Câu 1: (4,0 điểm) Nguyên nhân nào làm máu lưu thông được trong hệ mạch? Máu chảy nhanh nhất ở mạch nào? Chậm nhất ở mạch nào? Vì sao? Ý nghĩa?
Câu 2: (2,0 điểm) Một người chồng có nhóm máu B, vợ có nhóm máu A, huyết tương của 1 bệnh nhân làm ngưng kết máu của người vợ mà không làm ngưng kết máu của người chồng, theo em bệnh nhân thuộc nhóm máu gì? Hãy giải thích vì sao?
Câu 3: (3,0 điểm) Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? Ý nghĩa của quá trình này?
Câu 4: (4,0 điểm) Vai trò, tính chất và cách tác động của hooc môn? Lấy ví dụ minh họa cách tác động của hooc môn?
Câu 5: (4,0 điểm) Mắt người bình thường luôn nhìn rõ vật ở gần cũng như ở xa nhờ cơ chế nào? Vẽ hình và giải thích cơ chế đó?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỲNH LƯU KIỂM TRA HỌC SINH XẾP LOẠI HỌC LỰC GIỎI Năm học 2009-2010 Môn: Sinh học 8 - Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (4,0 điểm) Nguyên nhân nào làm máu lưu thông được trong hệ mạch? Máu chảy nhanh nhất ở mạch nào? Chậm nhất ở mạch nào? Vì sao? Ý nghĩa? Câu 2: (2,0 điểm) Một người chồng có nhóm máu B, vợ có nhóm máu A, huyết tương của 1 bệnh nhân làm ngưng kết máu của người vợ mà không làm ngưng kết máu của người chồng, theo em bệnh nhân thuộc nhóm máu gì? Hãy giải thích vì sao? Câu 3: (3,0 điểm) Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? Ý nghĩa của quá trình này? Câu 4: (4,0 điểm) Vai trò, tính chất và cách tác động của hooc môn? Lấy ví dụ minh họa cách tác động của hooc môn? Câu 5: (4,0 điểm) Mắt người bình thường luôn nhìn rõ vật ở gần cũng như ở xa nhờ cơ chế nào? Vẽ hình và giải thích cơ chế đó? Câu 6: (3,0 điểm) §Ó chøng minh vai trß cña enzim tiªu ho¸, mét b¹n ®· lµm c¸c thÝ nghiÖm sau: TT Nguyªn liÖu thÝ nghiÖm §iÒu kiÖn TN Enzim t¸c ®éng KÕt qu¶ TN pH to 1 Tinh bét chÝn 7 37 Amilaza 2 Lßng tr¾ng trøng gµ 3 37 Pepsin 3 DÇu ¨n 7 37 Lipaza 4 Lßng tr¾ng trøng gµ 7 37 Pepsin 5 Tinh bét chÝn 7 37 Lipaza Ghi tªn s¶n phÈm t¹o thµnh trong c¸c thÝ nghiÖm trªn. Rót ra nhËn xÐt vÒ ®iÒu kiÖn ho¹t ®éng cña enzim. Hết PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUỲNH LƯU HƯỚNG DẪN CHẤM Kiểm tra HS học lực giỏi - Năm học 2009-2010 Môn: Sinh học Lớp 8 Câu 1: (4đ) - Nguyên nhân: Ở động mạch: + Sức đẩy của tim + Sự co dãn của thành động mạch Ở tĩnh mạch: + Sự co bóp của các cơ bắp qua thành tĩnh mạch + Sức hút của lồng ngực khi hít vào + Sức hút của tâm nhĩ + Sự hỗ trợ của van tĩnh mạch - Nhanh nhất ở động mạch: 0,5 m/s; Chậm nhất ở mao mạch: 0,001 m/s + Vì tiết diện của động mạch nhỏ hơn tổng tiết diện của mao mạch - Ý nghĩa: + Động mạch vận tốc nhanh kịp thời cung cấp oxi, dinh dưỡng cho tế bào. + Mao mạch vận tốc chậm tạo thời gian cho việc trao đổi chất và trao đổi khí. Câu 2: (2đ) - Bệnh nhân thuộc nhóm máu B vì: + Nếu nhóm O thì huyết tương có cả chất gây ngưng và nên làm ngưng kết cả nhóm A (có chất bị ngưng A) và nhóm B (có chất bị ngưng B). + Nếu nhóm AB thì huyết tương không có chất gây ngưng và nên không bị ngưng hồng cầu của cả nhóm A và nhóm B. + Nếu nhóm A thì huyết tương có chất gây ngưng nên gây ngưng nhóm B (có chất bị ngưng B) của người chồng. + Chỉ có nhóm B huyết tương có chất gây ngưng làm ngưng kết nhóm máu A (có chất bị ngưng A) của người vợ mà không gây ngưng nhóm máu B của người chồng. Câu 3: (3đ) - Quá trình tạo thành nước tiểu: + Quá trình lọc ở cầu thận: do sự chênh lệch áp suất giữa cầu thận và nang cầu thận nên huyết tương (trừ protein) bắn qua lỗ lọc trên màng lọc vào nang cầu thận tạo thành nước tiểu đầu + Quá trình hấp thụ lại: Ở ống thận các chất dinh dưỡng, nước, các ion còn cần thiết được hấp thụ trả lại cho máu + Quá trình bài tiết tiếp: Ở máu đến ống thận các chất cặn bã, các chất thuốc, các ion thừa được tiếp tục bài tiết vào ống thận - Ý nghĩa: + Giúp cơ thể loại thải các chất cặn bã và các chất độc hại khác. + Duy trì tính ổn định của môi trường trong, điều hòa huyết áp, duy trì thành phần hóa học và điều hòa độ pH của máu tạo điều kiện cho quá trình sinh lí bình thường. Câu 4: (4đ) - Vai trò: + Duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể + Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường - Tính chất: + Mỗi hooc môn chỉ ảnh hưởng đến một số cơ quan xác định. + Hooc môn có hoạt tính sinh học cao + Hooc môn không mang tính đặc trưng cho loài - Cách tác động: + Điều khiển: (HS tự lấy ví dụ) + Phối hợp: (HS tự lấy ví dụ) + Điều hòa: (HS tự lấy ví dụ) Câu 5: (4đ) - Nhờ khả năng điều tiết của thể thủy tinh. - Vẽ hình 49.4 sách giáo khoa. - Giải thích: Khi vật ở càng gần mắt thì ảnh của vật rơi ra phía sau màng lưới mắt nhìn vật không được rõ. Muốn nhìn rõ vật thì thể thủy tinh phồng lên đưa ảnh rơi đúng màng lưới Câu 6: (3đ) - TN1: glucozơ; TN2: axitamin; TN3: glycozen và axit béo; TN4,5: Không biến đổi. - Điều kiện hoạt động của enzim: + Nhiệt độ, pH thích hợp +Mỗi loại enzim tác động vào một loại nguyên liệu
Tài liệu đính kèm: