Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 9 năm 2010

Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 9 năm 2010

Tiết 1,2: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

I: Mục tiêu yêu cầu cần đạt:

Giúp HS

- Thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1- GV: - Tranh ảnh về Bác Hồ: Chân dung của Bác trong trang phục bộ quần áo nâu và bộ quần áo ka ki.

2- Hs: Tìm hiểu ở nhà

- Soạn bài và trả lời câu hỏi theo câu hỏi cuối bài.

- Tìm hiểu một số câu chuyện về cuộc sống giản dị của người.

 

doc 233 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 9 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giảng dạy
Môn Ngữ văn 9
Cả năm: 37 tuần = 175 tiết
Học kỳ I: 19 tuần = 90 tiết
Học kỳ II: 18 tuần = 85 tiết
Học kì I
Học kỳ I: 19 tuần = 90 tiết
Tuần
Tiết
Tên bài
Tuần 1
Tiết 1,2
Tiết 3
Tiết 4
Tiết 5
Phong cách Hồ Chí Minh
Các phương châm hội thoại
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản Thuyết minh
Luyện tập: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản Thuyết minh
Tuần 2
Tiết 6,7
Tiết 8 
Tiết 9
Tiết 10
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản Thuyết minh
Luyện tập: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản Thuyết minh
Tuần 3
Tiết 11,12
Tiết 13 
Tiết 14,15
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em
Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
Viết bài tập làm văn số 1
Tuần 4
Tiết 16,17
Tiết 18
Tiết 19
Tiết 20
Chuyện người con gái Nam Xương
Xưng hô trong hội thoại
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Luyện tập: Tóm tắt tác phẩm tự sự
Tuần 5
Tiết 21
Tiết 22
Tiết 23,24
Tiết 25
Sự phát triển của từ vựng
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi 14)
Sự phát triển của từ vựng
Tuần 6
Tiết 26
Tiết 27
Tiết 28
Tiết 29 
Tiết 30
Truyện Kiều của Nguyễn Du
Chị em Thuý Kiều
Cảnh ngày xuân
Thuật ngữ
Trả bài viết số 1
Tuần 7
Tiết 31
Tiết 32 
Tiết 33
Tiết 34,35
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Miêu tả trong văn bản tự sự
Trau dồi vốn từ
Viết bài tập làm văn số 2
Tuần 8
Tiết 36,37
Tiết 38 
Tiết 39,40
Mã Giám Sinh mua Kiều
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Tuần 9
Tiết 41
Tiết 42
Tiết 43
Tiết 44 
Tiết 45
Lục Vân Tiên gặp nạn
Chương trình địa phương phần văn học: Đọc hiểu một trong hai bài thơ: Quê hương, Luỹ tre xanh của Hồ Zếch
Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, Từ phức .Từ nhiều nghĩa)
Tổng kết về từ vựng (Từ đồng âm, .Trường từ vựng)
Trả bài tập làm văn số 2
Tuần 10
Tiết 46
Tiết 47 
Tiết 48
Tiết 49
Tiết 50
Đồng chí
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Kiểm tra Truyện trung đại
Tổng kết về từ vựng (Sự phát triển về từ vựng,Trau dồi vốn từ)
Nghị luận trong văn bản tự sự
Tuần 11
Tiết 51
Tiết 52,53
Tiết 54
Tiết 55
Đoàn thuyền đánh cá
Tổng kết về từ vựng (Từ tượng thanh, từ tượng hình, một số biện pháp tu từ về từ vựng)
Tập làm thơ tám chữ
Trả bài kiểm tra văn
Tuần 12
Tiết 56,57
Tiết 58
Tiết 59
Tiết 60
Bếp lửa 
Hướng dẫn đọc thêm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
ánh trăng
Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp)
Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 
Tuần 13
Tiết 61,62
Tiết 63
Tiết 64
Tiết 65
Làng
Chương trình địa phương phần văn: Văn học Thanh Hoá từ sau cách mạng tháng tám đến nay
Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
Tuần 14
Tiết 66,67
Tiết 68,69
 Tiết 70
Lặng lẽ Sa Pa
Viết bài tập làm văn số 3
Người kể chuyện trong văn bản tự sự
Tuần 15
Tiết 71,72
Tiết 73
Tiết 74
Tiết *
Chiếc lược ngà
Ôn tập Tiếng Việt (các phương châm hội thoại, Cách dẫn gián tiếp)
Kiểm tra Tiếng Việt
Ôn tập phần văn: Ôn tâp thơ, truyện hiện đại
Tuần 16
Tiết 75,76
Tiết 77,78
Tiết *
Kiểm tra thơ và truyện hiện đại 
Cố hương
Cố hương
Tuần 17
Tiết 79
Tiết 80 ,*
Tiết 81,82
Trả bài tập làm văn số 3
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt, Trả bài kiểm tra Văn 
Ôn tập tập làm văn
Tuần 18
Tiết 83,84
Tiết *
Tiết 85,86
Ôn tập tập làm văn (Kết hợp với ôn tập Văn)
Luyện tập cách viết bài văn tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nôi tâm
Kiểm tra học kỳ I 
Tuần 19
Tiết 87,88
Tiết 89,* 
Tiết 90
Tập làm thơ tám chữ (Tiếp tiết 54)
Hướng dẫn đọc thêm: Những đứa trẻ
Trả bài Kiểm tra học kỳ I
Học kì II
Học kỳ II: 18 tuần = 85 tiết
Tuần 20
Tiết 91,92
Tiết 93, *
Tiết 94
Bàn về đọc sách
Khởi ngữ
Phép phân tích và tổng hợp
Tuần 21
Tiết 95, *
Tiết 96, 97
Tiết 98
Luyện tập: Phân tích và tổng hợp
Tiếng nói của văn nghệ
Các thành phần biệt lập
Tuần 22
Tiết 99
Tiết 100, *
Tiết 101, 102
Nghị luận về các sự việc hiện tượng đời sống
Cách làm bài văn Nghị luận về các sự việc hiện tượng đời sống 
Chương trình địa phương: Đọc hiểu ba bài thơ hiện đại (Đò Lèn; Cầu Bố; Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy)
Tuần 23
Tiết 103, *
Tiết 104
Tiết 105, 106
Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới
Các thành phần biệt lập (tiếp theo)
Viết bài tập làm văn số 5
Tuần 24
Tiết 107
Tiết 108, *
Tiết 109
Tiết 110
Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông -ten 
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Luyện tập: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Tuần 25
Tiết 111
Tiết 112
Tiết 113, 114
Tiết 115
Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông –ten (tiếp theo)
Hướng dẫn đọc thêm: Con cò
Cách làm bài Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
Trả bài tập làm văn số 5
Tuần 26
Tiết 116
Tiết 117
Tiết 118
Tiết 119
Tiết 120
Mùa xuân nho nhỏ
Viếng lăng Bác
Nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)
Cách làm bài Nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích)
Luyện tập làm bài Nghị luận về tác phẩm truyện (Hoặc đoạn trích) Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà
Tuần 27
Tiết 121
Tiết 122
Tiết 123
Tiết 124
Tiết 125
Sang thu
Nói với con
Nghĩa tường minh và hàm ý 
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Cách làm bài văn Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Tuần 28
Tiết 126
Tiết 127
Tiết 128
Tiết 129
Tiết 130
Mây và Sóng
Ôn tập về thơ
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)
Kiểm tra văn (Phần thơ)
Trả bài tập làm văn số 6 viết ở nhà
Tuần 29
Tiết 131, 132
Tiết 133
Tiết 134, 135
Tổng kết phần văn bản nhật dụng
Chương trình địa phương: Đọc hiểu một trong ba truyện ngắn hiện đại
(Người tình của cha của Từ nguyên Tĩnh; Quá khứ của Nguyễn Ngọc Liễn; Quả còn của Hà Thị Cẩm Anh)
Viết bài tập làm văn số 7
Tuần 30
Tiết 136
Tiết 137,138,139
Tiết 140
Hướng dẫn đọc thêm – Bến Quê
Ôn tập Tiếng Việt Lớp 9
Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Tuần 31
Tiết 141, 142
Tiết 143
Tiết 144
Tiết 145
Những ngôi sao xa xôi
Kỉêm tra chương trình địa phương
Trả bài tập slàm văn số 7
Biên bản
Tuần 32
Tiết 146
Tiết 147, 148
Tiết 149
Tiết 150
Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Tổng kết về ngữ pháp
Luyện tập viết biên bản
Hợp đồng
Tuần 33
Tiết 151, 152
Tiết 153
Tiết 154
Tiết 155
Bố của Xi-mông
Ôn tập về truyện
Tổng kết ngữ pháp (tiếp)
Kỉêm tra văn (phần truyện)
Tuần 34
Tiết 156
Tiết 157
Tiết 158
Tiết 159, 160
Con chó Bấc
Kiểm tra Tiếng việt
Luyện tập viết Hợp đồng
Tổng kết văn học nước ngoài
Tuần 35
Tiết 161
Tiết 162,163,164
Tiết 165
Bắc sơn
Tổng kết Tập làm văn
Tôi và chúng ta
Tuần 36
Tiết 166
Tiết 167,168,169
Tiết 170
Tôi và chúng ta (tiếp)
Tổng kết văn học
Trả bài kiểm tra Văn học, Tiếng Việt
Tuần 37
Tiết 171, 172
Tiết 173
Tiết 174, 175
Kiểm tra học kỳ II
Thư, điện
Trả bài kiểm tra học kỳ II (Bài kiểm tra Tiếng Việt và bài kiểm tra tổng hợp
Ghi chú: Kế hoạch giảng dạy này thực hiện theo phân phối chương trình của ngành. 
 Các tiết * do nhà trường và tổ chuyên môn thiết lập
Ngày 15 tháng 08 năm 2010
Người thực hiện
Hoàng Ngọc Trung
Học kì I
Ngày soạn 15 - 8 - 2010
Tuần 1
Tiết 1,2: Phong cách Hồ Chí Minh
 (Lê Anh Trà)
I: Mục tiêu yêu cầu cần đạt: 
Giúp HS
- Thấy được vẻ đẹp phong cách Hồ chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1- GV: - Tranh ảnh về Bác Hồ: Chân dung của Bác trong trang phục bộ quần áo nâu và bộ quần áo ka ki.
2- Hs: Tìm hiểu ở nhà 
- Soạn bài và trả lời câu hỏi theo câu hỏi cuối bài.
- Tìm hiểu một số câu chuyện về cuộc sống giản dị của người.
III. Phương pháp.
- Phương pháp Nghiên cứu
- Phương pháp Nêu vấn đề
- Phương pháp Giảng bình
IV- Tiến trình tiết dạy:
A- Kiểm tra bài cũ: (3 phút) GV kiểm tra về soạn bài ở nhà của Hs.
B- Giới thiệu bài: (2 phút)
Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẽ đẹp văn hoá là nét nỗi bật phong cách Hồ Chí Minh.
C- Nội dung bài mới: (85 phút)
Hoạt động 1: (15 phút)
- GV đọc đoạn 1.
- Gọi HS đọc 2 đoạn còn lại- HS nhận xét bạn đọc. GV giải thích thêm từ : 
I. Tìm hiểu chung. 
1. Hướng dẫn đọc và giải thích từ khó:
a- Hướng dẫn đọc: Giọng đọc chậm rãi, rõ ràng khúc triết
b. Giải thích từ khó. 
Phong cách, uyên thân, siêu phàm, tiết chế, hiền triết, danh nho?
? Văn bản vừa đọc thuôc thể loại và Phương thức biểu đạt gì?
? Bố cục của phần trích gồm mấy phần?.
Hãy nêu ý chính của từng đoạn?
Hoạt động 2 :(60 phút)
Gọi hs đọc đoạn 1
? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức của Bác Hồ như thế nào?
? Bằng những con đường nào Bác có được vốn tri thức đó? 
? Những chi tiết cụ thể nào thể hiện rõ điều đó?
? Sự tiếp thu những vốn tri thức đó của Bác có gì đặc biệt?
? Điều kì lạ trong phong cách Hồ Chí Minh là gì?
? Theo em vì sao có thể nói như vậy?
? Đoạn văn đã thể hiện phong cách viết hấp dẫn ở chổ nào?
Tiết 2
Gọi H/s đọc đoạn 2
? Phong cách sống của Bác Hồ được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào?
? Em có thể đọc những câu thơ, kể những chuyện khác cũng nói về điều này?
- Một số tranh ảnh về chủ tịch Hồ Chí Minh: về ăn mặc nhà ở, làm việc
? Trong bài đức tính giản dị của Bác Hồ đã viết về vấn đề này như thế nào?
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
? Nếu khẳng định phong cách sống của chủ tịch Hồ Chí Minh thì em sẽ khẳng định như thế nào?
? Qua cách sống của Bác Hồ đã gợi cho tác giả nhớ đến nhà hiền triết naò trong lịch sử?
? Câu thơ thể hiện nếp sống của họ như thế nào?
? Gọi H/s đọc đoạn cuối. ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
Hoạt động 3 (5 phút)
? Để làm rõ và nỗi bật những vẽ đẹp phẩm chất cao quý của Bác Hồ từng đã dũng những biện pháp như thế nào?
? Vậy em có thể nói một phong cách ngắn gọn về vẽ đẹp P/c HCM như thế nào? 
- Những người chỉ thích nói chen tiếng nước ngoài, những người chê chèo cổ, chỉ tôn sùng nhạc tây có phải là người có VH giữ gìn bản sắc DT hay không?
"Bất giác" một cách tự nhiên, ngẫu nhiên không chủ định trước. 
" Đạm bạc" : Sơ sài giản dị không cầu kỳ.
2. Thể loại - Phương thức biểu đạt 
- Thể loại: Văn xuôi
- Thuyết minh.
3. Bố cục
- Bố cục: Văn bản trích có thể chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến rất hiện đại: (Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.)
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến hạ tấm áo: (nét đẹp trong lối sống giản di thanh cao của Chủ Tịch Hồ Chí Minh).
+ Đoạn 3: còn lại: (bình luận và kiểm định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.) 
II. Phân tích
1. Con đường hình thành phong văn hoá Hồ Chí Minh: 
- Tri thức văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng ít có ... p của những đứa trẻ sống thiếu tình thơng. Tấm lòng của những con ngời đồng khổ, của nhà văn .
- Nghệ thuật kể chuyện đan xen các yếu tố đời thờng và các yếu tố cổ tích , nét nổi bật là miêu tả , đối thoại của các nhân vật.
II. Chuẩn bị:
Gv: Soạn giáo án.
Hs: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
III. Phương pháp.
- Phương pháp Nghiên cứu 
- Phương pháp Nêu vấn đề
- Phương pháp giảng bình
IV- Tiến trình tiết dạy:
a. Kiểm tra bài cũ. (5 Phút)
? Từ việc tìm hiểu truyện ngắn Cố Hương giúp em hiểu đợc gì về Lỗ Tấn?
b- Nội dung bài mới (80 Phút)
Hoạt động 1: (15 Phút)
? Hãy giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm?
? Gọi HS đọc văn bản?
? Bố cục của văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Văn bản được viết theo thể loại gì? Phương thức biểu đạt gì?
Hoạt động 2 (55 Phút)
? Vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại chơi với Aliôsa?
? Điều đó cho thấy tình bạn của bọn trẻ nh thế nào?
? Trong cách chơi và đến với nhau của bọn trẻ có gì đặt biệt?
? Hành động của Aliôsa trèo lên cây tìm bạn và cả bọn trèo lên xe trượt tuyết ngắm nhau cho thấy tình cảm của chúng dành cho nhau như thế nào?
? Trong cuộc trò chuyện tại sao Aliôsa lại nói với bạn “Các cậu có bị ăn đòn không?”
- Theo em Aliôsa khó tin điều gì? Vì sao?
? Aliôsa đã bộc lộ điều gì khi nghe bạn kể về sự việc bị đánh đòn?
? Việc Aliôsa bắt chim cho bạn cho ta thấy Aliôsa như thế nào?
? Qua phần trích tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
? Hình ảnh bọn trẻ con ông đại tá “ngồi sát “gà con” khi nói điều gì ghẻ gợi cho em suy nghĩ gì?
? Theo em vì sao Aliôsa lại kể chuyện cổ tích về người chết sống lại?
? Khi nghe kể chuyện bọn trẻ có những biểu hiện gì?
? Tác giả đã thể hiện bằng những nghệ thuật nào?
? Từ đó gợi cho em cảm nhận gì?
? Theo em vì sao bọn trẻ bị cấm không đợc chơi với nhau?
? Tại sao khi bị cấm bọn trẻ càng thân nhau, luôn hướng về nhau.
? Vậy ai là ngời cấm đoán bọn trẻ không đợc chơi với nhau?
- Hình ảnh ngời cha đợc thể hiện: “Một ông già - các mái nhà” gợi liên tưởng đến loại nhân vật nào?
? Ông ta đã có những hành động, cử chỉ lời nói nào trớc bọn trẻ?
? Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện hình ảnh ngời cha (ông đại tá)?
? Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?
? Từ đó cho thấy ngời cha của bọn trẻ là người như thế nào?
? Bọn trẻ đã thể hiện như thế nào trước hành động - việc làm của ngời cha.
? Cuộc chơi của bọn trẻ được tiếp tục diễn ra như thế nào?
? Nghệ thuật thể hiện cuộc chơi là là gì?
? Em có nhận xét gì về việc chơi này?
? Bọn trẻ đã kể cho Aliôsa những gì?
? Em có những suy nghĩ gì về cuộc sống của bọn chúng?
? Tác giả đã thể hiện ở đoạn này bằng những nghệ thuật gì?
? Từ đó em hiểu gì về cuộc sống tình bạn của những đứa trẻ?
- Qua câu chuyện về tình bạn cho em hiểu gì về Aliôsa?
Hoạt động 3 (10 Phút)
? Câu chuyện đợc thể hiện có gì độc đáo?
Giáo viên lồng vào việc làm bài tập ở cả nội dung và nghệ thuật.
? Từ câu chuyện trên cho em hiểu gì về cuộc sống và tình bạn của những đứa trẻ?
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả, tác phẩm: 
- Tác giả: (1868 - 1936) là nhà văn Nga và của thế giới thế kỉ XX. Ông mồ côi cha lúc 3 tuổi, ở với ông bà ngoại. Tuổi thơ cay đắng thiếu tình thương. Phải vừa lao động vừa sáng tạo
- Tác phẩm: Văn bản Những đứa trẻ trích từ chương IX của tác phẩm Thời thơ ấu gồm 13 chương.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích: 
Lưu ý học sinh các chú thích từ nước ngoài.
3. Bố cục: 3 phần.
Từ đầu đấn em nó cuối xuống: Những đứa trẻ gặp nhau.
Tiếp đ không được đến nhà tao: Những đứa trẻ bị cấm đoán.
Còn lại: Những đứa trẻ lại gặp nhau.
4. Thể loại : Truyện ngắn
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với biểu cảm
II. Phân tích:
1. Những đứa trẻ gặp nhau:
- Vì chúng đều thiếu tình thương của mẹ và chúng là hàng xóm của nhau, đã từng cứu nhau thoat nạn.
- Là tình bạn gắn bó, thân thiết theo nhu cầu chia sẻ tình cảm.
- Sau gần 1 tuần không đợc gặp nhau: đứa ở trên cây đứa ở dưới sân phát hiện ra nhau.
- Cả bọn chui vào chiếc xe trượt tuyết cũ dưới mái hiên nhà kho.
đ Chúng luôn hướng về nhau, đoàn kết hiểu nhau và luôn quan tâm đến nhau.
- Bọn bạn bên đó đã để em ngã xuống giếng khó mà tránh được đòn.
- Những đứa trẻ này mồ côi mẹ còn bố, chúng hiền lành và yếu ớt lại bị đòn.
- Aliôsa muốn bênh vực bạn nhng bất lực.
- Aliôsa sống vì bạn, hết lòng vì bạn.
- Nghệ thuật: Đối thoại, bộc lộ tâm lí cảm xúc .
- Những đứa trẻ mồ côi thật cô độc yếu ớt đáng thương. Chúng rất cần sự che chở, đùm bọc của ngời lớn.
- Vì:
 Cậu ta muốn an ủi những ngời bạn mồ côi muốn nhen lên hi vọng ở chúng .
“Thằng bé nhấtcúi xuống” 
- Nghệ thuật: kể, tảkêt hợp 2 loại chuyện (đời thờng và cổ tích)
- Truyện cố tích thật kì diệu, nó khơi dậy lòng tin về những điều tốt đẹp, ở trẻ.
- Những đứa trẻ thật đáng yêu và đáng thương.
2. Những đứa trẻ bị cấm đoán:
- Phân biệt thành phần gia đình, giai cấp.
- Những đửa trẻ thiếu thốn tình cảm, hiểu nhau, khi bị cấm không đợc gần nhau nên chúng càng quí nhau, hớng về nhau hơn.
- Ngời cha (ông đại tá) của bọn trẻ cấm con mình không đợc chơi với Aliôsa.
- Có vẻ nh 1 nhân vật thần tiên hiện lên cứu giúp ngời nghèo khổ, bất hạnh.
Lời nói: “Đứa nào đây?”
	 Đứa nào gọi nó sang
	 Cấm không đợc đến nhà tao
- Hành động: nhanh chóng đẩy ra khỏi cổng một đứa trẻ đã từng cứu sống con mình.
- Nghệ thuật: Đối lập, tơng phản giữa hình ảnh 1 ông già cổ tích với 1 ông già đời thờng.
Làm nổi bật tính cách của ông ta.
ị là ngời hách dịch, thô lỗ, lạnh lùng và tàn nhẫn của 1 kẻ làm cha.
- Bọn trẻ ngoan ngoãn, cam chịu, bất lực, đáng thương
3. Những đứa trẻ lại gặp nhau:
- “Nấp sau bụi cây đó, tôi, chúng tôi
- Nghệ thuật: Tả, kể, đối thoại.
- Một cuộc chơi đoàn kết, có tổ chức là cuộc chơi không bình thường, không đáng bí mật, không đáng trốn tránh mà phải trốn tránh.
- Về cuộc sống buồn tẻ, những con chim của chúng và cha bao giờ nói về bố và dì ghẻ.
đ Âm thầm, cô độc, thiếu vắng niềm vui và tình thơng.
- Nghệ thuật: Kể, tả, biểu cảm.
ị Cuộc sống: Cô độc, sợ hãi, bị cấm đoán thiếu tình yêu thương che chở của ngời lớn, thiếu sự san sẻ, thơng cảm. Đó là cuộc sống bất hạnh.
- Yêu quí gắn bó thuỷ chung. Đó là tình bạn trong sáng , ấm áp, sẻ chia.
- Hiểu biết, chân thành, giàu tình nhân ái.
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
+ Chuyện đợc kể đan xen giữa chuyện đời thường và cổ tích để làm nổi bật cuộc sống đời thờng của những đửa trẻ thông qua nghệ thuật kể kết hợp với tả, biểu cảm bằng đối thoại, độc thoại , bộc lộ nội tâm, đối lậpcủa các nhân vật.
2. Nội dung:
+ Cuộc sống: Cô độc, sợ hãi, cấm đoán thiếu tình yêu thương che chở đ cuộc sống bất hạnh.
+ Tình bạn: gắn bó, thân thiết quí trọng, chia sẻ, trong sáng đ Tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc sự thông cảm.
Hoạt động 5: (5 Phút)	E- hướng dẫn về nhà:
- Gv: Khắc sâu lại kiến thức của bài học
- Hs: Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới
* Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 2010 ..........................................................................................
Ngày soạn: 20 - 12 - 2010 
Tiết 90: Trả bài kiểm tra học kỳ I 
A: Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS
- Nắm vững hơn về kiến thức VH - Thơ, truyện hiện đại - nhận ra được chổ mạnh chỗ yếu của mình trong bài kiểm tra về kiến thức về phương pháp thực hiện làm bài kiểm tra.
- Rèn luyện kiểm tra làm bài trắc nghiệm và kỉ năng cảm thụ, diễn đạt kiến thức văn học.
B : Chuẩn bị: 
1- G/v : Chấm chữa bài và N.xét chổ mạnh, yếu của bài K.tra của Hs.
2- H/s : Xem lại kiến thức mà bài K.tra đề cập đến về truyện hiện đại.
C. Phương pháp.
- Phương pháp Nghiên cứu 
- Phương pháp Nêu vấn đề
- Phương pháp giảng bình
D- Tiến trình tiết dạy:
a. Kiểm tra bài cũ. (3 Phút)
1- Trong phần truyện, thơ Hiện đại đã học, Hs liệt kể các Tp đã học:
2- Trong các Tp đã học em thích nhất Tp nào? vì sao?
b. Giới thiệu bài mới(2Phút)
c. Nội dung bài mới(38 Phút)
Hoạt động1: - Gv trả bài K.tra cho Hs; Hs xem bài làm của mình. (5 Phút)
Hoạt động 2 - GV: Nhận xét chung: (10 Phút)
a) Ưu điểm: Phần lớn các em nắm được kiến thức về truyện Hiện đại về ND và Hình thức
- Bài trắc nghiệm nhiều em tỏ ra kiến thức vững chắc.
- Bài luận viết có kiến thức, có cảm xúc thể hiện năng lực cảm thụ văn học.
- Bài diễn đạt trôi chảy rõ ràng, viết ít sai lỗi chính tả.
b) Nhươc điểm: 
- Số ít chưa nắm chắc kiến thức, chưa chăm học ở trên lớp và đặc biệt là học ở nhà.
- Chữ viết cẩu thả; diễn đạt vụng về yếu kém.
- đặc biệt năng lưc cảm thụ văn học còn rất yếu.
Hoạt động 3: - Chữa bài cụ thể: (15 Phút)
a) Về kiến thức: 
* Đáp án:
Phần 1: Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
D
D
D
B
D
D
D
C
B
D
Câu 11: - Đồng chí 1948 Chính Hữu
Bài thơ về 1969 Phạm Tiến Duật
Lặng lẽ Sa Pa 1970 Nguyễn Thành Long
ánh trăng 1978 Nguyễn Duy
Phần 2: phần tự luận: (7 điểm)
Câu1: (2 điểm) So sánh sự giống và khác nhau:
* Giống: 
- Đều viết về đề tài người lính
- Đều viết theo thể thơ tự do
- PTBĐ: Biểu cảm
- Đều có tinh thần hiên ngang bất khuất vượt qua mọi khó khăn thử thách để chiến đấu và chiến thắng
* Khác:
Đồng chí
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Ra đời trong thời kì chống Pháp
- Giọng điệu bài thơ trầm lắng
- Hình ảnh người lính
+ Nặng gánh quê hương
+ Đời sống vật chất còn nhiều thiếu thốn
+ Là những người trực tiếp tham gia chiến đấu
- Ra đời trong thời kì chống Mỹ
- Giọng điệu bài thơ ngang tàng bất cần
- Hình ảnh người lính
+ Không nặng gánh quê hương
+ Đời sống vật chất ổn định hơn
+ Là những người không trực tiếp tham gia chiến đấu
Câu 2: (5 điểm) HS làm sáng tỏ được:
* Mở bài: Giới thiệu về anh Thanh niên và tác phẩm Lặng lẽ Sa pa
* Thân bài: Dùng lý lẽ dẫn chứng để làm sáng tỏ các vấn đề sau:
- Những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long.
- Vẽ đẹp cao quý của anh thanh niên.
+ Là người cô độc nhất thế gian
+ Yêu đời yêu nghề, có trách nhiệm cao trong công việc.
+ Anh là người thèm người, luôn quan tâm đến người khác.
+ Là người khiêm tốn.
* Kết bài: Cảm nghĩ của em về nhân vật Anh thanh niên
b) Chữa về lỗi diễn đạt:
Lỗi lặp từ
Sử dụng ngôn ngữ địa phương
c) Chữa về lỗi chính tả: 
- Danh từ riêng, tên riêng không viết hoa: 
- Viết hoa, viết tắt tuỳ tiện , viết thiếu dấu thiếu nét...
* Kết quả cụ thể:
Lớp
Số
HS
Dự KT
0 - <3,5
3.5 - <5
5 - <7.5
7.5- <8.5
8.5 - 10
TB trở lên
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Hoạt động 4: Gọi Hs đọc 1 bài khá để cả lớp tham khảo: (8 Phút)
Hoạt động 5 (2 Phút) - Hướng dẫn về nhà:
1- Phần luận nhiều bài viết chưa đạt - Hs về nhà viết lại.
2- Học thuộc lòng 1 số bài thơ, đoạn thơ trong Tp Vh Hiện đại đã học để khi làm bài có dẫn chứng cụ thể.
* Rút kinh nghiệm:
Ngày tháng năm 2010..........................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 MB TU SOAN.doc