Kế hoạch bài học Lịch sử Lớp 9 - Chương III - Tiết 10, Bài 8: Nước Mĩ

Kế hoạch bài học Lịch sử Lớp 9 - Chương III - Tiết 10, Bài 8: Nước Mĩ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

Trình bày được 2 giai đoạn của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh. Hiểu được nguyên nhân phát triển và suy thoái của nền kinh tế Mĩ

- Nêu được chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện; kỹ năng sử dụng bản đồ.

3. Thái độ

- Qua bài học, giúp cho học sinh nhận rõ thực chất các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà cầm quyền Mĩ

- Từ 1995 trở lại đây, Việt Nam và Mĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức về mọi mặt. Cần thấy rõ một mặt ta đẩy mạnh các quan hệ hợp tác với Mĩ để phát triển, nhưng mặt khác kiên quyết phản đối mọi mưu đồ bá chủ thế giới của Mĩ nhằm nô dịch các nước khác.

4. Năng lực cần đạt

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực công nghệ, năng lực tin học

- Năng lực lịch sử: Tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

 

doc 7 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 944Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học Lịch sử Lớp 9 - Chương III - Tiết 10, Bài 8: Nước Mĩ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC LỊCH SỬ LỚP 9
Chương III: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ 1945 ĐẾN NAY
Bài 8 - Tiết 10: NƯỚC MĨ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức. 
Trình bày được 2 giai đoạn của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh. Hiểu được nguyên nhân phát triển và suy thoái của nền kinh tế Mĩ
- Nêu được chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện; kỹ năng sử dụng bản đồ.
3. Thái độ
- Qua bài học, giúp cho học sinh nhận rõ thực chất các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà cầm quyền Mĩ
- Từ 1995 trở lại đây, Việt Nam và Mĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức về mọi mặt. Cần thấy rõ một mặt ta đẩy mạnh các quan hệ hợp tác với Mĩ để phát triển, nhưng mặt khác kiên quyết phản đối mọi mưu đồ bá chủ thế giới của Mĩ nhằm nô dịch các nước khác.
4. Năng lực cần đạt 
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực công nghệ, năng lực tin học
- Năng lực lịch sử: Tìm hiểu lịch sử, nhận thức và tư duy lịch sử, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: Bản đồ thế giới và bản đồ nước Mĩ, tranh ảnh, giáo án; Bài trình chiếu powerpoint; Phiếu học tập; 
2. Học sinh: Học bài cũ – chuẩn bị bài mới.
III. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Hoạt động tạo tình huống học tập nhằm tạo ra mâu thuẫn nhận thức giữa những kiến thức đã biết và chưa biết tạo hứng thú cho học sinh, giúp HS có những ấn tượng ban đầu về các nước tư bản sau năm 1945; mối liên hệ nội dung lịch sử sắp học trong bài. 
- Phương thức: 
+ Khởi động vào chương mới:
Gv đưa ra một số hình ảnh cho HS quan sát, yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: Những hình ảnh trên là biểu tượng của các quốc gia nào?
+ Khởi động vào bài: cho HS xem video Sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 và hoạt động cặp đôi trả lời 2 câu hỏi:
C1: Đoạn Video nói về sự kiện gì?
C2: Em hãy chia sẻ cảm nhận hoặc suy nghĩa của mình về sự kiện đó.
- Gợi ý sản phẩm:
+ Đây là các biểu tượng đặc trưng của các nước TB trên thế giới, trong tiết này và các tiết sắp tới chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các nước này trong chương III.
CHƯƠNG III. MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
+ Sự kiện ngày 11/9/2001 chủ nghĩa khủng bố đã tấn công bằng máy bay vào 3 địa điểm được cho là biểu tượng của nước Mĩ. Một trong các biểu tượng đó là tòa tháp đôi trung tâm thương mại thế giới cao 110 tầng của Mĩ được khánh thành tháng 4 năm 1973. 
+ HS chia sẻ ý kiến của bản thân với lớp, GV dẫn dắt vào bài mới.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Bài 8 - tiết 10: NƯỚC MĨ
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
* Mục tiêu: 
.- Trình bày được 2 giai đoạn của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh.
- Hiểu được nguyên nhân phát triển và suy thoái của nền kinh tế Mĩ
* Phương thức
	- GV tổ chức cho HS dựa vào thông tin trong SGK, kết hợp quan sát kênh hình HĐCN/nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập:
	Câu 1: HĐCN:Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ có những nét gì nổi bật?
Câu 2: Hoàn thành bảng về tình hình kinh tế nước Mĩ qua hai giai đoạn (HS hoạt động nhóm )
Giai đoạn
Đặc điểm
Nguyên nhân
Sau CTTG thứ hai đến đầu những năm 70
Đầu những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX
- HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và hướng dẫn HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
	- Giaos viên gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến
	TÀI LIỆU HỖ TRỢ HỌC SINH:
Bảng so sánh sự suy yếu của Mĩ.
Bảng số liệu về chi phí chiến tranh
	* Gợi ý sản phẩm
Giai đoạn
Đặc điểm
Nguyên nhân
Sau CTTG thứ hai đến đầu những năm 70
Trở thành nước tư bản giầu mạnh nhất thế giới.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi
- Áp dụng những thành tựu cách mạng khoa học - kỹ thuật.
- Trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao 
 - Buôn bán vũ khí 
Từ 1945 -1950:
 + Công nghiêp: chiếm hơn một nửa sản lượng thế giới.
 + Nông nghiệp: gấp 2 lần 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, Nhật bản, Itali cộng lại
 + Vàng: Nắm ¾ trữ lượng TG.
 + Quân sự: Có lực lượng mạnh nhất TG, độc quyền vũ khí nguyên tử.
Đầu những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX
 Bị suy yếu tương đối
- Bị các nước Tây Âu, Nhật Bản cạnh tranh 
- Thường xuyên xẩy ra những cuộc suy thoái 
- Chi phí lớn cho chiến tranh
- Chênh lệch giàu nghèo lớn
	Hoạt động 2: Tìm hiểu về Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
	* Mục tiêu: 
Nêu được những nét nổi bật về chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
	* Phương thức:
	- GV tổ chức cho HS dựa vào thông tin trong SGK, kết hợp quan sát kênh hình HĐ nhóm tiếp sưc để thực hiện các nhiệm vụ học tập:
GV tổ chức cho HS thành hai dãy yêu cầu HS điền các từ và cụm từ khóa vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung kiến thức về chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh.
	Sau khi HS hoàn thiện bảng GV cho HS tranh luận, phản biện bằng cách chia lớp thành 2 dãy: (Dãy 1: Đối nội; Dãy 2: Đối ngoại) Dự kiến HS 2 dãy hỏi chéo nhau một số nội dung, ví dụ như: 
Tại sao Mĩ lại thực hiện chính sách đối nội đó?
Những chính sách này của Mĩ có được nhân dân ủng hộ không? 
Chính sách phân biệt chủng tộc trên đất Mĩ hiện nay ?
Thế nào là Chiến lược toàn cầu?
..........
- HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát và hướng dẫn HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
	- Giaos viên gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến
	* Gợi ý sản phẩm:
 Chính sách
Nội dung
Đối nội
Đối với các Đảng Cộng sản
Cấm hoạt động
Đối với phong trào công nhân
Ngăn cản đấu tranh.
Đối với người da đen và da màu
Thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc
Từ năm 1945 -1990
Thực hiện “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước XHCN, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc, thiết lập thống trị thế giới.
Từ năm 1991 -2000
Xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.
Mục tiêu:
- Nhằm củng cố, hệ thống kiến thức về tình hình nước Mĩ từ sau 1945 đến nay.
Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời các câu hỏi: Nguyên nhân nào giúp nền kinh tế Mĩ những năm sau 1945 lại phát triển nhanh chóng? và làm các bài tập trắc nghiệm.
* Bài tập: 
1. Lựa chọn những đáp án đúng:
 Mĩ thực hiện “chiến lược toàn cầu” nhằm thực hiện những mục tiêu gì?
 	a. Thiết lập sự thống trị của Mĩ trên toàn thế giới .
 	b. Chống phá các nước XHCN.
 	c. Giúp đỡ các nước phát triển kinh tế ,văn hóa ,xã hội.
 	d. Đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc 
 	e. Khống chế các nước nhận viện trợ của Mĩ.
 	2. Điền đúng (Đ), sai (S) vào ô trước mỗi nhận xét sau:
a.	Mĩ đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm làm bá chủ thế giới.
b.	Từ năm 2000 đến nay, Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối trong thế giới tư bản.
c.	Cuộc cách mạng KHKT lần thứ hai khởi đầu từ nước Mĩ.
d.	Trong thực hiện “chiến lược toàn cầu”, Mĩ đã vấp phải những thất bại nặng nề, tiêu biểu nhất là trong chiến tranh xâm lược VN.
Gợi ý sản phẩm: 
- Trả lời câu hỏi: 
+ Thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ (114 tỉ USD), do bán vũ khí trong chiến tranh TG thứ hai.
+ Đất nước ở xa chiến trường, lại được hai đại dương lớn bao bọc, không bị chiến tranh tàn phá, yên ổn phát triển sản xuất.
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Bài tập trắc nghiệm: 
1. a,b,d.
2. a, c, d.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
Mục tiêu:
Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết các vấn đề mới trong thực tiễn; giúp những HS hiểu rõ mối quan hệ giữa VN và Mĩ trong những năm gần đây.
Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi: Tìm hiểu mối quan hệ giữa Mĩ với Việt Nam trong những năm gần đây.
Gợi ý sản phẩm: 
Mặc dù giữa Mỹ và VN đã trải qua hơn 30 năm chiến tranh khốc liệt, nhưng nhân dân VN với truyền thống yêu chuộng hoà bình, sẵn sàng khép lại quá khứ, tăng cường đoàn kết hữu nghị với Mỹ, với thiện chí đó quan hệ Việt – Mỹ ngày càng phát triển tốt đẹp: 
+ Ngày 3.2.1994, tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước.
+ Ngày 13.7.1995, thiết lập quan hệ ngoại giao giữa VN và Hkì.
+ Tháng 11.1997, Mỹ ủng hộ VN vào APEC (Tổ chức Hợp tác các nước Châu Á- Thái Bình Dương).
+ Tháng 11. 2000. tổng thống Hoa Kì Bin Clin-tơn thăm VN.
+ Ngày 19- 25.6.2005, thủ tướng Phan Văn Khải thăm Hkì.
+ Ngày 31.5.2006, Mỹ kí kết thoả thuận nhất trí ủng hộ VN gia nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới).
+ 7/2006, tổng thống Busơ thăm VN khi tham dự hội nghị APEC.
+ Tháng 6.2008, chủ tịch nước CHXHCN VN Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Hkì.
Hiện nay Mỹ đang là thị trường xuất khẩu hàng đông lạnh lớn nhất của Việt Nam. Nhiều công ty của Mỹ đang đầu tư xây dựng tại VN.
( Microsof- đầu tư 1,2 tỉ đôla SX phần mềm máy tính... tại tp HCM..). kim ngạch xuất khẩu 2 chiều giữa VN- Mỹ đã lên đến hàng tỉ đô la.
Mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG.
Mục tiêu: 
- Giúp HS có ý thức sưu tầm và tìm hiểu những tư liệu có liên quan đến nước Mĩ trong giai đoạn hiện nay.
Phương thức:
Gv giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm.
Gợi ý sản phẩm:
+ Tranh ảnh phản ánh những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng KHKT ở Mĩ từ 1945 đến nay.
+ Sách “Nghiên cứu về nước Mĩ”, “Viết về nước Mĩ”, “Chào mừng đây là nước Mĩ”, ..

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_lich_su_lop_9_chuong_iii_tiet_10_bai_8_nuoc.doc