KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - NĂM HỌC: 2011 – 2012
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (TIẾT 157)
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ RA:
Câu 1 (2 điểm): Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng:
A
Câu Nối B
Thành phần biệt lập
1. Cái áo ấy (cái áo hoa đỏ) là của tôi.
2. Trong gió, nghe như có tiếng hát.
3. Chao ôi, tôi không định nói thế đâu. Chẳng hiểu sao tôi lại buột mồm.
4. Đám mây ơi, mây trôi về đâu? a. Tình thái
b. Cảm thán
c. Gọi đáp
d. Phụ chú
Câu 2(3 điểm): Phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa tường minh và hàm ý.
Tìm hàm ý của câu sau: “Sắp thi học kì 2 rồi đấy!”
Câu 3 (5 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng, phân tích khổ thơ cuối bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 4 phép liên kết câu. (Gạch chân dưới các từ ngữ sử dụng phương tiện liên kết câu đó).
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - NĂM HỌC: 2011 – 2012 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (TIẾT 157) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ RA: Câu 1 (2 điểm): Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng: A Câu Nối B Thành phần biệt lập 1. Cái áo ấy (cái áo hoa đỏ) là của tôi. 2. Trong gió, nghe như có tiếng hát. 3. Chao ôi, tôi không định nói thế đâu. Chẳng hiểu sao tôi lại buột mồm. 4. Đám mây ơi, mây trôi về đâu? a. Tình thái b. Cảm thán c. Gọi đáp d. Phụ chú Câu 2(3 điểm): Phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa tường minh và hàm ý. Tìm hàm ý của câu sau: “Sắp thi học kì 2 rồi đấy!” Câu 3 (5 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng, phân tích khổ thơ cuối bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 4 phép liên kết câu. (Gạch chân dưới các từ ngữ sử dụng phương tiện liên kết câu đó). ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: Câu Đáp án Điểm 1. HS nối đúng, mỗi câu được 0,5 điểm: 2,0 1-d 0,5 2-a 0,5 3-b 0,5 4-c 0,5 2. 3,0 Phân biệt được sự khác nhau giữa nghĩa tường minh và hàm ý: - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ có trong câu. - Hàm ý: Là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu, phải nhờ suy nghĩ mới nắm bắt được. Lưu ý: Hàm ý phụ thuộc vào tình huống giao tiếp. Cùng một câu nhưng nói trong những tình huống khác nhau có thể có những hàm ý khác nhau. 2,0 * Tìm hàm ý của câu sau: “Sắp thi học kỳ 2 rồi đấy!” -> Lo mà ôn tập để thi tốt. Không nên chơi nữa vì năm học sắp kết thúc rồi. Sắp thi rồi đấy, lo học đi. 1,0 3. 5,0 a. Hình thức: - Viết đúng hình thức đoạn văn. Các câu có sự liên kết chặt chẽ. - Đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng. - Đoạn văn có sử dụng ít nhất 4 phép liên kết câu. Gạch chân dưới những từ ngữ sử dụng phương tiện liên kết câu. 2,0 b. Nội dung: - Nghệ thuật: Ẩn dụ. - Nội dung: + Lớp nghĩa thực: Khi mùa thu đến, sấm đã ít hơn, cây không còn bị bất ngờ vì sấm sét. + Lớp nghĩa hàm ẩn: Giống như hàng cây đứng tuổi, khi con người đã từng trải, tùng chịu nhiều giông gió trong đời thì tác động của ngoại cảnh (sấm) không làm người ta bị bất ngờ, bị động nữa. -> Ý nghĩa triết lý: Những con người từng trải đã vượt qua những khó khăn của cuộc đời càng trở nên vững vàng hơn trước mọi thử thách. 3,0
Tài liệu đính kèm: