Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Chủ đề 4: Tìm hiểu giá trị của một số phép tu từ trong tác phẩm văn chương

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Chủ đề 4: Tìm hiểu giá trị của một số phép tu từ trong tác phẩm văn chương

Chủ đề 4:

TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ PHÉP TU TỪ

TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG

Ngày soạn: 1/11/2010

Ngày dạy: .

I/Các kiến thức đã học liên quan đến bài học

 - So sánh - Nhân hoá

 - Ẩn dụ - Hoán dụ

 - Điệp ngữ - Nói quá

 - Tương phản - Chơi chữ

 - Các TPVC đã học

II/ Mục tiêu bài học

 1. Về kiến thức

 - HS ôn lại KN, đặc điểm cấu tạo, công dụng của một số phép tu từ thường gặp trong TPVC.

 2. Về kĩ năng:

 - Nhận biết được các phép tu từ trong các TP cụ thể.

 - Biết cảm thụ vẻ đẹp nghệ thuật, giá trị tu từ của một số trường hợp cụ thể.

 3. Về thái độ

 - HS biết rung cảm với những biểu hiện tinh tế của nhà văn.

 - Có ý thức tìm hiểu, khám phá giá trị của các phép tu từ trong TPVC.

II/Chuẩn bị

 1.GV: Sưu tầm tư liệu về các phép tu từ, soạn bài

 Bảng phụ, máy chiếu

 2.HS: Ôn tập các phép tu từ từ vựng đã học

 

doc 11 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Chủ đề 4: Tìm hiểu giá trị của một số phép tu từ trong tác phẩm văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4: 
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ PHÉP TU TỪ
TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
Ngày soạn: 1/11/2010
Ngày dạy: ..................
I/Các kiến thức đã học liên quan đến bài học
 - So sánh - Nhân hoá
 - Ẩn dụ - Hoán dụ
 - Điệp ngữ - Nói quá
 - Tương phản - Chơi chữ
 - Các TPVC đã học
II/ Mục tiêu bài học
 1. Về kiến thức
 - HS ôn lại KN, đặc điểm cấu tạo, công dụng của một số phép tu từ thường gặp trong TPVC.
 2. Về kĩ năng:
 - Nhận biết được các phép tu từ trong các TP cụ thể.
 - Biết cảm thụ vẻ đẹp nghệ thuật, giá trị tu từ của một số trường hợp cụ thể.
 3. Về thái độ
 - HS biết rung cảm với những biểu hiện tinh tế của nhà văn.
 - Có ý thức tìm hiểu, khám phá giá trị của các phép tu từ trong TPVC.
II/Chuẩn bị
 1.GV: Sưu tầm tư liệu về các phép tu từ, soạn bài
 Bảng phụ, máy chiếu
 2.HS: Ôn tập các phép tu từ từ vựng đã học
IV/ Tổ chức các hoạt động dạy- học
Tiết 19-20
 *Ổn định tổ chức: 9A: TS: 38, vắng:..................................................
 *Kiểm tra bài cũ: (4P)
 - Hãy kể tên các phép tu từ đã học.
 - Nhắc lại khái niệm của các phép tu từ đó.
 *Dạy- học bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Định hướng ND bài học và tạo tâm thế cho HS.
PP: Thuyết trình
TG: 1P
Hoạt động 2: Ôn tập các phép tu từ
Mục tiêu: HS củng cố lại các phép tu từ đã học
PP: vấn đáp, thảo luận
KT: động não, khăn phủ bàn
TG: 80 P
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Kiến thức cơ bản
H: Kể tên các PT chuyển nghĩa?
H: Nhắc lại KN so sánh TT?
Cho VD
- GV cho HS phân biệt SSTT và SSTV bằng cách cho PT 2 VD cụ thể.
H: Cấu tạo của 1 phép SS gồm những yếu tố nào?
H: So sánh có t/d gì?
H: AD là gì? Cho VD
- Cho hs phân biệt ADTV và ADTT.
- Cho hs phân biệt SSTT và ADTT
H: Hãy kể tên các loại AD? Cho VD?
H: HD là gì? Cho VD
- Cho hs phân biệt HDTV và HDTT
- Cho hs phân biệt HDTT và ADTT
H: Có những mối qh thường gặp nào trong HD? Cho VD?
H: Nhân hoá là gì? Cho VD?
H: Có những cách nào thực hiện phép nhân hoá?
Tiết 20
H: Hãy kể tên các phương thức tăng nghĩa?
H: ĐN là gì? Cho VD?
H: Có những loại ĐN nào?
Cho VD?
H: Nói quá là gì? Cho VD?
H: Nói giảm, nói tránh là gì? Cho VD?
H: Tương phản là gì? Cho VD?
H: Chơi chữ là gì? Cho VD?
HS thảo luận nhóm.
- HS nhắc lại KN
- Lấy VD
- Thảo luận, PT để thấy được sự khác nhau giữa SSTV và SSTT
- HS nhắc lại cấu tạo 1 phép SS
- Suy nghĩ và trả lời
- Nhớ lại KT đã học và trả lời, lấy VD
- Thảo luận nhóm
- Thảo luận nhóm
- HĐ cá nhân
- Nhớ lại KT đã học và trả lời, lấy VD
- Thảo luận nhóm
- KH HĐ cá nhân với nhóm- KT khăn phủ bàn
- Nhớ lại KT đã học và trả lời, lấy VD
- Nhớ lại KT đã học và trả lời, lấy VD
- Nhớ lại KT đã học và trả lời, lấy VD
- Nhớ lại KT đã học và trả lời, lấy VD
- Nhớ lại KT đã học và trả lời, lấy VD
- Nhớ lại KT đã học và trả lời, lấy VD
- Nhớ lại KT đã học và trả lời, lấy VD
- Nhớ lại KT đã học và trả lời, lấy VD
- Nhớ lại KT đã học và trả lời, lấy VD
I/ Ôn tập các phép tu từ 
A. Các phương thức chuyển nghĩa
1. So sánh tu từ
* KN: So sánh là cách đối chiếu SV này với SV khác có nét tương đồng nhằm tạo ra giá trị biểu cảm
VD: Quê hương là chùm khế ngọt
 Cho con trèo hái mỗi ngày
* Phân biệt SSTT và SSTV
SSTV
SSTT
VD: Nam cao hơn Bình.
 Nhằm định giá chính xác SV
VD: Cô giáo như mẹ hiền
 Nhằm tạo ra giá trị biểu cảm
*Cấu tạo: Gồm 4 yếu tố
Vế A
pdss
Từ ss
Vế B
Cổ tay em
trắng
như
ngà
*T/d: làm nổi bật SV được MT, tạo ra những YN mới cho nó.
2. Ẩn dụ tu từ
*KN: AD là cách gọi tên SV này bằng tên SV khác có nét tương đồng
VD: Thà rằng liều một thân con
 Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây
 (Nguyễn Du)
* Phân biệt ADTT với ADTV
ADTV
ADTT
VD: tay bầu, đầu tầu, cánh đồng
 Sự chuyển nghĩa mang tính cố định
VD: Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
 Sự chuyển nghĩa mang tính lâm thời
* Phân biệt ADTT với SSTT
SSTT
ADTT
 Bác như ánh mặt trời
Xua màn đêm giá lạnh
Ngày ngày....
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Giống nhau: Đều là cách đối chiếu SV này với VS khác
Cả 2 đối tượng (A&B) đều xuất hiện.
Chỉ xuất hiện 1 đối tượng (B), còn 1 đối tượng ẩn giấu (A).
*Các loại ẩn dụ:
- AD hình thức:
 Dưới trăng quyên đã gọi hè
 Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
lửa lựu = hoa lựu (cùng màu đỏ)
- AD cách thức:
 Về thăm nhà Bác làng sen
 Có hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng.
thắp = nở (sự xuất hiện)
- AD phẩm chất:
 Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
 Để cả mùa xuân cũng lỡ làng.
 (Nguyễn Bính)
Mùa xuân = tuổi trẻ của người con gái (đều tưoi đẹp, hấp dẫn)
- AD chuyển đổi cảm giác:
 Ơi con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời!
 Từng giọt long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng.
 (Thanh Hải)
Từ sự cảm nhận bằng thính giác (hót vang) chuyển sang cảm nhận bằng thị giác (giọt rơi), rồi xúc giác (hứng).
3. Hoán dụ tu từ
*KN: Gọi tên SV này = tên SV khác có qh gần gũi.
*Phân biệt HDTT với HDTV
HDTV
HDTT
Sổ hộ khẩu
Xóm ba nhà
 Sự chuyển nghĩa mang tính cố định
Bàn tay ta làm nên....
Có sức người ....
 Sự chuyển nghĩa mang tính lâm thời
* Phân biệt HDTT với ADTT
HDTT
ADTT
Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân
Năm tao...
Để cả mùa xuân cũng lỡ làng
Giống nhau: Gọi tên SV này thay cho SV khác
Khác nhau: ở qh giữa cái được nói đến với cái muốn nói ra
Quan hệ gần gũi
Quan hệ tương đồng
* Các mối quan hệ thường gặp trong hoán dụ tu từ
- Qh dấu hiệu- vật có dấu hiệu
 Đầu xanh có tội tình gì
 Má hồng đến quá nửa thì chưa tha
 (Nguyễn Du)
- Qh bộ phận- chỉnh thể:
 Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
 (Hoàng Trung Thông)
- Qh vật chứa đựng- vật bị chứa đựng
Cả nước bên em quanh giường nêm trắng
Hát cho em nghe tiếng mẹ ngày xưa
 (Tố Hữu)
- Qh tên riêng- tên chung
 Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả, cây xanh núi ngàn
 (Tố Hữu)
- Qh cái cụ thể- cái trừu tượng
 Tôi kể bạn nghe chuyện Mỵ Châu
 Trái tim lầm chỗ để trên đầu
 Nỏ thần sơ ý trao tay giặc
 Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
 (Tố Hữu)
4. Nhân hoá
*KN: Nhân hoá là cách dùng những từ ngữ chỉ người để chỉ vật, khiến cho SV trở nên gần gũi với con người.
VD: Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu
 (“Ông đồ”- Vũ Đình Liên)
*Các cách thực hiện phép nhân hoá
- Dùng những từ ngữ chỉ người để chỉ vật
VD: cô Mắt, lão Miệng...
 Súng vẫn thức, vui mới giành một nửa
 Nên bâng khuâng sương biếc nhớ người đi”
- Trò chuyện với sự vật:
VD: Trâu ơi ta bảo trâu này
 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”
 (Ca dao)
B/Các phương thức tăng nghĩa
1. Điệp ngữ
*KN: ĐN là cách nhắc đi, nhắc lại một từ, một ngữ, có khi là một câu nhằm nhấn mạnh ý
VD:Mai sau
 Mai sau
 Mai sau...
 Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh. 
 (“Tre VN”- Nguyễn Duy”
*Các loại ĐN
- Điệp liên tiếp
VD: nt
- Điệp cách quãng
VD:”Đã nghe nước chảy lên non
 Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
 Đã nghe gió ngày mai thổi lại
 Đã nghe hồn thời đại bay cao...”
 (Tố Hữu)
- Điệp vòng tròn (điệp liên hoàn)
VD: “Cùng trông lại lại cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
 (“Chinh phụ ngâm khúc”- Đoàn Thị Điểm)
2. Nói quá
*KN: Nói quá là BPTT nói quá đi sự thật nhằm nhấn mạnh qui mô, tính chất của sv được MT.
VD: Bát cơm chan đầy nước mắt
 Bay còn giằng khỏi miệng ta
 Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
 Đứa đè cổ, đứa lột da.”
 (Tố Hữu)
3. Nói giảm, nói tránh
*KN: Là cách nói tế nhị, nhằm giảm đi mức độ hoặc tránh thô tục
VD: Bác Dương thôi đã thôi rồi
 Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta!”
 (Nguyễn Khuyến)
4. Tương phản
*KN: Tương phản là cách dùng nhưn gx từ ngữ có ý nghĩa trái ngược nhau trong cùng một văn cảnh, nhằm làm cho sv được mt nổi bật lên.
VD: Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ
 Sông không hiểu nổi mình
 Sóng tìm ra tận bể.
 (Xuân Quỳnh)
5. Chơi chữ
*KN: Chơi chữ là cách nói dựa trên hiện tượng đồng âm, nhằm tạo ra một cách hiểu bất ngờ, thú vị
VD: Bà già đi chợ Cầu Đông
 Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
 Thầy bói gieo quẻ nói rằng
 Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
 (Ca dao)
Hoạt động 3: Củng cố (2P)
- GV khái quát lại toàn bội ND
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà (1P)
- Tìm các câu văn, thơ có sd các phép TT đã học và PT.
*Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 21, 22
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ PHÉP TU TỪ
TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
(tiếp)
Ngày soạn: 1/11/2010
Ngày dạy: ..................
I/Các kiến thức đã học liên quan đến bài học
 - So sánh - Nhân hoá
 - Ẩn dụ - Hoán dụ
 - Điệp ngữ - Nói quá
 - Tương phản - Chơi chữ
 - Các TPVC đã học
II/ Mục tiêu bài học
 1. Về kiến thức
 - Tiếp tục củng cố KT về KN, đặc điểm cấu tạo, công dụng của một số phép tu từ thường gặp trong TPVC.
 2. Về kĩ năng:
 - Nhận biết được các phép tu từ trong các TP cụ thể.
 - Biết cảm thụ vẻ đẹp nghệ thuật, giá trị tu từ của một số trường hợp cụ thể.
 3. Về thái độ
 - HS biết rung cảm với những biểu hiện tinh tế của nhà văn.
 - Có ý thức tìm hiểu, khám phá giá trị của các phép tu từ trong TPVC.
III/Chuẩn bị
 1.GV: Soạn bài- chuẩn bị các BT, đáp án
 2.HS: Tiếp tục ôn tập về các phép TT đã học
III/ Tổ chức các hoạt động dạy- học
Tiết 19-20
 *Ổn định tổ chức: 9A: TS: 38, vắng:..................................................
 *Kiểm tra bài cũ: (4P)
 - Hãy kể tên các phép tu từ đã học.
 - Nhắc lại khái niệm của các phép tu từ đó.
 *Dạy- học bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Định hướng ND bài học và tạo tâm thế cho HS.
PP: Thuyết trình
TG: 1P
Hoạt động 2: HD luyện tập
Mục tiêu: Rèn luyện cho hs khả năng nhận biết và PT được tác dụng của những phép TTTV trong TPVC.
PP: luyện tập, thảo luận
KT: động não, khăn phủ bàn
TG: 82 P
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Kiến thức cơ bản
- HD hs làm BT1
+Cho hs đọc kĩ BT
+Nhắc lại tên các phép TT và KN
+Nghe hs báo cáo kết quả
+Cho hs NX kết quả của bạn
+Gv đưa ra NX, uốn nắn
- HD hs làm BT2
+Cho hs đọc kĩ BT
+Nhắc lại KN và đặc điểm của 2 phép TT AD và HD
+Nghe hs báo cáo kq
+Cho hs NX
+GV đưa ra NX
- HD hs làm BT3- tương tự như BT2
Tiết 22
- HD hs làm BT4
+Cho hs đọc kĩ
+Chia nhóm thảo luận
+Nghe các nhóm báo cáo
+Cho các nhóm NX lẫn nhau
+GV đưa ra KL chung
- Cho hs viết thành những đoạn văn ngắn PT từng trường hợp
+ Gọi 4 hs đọc 4 đoạn văn
+ GV cùng các hs khác NX, đánh giá cách diễn đạt, hành văn
- HĐ cá nhân
- HĐ cá nhân
- HĐ cá nhân KH nhóm- KT khăn phủ bàn
- Thảo luận theo nhóm
+Các nhóm báo cáo
+NX, đánh giá
- Mỗi hs tự viết thành những đoạn văn PT giá trị tu từ cuă các phép TT dùng trong các câu thơ
- Đọc đoạn văn
- NX, đánh giá bài viết của bạn
- Tự đánh giá bài viết của mình
II/ Luyện tập
1. BT1: Xác định các phép TT trong các câu thơ sau
a) Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan.
 (Hồ Chí Minh)
- SSTT: Trẻ em (như) búp trên cành
 vế A vế B
b) Thuyền về có nhớ bến chăng?
 Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
 (Ca dao)
- ADTT: Thuyền, bến- chỉ hai người đang thương nhớ, đợi chờ nhau
c) Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
 (Tế Hanh)
- SSTT: 
Chiếc thuyền nhẹ hăng (như) con tuấn mã
 vế A PDSS từ SS vế B
d) Ơi! Con chim chiền chiện
 Hót chi mà vang trời
 Từng giọit long lanh rơi
 Tôi đưa tay tôi hứng.
 (Thanh Hải)
- AD chuyển đổi cảm giác: Âm thanh của tiếng chim được cảm nhận bằng thính giác (Hót chi mà vang trời), rồi chuyển sang cảm nhận bằng thị giác (Từng giọt long lanh rơi), rồi cuối cùng là sự cảm nhận bằng xúc giác (Tôi đưa tay tôi hứng)
2. BT2: Trong các từ “mặt” sau, đâu là ẩn dụ, đâu là hoán dụ?
a) Làm cho rõ mặt anh hùng
 Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.
 (Nguyễn Du)
b) Buồn trông nội cỏ dầu dầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 (Nguyễn Du)
- Mặt (a): hoán dụ
- Mặt (b): ẩn dụ
3. BT3: Trong những từ “chân” sau, đâu là ẩn dụ, đâu là hoán dụ?
a) Buồn trông nội cỏ dầu dầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
 (Nguyễn Du)
b) Dù ai nói ngả nói nghiêng
 Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
 (Ca dao)
c) Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
 Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp.
 (Tố Hữu) 
a) Chân: ẩn dụ
b) Chân: ẩn dụ
c) Chân: hoán dụ
3. BT4: Phân tích giá trị tu từ trong những câu thơ sau:
a) Những ngày không gặp nhau
 Biển bạc đầu thương nhớ.
 Những ngày không gặp nhau
 Lòng thuyền đau rạn vỡ.
 (Xuân Quỳnh)
b) Bóng hồng nhác thấy nẻo xa
 Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai.
 (Nguyễn Du)
c) Thà rằng liều một thân con
 Hoa dù rã cánh, lá còn xanh cây.
 (Nguyễn Du)
d) Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
 (Nguyễn Trãi)
Đáp án:
a) Các phép TT được sd:
- AD: thuyền, biển- chỉ hai người đang thương nhớ nhau
- Nhân hoá: biển : “bạc đầu thương nhớ”
 thuyền: “lòng...dau, rạn vỡ”
- Điệp ngữ: “Những ngày không gặp nhau”
*T/d: KH 3 phép TT một cách nhuần nhuyễn, ý nhị đã diễn tả một cách tinh tế, sâu sắc những tình cảm đằm thắm, thuỷ chung.
b) Các phép TT được sd:
- HD: bóng hồng (qh dấu hiệu-vật có dấu hiệu): chỉ người con gái đẹp- chỉ 2 chị em TK
- 2 AD: xuân lan, thu cúc- chỉ 2 chị em TK- một người đẹp như hoa lan mùa xuân, một người đẹp như hoa cúc mùa thu
*T/d: - HD “bóng hồng” hay ở chỗ gợi nhiều hơn tả, nó gọi ra hình bóng yêu kiều, thướt tha của người thiếu nữ và tạo ra một lớp sương mù kì ảo bao phủ lên người thiếu nữ, khiến nàng vừa kì ảo, vừa hấp dẫn.
- Cách dùng AD vừa làm nổi bật vẻ đẹp chung của 2 người, vừa làm nổi bật vẻ đẹp riêng biệt của mỗi người, vừa thể hiện sự trân trọng, ngưỡng mộ của Kim Trọng
c)Phép TT ản dụ
- Các AD: hoa- chỉ TK
 Lá, cây- chỉ gia đình Kiều
*T/d: Cách dùng AD đã làm nổi bật được sự hy sinh cao đẹp, đầy ý nghĩa của nàng Kiều. Nàng hy sinh tuổi thanh xuân và vẻ đẹp ngọc ngà của mình vì sự tồn tại, tương lai của gia đình.
d) Phép TT so sánh: so sánh tiếng suổi chảy với tiếng đàn cầm
*T/d: - Làm cho âm thanh của tiếng suối chảy trở thành một bản nhạc của đất trời làm say đắm lòng người.
- Thể hiện sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn thi nhân gắn bó, hoà đồng với thiên nhiên, coi TN là “nhà”, là người bạn tri âm, tri kỷ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà
- Tiếp tục ôn lí thuyết
- Tập đặt câu với các phép TT
*Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 23, 24- Tuần 12
TÌM HIỂU GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ PHÉP TU TỪ
TRONG TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG
(tiếp)
Ngày soạn: 1/11/2010
Ngày dạy: ..................
I/Các kiến thức đã học liên quan đến bài học
 - So sánh - Nhân hoá
 - Ẩn dụ - Hoán dụ
 - Điệp ngữ - Nói quá
 - Tương phản - Chơi chữ
 - Các TPVC đã học
II/ Mục tiêu bài học
 1. Về kiến thức
 - Tiếp tục củng cố KT về KN, đặc điểm cấu tạo, công dụng của một số phép tu từ thường gặp trong TPVC.
 2. Về kĩ năng:
 - Nhận biết được các phép tu từ trong các TP cụ thể.
 - Biết cảm thụ vẻ đẹp nghệ thuật, giá trị tu từ của một số trường hợp cụ thể.
 3. Về thái độ
 - HS biết rung cảm với những biểu hiện tinh tế của nhà văn.
 - Có ý thức tìm hiểu, khám phá giá trị của các phép tu từ trong TPVC.
III/ Tổ chức các hoạt động dạy- học
Tiết 19-20
 *Ổn định tổ chức: 9A: TS: 38, vắng:..................................................
 *Kiểm tra bài cũ: (4P)
 - Hãy kể tên các phép tu từ đã học.
 - Nhắc lại khái niệm của các phép tu từ đó.
 *Dạy- học bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Mục tiêu: Định hướng ND bài học và tạo tâm thế cho HS.
PP: Thuyết trình
TG: 1P
Hoạt động 2: HD luyện tập
Mục tiêu: Rèn luyện cho hs khả năng sd các phép tu từ đã học vào trong những VB TLV hàng ngày, nhất là VB tự sự, miêu tả, biểu cảm.
PP: luyện tập, thảo luận
KT: động não
TG: 82 P
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Kiến thức cơ bản
- HD hs làm BT 5: yêu cầu mỗi phép tu từ đặt 1 câu.
- Gọi 9 hs đọc 9 câu đã đặt
+ Cho các hs khác NX, bổ sung, điều chỉnh
+ GV NX, uốn nắn
- HD hs làm BT 6
+Cho hs viết các đoạn văn (20P)
+Gọi 4 hs trình bày 4 đoạn văn
+Cho các hs khác NX, bổ sung
+Gv NX chung
Tiết 24
- HD hs làm BT 7
+Cho hs viết đoạn văn
+Gọi 2 hs đọc đoạn văn vừa viết
+Cho các hs khác NX, bổ sung
+GV NX chung
- Cho hs kiểm tra chủ đề
+Cho hs chép đề
+Theo dõi hs làm bài
+Thu về nhà chấm
- HĐ cá nhân
+Đọc các câu đã làm (9 hs đọc 9 câu)
+NX câu bạn đặt
+Bổ sung, sửa chữa cho phù hợp
+Lắng nghe- ghi nhận
- HĐ cá nhân
+Đọc các ĐV đã làm (4 hs đọc 4 ĐV)
+NX câu bạn đặt
+Bổ sung, sửa chữa cho phù hợp
+Lắng nghe- ghi nhận
- HĐ cá nhân
+2 hs Đọc ĐV đã viết
+Các hs khác NX
+Bổ sung, sửa chữa cho phù hợp
+Lắng nghe- ghi nhận
II/Luyện tập (tiếp)
5.BT5: Đặt câu với các phép tu từ đã học (10P)
Đặ 9 câu với 9 phép tu từ từ vựng đã học.
6.BT6: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng các phép tu từ đã học (30P)
a) Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép tu từ so sánh
b) Viết đoạn văn ngắn có sd phép TT nhân hoá
c) Viết đoạn văn ngắn có sd phép TT ẩn dụ
d) Viết đoạn văn ngắn có sd phép tu từ hoán dụ
7.BT7: Viết đoạn văn tổng hợp
 Em hãy viết một đoạn văn miê u tả hoăặc biêểu cảm (10 dòng), chủ đề tự chọn, có sd ít nhất 3 phép TT đã học; xác định phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu giá trị, tác dụng của chúng.
III/Kiểm tra chủ đề (15P)
Đề kiểm tra:
Câu 1: Xác định và phân tích giá trị của phép tu từ trong hai câu thơ sau:
 Gìn vàng giữ ngọc cho hay
Cho bằng lòng kẻ chân mây cuối trời. 
 (Nguyễn Du)
Câu 2: Đặ một câu có sử dụng phép tu từ so sánh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà
- Tiếp tục tập viết đoạn văn có sd các phép TT đã học
- Ôn tập văn thuyết minh chuẩn bị học chủ đề 5
*Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_ngu_van_9_chu_de_4_tim_hieu_gia_tri_cua_mot.doc