Giáo án Vật lí 8 - Tiết 7 đến 15

Giáo án Vật lí 8 - Tiết 7 đến 15

Tiết 7 Tuần:

Bài 7

ÁP SUẤT

A. MỤC TIÊU.

-Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.

-Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.

-Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất.

-Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật dùng nó để giải thích môth số hiện tượng đơn giản thường gặp.

-Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yếu tố S và áp lực F.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ.

 Gv: Chuẩn bị cho Hs mỗi nhóm 1 khay đựng cát và ba miếng kim loại hình chữ nhật.

 Tranh vẽ Hình 7.1; 7.3, Bảng phụ kẻ sẵn bảng 7.1.

C.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1.Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số.

2.Bài mới.

 

doc 18 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 8 - Tiết 7 đến 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 7 	 Tuần:
Bài 7
áp suất
A. mục tiêu.
-Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất.
-Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
-Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất.
-Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật dùng nó để giải thích môth số hiện tượng đơn giản thường gặp.
-Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và hai yếu tố S và áp lực F.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
	Gv: Chuẩn bị cho Hs mỗi nhóm 1 khay đựng cát và ba miếng kim loại hình chữ nhật.
	Tranh vẽ Hình 7.1; 7.3, Bảng phụ kẻ sẵn bảng 7.1.
C.Tiến trình dạy học.
1.ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số.
2.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra –Tạo tình huống học tập (7 phút)
Gv: Nêu yêu cầu kiểm tra
Hs1: Lực ma sát sinh ra khi nào? Hãy biểu diễn lực ma sát khi một vật được kéo trên mặt đất chuyển động thẳng đều?
Hs2: Chữa bài tập 6.4; 6.5.
Gv: Nhận xét và cho điểm.
Hs; Lên bảng trình bày miệng.
Dưới lớp làm ra nháp các bài tập.
Hs dưới lớp nhận xét.
Hoạt động 2: Nghiên cứu áp lực là gì? (10 phút)
Gv: Cho Hs đọc thông báo, trả lời áp lực là gì? Cho ví dụ?
Gv: Chốt nội dung cho Hs ghi vở.
Cho Hs làm câu hỏi C1.
Hãy xác định áp lực? 
? Trọng lượng P có phải là áp lực không? Vì sao?
Gv: Chốt nội dung chú ý cho Hs.
Hs: Nghỉên cứu Sgk và trả lời
Hs: Làm việc cá nhân.
C1.a) F=P máy kéo.
b). F của ngón tay tác dụng lên đầu đinh.
-F mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ.
P không vuông góc với S bị ép thì không gọi là áp lực.
Hs: Trả lời theo phần chú ý Sgk.
I.áp lực là gì?
-áp lực là lực tác dụng vuông góc với diện tích bị ép.
Ví dụ: Người đứng trên sàn nhà.
*Chú ý: (SGK)
Hoạt động 3: Nghiên cứu áp suất(20 phút)
Gv: Yêu cầu hs đọc phương án tíên hành thí nghiệm.
? Hãy nêu phương án tiến hành thí nghiệm?
? Yêu cầu Hs làm thí nghiệm theo nhóm và ghi kết quả vào bảng 7.1.
Gv: Cho đại diện nhóm trình bày kết quả.
? Hãy rút ra kết luận từ thí nghiệm đã làm?
Gv: Vậy muốn tăng áp lực cần phải làm những gì?
Gv: Cho Hs nghiên cứu Sgk trả lời khái niệm áp suất. Gv: Chốt khái niệm.
Gv: Đưa công thức tính áp suất và đơn vị áp suất. chú ý cho Hs kí hiệu áp suất và trọng lượng của một vật.
Hs: đọc phương án làm thí nghiệm.
Hs: Trả lời phương án làm thí nghiệm và much đích của thí nghiệm.
Hs: Làm thí nghiệm theo nhóm.
Hs: Đại diện nhóm trình bày kết quả.
Hs: Hoàn thiện kết luận trong câu C3.
Hs: Trả lời miệng.
Hs: Nghiên cứu Sgk và qua thí nghiệm nêu khái niệm áp suất và ghi vở.
Hs: Quan sát công thức và đơn vị chú đến các cách áp giải toán.
1.Tác dụng của áp lực phụ thuộc vài yếu tố nào
a). Thí nghiệm(sgk).
b). Kết luận:
Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ.
2. áp suất.
a) Định nghĩa(sgk)
b) Công thức:
P= F/S
P- áp suất.
F-áp lực.
S- Diện tích bị ép.
Đơn vị: N/ m2
Đọc Niu tơn trên mét vuông.
Hoạt động 4: Vận dụng - Củng cố.
Gv: Yêu cầu Hs làm câu hỏi C4; C5 trong Sgk.
Hs: Trả lời các câu hỏi.
Củng cố:
Qua bài học ta cần ghi nhớ những gì?
Hs: Trả lời theo phần ghi nhơ Sgk.
Hoạt động 5: hướng dẫn về nhà. Học phần ghi nhớ và làm Bài tập:7.1->7.6 (SBT)
Ngày soạn:28/10/2006
Ngày giảng: / /2006
Tiết 8	 	 Tuần: 8
Bài 8
áp suất chất lỏng bình thông nhau
A.mục tiêu.
-Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suát trong lòng chất lỏng.
-Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
-Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng để giải các bài toán đơn giản.
-Nắm được nguyên tắc bình thông nhau và dùng để giải thích một số hiện tượng thừơng gặp, rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm.
B.Chuẩn bị của thầy và trò.
GV: Chuẩn cho mỗi nhóm: Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở trên thành bình, bịt bằng màng cao su mỏng.
	Một bình hình trụ bằng thuỷ tinh có đĩa D tách rời làm đáy.
	Một bình thông nhau, một bình chứa nước.
C. Tiến trình dạy học.
1.ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số.
2.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. – Tạo tình huống học tập.
Giáo viên nêu yêu cầu kiểm tra: 
HS1: áp suất là gì? Công thức tính áp suất, nêu đơn vị , làm bài tập 7.1?
HS2: Làm bàI tập 7.6 SBT.
GV: Nhận xét và cho điểm.
Đặt vấn đề vào bài mới như SGK.
HS: Lên bảng trình bày.
Dưới lớp làm ra nháp và nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Nghiên cứu sự tồn tại của áp suất chất lỏng trong lòng chất lỏng.
GV: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu HS nêu mục đích thí nghiệm.
? Hãy nêu dự đoán trước khi tiến hành thí nghiệm.?
GV: Chuẩn lại kiến thức trả lời của HS. Đặt vấn đề:
“ Chất lỏng có gây ra áp suất trong lòng nó không”
GV: Mô tả thí nghiệm.
?Yêu cầu HS dự đoán=> làm thí nghiệm.
Hãy nêu kết quả thí nghiệm?
? Đĩa D chịu tác dụng của lực nào?
GV: Qua 2 thí nghiệm rút ra kết luận trong câu C4.
Làm vào phiếu học tập, kiểm tra 4HS .
HS: Nêu mục đích thí nghiệm.
Nêu dự đoán thí nghiệm
HS: Quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi C1; C2.
HS: Nghe gv đặt vấn đề, mô tả thí nghiệm.
Nêu dự đoán và tiến hành thí nghiệm.
Làm việc cá nhân trả lời C4 vào phiếu học tập.
1.)Thí nghiệm 
*Nhận xét: -Chất lỏng gây lên áp suất .
-Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi hướng.
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính áp suất.
Gv: Yêu cầu hs tham khảo sách và lập luận để tính áp suất chất lỏng.
? Nêu biểu thức tính áp suất?
? áp lực F bằng lực nào?
? Biết d, v hãy cho biết P=?
GV: Yêu cầu HS giải thích các đại lượng trong công thức.
GV: Cho hình vẽ: 
? Hãy so sánh : Pa; Pb; Pc? Giải thích tại sao?
GV: Chuẩn nhận xét và cho Hs ghi vở.
HS: Chứng minh theo hướng dẫn của GV.
P= F/S = d.V / S= dhS/S =
d.h.
Hs: Giải thích các đại lượng trong công thức.
HS: So sánh giải thích.
Pa=Pb=Pc. Hoàn thành nhận xét.
2.Công thức tính áp suất chất lỏng.
P=d.h
P -áp suất ở đáy cột chất lỏng.
d- trọng lượng riêng của chất lỏng.
h- chiều cao của cột chất lỏng.
P: (Pa); d: (N/m2); h(m)
*Nhận xét: Chất lỏng đứng yên tại các điểm có cùng độ sâu thì áp suất chất lỏng như nhau
Hoạt động 4: Nghiên cứu bình thông nhau.
GV: Yêu cầu HS đọc câu C5 và nêu dự đoán.
? Vậy lớp nước D chịu áp suất nào?
So sánh Pa và Pb? (Trình bày lên bảng)
Cho HS làm thí nghiệm. Và rút ra kết luận.
GV: Chuẩn lại nội dung Kết luận cho HS.
HS: Đọc câu C5 và nêu dự đoán.
HS: làm rthí nghiệm.
HS: Pa= ha.d; Pb=hb.d.
HS: So sánh Pa và Pb.
Hs: làm thí nghiệm.
HS: Hoàn thành kết luận.
C5: Nừu ha>hb=> Pa>Pb => Nước chảy từ nhánh A sang nhánh B và ngược lại.
Nếu: ha=hb => Pa=Pb nước đứng yên.
* Nhận xét: Trong bình thông nhau chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên, các mực chất lỏng ở cùng một độ cao.
Hoạt động 5: Vận dụng củng cố.
 Hs trả lời các câu hỏi đầu bài.
 Trả lời các câu hỏi C7, C8, C9.
 ?Chất lỏng gây ra áp suất có giống chất rắn không?
 ? Nêu công thức tính áp suất của chất lỏng?
 ? Chất lỏng đứng yên trong bình thông nhau có điều kiện gì? Nếu chứa cùng một loại chất lỏng thì mực chất lỏng như thế nào.
Hoạt động 6: Hướng dẫn học và BTVN.
 Học theo phần ghi nhớ và vở ghi.
 BTVN: 8.1=>8.6 SBT.
 Đọc phần có thể em chưa biết.
 Đọc trước bài 9 áp suất khí quyển.
Ngày soạn: 01/11/2006
Ngày giảng: / 11 / 2006
Tuần: 9 	Tiết: 9
áp suất khí quyển.
A.Mục tiêu:
	-Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển, áp suất khí quyển.
	-Giải thích được Thí nghiệm Torixenli và một số hiện tượng đơn giản thường gặp.
	Hiểu được vì sao độ lớn của áp suất khí quyển thường được tính theo độ cao của cột thuỷ ngân và biết cách đổi đơn vị mmHg sang đơn vị N/m2
B.Chuẩn bị của thầy và trò.
GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm Hs:
Hai vỏ chai nước khoáng bằng nhựa mỏng.
Một ống thuỷ tinh dàI 10-15cm, tiết diện 2-3 mm.
Một cốc nước đầy.
C.Tiến trình dạy học.
1.ổn định tổ choc và kiểm tra sĩ số.
2.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ và tạo tình huống học tập.
GV: Nêu yêu cầu kiểm tra.
HS: Phát biểu nội dung phần ghi nhớ bài 8. Làm bài tập: 8.1; 8.2.
GV: Nhận xét và cho điểm Hs lên bảng.
GV Đặt vấn đề vào bài như SGK.
Hs: Lên bảng trả lời và làm bài tập.
Dưới lớp làm bài tập ra nháp và nhận xét.
Hoạt động 2. Nghiên cứu để chứng minh sự tồn tại áp suất khí quyển.
GV: Giới thiệu về lớp khí quyển của trái đất.
Yêu cầu HS đọc tài liệu trong SGK.
? Hãy giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển?
Gv: Yêu cầu HS làm thí nghiệm 1.
-Hãy nêu hiện tượng? 
-GiảI thích hiện tượng xảy ra?
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm 2.
?Nêu hiện tượng thí nghiệm tìm thấy.
?Giải thích hiện tượng?
GV: Nhận xét và chuẩn lại kiến thức cho Hs;
?Yêu cầu Hs trả lời câu C3?
Yêu cầu Hs đọc to thí nghiệm?
Làm thí nghiệm thay thế bằng hai núm cao su.
Nêu hiện tượng?
GiảI thích hiện tượng.
GV: Chuẩn lại kiến thức.
HS: lắng nghe quan sát.
HS:đọc lại trong SGK.
Giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển.
HS: Làm thí nghiệm.
(Theo nhóm)
HS: Quan sát và nêu hiện tượng.
HS:Giải thích.
HS: Trả lời C3.
Quan sát thí nghiệm.
Hs: Nêu hiện tượng và giảI thích hiện tượng.
Do không khí có trọng lượng =>gây ra áp suất chất khí lên các vật trên mặt đất=> áp suất này là áp suất khí quyển.
Hiện tượng: Vỏ hộp bị méo.
Giải thích: Khi hút bớt không khí trong hộp ra=> Pkk trong hộp nhỏ hơn ngoài hộp nên vỏ hộp chịu Pkk từ ngoài tác động vào làm vỏ hộp bị méo.
*Hiện tượng: Nước không chảy ra khỏi ống.
GiảI thích: Vì áp lực của không khí tác dụng vào nước lớn hơn trọng lượng của cột nước.
C4. Vì hút hết không khí trong quả cầu ra thì P=0. Khi đó vỏ quả cầu chịu áp suất của khí quyển tác dụng từ mọi phía=> Hai bán cầu ép chặt lại.
Hoạt động 3: Độ lớn của áp suất khí quyển.
GV: Yêu cầu HS đọc phần thí nghiệm và trình bày lại thí nghiệm.
?Hãy tính độ lớn của áp suất khí quyển bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
?Các áp suất tác dụng lên A và B có bằng nhau không? Tại sao?
?áp suất tác dụng lên A là áp suất nào? áp suất tác dụng lên B là áp suất nào?
GV: Yêu cầu Hs làm câu C7.
Gv: Chuẩn lại kiển thức trả lời câu C5; C6; C7.
HS: đọc phần thí nghiệm.
HS: Nêu phương án làm thí nghiệm.
HS: Suy nghĩ trả lời các câu hỏi.
HS: Nghe giáo viên chốt nội dung.
Thí nghiệm (SGK).
 C5: áp suất tác dụng lên A ngoàI ống và tác dụng lên B trong ống bằng nhau vì A, B cùng nằm trên mặt phẳng ngang trong chất lỏng.
C6: áp suất tác dụng lên A là áp suất khí quyển.
áp suất tác dụng lên B là do áp suất của cột thuỷ ngân cao 76 cm.
C7: 
P=d.h = 0,76. 136000 = 103360 (N/m2)
Hoạt động 4: Củng cố - Vận dụng.
 ?HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
 ?HS vận dụng trả lời các câu C8; C9; C10; C11.
GV: Nhận xét và chốt lại các phần giảI thích cho Hs nắm được nội dung.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
 -Học theo phần ghi nhớ.
 -Đọc phần có thể em chưa b ... y ac si mét tác dụng lên vật. Đơn vị N.
+C5: Kiểm chứng lực đẩy ac si mét cần phải đo lực đẩy:
Đo P1 vật trong không khí; đo P2 vật trong chất lỏng.
Fa =P1-P2
Đo trọng lượng chất lỏng mà vật chiếm chỗ.
GV: Chốt và chữa chung cho cả lớp. Kiểm tra bài chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS làm thí nghiệm.
GV: Giao đồ thí nghiệm cho các nhóm HS.
?Yêu cầu Hs nêu phương án thí nghiệm.
? Yêu cầu Hs hoàn thành câu C4; C5 vào bài chuẩn bị của HS.
GV: Nhắc nhở HS lau khô đồ trước khi làm thí nghiệm.
GV: Kiểm tra đôn đốc HS làm thí nghiệm.
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.
Nếu kết quả HS sai nhiều thì gv yêu cầu Hs làm lại thí nghiệm.
GV: Cho HS tiến hành làm mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm.
HS: Hoạt động nhóm làm thí nghiệm.
Hs: Hoàn thiện câu hỏi C4; C5 vào bài chuẩn bị.
HS: Hoạt động nhóm trong 10 phút làm thí nghiệm kiểm chứng.
HS: Hoàn thành bài báo cáo.
1. đo lực đẩy ac si mét.
B1: HS trả lời câu hỏi C4; C5 vào mẫu báo cáo.
B2: HS thực hành 10 phút.
	=
2.Đo trọng lượng của nước mà vật chiếm chỗ.
-HS tiến hành đo.
-Ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
Tính P nước mà vật chiếm chỗ.
3. Nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Nhận xét bài thực hành.
Giáo viên nhận xét bài thực hành và thái độ thực hành của các nhóm rút kinh nghiệm làn sau.
GV: Thu bài thực hành.
Giao việc về nhà: Đọc trước bài 12: “Sự nổi”
Ngày soạn: /11/2006
Ngày giảng: /11/2006.
Tuần: 	Tiết: 13
Bài 12: 
Sự Nổi
A.Mục tiêu:
	-Giải thích được khiu nào vật nổi, vật chìm, vật lơ long.
	-Nêu được điều kiện nổi của vật.
	-Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
	-Làm thí nghiệm, phân tích hiẹn tượng, nhận xét hiện tượng.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
	GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:
	+ 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước; 1 chiếc đinh; 1 miếng gỗ có nhối lượng lớn hơn đinh; 1ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy.
GV: Chuẩn bị hình vẽ tàu ngầm.
C.Tiến trình dạy học.
1.ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số.
2.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và đặt vấn đề bài mới.
GV: Chuẩn bị trên bảng phụ bài tập 10.2 và 10.6 – SBT. Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở bài tập. Gọi chấm vở của 3 HS.
Hỏi phụ: Lực đẩy Ac si mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV: Chấm điểm vở Bài tập và công bố điểm. đặt vấn đề vào bài mới như SGK.
Hoạt động 2: Điều kiện vật nổi vật chìm.
? Một vật nhúng trong chất lỏng chịu những lực nào tác dụng lên nó?
? Hãy biểu diến các lực này?
GV: Tổ chức HS làm vào phiếu chuẩn bị trước.
? Hiện tượng gì xảy ra nếu P> FA; P<FA; P=FA
GV: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán của Hs, yêu cầu Hs nêu phương án làm thí nghiệm và tiến hành làm thí nghiệm.
GV: Chốt điều kiện để một vật nổi, vật chìm và vật lơ lửng trong lòng chất lỏng.
HS: Trả lời theo ý hiểu.
Hs: Làm việc cá nhân biểu diễn lực vào vở bài tập bằng bút chì.
Dự đoán các trường hợp xảy ra.
HS: Nêu phương án lầm thí nghiệm.
HS: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán của mình.
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thực hành.
HS: ghi vở các đại lượng.
FA
Điều kiện để vật nổi vật chìm.
+Vật chìm: P>FA.
+Vật lơ lửng: P=FA.
+Vật nổi: P<FA.
Hoạt động 3: Nghiên cứu độ lớn của lực đẩy ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng.
GV: Cho Hs thảo luận và trả lời câu hỏi C3 và trả lời câu C4.
GV: Cho Hs đại diện nhóm trả lời và sửa sai cho Hs.
Yêu cầu Hs trả lời cá nhân câu hỏi C5.
GV: Chốt lại công thức tính cho Hs ghi vở.
HS: Thảo luận và đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS: Làm việc cá nhân trả lời câu C5.
HS: Ghi vở bài tập phần trả lời các câu hỏi.
- Miếng gỗ nổi trên mặt nước vì PGỗ<FA.
Hai lực cân bằng P=FA vì khối ggỗ đứng yên trên mặt thoáng chất lỏng.
FA= d.V.
Trong đó:
d Trọng lượng riêng của chất lỏng.
-V thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng.
Hoạt động 4: Vận dụng –Củng cố.
GV: Cho Hs làm việc theo nhóm làm câu C6.
-Báo cáo kết quả.
-Nêu cách làm.
GV: Yêu cầu Hs làm việc cá nhân trả lời câu C7.
GV: Chưa chung cho cả lớp các câu C8; C9.
*Củng cố:
-Nhúng vật vào trong chất lỏng xảy ra các trường hợp nào?
? Khi nào vật nổi trên bề mặt chất lỏng.
GV: Chốt lại nội dung bài học.
HS: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
HS: Trả lời.
HS khác nhận xét bổ sung.
HS: Ghi vở bài tập.
HS: Trả lời.
C6: Ta có P=dV.V
F=dL.V
Vật chìm khi P>FA=>
Dv.V>dL.V=> dv>dL.
Vật nổi: P dv<dL.
C7: 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà.
-Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
-Lm bài tập 12.1=>12.7 SBT.
Ngày soạn: 02/12/2006
Ngày giảng: /12/2006
Tuần: 14	Tiết: 14.
Công cơ học.
a.mục tiêu.
	-Nêu được các ví dụ trong SGK về các trường hợp có công cơ học và không có cộng cơ học, chỉ ra được sự khác biệt giữa các trường hợp đó.
	-Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng, đơn vị, biết vận dụng công thức A= F.S để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương chuyển dời của vật.
b. chuẩn bị của thầy và trò.
GV: chuẩn bị tranh vẽ: Con bò kéo xe, vận động viên cử tạ, máy xúc đât đang làm việc.
c. tiến trình dạy học.
1.ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ - đặt vấn đề bài mới.
GV: Chuẩn bị trên bảng phụ bài tập: 12.2; 12.7 SBT yêu cầu Hs cả lớp làm vào vở bài tập.
GV: Chấm vở của 3 HS và yêu cầu dưới lớp nêu nội dung cần ghi nhớ trong bài học trước.
GV: đặt vấn đề vào bài mới như SGK.
Hoạt động 2: Khi nào có công cơ học.
GV: Đưa tranh vẽ lên bảng hai hình vẽ SGK.
Hướng dẫn Hs quan sát và phân tích các tư thế tren hình vẽ để biết trường hợp nào có công cơ học.
?Yêu cầu Hs trả lời câu C1.
GV: Cho Hs nghiên cứu C2 và hoàn thành các ý:
+Chỉ có công cơ học khi nào?
+ Công cơ học là gì?
GV: cho hs hoàn thành câu C3; C4
?Yêu cầu Hs phân tích từng yếu tố sinh công trong từng trường hợp.
? Khi nào lực sinh công cơ học?
GV: Chốt từng nội dung.
HS: Quan sát tranh vẽ.
HS: Quan sát và tìm hiểu qua lời giới thiệu của Gv.
HS: Trả lời các câu hỏi và lấy ví dụ CM.
HS: trả lời: C3: Các trường hợp sinh công: a; c; d.
C4: Lực kéo đầu tầu.
Lực hút của trái đất.
Lực kéo của người công nhân.
HS: Trả lời theo ý hiểu.
HS: Ghi vở bài tập
*Ví dụ 1: Bò tác dụng lực vào xe : F>0 dẫn đến xe chuyển động: S>0, phương của lực f trùng với phương chuyển động của xe: KL: Bò đã thực hiện một công cơ học.
Ví dụ 2: F tác dụng giữ quả nặg trên tay rất lớn, vật không dịck chuyển=> không có công cơ học.
C1: Muốn cxó công cơ học phải có lực tác dụng vào vạt làm vật dịch chuyển.
*Kết luận: 
-Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng lên vật làm vật dịch chuyển.
- Công cơ học là công của lực dụng.
Công cơ học gọi tắt là công.
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính công cơ học
GV: Cho Hs nghiên cứu tài liệu rút ra biểu thức tính công cơ học.
Yêu cầu HS các đại lượng có trong công thức và đơn vị từng đại lượng?
GV: Rút ra phần chú ý cho Hs ghi vở.
HS: Nghiên cứu tài liệu rút ra biểu thức tính công cơ học.
HS: đọc phần chú ý trong SGK.
HS: Ghi vở.
*Công thức tính công:
A=F.S
A: Công của lực F.
F: Lực tác dụng lên vật.
S: Quãng đường vật dịch chuyển.
*Chú ý: (SGK).
Hoạt động 4: Vận dụng – Củng cố – Hướng dẫn về nhà.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm làm các câu C5; C6; C7.
GV: Cho các nhóm làm vào vở bài tập và thu vở của một số Hs để chấm và cho điểm.
GV: Hướng dẫn học và làm bài tập về nhà.
-Học theo SGK và vở ghi.
-Làm các bài tập 13.1=>13.5 SBT.
HS: Thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi vào vở bài tập.
Nhận xét theo yêu cầu của Gv.
C5: 
F=5000 N.
S= 1000m.
A=?
Giải
A=F.S= 5000. 1000
= 5.106 J.
C6:
P= 10 m=20N.
A=P.h=120J.
Ngày soạn:
Ngày giảng: /12/2006
Tuần 15	Tiết 15
định luật về công
a. mục tiêu.
	-Phát biểu được định luật về công dưới dạng: lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
	-Vận dụng định luật về để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động, bài tập về đòn bẩy.
	-Quan sát thí nghiệm để rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố: Lực và quãng đường dịch chuyển để xây dựng định luật về công.
b. chuẩn bị của thày và trò.
	GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS: 1Thước có gới hạn đo: 30 cm; ĐCNN 0,1 mm; 1giá đỡ; 1 thanh nằm ngang; 1 ròng rọc; 1 qủa nặng 100- 200 g; 1 lực kế 2,5 N; 1 dây kéo.
GV: 1 đòn bẩy; 2 thước thẳng; 1 quả nặng 200 g; 1 quả nặng 100 g.
c. Tiến trình dạy học.
1.ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số.
2.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề bài mới.
GV: Cho Hs làm bài tập 13.3; 13.4 SBT trên bảng phụ ra vở bài tập.
GV: Chấm vở của 3 HS và yêu cầu dưới lớp chỉ rõ khi nào có công cơ học?
GV: tổ chức tình huống học tập như SGK.
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu đưa ra Định luật về công.
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm để đi đến định luật về công.
GV: Cho HS trình bày các bước làm thí nghiệm?
GV: Chốt các bước tiến hành thí nghiệm.
B1: Tiến hành thí nghiệm như thế nào?
B2: Báo các kết quả và trả lời các câu hỏi SGK.
GV: Cho HS trả lời lần lượt các câu hỏi C1; C2; C3; C4 rồi rút ra câu trả lời chung cho Hs ghi vở.
HS: Đọc thí nghiệm.
HS: Trình bày các bước làm thí nghiệm.
Hoạt động nhóm làm thí nghiệm.
HS: Hoàn thành các câu hỏi vào vở bài tập và trả lời trước lớp thảo luận chung.
HS: Ghi vở bài tập các câu trả lời.
* Thí nghiệm.
B1: Móc quả nặng vào lực kế kéo vật lên cao bằng quãng đường S1 và đọc số chỉ của lực kế.
B2: Móc quả nặng vào ròng rọc động và kéo vật lên theo quãng đường S1 đã kéo, đọc số chỉ lực kế trong trường hợp 2.
C1: F2=F1
C2: S2=2S1
C3A1=A2
C4: 
Hoạt động 3: định luật về công.
GV: Thông báo tiến hnàh thí nghiệm tương tự với mặt phẳng nghiêng ta cũng thu được kết quả tương tự.
? Quan sát SGK và qua thí nghiệm trên hãy phát biểu định luật về công.
GV: Cho HS không nhìn sách nhắc lại nội dung định luật
HS: Quan sát và lắng nghe Gv giảng.
HS: Nêu nội dung định luật Sgk.
 4 HS: Nhắc lại nội dung định luật.
*Định luật về công(SGK)
Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố.
GV: Yêu cầu HS làm câu C5? 
GV: Chữa và sửa sai cho Hs.
? Yêu cầu HS làm câu C6:
- Hs hoạt động nhóm.
- Viết kết quả vào bảng phụ.
GV: Nhận xét và cho điểm các nhóm.
HS: Lên bảng tóm tắt đầu bài, hoạt động cá nhân giải bài tập vào vở bài tập.
HS: Hoạt động theo nhóm, thảo luận chung.
Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau.
HS: Ghi vở bài tập
C5:
C6:
Hoạt động 5: Hướng dẫn Hs học ở nhà.
-Học theo vở ghi và SGK.
-Đọc phần có thể em chưa biết.
-BTVN: 14.2=> 14.4 SBT.( GV: hướng dẫn nếu còn đủ thời gian).
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tuần: 16	tiết: 16
Công suất
A. mục tiêu.
	- Hiểu được công suất là công thực hiện trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hay máy cơ đơn giản. Biết lấy ví dụ minh hoạ.
	-Viết được biểu thức tính công suất

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_8_tiet_7_den_15.doc