Giáo án tự chọn Văn 9 - Phạm Thị Tuyết

Giáo án tự chọn Văn 9 - Phạm Thị Tuyết

A/ Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

- Củng cố kiến thức về cách sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

- Vai trò của biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh

- Có thái độ tốt trong bài học

2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về cách sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.

- Vai trò của biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh

b. Kĩ năng:

- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật

- vận dụng được các biện pháp nghệ thuật khi viết văn TM

B. Các kĩ năng sống cơ bản đ¬ược giáo dục trong bài:

Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, ứng phó, giải quyết vấn đề, đọc tích cực

C. Chuẩn bị:

- GV: SGK, SGV

- HS: Ôn tập theo y/c.

D. Ph¬¬ương pháp/kĩ thuật dạy học:

1. Ph¬ương pháp đàm thoại (Kĩ thuật đặt câu hỏi)

2. Phư¬ơng pháp thực hành .(Kĩ thuật giao nhiệm vụ)

 

doc 96 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Văn 9 - Phạm Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĂN BÀN
TRƯỜNG THCS KHÁNH YÊN
 lllll
&!
GIÁO ÁN
TỰ CHỌN VĂN 9
 Họ và Tên:PHẠM THỊ TUYẾT
 Tổ Khoa học xã hội
 Năm học 2012-2013
Ngày soạn: 8/9/2011
Ngày giảng:10/9/2011
Tiết 1 : LUYỆN TẬP SỬ DỤNG 1 SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG BÀI VĂN THUYẾT MINH
A/ Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
- Củng cố kiến thức về cách sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Vai trò của biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh
- Có thái độ tốt trong bài học 
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 
a. Kiến thức 
- Củng cố kiến thức về cách sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Vai trò của biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh
b. Kĩ năng:
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật 
- vận dụng được các biện pháp nghệ thuật khi viết văn TM
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, ứng phó, giải quyết vấn đề, đọc tích cực
C. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV 
- HS: Ôn tập theo y/c.
D. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp đàm thoại (Kĩ thuật đặt câu hỏi)
2. Phương pháp thực hành .(Kĩ thuật giao nhiệm vụ)
D. Tổ chức giờ dạy:
1. ổn định: (1’)
Sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ: (4’)
H; Nhắc lại các bước xây dựng dàn bài 
 ( 5 bước)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động 1: Khởi động.
Gv giới thiệu mục tiêu bài 
Hoạt động dạy - học
tg
Nội dung cơ bản
* Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về cách sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
- Vai trò của biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh
- Nhận ra các biện pháp nghệ thuật 
- vận dụng được các biện pháp nghệ thuật khi viết văn TM
GV: Định hướng cho hs khi lập dàn ý cần phải trải qua các bước sau.
GV: Cần hiểu rõ về đối tượng thuyết minh để cung cấp những tri thức chân thực, khoa học, mới mẻ về đề tài đó.
GV: Cần đưa vào bài làm những tri thức cụ thể về đối tượng thuyết minh. Sắp xếp những tri thức cần giới thiệu theo 1 trình tự thích hợp.
Gv: Sử dụng những biện pháp NT thích hợp với đối tượng thuyết minh.
 GV: Khi lập dàn ý cần đảm bảo được các tính chất: tính rành mạch – tính hợp lí.
HS: Lập dàn ý - 15' – trình bày –nhận xét, bs
Gv: nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý.
H: Phần mở bài nêu ý gì?
H: Phần thân bài trình bày những gì?
Gv: Vận dụng phù hợp các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh: tự thuật, kể chuyện, vè, diễn cảm,...
H: Phần kết bài ?
HS: Lập dàn ý – trình bày, bổ sung
GV: hoàn chỉnh dàn ý
HS: Viết phần mở bài (có sử dụng biện pháp nghệ thuật)
HS: Viết 1 đoạn phần thân bài – 3 hs trình bày – hs khác nhận xét, góp ý
GV: góp ý, đọc 1 đoạn về đặc điểm của cây lúa.
A/ Luyện tập sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh
I/ Các bước xây dựng dàn ý
B1: Chọn đề tài TM
B2: Xác định nội dung thuyết minh.
B3: Vận dụng các biện pháp nghệ thuật.
B4: Xây dựng dàn ý chi tiết cho VBTM.
B5: Tự kiểm tra
II/ Lập dàn ý cho 1 đề bài cụ thể
Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về chiếc quạt.
Mở bài: Giới thiệu chung về cái quạt
Thân bài:
- Quạt là một dụng cụ ntn?
- Các loại quạt (quạt nan, quạt giấy, quạt kéo, quạt thóc, quạt điện, cánh quạt trên tàu thủy, máy bay,...)
- Cấu tạo từng loại quạt khác nhau ntn?
- Quạt có những công dụng gì? (làm mát, giúp cho sản xuất nông nghiệp, vận hành máy móc,...)
- Cách bảo quản mỗi loại quạt.
Kết bài: Khẳng định giá trị của chiếc quạt trong đời sống của con người.
III/ Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả.
Đề bài: Cây lúa Việt Nam
a. Mở bài:
- Giới thiệu chung cây lúa Việt Nam. (dẫn đoạn thơ: 
"Việt Nam đất nước ta ơi
......................................
Mây mù che đỉnh ....... sớm chiều").
b. Thân bài:
*Nguồn gốc:
- Lúa là loại thực vật quí giá, là cây trồng quan trọng nhất thuộc nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của ngời VN nói riêng và châu á nói chung.
- Có nguồn gốc từ cây lúa hoang, xuất hiện từ thời nguyên thủy, được con người thuần hóa thành lúa trồng.
* Đặc điểm:
- Là cây thân mềm, cây 1 lá mầm, rễ chùm, lá có phiến dài và mỏng bao bọc quanh thân.
- Giai đoạn phát triển: 2 g/đ ( miêu tả)
+ Mạ non
+ Sinh trưởng và phát triển
- Có nhiều giống lúa: nếp, tẻ
- Vụ: + chiêm xuân (t1- t4)
 + mùa (t6- t10)
* Giá trị kinh tế:
- Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người : Cung cấp lương thực, chế biến các loại bánh, phở, làm xôi, cốm, cơm lam, lợp nhà, chất đốt,...
- Chăn nuôi, trồng trọt: thức ăn cho gia súc, gia cầm, phân bón,...
- Đối với sự phát triển của nền kinh tế: đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, xuất khẩu,...
* Giá trị tinh thần:
- Gạo nếp làm bánh chưng, bánh giày cúng tổ tiên trong dịp tết Nguyên Đán.
- Cây lúa đi vào thơ ca, nhạc họa là đề tài quen thuộc.
- Bông lúa trở thành biểu tượng của người dân VN, gắn liền với nền văn minh đất Việt – văn minh lúa nước.
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của cây lúa.
* Viết đoạn văn:
1/ Mở bài:
 Đang ngủ say, tôi giật mình bởi một tiếng gọi. Mở mắt ra thì thấy chị Gió – người bạn thân thiết của mọi người. Chị cất tiếng: "Chào lúa. lẽ ra chị không định đánh thức em đâu nhưng có việc gấp phải nhờ đến em". 
- ồ, em cũng đang định dậy, trời sáng rồi mà, có việc gì thế chị?
- Chẳng là thế này, Tòa soạn báo Ban Mai Xanh giao cho chị nhiệm vụ phải đi phỏng vấn những vấn đề liên quan đến họ hàng nhà lúa các em đấy. Lúa giúp chị nhé.
- ồ được! Em sẵn lòng, thế chị muốn biết gì nào?
2/ Thân bài:
 Chúng em thuộc loài thân cỏ, một lá mầm, rễ chùm. Cách thức gieo trồng cũng có khác nhau. Miền Bắc thì cấy, còn miền Nam thì gieo sạ. Khi gieo mạ khoảng 15 – 20 ngày là chúng em được đem cấy ở ruộng. Bà con nông dân tích cực bón phân, làm cỏ để chúng em lớn nhanh khỏe đẹp. Chẳng mấy chốc mỗi gia đình lúa lại sinh ra năm bảy đứa con. Các cây con đua nhau sinh trưởng. Chúng em , đứa nào đứa nấy thân hình mập mạp, lá xanh mơn mởn khiến cho bất kì ai đi qua cũng phải ngắm nhìn. Để có được những thủa ruộng như thế bà con nông dân đã phải vất vả lắm đấy chị ạ. Em từng nghe thấy các bác nông dân đọc bài ca dao:
 Cày đồng đang buổi ban trưa,
 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
 Ai ơi bưng bát cơm đầy,
 Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
Chính vì khó nhọc vất vả thế nên người nông dân gọi hạt lúa là "ngọc thực" và họ rất trân trọng nâng niu chúng em.
3/ Kết bài:
 Cuộc trao đổi hôm nay thật là có ý nghĩa. Qua đây chị hiểu thêm được nhiều điều về họ hàng nhà lúa. Ôi, trời nắng rồi, bác Mặt trời đang cười rất tươi kìa. Chị phải về để đánh máy bài viết để còn kịp đăng báo. Cảm ơn lúa đã giúp chị. Chị chào lúa nhé.
- Chào chị Gió nhé. Chúc chị thượng lộ bình an
.
4/ Hướng dẫn học tập
	- Ôn các phương châm hội thoại.
	- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
S: 18/8/10. Tiết1: LUYỆN TẬP VỀ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI.
G: 21/8/10.
A. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung
Trình bày được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Giải quyết được các bài tập nêu ra trong phần luyện tập.
- Luôn tuân theo các qui định về phương châm hội thoại trong giao tiếp.
2. Trọng tâm kiến thức 
a. Kiến thức:
- Trình bày được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Giải quyết được các bài tập nêu ra trong phần luyện tập.
b. Kĩ năng:
- Nhận được các dấu hiệu của phương châm về lượng và về chất trong bài viết và văn bản viết, nói.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS:
C. Phương pháp/ KTDH
Phân tích ngôn ngữ, thực hành, thảo luận nhóm.
D. Tổ chức giờ dạy:
1. Ổn định: (1’)
Sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ: (4’)
Hỏi: Trình bày lại nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất? Lấy VD?
(+ TL theo ghi nhớ.
+ VD: - Truyện "Trí khôn tao đây!": Lời nói của Trâu, Hổ, Người không thừa, không thiếu, thể hiện rõ nội dung giao tiếp: "Cái trí khôn của Người mà Hổ muốn biết, muốn xem".
- Truyện "Con rắn vuông": Chế giễu, châm biếm những kẻ ăn nói khoác lác ở đời).
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Hoạt động1: Khởi động.(1’)
GV: Từ nội dung kiểm tra bài cũ -> dẫn vào bài: Để hội thoại có thể đạt được kết quả một cách trực tiếp, tường minh, những người tham gia hội thoại phải tuân thủ các phương châm hội thoại, trong đó có phương châm về lượng và về chất. Hôm nay chúng ta sẽ đi luyện tập về nội dung này để các em hiểu rõ, hiểu sâu hơn về nó.
Hoạt động của thầy và trò.
T/g
Nội dung chính.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập:
- Mục tiêu: Biết xác định đúng các y/c của phần luyện tập và giải được bài tập đề ra.
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
GV: Dùng bảng phụ viết bài tập.
a. Nó đá bóng bằng chân.
b. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt.
HS: Đọc bài tập trên bảng phụ.
GV: Y/c HS hoạt động nhóm nhỏ (2')
HS: Thảo luận nhóm (2') (4HS) -> Báo cáo, nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Dùng bảng phụ viết các câu văn trong các đối thoại.
HS: Đọc các cuộc thoại trên bảng phụ.
GV: Y/c HS thảo luận nhóm nhỏ (2') (2HS) -> Báo cáo, nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Dùng bảng phụ viết bài tập:
HS: Đọc bài tập trên bảng phụ:
"Giấu đầu hở đuôi"
 Một ông nọ sai người hầu đi mua thịt chó nhưng dặn không được nói cho ai biết.
 Người hầu xăm xăm đi mua. Gần về đến nhà thì gặp khách. Khách thấy anh ta cầm cái gói, mới hỏi:
- Chú cầm gói gì trong tay đấy?
 Người hầu nhớ lời chủ dặn, không dám nói thật, nhưng lại giơ cao cái gói và đố:
- Ông đoán đi...Ông mà đoán đúng thì tôi xin biếu ông cả gói thịt chó này!
 (Theo "Tuyển tập văn học dân gian VN")
HS: Thực hiện cá nhân -> Nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Viết bài tập lên bảng phụ.
HS: Đọc:
"Mấy giờ thì đến".
Có người đi đường hỏi ông cụ già:
- Cụ ơi cháu muốn đến làng Vệ Xá, liệu độ mấy giờ thì đến nơi cụ nhỉ?
Ông cụ không nói gì. Tưởng cụ nghễnh ngãng nên người đó lại đi tiếp.
 Đi được một đoạn, ông cụ gọi lại:
- Này bác ơi, quay lại đây, tôi bảo!
 Người bộ hành quay lại:
- Thưa, cụ bảo gì ạ?
 Ông cụ ôn tồn:
- Bác đi thế độ năm giờ chiều thì đến Vệ Xá!
 Người nọ làu bàu:
- Cụ thật lẩm cẩm quá, lúc hỏi cụ thì cụ không nói, bây giờ đang đi thì cụ lại gọi lại.
 Ông cụ cũng gắt lại:
- Giá bác hỏi đây về Vệ Xá bao nhiêu cây số thì tôi nói được ngay, nhưng bác lại hỏi đi mấy giờ thì đến nên tôi còn phải xem bác đi nhanh hay chậm đã chứ”.
GV: Y/c HS thảo luận nhóm nhỏ (2')
HS: Thảo luận nhóm nhỏ (2') -> Báo cáo, nhận xét.
GV: KL
GV: Dùng bảng phụ viết các thành ngữ: nói có sách mách có chứng, ăn ngay nói thật, nói phải củ cải cũng nghe, lắm mồm lắm miệng, câm miệng hến.
HS: Thực hiện cá nhân -> Nhận xét.
GV: Nhận xét, kết luận.
37’
Bài 1: Các câu sau đây có đáp ứng phương  ... ng căn gác nhỏ, nhớ về thành phố tuổi thơ.
- Cô hay hát, hay cười một mình, hay ngắm mình trong gương. Cô tự đánh giá mình là một “cô gái khá” có “hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”. Mắt “dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng” và được các anh chiến sĩ nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Nhiều pháo thư và lái xe hay “hỏi thăm” hoặc “viết những bức thư dài gửi đường dây” cho Định. Cô có cái điệu đàng của một cô gái Hà Nội nhưng là cái điệu thật đáng yêu vì nó hồn nhiên và vô cùng chân thực. Nó vừa làm đẹp, làm dịu khói lửa chiến tranh, vừa làm tăng tính khốc liệt của nó
c. Kết bài:
- Đánh giá chung về nhân vật Phương Định.
- Khẳng định Phương Định là một trong những ngôi sao xa vẫn đang toả sáng, là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy 
4. Củng cố: (1')
- GV khái quát lại nội dung bài học.
- Nhấn mạnh những lưu ý khi phân tích nhân vật.
5. Hướng dẫn HS học tập: (1')
- Ôn tập lại các tác phẩm truyện đã học: Tác giả, tác phẩm, tóm tắt ND; phân tích nhân vật, tác phẩm.
S:18/4/12. 
G:21/4/12. 
Tiết 27 : LUYỆN TẬP VỀ CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN .
I. Mục tiêu :
1. Mục tiêu chung
- Củng cố kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, cẩn thận khi làm bài.
2. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức về cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
b. Kĩ năng:
- Phân tích đề, lập dàn bài chi tiết cho một đề văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí cụ thể.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề, ứng phó,
III. Chuẩn bị:
1. GV: 
2. HS: Ôn bài theo y/c. 
IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp đàm thoại (Kĩ thuật đặt câu hỏi)
2. Phương pháp phân tích, bình giảng (Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não)
3. Phương pháp thảo luận nhóm (Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ)
V. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1')
 Sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ: (4’)
- Nêu các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
HS: TL theo ghi nhớ (SGK).
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Khởi động: (1’)
H: Là học sinh chúng ta cần làm gì để giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp?
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học .
Hoạt động của thầy và trò.
T/g
Nội dung chính.
* Hoạt động: Luyện tập:
- Mục tiêu: 
Biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài và thực hiện tốt yêu cầu đề ra đối với bài tập trên.
- Cách tiến hành:
GV: Chép đề lên bảng:
Hỏi: Xác định dạng đề? Kiểu đề? Nội dung yêu cầu? Phạm vi dẫn chứng?
HS: Dạng đề không có mệnh lệnh, Kiểu đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
+ Nội dung: Bàn luận về việc giữ gìn môi trường sống sạch đẹp.
+ Phạm vi kiến thức: Trong thực tế, trong sách vở
GV: yêu cầu HS lập dàn bài chi tiết cho đề bài trên.
HS: Thực hiện cá nhân (15’) -> Trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, hướng dẫn HS lập dàn bài cụ thể?
Hỏi: Mở bài em sẽ trình bày ntn?
HS: TL:
Hỏi: Phần thân bài em sẽ triển khai những ý gì?
HS: TL: 
Hỏi: Môi trường sống bao gồm những gì? Nêu cụ thể?
HS: TL:
Hỏi: Theo em, thế nào là môi trường sạch đẹp?
HS: TL:
Hỏi: Vậy, thực trạng môi trường ở nước ta ntn?
HS: TL:
Hỏi: Để giữ cho môi trường sạch đẹp chúng ta cần thực hiện những giải pháp nào?
HS: TL:
Hỏi: Phần kết bài, em sẽ trình bày những ý gì?
HS: TL:
GV: yêu cầu HS về nhà thực hiện.
37’
10’
27’
* Đề bài: Giữ gìn môi trường sống sạch đẹp.
1. Phân tích đề:
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài:
- Công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ, toàn diện và sâu sắc khắp mọi miền đất nước ta.
- Nhiều vấn đề mới mẻ trong sản xuất, trong cuộc sống được đặt ra một cách cấp thiết, trong đó có vấn đề giữ gìn môi trường sống sạch đẹp.
b. Thân bài:
* Môi trường sống bao gồm những gì:
- MôI trường sống bao gồm môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội.
+ Bầu trời, khí quyển, núi rừng, khe suối, sông ngòi, ao hồ, biển cả, ruộng đồng là môi trường sống tự nhiên.
+ Thành thị, làng xóm, chợ búa, nhà máy, bệnh viện, cơ quan, trường học, sân bay, bến xe, bến cảng là môi trường xã hội.
* Thế nào là môi trường sạch đẹp?
 - Nguồn nước, không khí trong lành, không bị ô nhiễm.
- Các không gian như thành phố, xóm làng, trường học, bệnh viện, bến xe, bến cảng, chợ búaphải sạch, không bụi bặm, không có mùi xú uế, không có cảnh chất phế thải, rác rưởi vứt bừa bãi lung tung.
- Mọi cảnh vật đều ngăn nắp, gọ gàng, đâu đâu cũng mĩ quan, đẹp mắt, ưa nhìn, văn minh, khoa học.
- Không có cảnh lộn xộn, mất trật tự, ồn àonhất là trên các đường giao thông, những nơi công cộng.
* Thực trạng môi trường ở nước ta như thế nào?
- Môi trường ở nước ta đang bị xâm hại nặng nề: nạn phá rừng, đào vàng đã tàn phá rừng đầu nguồn, làm ô nhiễm khe suối, nguồn nước. Nhiều nhà máy chưa xử lí được nước thải công nghiệp.
- Dân số các đô thị tăng nhanh, vấn đề nhà ở, việc giao thông đi lại, chợ búa còn lộn xộn, chưa trật tự, văn minh.
- Bệnh viện đáng lí ra phải là nơi sạch đẹp nhất nhưng nhiều bệnh viện bị quá tải, không khí còn “ nặng mùi”.
- Các danh lam thắng cảnh, các bãi tắm như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vũng tàu, còn chưa sạch đẹp, đó đây còn có cảnh mất mĩ quan.
- ở đâu ta cũng thấy bao bì ni lông vứt bừa bãi. Thậm chí Hồ Gươm, Hồ Tây là hai cảnh đẹp của Thủ đô vẫn chưa sạch đẹp, mặt nước nổi váng,
- Nguyên nhân: Một là, dân ta chưa có tác phong công nghiệp; hai là nhiều người ý thức kém về giữ gìn môi trường; ba là, kỉ cương, xử phạt chưa nghiêm. Tại sao vẫn có hiện tượng vứt đầu thuốc lá, vứt rác ra đường, thậm chỉ có kẻ còn dắt chó ra đường phóng uế mà không bị phạt?
* Biện pháp để giữ gìn môi trường sống:
- Nhà nước phải có luật môi trường.
- Mỗi địa phương, đơn vị cần có nội qui giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Trồng cây gây rừng.
- Tổ chức thường xuyên những ngày lao động thu dọn vệ sinh tập thể nơi công cộng.
- Giáo dục ý thức giữ gìn môi trường cho tất cả mọi người, mọi công dân.
c. Kết bài:
- Giữ gìn môi trường sống là trách nhiệm của toàn xã hội.
- Giữ gìn môi trường sạch đẹp là để bảo vệ cuộc sống, bảo vệ sức khoẻ, góp phần làm cho đất nước thêm đẹp, thêm văn minh.
- Mọi gia đình cố gắng thực hiện: “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”.
- Học sinh và các thầy cô giáo phải giữ gìn môi trường sống là ngôi trường mình đạt tiêu chuẩn: xanh, sạch, đẹp. Phải trồng thêm cây xanh, vườn hoa cho cảnh quan trường học thêm đẹp, trở thành một trung tâm văn hoá của địa phương mình.
3. Viết bài:
4. Củng cố: (1')
- GV nhấn mạnh những lưu ý khi phân tích đề và lập dàn ý
5. Hướng dẫn HS học tập: (1')
- Về nhà viết hoàn chỉnh bài văn cho đề bài trên.
- Xem thêm các đề tương tự và tự lập dàn ý.
S: 
G: 
Tiết 26+ 27+ 28 : ÔN TẬP 
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức đã học về các văn bản thơ đã học trong chương trình ngữ văn 9 đã học.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc thuộc lòng diễn cảm các văn bản thơ.
3. Thái độ:
- Có ý thức ôn tập tốt để có kiến thức vững vàng khi thi vào lớp 10.
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề, ứng phó,
C. Chuẩn bị:
1. GV: 
2. HS: Ôn bài theo y/c. 
D. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp đàm thoại (Kĩ thuật đặt câu hỏi)
2. Phương pháp phân tích, bình giảng (Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não)
3. Phương pháp thảo luận nhóm (Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ)
Đ. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1')
 Sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ: (4’)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Khởi động: (1’)
GV: nêu mục tiêu bài học như phần trên.
Hoạt động của thầy và trò.
T/g
Nội dung chính.
* Hoạt động: Ôn tập:
- Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức đã học về các văn bản thơ trong chương trình Ngữ văn 9 THCS.
- Cách tiến hành:
GV: Yêu cầu HS học thuộc lòng tất cả các văn bản thơ trong chương trình Ngữ văn 9 THCS -> GV kiểm tra việc học thuộc ở từng học sinh ở bất kỳ một văn bản nào theo yêu cầu ( Tiết 26 + 27 ôn -> 28 kiểm tra)
HS: Ôn tập, học thuộc lòng ở tiết 26 + 27. Tiết 28 kiểm tra theo yêu cầu: Đọc thuộc lòng văn bản; nêu tên tác giả; nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm.
GV: Kiểm tra, nhận xét, đánh giá. Nếu HS nào chưa thuộc -> yêu cầu tiếp tục học thuộc lòng.
37’
10’
27’
1. Học thuộc lòng các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 THCS 
4. Củng cố: (1')
- GVnhấn mạnh lại mục đích của việc ôn tập trên, nhắc nhở HS ý thức ôn tập.
5. Hướng dẫn HS học tập: (1')
- Về nhà tiếp tục học thuộc các văn bản thơ đã học.
- Học thuộc thêm các văn bản thơ đã học ở lớp 7, 8.
S: 
G: 
Tiết 29 + 30 : ÔN TẬP (TIẾP)
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức đã học về các văn bản văn xuôi đã học trong chương trình Ngữ văn 9 THCS.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng tóm tắt nội dung văn bản văn xuôi.
3. Thái độ:
- Có ý thức ôn tập tốt, phấn đấu thi vào 10 với chất lượng cao.
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
Tự nhận thức, ra quyết định, giao tiếp, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian, giải quyết vấn đề, ứng phó,
C. Chuẩn bị:
1. GV: 
2. HS: Ôn bài theo y/c. 
D. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
1. Phương pháp đàm thoại (Kĩ thuật đặt câu hỏi)
2. Phương pháp phân tích, bình giảng (Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não)
3. Phương pháp thảo luận nhóm (Kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ)
Đ. Các bước lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: (1')
 Sĩ số:
2. Kiểm tra đầu giờ: (4’)
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Khởi động: (1’)
GV: giới thiệu bài theo mục tiêu bài học và nêu yêu cầu ở từng tiết học.
Hoạt động của thầy và trò.
T/g
Nội dung chính.
* Hoạt động: Ôn tập:
- Mục tiêu: 
Củng cố kiến thức đã học về các văn bản văn xuôi đã học trong chương trình Ngữ văn 9 THCS.
- Cách tiến hành:
GV: Yêu cầu HS phải tự tón tắt được toàn bộ các tác phẩm văn xuôi đã học trong chương trình Ngữ văn 9 THCS. Tiết 29 sẽ tự ôn tập; tóm tắt nội dung, nêu tên tác giả, ND và NT của tác phẩm đó.
HS: Ôn tập, tóm tắt văn bản văn xuôi theo yêu cầu: Tóm tắt nội dung văn bản, nêu tên tác giả, ND và NT của văn bản ( Tiết 29) 
GV: Kiểm tra, nhận xét, đánh giá việc ôn tập các văn bản văn xuôi ở từng học sinh ở tiết 30: Goi HS thực hiện bất kỳ văn bản nào đã học theo yêu cầu. Nếu HS nào thực hiện chưa tốt -> yêu cầu HS đó tiếp tục ôn tập, đọc lại văn bản đến khi nắm được kiến thức cơ bản của văn bản.
37’
10’
27’
1. Học thuộc lòng các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 THCS 
2. Ôn tập các văn bản văn xuôi đã họcỉtong chương trình Ngữ văn 9 THCS:
4. Củng cố: (1')
- GVnhắc nhở HS ý thức tự giác ôn tập kiến thức.
5. Hướng dẫn HS học tập: (1')
- Đọc lại các văn bản văn xuôi đã học -> Tìm hiểu về các văn bản; phân tích các nhân vật chính trong văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTc van 9.doc