Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 9

Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 9

 Tiết 1. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ,TẬP LÀM VĂN

A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Ôn tập lại các kiểu câu.

- Biết vận dụng làm các bài tập.

B.TÀI LIỆU BỔ TRỢ:

- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.

C. NỘI DUNG:

 

doc 66 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tự chọn Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến tiết 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 25/8/2008
Ngày dạy 26/8/2008
 Tiết 1. ÔN TậP TIếNG VIệT ,TậP LàM VĂN 
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- ôn tập lại các kiểu câu.
- Biết vận dụng làm các bài tập. 
B.Tài liệu bổ trợ: 
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
c. Nội dung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1. Ôn tập các kiểu câu ( 20’ )
 - GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu, trả lời về các kiểu câu?
- HS: Tìm hiểu trả lời theo yêu cầu của GV.
 - GV: Hướng dẫn HS nêu các ví dụ minh hoạ cho các loại kiểu câu.
- HS: Làm việc theo nhóm, thảo luận, trả lời.
- GV: Thống nhất các kết quả của HS.
- HS: Ghi nhớ.
1. Ôn tập các kiểu câu.
- Câu cầu khiến.
- Câu nghi vấn.
- Câu cảm thán. 
- Câu trần thuật. 
- Câu phủ định. 
+ Câu cầu khiến là loại câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,...dùng để ra lệnh ,yêu cầu, đề nghị ...
+ Câu nghi vấnlà câu có những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao ...có chức năng chính dùng để hỏi . 
+ Câu cảm thán là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi ...dùng để bộc lộ cảm xúc ...
+ Câu trần thuật là câu không có đặc điểm của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán ...
+ Câu phủ định là loại câu có những từ ngữ phủ định như: không chẳng phải, chưa không fhải ...
Hoạt động 2: Ôn tập làm văn văn bản thuyết minh ( 20’ )
GV: Tổ chức cho HS nhắc lại về văn bản thuyết minh.
? Văn bản thuyết minh là gì ?. 
- HS: Tìm hiểu, trả lời theo hướng dẫn, yêu cầu của GV.
- GV: Thống nhất và nêu ví dụ về tính thông dụng của văn bản thuyết minh.
- GV: Tổ chức cho HS luyện tập.
? Lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón.
- HS: Tiến hành thực hiện theo yêu cầu của GV lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón.
- GV: Gọi HS trình bày bài làm của mình.
- HS: Trình bày, thảo luận theo yêu cầu cuả GV.
- GV: Nhận xét, kết luận.
2. Văn bản thuyết minh.
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
* Luyện tập: Lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón. 
- Mổ bài: Giới thiệu về chiếc nón.
- Thân bài: 
+ Lịch sử về chiếc nón.
+ Quy trình làm ra chiếc nón.
+ Cấu tạo chiếc nón.
+ Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón.
- Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại. 
IV:Cũng cố. ( 3’ )
-HS;nhắ lại câu chia theo mục đích phát ngôn.
-Thế nào là văn bản thuyết minh 
V;Dặn dò. ( 2’ )
GV hướng dẫn học sinh:
- Về nhà học bài và xem lại bài các phương châm hội thoại.( Có mấy phương châm hội thoại? lấy ví dụ).
Ngày soạn:23/08/2008	
Ngày dạy: 26/08/2008 
 Tiết 2. luyện tập phương châm hội thoại
sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
A. MỤC TIấU: 	Giúp học sinh:
-Ôn tập lại cho học sinh phương châm hội thoại về lượng, về chất và một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B. tài liệu bổ trợ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
c. nội dung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
Hoạt động 1 : Ôn về phương châm hội thoại ( 15’ )
 - GV: Tổ chức cho HS trả lời về các phương châm hội thoại?
- HS: Tìm hiểu trả lời theo yêu cầu của GV.
 - GV: Hướng dẫn HS thực hiện làm bài tập 5 sgk.
- HS: Làm việc theo nhóm, thảo luận, trả lời bài tập.
- GV: Thống nhất các kết quả của HS.
- HS: Ghi nhớ.
1. Phương châm hội thoại.
- Phương châm hội thoại về chất.
- Phương châm hội thoại về lượng.
* Bài tập 5 ( sgk ).
Ăn đơm nói đặt vu khống bịa đặt.
Ăn óc nói mò nói vu vơ không có bằng chứng.
Ăn không nói có vu cáo bịa đặt.
Cãi chày cãi chối ngoan cố không chịu thừa nhận sự thật đã có bằng chứng.
Khoa môi múa mép ba hoa khoác lác.
Nói dơi nói chuột nói lăng nhăng nhảm nhí.
Nói hươu nói vượn hứa hẹn một cách vô trách nhiệm, có màu sắc của sự lừa đảo.
 Vi phạm phương châm về chất. 
Hoạt động 2 : Ôn lại về văn bản thuyết minh ( 25’ )
- GV: Tổ chức cho HS nhắc lại về văn bản thuyết minh.
? Văn bản thuyết minh là gì ?. 
- HS: Tìm hiểu, trả lời theo hướng dẫn, yêu cầu của GV.
- GV: Thống nhất và nêu ví dụ về tính thông dụng của văn bản thuyết minh.
- GV: Tổ chức cho HS luyện tập.
? Lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón.
- HS: Tiến hành thực hiện theo yêu cầu của GV lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón.
- GV: Gọi HS trình bày bài làm của mình.
- HS: Trình bày, thảo luận theo yêu cầu cuả GV.
- GV: Nhận xét, kết luận.
2. Văn bản thuyết minh.
- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
* Luyện tập: Lập dàn ý thuyết minh về chiếc nón. 
- Mổ bài: Giới thiệu về chiếc nón.
- Thân bài: 
+ Lịch sử về chiếc nón.
+ Quy trình làm ra chiếc nón.
+ Cấu tạo chiếc nón.
+ Giá trị kinh tế, văn hoá, nghệ thuật của chiếc nón.
- Kết bài: Cảm nghĩ chung về chiếc nón trong đời sống hiện tại. 
 IV. Củng cố. ( 3’ )
 - HS: Nhắc lại các phương châm hội thoại và cách làm dàn ý văn bản thuyết minh.	
V. Dặn dò. ( 2’ )
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.	
-Tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. 
Ngày soạn: 01/09/2008
Ngày dạy: 09/09/2008
Tiết 3. luyện tập phần văn
	A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức đã học trong “ Phong cách Hồ Chí Minh ”.
- Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B. tài liệu bổ trợ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
c. nội dung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập trắc nghiệm ( 15’ )
- GV: Tổ chức cho HS tién hành làm bài tập trắc nghiệm. 
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.
- GV: Gọi HS trả lời.
- HS: Trả lời, thảo luận, nhận xét.
1. Trắc nghiệm khách quan.
- Đọc kỹ đoạn trích “ Trong chuyến đi đầy trân chuyên.......rất hiện đại ”.
- Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 
Câu 1. Xét về hình thức văn bản Phong cách Hồ Chí Minh thuộc phương thức biểu đạt nào ?.
A. Thuyết minh kết hợp tự sự. C. Thuyết minh kết hợp nghị luận.
B. Thuyết minh kết hợp miêu tả. D. Thuyết minh kết hợp biểu cảm.
Câu 2. Xét về nội dung văn bản Phong cách Hồ Chí Minh thuộc kiểu văn bản nào ?.
A. Hành chính. C. Biểu cảm.
B. Nhật dụng D. Công vụ.
Câu 3. Để có vốn tri thức sâu rộng, Bác đã làm gì ?.
A. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước Châu Phi, Châu á, Châu Mỹ.
B. Người học nhiều thứ tiếng và làm nhiều nghề.
C. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4. Giá trị nghệ thuật của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh được tạo nên từ những điểm nào ?.
A. Kết hợp giữa kể và bình luận. C. Sử dụng nghệ thuật đối lập.
B. Chọn lọc chi tiết, dẫn chứng tiêu biểu. D. Tất cả các ý trên.
Câu 5. Thành ngữ “ Khua môi múa mép ” liên quan đến phương châm hội thoại nào ?.
A. Pương châm về lượng. C. Phương châm quan hệ.
B. Pương châm về chất. D. Phương châm cách thức.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập tự luận ( 25’ )
- GV: Tiến hành tổ chức cho HS tập làm dàn ý về vấn đề tự học.
- HS: Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của GV
- GV: Cho HS trình bày bài làm của mình.
- HS: Trình bày, thảo luận, nhận xét theo yêu cầu của GV.
- GV: Nhận xét, thống nhất.
- HS: Ghi nhớ.
2. Tự luận.
- Trình bày về vấn đề tự học.
* Lập dàn ý.
- Mở bài: Trong cuộc sống, ngoài nhu cầu ăn ở, lao động...con người còn có nhu cầu học hỏi và việc chính là tự học.
- Thân bài: Vậy tự học là gì ?.
+ Học là thu nhận kiến thức.
+ Tự học là học chủ đọng.
+ Tự học sgk, tài liệu tham khảo.
+ Tự học khi nghe giảng bài.
+ Tự học khi làm bài tập.
+ Tự học khi làm thực ghiệm.
+ Tự học khi liên hệ thực tế.
- Kết bài: Nhận xét đánh giá về việc tự học.
	IV. Củng cố. ( 3’ )
	 - HS: Nhắc lại nghệ thuật của văn bản Hồ Chí Minh.
 V. Hướng dẫn học ở nhà. ( 2’ )
- Học sinh học bài và hoàn thành đề bài “ tự học ”.
- Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ.
 Ngày soạn: 01/09/2008
Ngày dạy: 09/09/2008 
 Tiết 4. luyện tập các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Hệ thống hoá lại các phương châm hội thoại.
- Rèn luyện kỷ năng sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội.
B. tài liệu bổ trợ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
c. nội dung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Luện tập sử dụng các phương châm hội thoại. ( 40’ )
- GV: Cho HS nhắc lại nội dung của các phương châm hội thoại.
- HS: Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- GV: Tổ chức cho HS làm bài tập.
- HS: Suy nghĩ, thảo luận, trả lời bài tập số 2. 
- GV: Nhận xét, thống nhất.
- GV: Cho HS làm bài tập 5.
- HS: Tìm hiểu, trả lời bài tập số 5.
- GV: Gọi HS lên bảng trình bay.
- HS: Trình bày theo yêu cầu của GV.
- GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập.
- HS: Làm bài tập theo yêu cầu của GV.
- GV: Cho HS nhận xét bài làm, thống nhất.
- HS: Nhận xét, ghi nhớ.
- GV: Tổ chức cho HS làm bài tập tiếp theo.
- HS: Suy nghĩ, tìm hiểu, trả lời theo yêu cầu của GV.
- GV: Cho HS trả lời, nhận xét.
- HS: Trả lời, thảo luận, đưa ra kết luận theo hướng dẫn, yêu cầu của GV.
1. Lý thuyết.
- Phương châm quan ệ.
- Phương châm cách thức.
- Phương châm lịch sự.
2. Luyện tập.
* bài tập 2.
- Phép tu từ có liên quan đến phương châm lịch sự: nói giảm, nói tránh.
- VD.
+ Chị cũng có duyên. ( thực ra là chị xấu ).
+ Em không đến nổi đen lắm. ( thực ra em đen ).
+ Ông không được khỏe lắm. ( thực ra ông ốm ).
* Bài tập 5. Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ.
- Nói băm, nói bổ nói bốp chát, thô tục.
- Nói như đấm vào tai nói dở, khó nghe.
- Điều nặng, tiếng nhẹ nói dai, chì chiết, trách móc.
- Nửa úp, nửa mở nói không rỏ ràng, khó hiẻu.
- Mồm loa, mép giải nói nhiều lời, bất chấp đúng sai.
- Nói như dùi đục chấm mắm cáy nói thô thiển, kém tế nhị.
* Bài tập 6. Điền từ thích hợp vào chổ trống.
- Nói dịu nhẹ như khen ..........
- Nói trước lời mà người khác chưa kịp nói ...........
- Nói châm chọc điều không hay .............
- Nói châm chọc điều không hay .............
- Nói chen vào chuyện của người trên ............
- Nói rành mạch, cặn kẽ ............
 Liên quan đến phương châm lịch sự và phương châm cách thức.
* Bài tập 7. Vận dụng những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao người nói phải dùng cách nói.
- VD.
+ Chẳng được miếng thich miếng xôi
 Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng
 + Người xinh nói tiếng cũng xinh
 Người giòn cái tính tình tinh cũng giòn
IV. Củng cố. ( 3’ )
-HS: Nhắc lại thế nào là phương châm hội thoại đã học?.
V. Dặn dò ( 2’ )
- Học bài, hướng dẫn và yêu cầu HS làm hoàn chỉnh bài tập.
- Vận dụng hợp lý các phương châm hội thoại đã học vào giao tiếp.
Ngày soạn:14/09/2008
Ngày dạy: 16/09/2008
	Tiết 5. luyện tập phần văn – tập ... à từ chối.
- Đến câu 2, chị nói rõ hơn vì cái Tý chưa hiểu (Thế bữa sau con ăn ở đâu).
- Cái Tý đã hiểu: giãy nãy, liệng củ khoai, oà khóc, van xin.
2. Kết luận.
- Điều kiện để sử dụng (dùng) hàm ý:
+ Người nói có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
+ Người nghe có khả năng giải đoán hàm ý. 
* Ghi nhớ SGK.
Hoạt động 2: Luyện tập. ( 33’ )
II. Luyện tập.
Bài 1: 
- GV: Cho HS xác định yêu cầu của bài tập.
- HS: Làm bài tập độc lập, trả lời, nhận xét, kết luận. 
a)	- Người nói : Anh thanh niên .
- Người nghe : Ông hoạ sĩ và cô gái .
- Hàm ý: "Chè đã ngấm rồi đấy": Mời bác và cô vào nhà uống nước chè .
- Hai người đều hiểu hàm ý : " Ông liền theo ....... xuống ghế " .
b)	- Ngưới nói: Anh Tấn.
- Người nghe: thím Hai Dương.
- Hàm ý câu in đậm là: Chúng tôi không thể cho được vì chúng tôi cần phải bán những thứ này đi. 
- Người nghe hiểu hàm ý: "Thật là càng giàu có ..... càng giàu có".
c)	- Người nói: Thuý Kiều.
- Người nghe: Hoạn Thư.
- Hàm ý câu 2: Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng.
- Hoạn Thư hiểu hàm ý nên " Hồn lạc ...... kêu ca ".
Bài 2:
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2.
- HS: Làm việc độc lập, trả lời, nhận xét, kết luận.
- Hàm ý: Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
- Sử dụng hàm ý không thành công vì " Anh Sáu vẫn ngồi im " ( anh không cộng tác ).
Bài 3:
- GV: Chia lớp thành hai nhóm lên trình bày trên bảng.
- HS: Làm việc theo nhóm, trình bày, nhận xét, thống nhất.
- GV: Bổ sung, kết luận và lưu ý cho HS:
+ Thành câu tường minh.
+ Tránh nói những câu hàm ý thiếu tế nhị, hoặc có thể bị hiểu lầm ( dù người nói vô tình ..... ).
+ Câu nói có hàm ý phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đảm bảo tính tế nhị, lịch sự.
Bài 4:
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 4.
- HS: Tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận.
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
Bài 5: Viết một đoạn văn có sử dụng nghĩa tường minh và hàm ý.
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 5.
- HS: Tìm hiểu, trình bày, nhận xét, kết luận.
IV. Cũng cố. ( 3’ )
- HS: Nhắc lại điều kiện sử dụng hàm ý và cho ví dụ minh hoạ ?.
V. Dặn dò. ( 2’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học. 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
Ngày soạn: 31/03/2009 
Ngày dạy: 02/ 04/2009
 Tiết 8. ôn tập phần tập làm văn
Luyện nói : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận
 đánh giá của mình về một tác phẩm văn học. Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và 
cách dẫn dắt vấn đề khi bình luận về một tác phẩm văn học.
- Rèn kĩ năng nói trước đông người.
B. tài liệu bổ trợ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
c. nội dung: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. ( 7’ )
- GV: Tổ chức hương dẫn HS tìm hiểu cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
 ? Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
? Em hãy nêu tóm tắt các bước làm bài văn gnhị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?.
- HS: Xác định: có 4 bước.
- GV: Gợi ý: Tìm hiểu đề – lập dàn ý –viết bài.
- HS: Đọc bài văn viết về quê hương trong sách giáo khoa trang 81, 82.
- GV:? Chỉ ra bố cục 3 phần của bài văn .
- HS: Tìm hiểu, xác định.
- GV: ? Mở bài tác giả viết những ý gì ?
- HS: Xác định.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
? ở phần thân bài, người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài Quê hương ?.
- HS: Thảo luận nhóm, xác định: Phần thân bài nối với phần mở bài chặt chẽ, tự nhiên.
- GV: Thống nhất.
- HS: Đọc ghi nhớ.
I. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 
a. Tìm hiểu đề, tìm ý:
b. Dàn ý: Theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
c. Viết bài: 
d. Đọc và sửa bài.
Đề : Phân tích tình yêu quê hương của Tế Hanh trong "Quê hương".
Mở bài: - Cảm xúc về đề tài quê hương trong thơ Tế Hanh.
- Giới thiệu tác phẩm, bàn luận "Quê hương".
Thân bài : Trình bày những cảm nhận về cảm xúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu, tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của quê hương, về hình ảnh, nhịp điệu đặc sắc của bài thơ. 
+ Hình ảnh, ngôn ngữ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động tinh tế.
 Kết bài : 
+ Đánh giá khái quát, khẳng định ý kiến về bài thơ.
2. Kết luận
Ghi nhớ : SGK .
Hoạt động 2: Luyện tập. ( 10’ )
- GV: Nêu đề bài, tổ chức cho HS thực hiện.
+ Bài nói có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
+ Những nhận xét, đánh giá phải hài hoà yếu tố nội dung và nghệ thuật.
+ Nói phải bình tĩnh, lưu loát.
- GV: Cho HS trình bài dàn bài.
- HS: Trình bày, nhận xét. 
- GV: Hướng dẫn HS cách trình bày dàn bài.
- HS: Tìm hiểu, ghi nhớ.
- GV: Gọi đại diện HS trình bày trước lớp:
+ Nói phần mở bài. ( GV gợi ý HS có thể tham khảo hai mở bài SGK.)
+ Nói phần thân bài ( 1 - 2 luận điểm).
+ Nói phần kết bài .
- HS: Nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV: Bổ sung, kết luận.
II. Luyện tập.
- Luyện nói: trình bày dàn bài:
Đề: Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
+ Bài nói có bố cục rõ ràng, mạch lạc 
+ Những nhận xét, đánh giá phải hài hoà yếu tố nội dung và nghệ thuật.
+ Nói phải bình tĩnh, lưu loát.
* Trình bày các đoạn văn.
- Nội dung của các đoạn văn phải bám sát vào đặc sắc của tác phẩm.
- Trình bày một cách sáng rõ, truyền cảm các ý kiến.
+ Nội dung của các đoạn văn nói phải bám sát vào đặc sắc của tác phẩm.
+ Trình bày một cách sáng rõ, truyền cảm các ý kiến.
+ Nói phải bình tĩnh, lưu loát.
IV. Cũng cố. ( 3’ )
- HS: Nhắc lại cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?.
V. Dặn dò. ( 2’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học. 
	- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
Ngày soạn: 07/04/2009 
Ngày dạy: 09/ 04/2009
 Tiết 9. ôn tập phần văn
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Ôn lại kiến thức của các văn bản: “ Bến quê ” và “ Những ngôi sao xa xôi ”.
B. tài liệu bổ trợ:
- Sách giáo viên, sách nâng cao 9, rèn luyện kỷ năng 9.
c. nội dung: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Ôn tập phần văn. ( 33’ )
- GV: Tổ chức cho HS phân tích lại văn bản thông qua hệ thống câu hỏi.
- HS: Tìm hiểu, trả lời các câu theo yêu cầu của GV.
? Qua những tình huống trên tác giả nhằm thể hiện điều gì ?. 
 ? Tâm trạng của nhân vật Nhĩ được thể hiện theo mạch cảm xúc và suy nghĩ nào ?. 
? Cảnh thiên nhiên được miêu tả qua cái nhìn và cảm xúc của nhân vật Nhĩ như thế nào ?. 
? Hãy nêu cảm nhận của em về cảnh vật thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ? 
? Hãy xác định những câu văn thể hiện sự cảm nhận của Nhĩ về Liên trong truyện ?. 
? Hãy tìm và phân tích những cảm nhận của Nhĩ về Liên để thấy rõ điều ấy ?.
? Em có suy nghĩ gì về niềm khao khát của Nhĩ ?. 
? Nhưng rồi anh có thực hiện được ước muốn của mình không ? vì sao ?.
? Từ đó anh đã suy ngẫm như thế nào về nghịch lí cuộc đời ?
? ở cuối truyện tác giả miêu tả chân dung và cử chỉ của Nhĩ khác thường như thế nào ? Em hãy phân tích ý nghĩa của những chi tiết ấy ?. 
- GV: Tổ chức cho HS phân tích văn bản.
- HS: Tìm hiểu, thực hiện theo yêu cầu của GV.
? Truyện kể về những nhân vật nào ?.
? ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất ?.
? Qua đó em có cảm nhận chung gì về các nhân vật nữ này trong truyện ?.
? Bên cạnh những nét chung, ở mỗi người có những nét riêng gì ?.
? Phần đầu truyện, Phương Định tự quan sát và đánh giá về mình như thế nào ?.
? Hiện tại, những kỉ niệm đó có tác dụng như thế nào đối với cô ?.
? Mặc dầu sống trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường nhưng Định vẫn giữ được nét tính cách gì về cá tính ?.
? Tình cảm đối với đồng đội được Phương Định thể hiện như thế nào ?.
? Cảm xúc của Phương Định trước trận mưa đá ở cuối truyện được thể hiện như thế nào ?.
? Qua nhân vật Phương Định em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả ?.
? Qua truyện ngắn, em hình dung và cảm nghĩ thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ?
I. Phân tích văn bản.
1. Bến quê.
a. Tình huống truyện.
- Nhĩ được đặt trong hoàn cảnh đi rất nhiều nơi trên thế giới không sót một xó xỉn nào, nhưng cuối đời lại nằm trên giường bênh mọi sinh hoạt lại nhờ vào người khác.
* ý nghĩa của tình huống.
=> Cuộc sống số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên, vượt ra ngoài dự định và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của con người. 
b . Nhân vật Nhĩ :
* Cảm nhận về thiên nhiên.
=> Cảnh được Nhĩ cảm nhận bằng cảm xúc tinh tế: tất cả vốn rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất mới mẽ với Nhĩ.
= > Khao khát, tha thiết với cuộc sống, với vẻ đẹp bình dị và sâu xa của thiên nhiên, của quê hương của nhân vật Nhĩ.
* Cảm nhận của Nhĩ về Liên.
+ Liên đang mặc tấm áo vá.
+ Những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt.
=> Nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo, đức hi sinh thầm lặng của vợ .
* Niềm khao khát của Nhĩ.
=> Thể hiện sự thức tỉnh về những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên nhất là lúc còn trẻ khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người tìm đến. Sự nhận thức này chỉ đến được khi con người ta đã từng trải. Bởi thế đó là sự thức tỉnh có xen niềm ân hận và nỗi xót xa. 
2. Nhũng ngôi sao xa xôi.
a. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong thời chống Mĩ.
- Hoàn cảnh sống và chiến đấu.
+ Họ ở trên một cao điểm giữa vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
+ Công việc của họ lại càng đặc biệt nguy hiểm.
=> Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hy sinh, tình đồng chí, đồng đội gắn bó, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. 
b. Nhân vật Phương Định.
- Phương Định tự quan sát và đánh giá:
+ Nhạy cảm và quan tâm tới hình thức của mình, vẽ hồn nhiên, vô tư pha chút tinh nghịch và mơ mộng của một thiếu nữ .
- Nơi chiến trường:
+ Nét cá tính: nhạy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát. Yêu mến, cảm phục đồng đội
=> Tác giả tỏ ra am hiểu và miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú. 
- Phương Định cũng như các đồng đội của cô là con người mới, tiêu biểu cho lớp trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Hoạt động 2 : Luyện tập. ( 7’ )
- GV: Tổ chức cho HS luyện tập.
- HS: Tiến hành làm việc cá nhân.
- GV: Gọi HS trình bày.
- HS: Đọc, nhận xét.
II. Luyện tập.
- Hãy phân tích một hình ảnh gây ấn tượng nhất trong em khi học xong hai văn bản “ Bến quê ” và “ Những ngôi sao xa xôi ” ?.
IV. Củng cố: ( 3’ )
 - Học sinh nhắc lại nội dung và giá trị nghệ thuật của hai văn bản trên.
V. Dặn dò: ( 2’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; hoàn thành bài tập, tiếp tục sưu tầm tài liệu, chuẩn bị cho tiết học tiếp theo. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tu chon Ngu van 9 chu de bam sat.doc