Kế hoạch Ngữ văn 8 - Trường THCS Cộng Hoà

Kế hoạch Ngữ văn 8 - Trường THCS Cộng Hoà

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

 I . Đặc điểm tình hình

 Năm học 2009- 2010 tôi được phân công dạy môn Ngữ văn lớp 8C , 8D tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn :

1. Thuận lợi :

Giáo viên :

- Đã nắm được phương pháp mới qua nhiều năm thay sách

- Có sách giáo khoa , sách giáo viên và tài liệu tham khảo tương đối đầy đủ

- Một số văn bản trong sách giáo khoa tương đối quen thuộc

Học sinh :

- Tất cả các em đều có đủ SGK.

- Các em đã được tiếp cận với SGKvà phương pháp mới .

2. Khó khăn :

Với Giáo viên :.

- Đồ dùng dạy học còn thiếu , tranh ảnh tư liệu phục vụ cho bài giảng còn nghèo nàn . Các tác phẩm phục vụ cho giảng dạy các đoạn trích chưa đầy đủ .

- Nhà trường chưa tạo điều kiện cho thầy và trò dạy học ngọai khoá, tham quan để HS được củng cố và khắc sâu kiến thức .

Với Học sinh :

- Nhà trường chưa tạo điều kiện cho thầy và trò dạy học ngọai khoá, tham quan để HS được củng cố và khắc sâu kiến thức .

Với Học sinh :

- Chất lượng học tập của HS 2 lớp chưa đồng đều,đặc biệt lớp 8D còn có nhiều học sinh lưu ban từ nhưng năm học trước

- Còn lười học , khả năng tra cứu tài liệu , từ điển , lập hồ sơ , sưu tập ảnh còn khó khăn .

- Lượng kiến thức của Ngữ văn 8 tương đối nhiều . Học sinh tiếp thu bài chậm , ít phát biểu ý kiến xây dựng bài .

- Chữ viết xấu , chính tả còn sai nhiều . Kĩ năng diễn đạt , tạo lập , trình bày văn bản của các em còn nhiều yếu kém , khả năng cảm thụ văn học còn hạn chế .

 

doc 36 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch Ngữ văn 8 - Trường THCS Cộng Hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phần I: Những vấn đề chung 
 I . Đặc điểm tình hình 
 Năm học 2009- 2010 tôi được phân công dạy môn Ngữ văn lớp 8C , 8D tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn :
Thuận lợi :
Giáo viên :
- Đã nắm được phương pháp mới qua nhiều năm thay sách 
- Có sách giáo khoa , sách giáo viên và tài liệu tham khảo tương đối đầy đủ 
- Một số văn bản trong sách giáo khoa tương đối quen thuộc 
Học sinh : 
- Tất cả các em đều có đủ SGK.
- Các em đã được tiếp cận với SGKvà phương pháp mới .
Khó khăn :
Với Giáo viên :.
- Đồ dùng dạy học còn thiếu , tranh ảnh tư liệu phục vụ cho bài giảng còn nghèo nàn . Các tác phẩm phục vụ cho giảng dạy các đoạn trích chưa đầy đủ .
- Nhà trường chưa tạo điều kiện cho thầy và trò dạy học ngọai khoá, tham quanđể HS được củng cố và khắc sâu kiến thức .
Với Học sinh :
- Nhà trường chưa tạo điều kiện cho thầy và trò dạy học ngọai khoá, tham quanđể HS được củng cố và khắc sâu kiến thức .
Với Học sinh :
- Chất lượng học tập của HS 2 lớp chưa đồng đều,đặc biệt lớp 8D còn có nhiều học sinh lưu ban từ nhưng năm học trước 
- Còn lười học , khả năng tra cứu tài liệu , từ điển , lập hồ sơ , sưu tập ảnh còn khó khăn .
- Lượng kiến thức của Ngữ văn 8 tương đối nhiều . Học sinh tiếp thu bài chậm , ít phát biểu ý kiến xây dựng bài .
- Chữ viết xấu , chính tả còn sai nhiều . Kĩ năng diễn đạt , tạo lập , trình bày văn bản của các em còn nhiều yếu kém , khả năng cảm thụ văn học còn hạn chế .
- Một số HS đọc chưa tốt nhất là trong việc đọc diễn cảm. .. 
II. 1. Mục tiêu cần đạt 
Kiến thức:
- Biết được những tác phẩm văn học tiêu biểu cho các thể loại của văn học trung đại , văn học hiên đại Việt Nam và một số tác phẩm trích đoạn văn học nước ngoài . Bước đầu hiểu được vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm được học. Biết một số kiến thức sơ giản về lịch sử văn học Việt Nam và một số khái niệm lí luận văn học thông dụng .
- Nhận biết được một số đặc điểm của các đơn vị tiêu biểu trong từng bộ phận cấu thành tiếng Việt . Có hiểu biết bước đầu về giao tiếp bà các qui tắc sử dụng tiếng Việt .
 - Nhận biết được những đặc điểm của một số kiểu văn bản thông dụng : văn bản tự sự , văn bản nghị luận , văn bản thuyết minh , văn bản nghị luận và các kiểu văn bản khác . Bước đầu hiểu được yêu cầu và cách tiếp nhận và tạo lập các kiểu văn bản đó .
 - Có kiến thức cơ bản tối thiểu về ngữ âm , từ vựng ( khoảng 1200- 2000) từ ngữ pháp của tiếng nước ngoài được học để hình thành và rèn luyện kĩ năng giao tiếp .
 - Bước đầu có hiểu biết về đất nước , con người và nền văn hoá bản ngữ.
 b. Kĩ năng 
 - Đọc được một cách rõ ràng , trôi chảy và hiểu đúng nội dung các văn bản thông thường , đọc diễn cảm và hiểu nội dung ý nghĩa các văn bản nghệ thuật . Viết được một cách rõ ràng , đúng chính tả đúng ngữ pháp , vận dụng các phương thức biểu đạt phù hợp để tạo lập văn bản .
 - Nghe hiểu và bước đầu đối đáp tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp thông thường . biết kể tóm tắt nội dung câu chuyện đã nghe , đã đọc một cách đầy đủ , chính xác . Có khả năng diễn đạt bằng lời những suy nghĩ , tình cảm của bản thân một cách tương đối rõ ràng , sáng sủa , chính xác . Bước đầu biết trình bày ý kiến khá trôi chảy và biểu cảm trước tập thể .
 - Biết viết đoạn văn , bài văn hoàn chỉnh . Diễn đạt lưu loát và sử dụng từ ngữ trong sáng và biểu cảm 
 - Tuỳ theo nội dung kiến thức từng bài giáo viên rèn cho học sinh kĩ năng sống phù hợp 
 c. Thái độ - Có tình yêu tiếng Việt , văn học , tình yêu gia đình , yêu thiên nhiên đất nước ; lòng tự hào dân tộc , ý chí tự lập tự cường , lí tưởng xã hội chủ nghĩa , tinh thần dân chủ , nhân văn , ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế , ý thức tôn trọng , phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc và nhân loại .
 2. Mục tiêu chất lượng : 
 Căn cứ vào chất lượng học tập của HS năm lớp 7 và qua bài khảo sát chất lượng chỉ tiêu của 2 lớp cụ thể như sau:
Lớp
Sĩ Số
Giỏi
Khá
TB
Tỉ lệ TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8C
33
2
6
7
21.5
19
57.5
28
85
5
15
8D
32
2
6.2
6
19.3
18
56
26
81.5
6
18.5
Tổng
65
4
6.2
13
19.6
37
57.7
54
83.5
13
16.5
 III. Những biện pháp thực hiện 
1.Thầy
 - Thực hiện nghiêm túc chương trình theo phân phối chương trình của bộ, soạn bài trước 1 tuần , khi soạn cần đọc thêm một số sách tham khảo cùng sách giáo viên , sách giáo viên là cơ bản 
 - Vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy . Thày là người chỉ đạo , hướng dẫn . Trò là người chủ động nắm chắc kiến thức .- Vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề , nêu câu hỏi thảo luận rút ra kết luận chung 
 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học , vẽ tranh , sưu tầm tranh , đồ dùng trực quan Đặc biệt là khai thác triệt để tranh ảnh được chọn lọc in trong sách giáo khoa 
 - Cần phân loại lực học của học sinh để có biện pháp thích hợp .
 * Đối với học sinh có lực học khá :Gv cho hs trả lời những câu hỏi nêu vấn đề , câu hỏi so sánh , bình giá khái quát . Làm những bài tập sáng tạo , cảm thụ văn chương ; Khi viết văn ngoài yêu cầu về diễn đạt phải lưu loát cần phải bộc lộ được cảm xúc , trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo  Đọc thêm các tài liệu tham khảo 
 * Đối với hs có lực học trung bình : Thường xuyên kiểm tra việc đọc diễn cảm , học thuộc lòng các bài thơ, đoạn trích . Làm các bài tập thông hiểu , trả lời các câu hỏi gợi mở , nêu vấn đề .Đôi khi cần hỏi các em những câu hỏi sáng tạo . Làm các bài tập ở sách giáo khoa . Khi viết văn phải diễn đạt được , bài viết phải đáp ứng được những yêu cầu đề ra. 
 * Đối với những học sinh có lực học yếu :Thường xuyên nhắc nhở các em phải học tập chăm chỉ . Các em phải học thuộc lòng các khái niệm các kiến thức về tiếng Viêt , tập làm văn , đọc thuộc các đoạn trích , bài thơ . trả lời được những câu hỏi tái hiện , câu hỏi gợi mở . Động viên các em mỗi khi trả lời đúng , làm được các bài tập đơn giản . Khi viết văn phải biết cách diễn đạt , viết đúng chính tả . Có thể phụ đạo thêm cho các em ngoài giờ qui định 
2. Trò :
 - Đọc kĩ văn bản ở nhà . Soạn bài chu đáo trước khi đến lớp theo hệ thống câu hỏi đọc hiểu trong sách giáo khoa 
 - Đọc trước các bài học ở nhà , có thể lấy các ví dụ , minh hoạ 
 - Khi lên lớp dưới sự hướng dẫn của thày, trò tự khám phá nội dung văn bản , hăng hái phát biểu , tự giác học tập , bộc lộ chủ kiến của mình qua thảo luận tổ, nhóm .
 - Rèn kĩ năng nói trước đám đông , kĩ năng tìm tòi , đọc lập sáng tạo của học sinh.
 - Làm bài tập trong sách giáo khoa , sách bài tập, sách nâng cao . Đọc các tài liệu tham khảo 
 Phần II: Kế hoạch cụ thể.
Tên chương
Chủ đề kiến thức
Mục tiêu
Số tiết
Đồ dùng
Ghi chú
V
Ă
N
H
O
C
Văn bản
-Văn bản văn học
+Truyện và kíViệtNam
1930-1945
 - Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (hoặc trích đoạn) truyện vàkíViệtNam1930-1945 ( Lão Hạc - Nam Cao ; Tức nước vỡ bờ – Ngô Tất Tố ; Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng ; Tôi đi học – Thanh Tịnh) : hiện thực đời sống và con ngời Việt Nam trước Cách mạng tháng tám ; nghệ thuật miêu tả kể chuyện, xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sắp xếp tình tiết.
 - Vân dụng hiểu biết và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích.
 - Biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ và những đóng góp của truyện và kí ViệtNam 1930-1945.
10
- Tranh ảnh sách giáo khoa 
- Bảng phụ 
Truyện nước ngoài
- Hiểu , cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (hoặc trích đoạn)tự sự nước ngoài
 ( Đánh nhau với cối xay gió – Xéc-van-tét ; Cô bé bán diêm – An-đéc-xen ; Chiếc lá cuối cùng – O Hen-ri ; Hai cây phong – Ai-ma-tốp) : hiện thực đời sống, xã hội và những tình cảm nhân văn cao đẹp ; nghệ thuật miêu tả, kể chuyện và xây dựng tình huống truyện.
- Vận dụng hiểu biết và sự kết hợp của các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để đọc – hiểu các truyện.
 - Biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam đã học.
8
Thơ Việt Nam 1900-1945 
- Hiểu , cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong nhng bài thơ của một số bài thơ yêu nớc, tiến bộ và cách mạng Việt Nam 1900– 1945 (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu ; Đập đá ở Côn Lôn – Phan Châu Trinh ; Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà ; Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải ; Ông đồ – Vũ Đình Liên ; Nhớ rừng - Thế Lữ ; Quê hương – Tế Hanh ; Tức cảnh Pác Bó ; Vọng nguyệt ;Tẩu lộ – Hồ Chí Minh ; Khi con tu hú – Tố Hữu).
 - Biết một số đổi mới về thể loại, đề tài, cảm hứng, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại của thơ Việt Nam 1900 – 1945 .
13
- Tranh ảnh sách giáo khoa 
- Bảng phụ 
- ảnh chân dung Phan Bội Châu, Hồ Chủ Tịch, Tố Hữu, Phan Châu Trinh .
Kịch cổ điển nước ngoài 
- Hiểu được nội dung phê phán lối sống trưởng giả và bước đầu làm quen với nghệ thuật hài kịch của một trích đoạn kịch cổ điển nước ngoài (Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục – Mô-li-e).
3
- Bảng phụ 
Nghị luận trung đại Việt Nam
 - Hiểu , cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (hoặc trích đoạn) nghị luận trung đại (Thiên đô chiếu – Lý Công Uẩn ; Hịch tớng sĩ – Trần Quốc Tuấn ; Bình ngô đại cáo – Nguyễn Trãi ; Luận học pháp – Nguyễn Thiếp) :bàn luận những vấn đề có tính thời sự, có ý nghĩa xã hội lớn lao; nghệ thuật lập luận, cách dùng câu văn biền ngẫu và điển tích, điển cổ.
 - Bước đầu hiểu một vài đặc điểm chính của thể loại chiếu , hịch, cáo, tấu,
8
- Tranh ảnh sách giáo khoa 
- Bảng phụ 
Nghị luận hiện đại Việt Namvà nước ngoài
 - Hiểu , cảm nhận được lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa của trích đoạn nghị luận hiện đại (Thuế máu – Nguyễn ái Quốc ; Đi bộ ngao du – Ru-xô).
 - Qua một số văn bản học sinh nắm được một số vấn đề về môi trường
4
 ảnh chân dung: Nguyễn ái Quốc
- Tranh ảnh sách giáo khoa 
- Bảng phụ 
Văn bản nhật dụng 
 - Hiểu , cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các văn bản nhật dụng, có đề tài về vấn đề môi trường , văn hoá xã hội , dân số , tệ nạn xã hội, tương lai của đất nước và nhân loại .
- Từ đó các em nắm được vấn đề về môi trường ,có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường - Xác định được thái độ ứng xử đúng đắn với các vấn đề trên . 
4
- Tranh ảnh sách giáo khoa 
- Bảng phụ 
Lý luận văn học
 Tổng Số 
- Bước đầu hiểu một số khái niệm lý luận văn học liên quan tới việc đọc – hiểu văn bản trong chương trình : đề tài, chủ đề , cảm hứng nhân đạo , cảm hứng yêu nước .
 - Bước đầu nhận biết một số đặc điểm cơ bản của các thể loại chiếu , hịch ,cáo , thơ Đường luật, truyện ngắn và văn nghị luận hiện đại .
Bảng phụ
50
 Tiếng việt
Tên 
chương
Chủ đề kiến thức
Mục tiêu
Số tiết
Đồ dùng
Ghi chú
Từ vựng 
- Các lớp từ
- Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội 
- Hiểu được giá trị của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản.
- Biết cách sử dụng các từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Hiểu nghĩa và cách sử dụng một số từ Hán Việt thông dụng.
3
- Bảng phụ 
-Trường từ vựng
- Hiểu thế nào là trường từ vựng .
- Biết cách sử dụng các từ cùng trừơng từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
- Biết tìm một số trường từ vựng về môi trường ,từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường 
1
- Bảng phụ 
- Nghĩa của từ
- Hiểu thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ :
- Hiểu thế nào là từ tượng thanh và từ tượng hình .
- Nhận biết từ tượng thanh , từ tượng hình và giá trị của chúng trong văn bản miêu tả . 
- Biết cách sử dụng từ tượng thanh , từ tượng hình. 
2
- Bảng phụ 
Ngữ pháp 
- Từ loại 
- Hiểu thế nào là tình thái từ , trợ từ và thán từ .
- Nhận biết tình thái từ , trợ từ , thán từ và tác dụng của chúng trong văn bản .
- Biết cách sử dụng tình thái từ , trợ từ và thán từ trong nói và viết 
2
- Bảng phụ 
- Các loại câu
- Hiểu thế nào là câu ghép ;phân biệt được câu đơn và câu ghép .
- Biết cách nối các vế câu ghép .
- Biết nói và viết đúng các kiểu câu ghép đã được học .
- Hiểu thế nào là câu trần thuật , câu cảm thán , câu cầu khiến , câu nghi vấn . 
 - Nhận biết và bước đầu phân tích giá trị biểu đạt , biểu cảm của câu trần thuật, câu cảm thán, câu cầu khiến, câu nghi vấn trong văn bản .
 - Biết cách nói và viết các loại câu phục vụ những mục đích nói khác nhau.
 - Hiểu thế nào là câu phủ định .
 - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị biểu đạt , biểu cảm của câu phủ định trong văn bản.
 - Biết cách nói và viết câu phủ định .
10
- Bảng phụ 
 - Dấu câu 
 - Hiểu công dụng của các loại dấu ngoặc đơn , dấu ngoặc kép, dấu hai chấm .
 - Biết cách sử dụng các dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm trong viết câu .
 - Biết các lỗi và cách sửa các lỗi thường gặp khi sử dụng các dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm .
3
- Bảng phụ 
Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ:
- Các biện pháp tu từ
- Hiểu thế nào là nói giảm nói tránh, nói quá và sắp xếp trật tự từ trong câu.
 - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của các biện pháp tu từ nói giảm nói tránh , nói quá và sắp xếp trật tự từ trong văn bản .
 - Biết cách sử dụng các biện pháp tu từ nói trên trong những tình huống nói và viết cụ thể .
5
- Bảng phụ 
- Phiếu học tập
Hoạt động giao tiếp 
- Hành động nói 
- Hiểu thế nào là hành động nói. 
 - Biết được một số kiểu hành động nói thường gặp :hỏi, trình bày, điều khiển hứa hẹn , đề nghị bộc lộ cảm xúc 
 - Biết cách thực hiện mỗi hành động nói bằng kiểu câu phù hợp hay nói cách khác chính là rèn cho các em biết cách sử dụng kĩ năng sống trong cuộc sống hàng ngày 
3
- Bảng phụ 
1 tiết ôn
 tập 
( Tuần 
 32) 
Hội thoại 
Tổng số
 - Hiểu thế nào là vai xã hội trong hội thoại .
 - Hiểu thế nào là lượt lời và cách sử dụng lượt lời trong giao tiếp
3
- Bảng phụ 
 1 tiết kiểm tra
( Tuần 
 33)
32
Tập làm Văn
Tên chương
Chủ đề kiến thức
Mục tiêu
Số tiết
Đồ dùng
Ghi chú
Những vấn đề chung 
Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản
Hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Hiểu thế nào là bố cục của văn bản.
Hiểu tác dụng và cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.
Hiểu thế nào là đoạn văn. Biết triển khai ý trong đoạn văn.
Biết các lỗi và cách sửa các lỗi thờng gặp khi viết đoạn .
Biết vận dụng những kiến thức về bố cục, liên kết để viết đoạn văn, triển khai bài văn theo những yêu cầu cụ thể.
6
- Bảng phụ 
Các kiểu văn bản 
Tự sự
Hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự .
Biết cách tóm tắt một văn bản tụ sự.
Biết trình bày đoạn, bài văn tóm tắt một tác phẩm tự sự .
Nhận biết và hiểu tác dụng của các yếu tố miêu tả , biểu cảm trong văn bản tự sự.
Biết viết đoạn văn, viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 
10
- Bảng phụ 
Thuyết minh 
Hiểu thế nào là văn bản thuyết minh.
Nắm được bố cục và cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn thuyết minh. Nắm được các phơng pháp thuyết minh.
- Biết viết đoạn văn, bài văn thuyết minh
Biết trình bày miệng bài văn giới thiệu về một sự vật, một danh lam thắng cảnh.
16
- Bảng phụ 
Nghị luận
Hiểu thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận. 
Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản nghị luận. 
Nắm được bố cục và cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận có yếu tố tự sự , miêu tả và biểu cảm 
Biết viết đoạn văn , bài văn nghị luận .
Biết trình bày miệng bài nghị luận về một vấn đề có sử dụng yếu tố biểu cảm , miêu tả, tự sự .
14
- Bảng phụ 
 Hành chính công vụ 
Hiểu thế nào là văn bản tường trình , thông báo.
Biết cách viết một bản tường trình , thông báo .
Biết viết văn bản tường trình , thông báo với nội dung thông dụng .
4
- Bảng phụ 
Hoạt động ngữ văn 
Làm thơ bẩy chữ 
Tổng cộng
 - Hiểu thế nào là thơ bảy chữ .
8
- Bảng phụ 
Cả 4 tiết
Kiểm tra hk I, II, 2 tiết
trả bài
58
 Tổng cộng : Phần văn bản: 50 tiết; Phần Tiếng Việt: 32 tiết; Phần Tập làm văn: 58 tiết = 140 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docthoa ke hoach mon8.doc