Kiểm tra: Tiếng Việt 8 - Trường THCS Lương Thế Vinh

Kiểm tra: Tiếng Việt 8 - Trường THCS Lương Thế Vinh

Phần 1 : Trắc nghiệm : ( 3 điểm )

Câu 1 : Cho câu sau đây :

 Ngữ văn là một môn học gồm có ba phần : Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn .

 Em hãy điền vào sơ đồ sau đây những từ ngữ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp để thể hiện cấp độ khái quát của những từ ngữ ấy .

 Đọc câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất .

Câu 2 : Từ nào dưới đây không thuộc phạm vi nghĩa của từ “Trường học”

A. Thầy giáo ; C. Học sinh ;

B. Công nhân; D. Hiệu trưởng .

Câu 3 : (0,25 đ ) Câu nào dưới đây không sử dụng trợ từ ?

A. Tôi nhắc anh những ba lần mà anh vẫn quên .

B. Tôi nhớ mãi những kỷ niệm thời niên thiếu .

C. Chính bạn Lan tặng tôi quyển sách này .

D. Trên bàn có cả một con ngỗng quay .

Câu 4 : ( 0,25 đ )Dấu ngoặc kép trong câu văn : Văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá” là văn bản thuyết minh có tính nhật dụng, được dùng để :

A. Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp .

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt .

C. Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn .

D. Tất cả đều đúng .

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra: Tiếng Việt 8 - Trường THCS Lương Thế Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lương Thế Vinh Kiểm tra : Tiếng Việt .
Họ và tên : . . . . . . . . . . . . . . . . . Thời gian : 45 phút .
Lớp : 8/ Tuần 15 - Tiết 60 .
 Điểm :
 Lời phê của cô giáo :
 Đề bài :
Phần 1 : Trắc nghiệm : ( 3 điểm )
Câu 1 : Cho câu sau đây :
 Ngữ văn là một môn học gồm có ba phần : Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn .
 Em hãy điền vào sơ đồ sau đây những từ ngữ có nghĩa rộng và nghĩa hẹp để thể hiện cấp độ khái quát của những từ ngữ ấy .
 Đọc câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng nhất .
Câu 2 : Từ nào dưới đây không thuộc phạm vi nghĩa của từ “Trường học”
Thầy giáo ; C. Học sinh ;
Công nhân; D. Hiệu trưởng .
Câu 3 : (0,25 đ ) Câu nào dưới đây không sử dụng trợ từ ?
Tôi nhắc anh những ba lần mà anh vẫn quên .
Tôi nhớ mãi những kỷ niệm thời niên thiếu .
Chính bạn Lan tặng tôi quyển sách này .
Trên bàn có cả một con ngỗng quay .
Câu 4 : ( 0,25 đ )Dấu ngoặc kép trong câu văn : Văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá” là văn bản thuyết minh có tính nhật dụng, được dùng để :
Đánh dấu từ ngữ, đoạn dẫn trực tiếp .
Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt .
Đánh dấu tên tác phẩm được dẫn .
Tất cả đều đúng .
Câu 5 : Câu nào trong những câu sau là câu ghép ? ( 0,5 đ )
Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã . ( Tôi đi học )
Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không ? ( Chiếc lá cuối cùng )
Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm . ( Lão Hạc )
Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì . ( Tôi đi học )
Câu 6 : Quan hệ từ được in đậm trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nào ?
 Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng .
 Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương .
 Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm .
 Là người, tôi sẽ chết cho quê hương .
Quan hệ nguyên nhân . C. Quan hệ điều kiện .
Quan hệ mục đích . D. Quan hệ nhượng bộ .
Câu 7 : ( 0,5 đ ) Em hãy điền những từ tượng hình, tượng thanh sau vào chỗ trống cho phù hợp : nhốn nháo, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc, xôn xao .
... “Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng . . . . . . . . . ở bên nhà lão Hạc. Tôi mãi mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang . . . . . . . . . . ở trong nhà . Tôi . . . . . . . . . . . . chạy vào . Lão Hạc đang . . . . . . . . . . . .ở trên giường, đầu tóc . . . . . . . . . . . ., quần áo . . . . . . . . . . hai mắt long . . . . . . . . . . .”
 ( Lão Hạc - Nam Cao )
Câu 8 : Nối nội dung cột A với một nội dung thích hợp ở cột B để được những định nghĩa hoàn chỉnh . ( 0, 5 đ )
 A
 B
1.Từ tượng hình
a. là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, năng nề; tránh thô tục thiếu lịch sự .
2.Biệt ngữ xã hội
b. là một biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm .
3.Nói quá
c.là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên,của con người 
4.Từ tượng thanh
d. là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật 
5.Nói giảm nói tránh
e. là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một ( hoặc một số ) địa phương nhất định .
6.Từ địa phương
g. là từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định .
Phần II : Tự luận : ( 7 điểm )
Câu 1 : ( 3 đ ) Chỉ ra biện pháp nghệ thật được sử dụng trong câu thơ sau và nói rõ tác dụng của việc sử dụng nghệ thật đó .
 “ Bàn tay ta làm nên tất cả .
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
 ( Hoàng Trung Thông )
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2 : ( 4 đ ) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5,6 câu ) có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép với nội dung : “ Phan Bội Châu là nhà chí sĩ yêu nước, có khí phách kiên cường bất khuất” . 
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 25(1).doc