Nam.
- Những suy tưởng của tác giả qua hình ảnh dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh.
- Cảm xúc chân thành, mạnh mẽ thể hiện ở khổ thơ cuối.
+ Tình cảm lưu luyến.
+ Ước nguyện chân thành.
- Liên hệ với một số bài thơ khác viết về Bác 
Kết luận: tình cảm sâu nặng có ở tất cả các bài thơ, đó là tình cảm của muôn triệu người Việt Nam đối với Bác. 
3. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị bài thơ, suy nghĩ bản thân.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
	- Chuẩn bị: Tiếp tục chuẩn bị cho tiết : Luyện viết bài văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ.
 Bài chuẩn bị : Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề: Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
	CHỦ ĐỀ 5 - LUYỆN VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ 
 ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ (TIẾP)
 A. MỤC TIÊU: 	Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Tiếp tục củng cố kiến thức về bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn, bài văn.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.
Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
	* Tổ chức cho HS luyện tập
- GV cho HS luyện tập qua bài tập:
Cảm nhận của em về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- Hình thức luyện tập :
 + GV cho HS xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý và chia nhóm cho HS viết các đoạn văn để có một bài văn hoàn chỉnh.
+ Đối với phần xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý GV cho HS trình bày theo sự chuẩn bị ở nhà, cho HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt từng phần.
Gợi ý: 
1. Tìm hiểu đề, tìm ý :
- Dạng bài : Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ
- Vấn đề nghị luận: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Kiểu bài: Nghị luận phân tích kết hợp trình bày những cảm nhận riêng về giá trị nội dung và nghệ thuật bàithơ.
- Ý:
+ Bài thơ viết trong hoàn cảnh nào?
+ Mạch cảm xúc trong bài thơ là gì?
+ Vẻ đẹp của các hình ảnh thơ?
+ Vẻ đẹp của các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài thơ ?
2. Dàn bài:
Mở bài: - Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
- Nêu nhận xét, đánh giá sơ bộ: Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện của tác giả.
Thân bài:
1. Mùa xuân thiên nhiên: (Khổ 1)
- Hình ảnh, màu sắc, âm thanh :
+ Dòng sông xanh .
+ Bông hoa tím .
+ Tiếng chim hót .
- Vài nét phác hoạ gợi ra không gian rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng vui tươi.
- Cảm xúc của tác giả được miêu tả trực tiếp :
" Từng giọt ....... tôi hứng " .
" Giọt long lanh " - giọt mưa mùa xuân, giọt âm thanh (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) - diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trời đất vào mùa xuân .
2. Mùa xuân của đất nước (khổ 2-3)
- Hình ảnh người cầm súng - nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ đất nước .
- Hình ảnh người ra đồng - nhiệm vụ lao độngũây dựng đất nước.
- Lộc non gắn với họ - hay chính họ đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước .
- Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ hình ảnh lộc, so sánh Đất nước như vì sao, dùng từ láy hối hả, xôn xao, nhịp thơ rộn ràng, nhanh,....Có tác dụng thể hiện vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước đã hoà vào tâm hồn nhà thơ với sự náo nức, xôn xao, vui mừng, phấn khởi, hồ hởi biểu hiện của một tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết .
3. Nguyện ước chân thành: (khổ 4-5)
- Khát vọng được hoà nhập, được dâng hiến vào cuộc sống của đất nước :
+ Làm con chim hót .
+ Làm một nhành hoa .
+ Nhập một nốt trầm xao xuyến .
- Nghệ thuật: Hình ảnh đẹp, tự nhiên, cấu tứ lặp tạo sự đối ứng chặt chẽ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như chim muông, hoa lá toả hương sắc cho đời. 
- Vẻ đẹp của quan niệm về một mùa xuân nnho nhỏ: Con chim + nhành hoa + nốt nhạc trầm làm nên diện mạo của mùa xuân nho nhỏ: nhỏ nhẹ, bình dị, khiêm nhường, thể hiện điều tâm niệm của tác giả một cách chân thành, tha thiết. Mỗi người phải mang đến (một vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện) cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý của mình dù nhỏ bé, góp vào cuộc đời chung. Những hiến dâng, hoà nhập .... là để làm một nốt trầm "xao xuyến" thể hiện sự khiêm nhường, tự tin, tự hào của con người ý thức sâu sắc về giá trị cuộc đời, về hạnh phúc của hiến dâng và đón nhận.
4. Mùa xuân của giai điệu ngọt ngào, tình tứ, sâu lắng trong dân ca xứ Huế (khổ 6)
- Niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ với quê hương yêu dấu buổi xuân về: Mùa xuân ta xin hát.
- Niềm tự hào, ngợi ca về quê hương xứ Huế: Câu Nam ai, Nam bình...đất Huế.
Đó là những làn điệu dân ca Huế, nhạc cụ dân tộc nổi tiếng.
Kết bài: - Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Mở rộng vấn đề (liên hệ).
* GV gợi ý cho HS liên hệ tới một số hình ảnh thơ trong khi phân tích bài thơ:
- Hình ảnh dòng sông xanh ở khổ 1: có thể liên hệ tới câu thơ: Hương Giang ơi, dòng sông êm/Qua tim ta vẫn ngày đêm tự tình. (Tố Hữu)
- Hình ảnh bông hoa tím biếc ở khổ 1: có thể liên hệ tới câu thơ Hoa lục bình tím cả bờ sông (Lê Anh Xuân)
- Hình ảnh con chim chiền chiện hót: có thể liên hệ với câu tục ngữ Chiền chiện hót lúa tốt bời bời.
- Khổ 3 có thể liên hệ tới những câu văn trong Như nước Đại Việt ta: Như nước Đại Việt ta từ trước / Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ (....) / Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau /Song hào kiệt đời nào cũng có.
- Khổ 4-5 có thể liên hệ tới hình ảnh con chim, chiếc lá trong thơ Tố Hữu: Nếu làm con chim, chiếc lá / Con chim phải biết hót, chiếc lá phải xanh / Nếu là vay mà sao không có trả / Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
* Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT
	- Chuẩn bị: Chủ đề 6: Cách làm bài kiểm tra và bài thi vào lớp 10.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_ngu_van_9_chu_de_3_4_5.doc