Giáo án tự chọn Văn 9 - Tiết 8 đến 12 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ

Giáo án tự chọn Văn 9 - Tiết 8 đến 12 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ

Tiết 8

HÌNH TƯỢNG LỤC VÂN TIÊN TRONG ĐOẠN TRÍCH

“LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA”

(Trích: truyện Lục Vân tiên) - Nguyễn Đình Chiểu-

1. Mục tiêu: Giúp học sinh

a. Về kiến thức: Nắm được hình ảnh người anh hùng xả thân vì nghĩa.

- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác tác già thong qua phẩm chất nhân vật: Lục Vân Tiên.

b. Về kĩ năng: Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện

c. Về thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức làm việc, căm ghét bọn bạc ác, bất nhân

2. Chuẩn bị của GV&HS:

a. Chuẩn bị của GV:

- Nghiên cứu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9

- “Truyện Lục Vân Tiên”, soạn giáo án

b. Chuẩn bị của &HS: Học bài cũ,, chuẩn bị bài mới theo SGK

3. Tiến trình bài dạy

* Ổn định tổ chức: 9A

- Kiểm tra sĩ số:

- Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của lớp

 

doc 23 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tự chọn Văn 9 - Tiết 8 đến 12 - Giáo viên: Phạm Thái Hưng - Trường THCS Chiềng Cọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eNgày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A 
Tiết 8
HÌNH TƯỢNG LỤC VÂN TIÊN TRONG ĐOẠN TRÍCH 
“LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA”
(Trích: truyện Lục Vân tiên) - Nguyễn Đình Chiểu-
1. Mục tiêu: Giúp học sinh
a. Về kiến thức: Nắm được hình ảnh người anh hùng xả thân vì nghĩa.
- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác tác già thong qua phẩm chất nhân vật: Lục Vân Tiên.
b. Về kĩ năng: Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện
c. Về thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức làm việc, căm ghét bọn bạc ác, bất nhân
2. Chuẩn bị của GV&HS:
a. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- “Truyện Lục Vân Tiên”, soạn giáo án
b. Chuẩn bị của &HS: Học bài cũ,, chuẩn bị bài mới theo SGK
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định tổ chức: 9A
- Kiểm tra sĩ số:
- Lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài của lớp
a. Kiểm tra bài cũ: (1’)
b. Dạy nội dung bài mới:
(1’) Nguyễn Đình Chiểu- nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân Miền nam thế kỷ X – là một trong những ngôi sao như thế. Để hiểu được phần nào cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của ông, tiết học hôm nay T trò chúng ta tìm hiểu bài học
Giáo viên ghi tên bài lên bảng
Hình tượng Lục Vân Tiên:
Ngay trước đoạn trích này là cảnh Vân Tiên thấy nhân dân rất khốn khổ: “đều đem nhau chạy vào rừng lên non” bèn hỏi thăm và được biết ở đó bọn cướp Phong Lia hung hãn đang hoành hành. Mọi người còn khuyên chàng không nên tự chuốc lấy nguy hiểm:
Vân Tiên nổi giận lôi đình
Hỏi thăm: lũ nó còn đình nơi nao?
Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi nầy.
Dân rằng: lũ nó còn đây,
Qua xem tướng bậu thơ ngây đã đành.
E khi hoạ hổ bất thành,
Khi không mình lại xô mình xuống hang
? Trên đường đi khi gặp bọn cướp đang cướp phá gây hoạ cho dân Lục Vân Tiên có hành động gì? TB
Vân tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bố đảng hung đồ
Chỉ quen làm thói hồ đồ hại dân”
- Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Dương Dang
- Bị Tiên một gậy thác rày thân vong
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? TB
- Tác giả miêu tả hành động, lời nói mộc mạc mang màu sắc Nam Bộ
- Kết hợp so sánh với Triệu Tử Long - một nhân vật anh hùng trong truyện “Tam quốc chí diễn nghĩa”
? Giải thích nghĩa của: tả đột hữu xông? TB
- Tả đột hữu xông: đánh vào bên trái, xông thẳng bên phải, ý nói thế chủ động tung hoành khi lâm trận
? Em hãy phân tích những hành động, lời nói của Vân Tiên trong trận đánh? G
- Lục Vân Tiên là một nhân vật lí tưởng của tác phẩm (thể hiện lí tưởng thẩm mĩ của tác giả về con người trong cuộc sống đương thời). Đây là một chàng trai vừa rời trường học bước vào đời (tuổi vừa hai tám, tức là 16 tuổi) lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh. “Danh tôi đặng rang, tiếng thầy bay xa” cũng mong thi thố tài năng cứu người, giúp đời. Gặp tình huống “bất bằng” này là một thử thách đầu tiên, cũng là một cơ hội hành động cho chàng
- Hành động đánh cướp trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Chàng chỉ có một mình, hai tay không, trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng “Người đều sợ nó có tài khôn đương” vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vô đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp - vẻ đẹp của người dũng tướng cũng theo phong cách văn chương thời xưa nghĩa là so sánh với những mẫu hình lí tưởng như dũng tướng Triệu Tử Long mà người Việt Nam đặc biệt là người Nam Bộ-vốn mê truyện Tam Quốc không mấy ai không thán phục! Hành động của Vân Tiên chứng tỏ cái đức của con người “vị nghĩa vong thân” (vì việc nghĩa quên thân mình), cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu chiến thắng những thế lực bạo tàn
? Tìm những câu thơ nói về thái độ của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga? TB
- Hỏi: “ai than khóc ở trong xe nầy
- Vân Tiên nghe nói động lòng;
Đáp rằng: “ta đã trừ dòng lâu la
Khoan khoan người đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
- Vân Tiên nghe nói liền cười,
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
? Qua những câu thơ trên cho ta thấy phẩm chất gì của Lục Vân Tiên? G
- Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộ lộ tư cách con người chính trực hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu. thấy hai cô gái còn chưa hết hãi hùng, Vân Tiên “động lòng” tìm cách an ủi họ “ta đã trừ dòng lâu la” và ân cần hỏi han. Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên vội gạt đi ngay “khoan khoan ngồi đó chớ ra” ở đây có phần câu nệ của lễ giáo “nam nữ thụ thụ bất thân-đàn ông và đàn bà xưa trao và nhận cái gì của nhau không được dùng tay mà trao, ý nói không được gần gũi động chạm vào nhau, nhưng chủ yếu là do đức tính khiêm nhường của Vân Tiên “Làm ơn há dễ mong người trả ơn”. Chàng không muốn nhận cái lạy tạ ơn của hai cô gái, từ chối lời mời về thăm nhà của Nguyệt Nga để cha nàng đền đáp. Và ở đoạ sau, từ chối nhận chiếc châm vàng của nàng, chủ cùng nhau xướng hoạ một bài thơ rồi thanh thản ra đi, không hề vấn vương. Dường như đối với Vân Tiên, làm việc nghĩa là bổn phận, một lẽ tự nhiên, con người trọng nghĩa khinh tài ấy không coi đó là công trạng. Đó là cách cư sử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán
? Em hiểu như thế nào về hai câu cuối? G
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
Lời nói của Lục Vân Tiên khẳng định việc làm của mìnhlà hoàn toàn tự nguyện, vô tư. Lời của chàng chắc nịch vừa để đối chứng phê phán những kẻ tầm thường, vừa khẳng định việc làm của mình là đúng đắn, là hiển nhiên, thuộc lẽ sống của mình
? Qua phân tích em thấy Lục Vân Tiên là một con người như thế nào? Khá
- Lục Vân Tiên là một con người anh hùng, nghĩa hiệp, đầy tài năng và chí khí, sẵn sàng ra tay trừng trị kẻ ác độc, bênh vực những con người yếu đuối. Với những nét tính cách đó, hình ảnh Lục Vân Tiên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
* Lục Vân Tiên là người anh hùng tài ba, dũng cảm trọng nghĩa khinh tài.
	2. Nêu cảm nhận về nhân vật LVT (20’)
Giáo viên hướng dẫn:
- Hành động đánh cướp.
	Vân tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bố đảng hung đồ
Chỉ quen làm thói hồ đồ hại dân”
- Hành động với Kiều Nguyệt Nga.
Khoan khoan người đó chớ ra
Nàng là phận gái ta là phận trai
- Thái độ cử chỉ khi KNN cần trả ơn LVT
- Vân Tiên nghe nói liền cười,
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
..
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng
c. Củng cố (1) Hình ảnh LVT là hình tượng lý tưởng của Tác giả NĐC.
d. Hướng dẫn học ở nhà (1)
Về nhà viết tiếp cảm nhận của em về LVT.
Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại.
--------------------------------------------------------
CHỦ ĐỀ 3: Các phương châm hội thoại và từ vựng trong Tiếng Việt.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A 
Tiết 9: Tiếng việt
 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
1. Mục tiêu: Giúp học sinh:
a. Về kiến thức: Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
b. Về kĩ năng: Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
c. Về thái độ: Bồi dưỡng cho học sinh ý thức sử dụng đúng và hay tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
a. Chuẩn bị của giáo viên: Nghiên cứu tại liệu sách giáo khoa, sách giáo viên, thiết kế dạy học ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của học sinh: -Chuẩn bị các câu hỏi như trong sách giáo khoa
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn đinh tổ chức: 9A;.... 
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
2. Dạy nôi dung bài mới:
Ở lớp 8 các em đã tìm hiểu về hội thoại và nắm được vai xã hội cũng như lượt lời trong hội thoại. Vậy trong hội thoại chúng ta cần chú ý đến điều gì nữa? Mời các em cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.
GV: Sách giáo khoa trình bày năm phương châm hội thoại, phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ. phương châm cách thức và phương châm lịch sự. Tiết học này T. trò ta tìm hiểu hai phương châm đầu, còn ba phương châm sau giành cho bài học tiếp theo.
1. Phương châm về lượng
? Hội thoại là gì? (TB)
- Theo Phan Văn Bách hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau
- Hội thoại là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đối với mọi người, cũng có thể hiểu nhau bằng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười. Nhưng hội thoại chủ yếu bằng ngôn ngữ. Trẻ em tập nói là bắt đầu biết hội thoại, nói đến hội thoại là nói đến giao tiếp.
? Em hiểu phương châm về lượng đặt ra những yêu cầu gì khi giao tiếp ? (TB)
- Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng)
Phương châm hội thoại thực chất là những qui định cần phải tuân thủ trong giao tiếp
 Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung,nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa.
	Em hãy 2 lấy ví dụ về phương châm lượng.
Chuyển ý:
Các em đã hiểu phương châm về lượng trong giao tiếp chúng ta chuyển sang phần 
2. Phương châm về chất:
Để đảm bảo phương châm về chất trong hội thoại khi giao tiếp ta cần chú ý những điều gì? (TB)
- Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất)
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Nhắc các em học thuộc
- Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất)
Em hãy 2 lấy ví dụ về phương châm lượng
* ghi nhớ SGK T10
3. Phương châm quan hệ
? Trong tiếng việt có thành ngữ: “Ông nói gà, bà nói vịt”. thành ngữ này dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Khá
- Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” dùng để chỉ tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp với nhau, không hiểu nhau.
? Thử tưởng tượng, điều gì sẽ xẩy ra nếu xuất hiện những tình hống hội thoại như vậy? G
- Nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như thế thì con người sẽ không giao tiếp với nhau được và những hoạt động của xã hội sẽ trở nên rối loạn.
? Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp? TB
- Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề 
* Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề 
Giả sử T giáo có tình huống
Khách: - Nóng quá
Chủ nhà: - Mất điện rồi
? Phương châm quan hệ có được tuân thủ không vì sao? G
- Nếu chỉ xét, nghĩa tường minh của câu (nghĩa được thể hiện ngay trên bề mặt qua câu chữ, còn được gọi là nghĩa hiển ngôn) thì dường như câu đáp của chủ nhà không tuân thủ phương châm quan hệ. Tuy nhiên rất bình thường và tự nhiên. Sở dĩ như vậy là vì người nghe hiểu và đáp lại câu nói theo hàm ý (nghĩa phải thông qua suy luận mới biết được)
Khi khách nói: Nóng quá, thì chủ nhà hiểu đó không đơn giản là một thông báo mà là một lời yêu cầu: Hãy bật quạt điện lên cho  ... i theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và có những nghĩa mới được hình thành
Nghĩa của từ không phải bất biến có thể thay đổi
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. nó không ngừng biến đổi theo sự vận động của xã hội
Gọi học sinh đọc ví dụ
? Em cho biết nghĩa của từ “xuân” trong ví dụ a? Khá
- Xuân 1: mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm. – nghĩa gốc
- Xuân 2: thuộc về tuổi trẻ
? Tương tự giải nghĩa từ “tay” trong ví dụ b? Khá
- Tay 1: bộ phận phía trên của cơ thể, từ vai đến các ngón, dùng để cầm nắm. –nghĩa gốc
- Tay 2: người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào đó
Từ “xuân, tay” mỗi từ có hai nghĩa trở lên. Nghĩa là có nghĩa gốc và nghĩa chuyển
? Nhắc lại thế nào là nghĩa gốc, thế nào là nghĩa chuyển? G
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu ngay từ khi mới xuất hiện, và là nghĩa cơ sở làm nảy sinh ra các nghĩa khác. Trong từ điển bao giờ nghĩa gốc cũng được xếp ở vị trí đầu
- Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc, được phát sinh từ nghĩa gốc vì vậy trong điển nghĩa chuyển bao giờ cũng xếp sau nghĩa gốc
 Trở lại ví dụ, trong hai từ: xuân tay vừa được giải thích. Cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển? 
Xuân 1, tay 1: nghĩa gốc
Xuân 2, tay 2: nghĩa chuyển
Hầu hết các từ ngữ khi mới hình thành chỉ có một nghĩa. Qua quá trình phát triển, từ ngữ có thêm nghĩa mới. Khi nghĩa mới hình thành mà nghĩa cũ không bị mất đi thì kết cấu nghĩa của từ ngữ trở nên phong phú hơn, phức tạp hơn và xuất hiện cái gọi là từ ngữ nhiều nghĩa. Nhờ đó, từ ngữ có khả năng biểu đạt nhiều khái niệm hơn, nghĩa là từ vựng có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người bản ngữ
? Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? G
a. Xuân: chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
b. Tay: chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (trong trường hợp này là lấy tên bộ phận để chỉ chỉnh thể)
Ở lớp dưới các em đã học ẩn dụ, hoán dụ như là những biện pháp tu từ “nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt”. trong bài này là ẩn dụ ngôn ngữ (hay ẩn dụ từ vựng) và hoán dụ ngôn ngữ (hay hoán dụ từ vựng học)
Điều quan trọng cần phân biệt là. Tuy đều là hiện tượng gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng (ẩn dụ) hoặc có quan hệ tương cận (hoán dụ) nhưng ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ (các biện pháp tu từ) chỉ làm xuất hiện nghĩa lầm thời của từ ngữ, còn ẩn dụ từ vựng và hoán dụ từ vựng (các phương thức phát triển nghĩa của từ) làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển, nghĩa chuyển này được đông đảo người bản ngữ thừa nhận, vì thế có thể được giải thích trong từ điển.
? Qua ví dụ vừa phân tích, em có nhận xét gì về sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ? G
2. Bài học:
- Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng việt là phát triển nghĩa của từ
 ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.
- Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ và nhắc các em học thuộc
*. Ghi nhớ
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (T56)
Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 và cho các em thảo luận theo nhóm, sau 3 phút đại diện nhóm đứng tại chỗ trả lời
? Xác định các nghĩa của từ “chân”? Khá
a. Từ “chân” đựoc dùng với nghĩa gốc
b. Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ
c. Từ “chân” được dùng với nghĩa (gốc) chuyển theo phương thức ẩn dụ
d. Từ “chân” được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ
2. bài tập 4 (T57)
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 4
? Hãy tìm ví dụ để chứng minh rằng các từ: “hội chứng, ngân hàng, sốt, vua” là những từ nhiều nghĩa? Khá
a. Hội chứng: có nghĩa gốc là tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh 
Ví dụ: “Hội chứng viêm đương hô hấp cấp rất phức tạp”
Nghĩa chuyển là: tập hợp nhiều hiện tượng sự kiện để biểu hiện một tình trạng, một vân đề xã hội, cùng xuất hiện ở nhiều nơi
Ví dụ: “Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình trạng suy thoái kinh tế
b. Ngân hàng
- Có nghĩa gốc là: tở chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nhiệp vụ tiền tệ, tín dụng
Ví dụ: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng ngoại thương Việt Nam
- Nghĩa chuyển là kho lưu trữ những thành phần, bộ phận cơ thể để sử dụng khi cần như trong ngân hàng máu, ngân hàng gen, hay tập hợp các dữ liệu liên quan tới một lĩnh vực, đựoc tổ chức để tiện tra cứu, sử dụng như trong: ngân hàng dữ liệu, ngân hàng đề thi.Trong những kết hợp này, nét nghĩa “tiền bạc” trong nghĩa gốc bị mất đi, chỉ còn nét nghĩa: “tập hợp, lưu giữ, bảo quản”.
c. Củng cố, luyện tập (1') Ghi nhớ SGK
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà học bài, làm tiếp bài tập còn lại
- Hướng dẫn làm bài tập 5 và bài tập 2, 3 (T 57)
- Hướng dẫn chuẩn bị; Lý thuyết về từ vựng.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: Dạy lớp: 9A
Ngày dạy: Dạy lớp: 9B 
Tiết -tiếng việt
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (tiếp theo)
1. Mục tiêu 
a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học tự lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng thanh và từ tượng hình) (một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ).
b. Về kĩ năng: Biết vận dụng các kiến thức đã học vào trong cuộc sống.
c. Về thái độ: Bồi dưỡng tình cảm yêu quí và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
2. Chuẩn bị của GV&HS
a. Chuẩn bị của GV:
- Nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, thiết kế bài giảng ngữ văn 9
- Soạn giáo án
b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
3. Tiến trình bài dạy.
* Ổn định tổ chức:9A:..
a. Kiểm tra bài cũ
Giáo viên kết hợp trong quá trình ôn tập
* Giới thiệu (1’) Cùng với những kiến thức về tiếng việt đã được ôn tập, hôm nay T trò chúng ta cùng nhau tổng kết về từ tượng thanh, từ tượng hình và một số phép tu từ từ vựng
b. Dạy bài mới
I. Hệ thống kiến thức cơ bản (10’)
II. Luyện tập (32’)
1. Bài tập 2 muc I sgk T146
? Khái niệm từ tượng thanh và từ tựơng hình? TB
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiện, của con người: ào ào, lanh lảnh, oa oa
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật: Lắc lư, lảo đảo, rũ rượi
2. Một số phép tu từ từ vựng
? Cho biết thế nào là so sánh, ẩn dụ, nhân hoá? G
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Ví dụ: Con cò ăn bãi rau răm,
Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai?
- Con cò: ẩn dụ chỉ người nông dân xưa
- Bãi rau răm: chỉ hoàn cảnh sống khắc nhiệt của người nông dân với đầy những đắng cay, tủi nhục
- Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật.trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người
? Nhắc lại khái niệm: hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh? Khá
- Hoán dụ là gợi lên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng, tăng sức biểu cảm
- Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
? Thế nào là phép tu từ chơi chứ, điệp ngữ? Khá
- Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hướclàm câu văn hấp dẫn và thú vị
II. Luyện tập (32’)
1. Bài tập 2 muc I sgk T146
? Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh? Khá
- mèo, bò, tắc kè, tu hú, chẻo bẻo
2. bài tập 3 mục I sgk T146
Gọi học sinh đọc đoạn trích
? Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong đoạn trích? Khá
- Các từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ
- Tác dụng: những từ này có tác dụng mô tả hình ảnh đám mây một cách cụ thể và sống động
3. Bài tập 2 mục II sgk T147
Gọi học sinh đọc bài yêu cầu bài tập
Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm: lớp chia làm 3 nhóm sau 5 phút đại diện từng nhóm đứng tại chỗ trình bày
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ
a. Phép ẩn dụ tu từ: từ “hoa, cánh” dùng để chỉ Thuý Kiều và cuộc đời của nàng
- Từ: “cây, lá” dùng để chỉ gia đình của Thuý Kiều và cuộc sống của họ. Ý nói Thuý Kiều bán mình để cứu gia đình
b. Phép so sánh tu từ: so sánh tiếng đàn của Thuý Kiều với “tiếng hạc”, tiếng “suối”, tiếng “gió thoảng”, tiếng “trời đổ mưa”
c. Phép nói quá: Thuý Kiều có sắc đẹp đến mức “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” – “sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”. Nhờ biện pháp nói quá, Nguyễn Du đã thể hiện đầy ấn tượng một nhân vật tài sắc vẹn toàn
d. Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kình, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trờ gấp mười quan san. Bằng lối nói quá, Nguyễn Du cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh
e. Phần chơi chữ: Tài và tai
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3
4. Bài tập 3 mục II dgk T147-148
? Vận dùng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu (đoạn) sau? G
a. Phép điệp ngữ “còn” và dùng từ đa nghĩa (say sưa). “say sưa” vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu là chàng trai say đắm vì tình. Nhờ cách nói đó mà chàng Trai đã thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ mà kín đáo
b. Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nhĩa quân Lam Sơn
e. Nhờ phép so sánh mà nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiến suối và cảnh rừng dưới đêm trăng (trăng rất sáng khiến cảnh vật hiện rõ đường nét
d. Phép nhân hoá: Nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng biếng trăng thành người bạn tri âm tri kỉ (trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ). Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn
e. Phép ẩn dụ tu từ: “từ” mặt trời” trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ. Ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai.
c. Củng cố (1) Thế nào là từ tượng thanh
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập ở nhà (2’)
- Các em về nhà ôn lại lý thuyết, làm lại các bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_chon_van_9_tiet_8_den_12_giao_vien_pham_thai_hung.doc